Suy Nghĩ, Nhận Thức Và Công Việc (Hội Ký Xây Dựng) Nguyễn Đình Cống, 160 Trang

background image

1

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG



SUY NGHĨ, NHẬN THỨC

VÀ CÔNG VIỆC






Hà nội- 2008

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG



SUY NGHĨ,NHẬN THỨC

VÀ CÔNG VIỆC

HỐI KÝ CỦA MỘT CHỦ NHIỆM KHOA

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG-2008

Vài lời phi lộ

Năm nay (2008) tôi đã ở vào tuổi “cổ lai hy” (72),
muốn ghi chép một số suy nghĩ và việc làm, mong để lại
vài kỷ niệm cho những người thân,con cháu,bạn bè,học trò
và đồng nghiệp

Nhìn lại cuộc đời, thấy mình thuộc loại “thường thường
bậc trung”, thành công và thất bại đều trải qua,khôn ngoan
và dại dột đều có cả,vinh quang và tủi nhục cũng từng nếm,
nhưng mọi thứ cũng chỉ vừa đủ đếm trên đầu ngón tay và
cũng chỉ ở mức độ le lói như một ngọn đèn dầu

Khi viết hồi ký tôi cũng không tránh khỏi lẽ thường tình
là “tốt đẹp phô ra,xấu xa đậy lại”.Vì thế chủ yếu tôi viết về
những suy nghĩ, những việc làm mà tôi thấy là được,là hay
mặc dầu có thể có những chỗ ngược với cách nghĩ, cách
làm của nhiều người khác.Tôi hy vọng chinh những cái đó
mới có thể để lại kỷ niệm,để lại dấu ấn cho con cháu và bạn
bè tham khảo, phán xét .Tôi không dám chối bỏ những ý
nghĩ và việc làm sai trái, những thất bại mắc phải nhưng
những điều ấy chỉ dành để chiêm nghiệm và tu tỉnh

Một số việc trong hồi ký có liên quan đến người
khác.Phần lớn được nêu đúng tên thật,có một vài trường
hợp vì sự tế nhị mà chỉ viết tắt hoặc có chệch đi chút
ít.Những tình tiết nêu ra là dựa vào ghi chép và trí nhớ.Mà
trí nhớ lại có thể khác nhau.Nếu bạn nào thấy có chỗ khác
đi so với trí nhớ hoặc ghi chép của mình thì xin được trao
đổi, giúp tôi đính chính, sửa chữa để đạt được tính chân
thực cao hơn

Hồi ký được chia ra thành vài tập mỏng.Tâp này thuộc
thời kỳ 4 năm tôi làm chủ nhiệm khoa, lúc có nhiều việc
đáng được phán xét và những chuyện kể ra có thể giúp vui
cho mọi người trong những lúc rảnh rỗi

background image

3

Hồi ký được viết thành những đề mục, những câu
chuyện không theo một sự sắp xếp chặt chẽ nào cả mà như
là một tập chuyện kể, có xen một chút tiểu luận

Trong Kinh Thánh có câu “khởi thủy là Lời” còn trong
tác phẩm Phaoxtơ của Gớt lại có câu “khởi thủy là hành
động”.Theo thiển ý của tôi thì mọi việc (trừ những việc đã
thành thóí quen) nên được bắt đầu bằng sự suy nghĩ và
nhận thức đúng đắn. Vì vậy tôi đặt tên cho tập này là : suy
nghĩ, nhận thức và công việc









1- ỨNG CỬ CHỦ NHIỆM KHOA

T

ừ 1986 trở về trước tôi không hề có ý nghĩ có ngày

mình sẽ làm chủ nhiệm khoa vì lý do: Tôi chỉ mong ước trở
thành một thầy giáo giỏi chuyên môn và có năng lực sư
phạm.Tôi lại tự biết mình có một ít tính cách không làm
vừa lòng vài người lãnh đạo cấp trên nên khó được đề bạt.

Trong thời gian làm trưởng bộ môn (1980-1986) tôi đã
rất tận tâm, làm cho bộ môn đạt nhiều thành tích tốt,vì thế
năm 1984 bộ môn được thưởng huân chương lao động.

Dần dần ,từ chỗ chiêm nghiệm cuộc sống và đọc sách
báo tôi phát hiện ra nhiều vấn đề bất cập trong việc quản lý
và lãnh đạo của khoa,của trường,của nền giáo dục và xã
hội.Tôi ước mơ và hy vọng được góp phần cải thiện một số
các bất cập đó.Tôi lại cảm nhận có một hạt giống về quản
lý và lãnh đạo đang nẩy mầm trong tiềm năng và cứ lớn
dần lên.Tôi bắt đầu tích lũy kiến thức và rèn luyện khả
năng, hy vọng sẽ có lúc cấp trên biết đến và sử dụng. Tôi
biết rằng có ý đồ, có tư tưởng tốt đẹp, có thể mang lại lợi
ích lớn cho tập thể mà không có cương vị xứng đáng thì
khó thực thi được vì phải trình bày qua nhiều cấp mà chưa
chắc được chấp nhận và nhiều khi còn bị lợi dụng.Có năng
lực, có phẩm chất là điều kiện cần,còn phải có thêm điều
kiện đủ là cương vị nữa thì mới có thể thực hiện tốt được.

Dịp may đến.Đó là việc dân chủ bầu hiệu trưởng và chủ
nhiệm khoa.Trong lần bầu hiệu trưởng (1992) khoa Xây
dựng có 2 người được giới thiệu với số phiếu cao là anh
Ngô Thế Phong và tôi. Anh Phong đã sớm rút lui,tôi chấp

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

4

nhận với hy vọng rất mong manh vì trong 5 người ứng
cử,nói về năng lực và phẩm chất chưa biết ai hơn ai, nhưng
về học vị, tuổi đảng,chức vụ hiện tại tôi ở vị trí thấp nhất (
tôi đã thôi giữ chức trưởng bộ môn từ 1986 để đi làm
chuyên gia và hiện là một phó giáo sư bình thường,vừa mới
vào đảng được vài năm) .Thế mà trong 5 ứng cử viên tôi
đạt số phiếu cao thứ hai,sau anh Nguyễn Văn Chọn.Để
chuẩn bị bầu, mỗi ứng cử viên phải viết, công bố một bản
đề cương và trả lời các câu hỏi công khai tại cuộc họp cử tri
diễn ra trong 1 ngày. Theo một số ý kiến của bạn bè, sở dĩ
tôi đạt số phiếu khá cao là nhờ bản đề cương và các câu trả
lời được đánh giá tốt.Ngoài ra trong nhiều năm tôi là cán
bộ công đoàn trường, là trưởng ban đại diện cán bộ, công
nhân viên chức và hoạt động có nhiều thành tích. Nhiều
người cứ tưởng anh Chọn sẽ dùng tôi làm phó, giúp việc,
nhưng điều ấy đã không xẩy ra (việc này sẽ có tường thuật
sau ).Năm 1993 tôi ứng cử chủ nhiệm khoa và may mắn
được đắc cử.

Tôi nói may mắn là vì lần này phải tranh cử với anh
Đoàn Định Kiến.Về học vị, học hàm, tuổi đảng và kinh
nghiệm công tác anh Kiến và tôi xấp xỉ nhau, anh Kiến có
lợi thế hơn là đương làm chủ nhiệm khoa khóa vừa rồi và
được chi bộ giới thiệu, còn tôi là ứng cử viên tự do (ứng cử
trượt chức hiệu trưởng ,không biết có được lợi thế gì không
hay lại là yếu thế)

Trước bầu cử mấy ngày anh Phạm Huyễn gặp tôi, anh
nói : Mình mới về trường được vài năm trong lúc anh đi
làm chuyên gia,mình chưa hiểu anh lắm nhưng nghe nhiều
người nhận xét là anh nói nhiều mà làm được ít.Tôi trả lời :
Nhận xét đó là đúng nhưng thiếu phân tích nguyên
nhân.Trong các hội nghị hoặc đại hội ( đảng bộ,công
đoàn,công chức ) tôi thường có nhiều ý kiến,chứng tỏ có
nhiều suy nghĩ đến công việc chung, nhưng làm được ít vì
không có cương vị thích hợp.Những việc làm được thì tôi
đã làm và không cần phải nói. Tôi không phải loại người
chỉ biết nói suông, tôi biết nói và biết làm, những công việc
trong phạm vi trách nhiệm tôi đã làm rất tốt, còn những
việc ngoài phạm vi thì chỉ có thể góp ý kiến mà thôi.Anh
Huyễn cho là tôi nói có lý, chấp nhận được.

Anh chị em cán bộ trong khoa đã bầu cho tôi có lẽ là
muốn có đổi mới và thấy được phần nào tôi là người có
năng lực và nhiệt tình.Tôi biết tình trạng chất lượng của
nền giáo dục như một chiếc xe chở nặng đang tụt dốc, chất
lượng đào tạo của khoa cũng đang như vậy, sức lực và
cương vị của mình lại có hạn, làm sao có thể chuyển biến
được.Có cố hết sức, may lắm ban đầu cũng chỉ có thể làm
chậm lại tốc độ của sự tụt dốc,sau đó mới tìm cách đẩy
lên.Làm được bao nhiêu tốt bấy nhiêu và phải làm tốt hơn
mức bình thường.Với ý nghĩ và quyết tâm như vậy tôi nhận
nhiệm vụ làm chủ nhiệm khoa

background image

5

2- CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC

( trình bày tại cuộc bầu chủ nhiệm khoa ngày 7 tháng 3
năm 1993)

Kính thưa các đồng chí và các bạn

Suy nghĩ của tôi về công việc của chủ nhiệm khoa là
tìm mọi cách có hiệu quả nhằm củng cố và phát triển khoa
cho xứng đáng với vị trí trong trường và trong xã hội.Muốn
vậy cần tập trung vào hai hướng chính

Một là làm tốt công tác đào tạo và khoa học để nâng cao
vai trò và uy tín của khoa, của các bộ môn

Hai là chăm lo đến đời sống mọi mặt của cán bộ, tạo
điều kiện cho mọi người phát huy được năng lực trong các
hoạt động khác nhau

( giảng dạy,nghiên cứu, nâng cao trình độ,lao động sản
xuất…) , có được cuộc sống ổn định và phát triển

Tôi xin phép ít đề cập đến những việc làm cụ thể vì
khoa chỉ là cấp trung gian, khó chủ động trong việc lập kế
hoạch, hơn nữa chúng ta đang ở trong thời kỳ có nhiều thay
đổi, không nên cứng nhắc trong các chỉ tiêu và kế
hoạch.Tôi xin trình bày chủ yếu về vấn đề sẽ làm như thế
nào và xử lý các mối quan hệ như thế nào.

Về cách làm việc: tôi đề lên hàng đầu việc quan tâm đến
hiệu quả và chất lượng mọi hoạt động,tìm mọi cách phát

huy trí tuệ tập thể, kết hợp được tinh thần dám nghĩ,dám
làm,dám chịu trách nhiệm với việc phát huy dân chủ,tôn
trọng quyền tự quyết của mọi người. Chống lại các việc
làm chỉ vì hình thức,sự áp đặt,sự gian dối và sự bình quân.

Về các mối quan hệ.Tôi nghĩ, để làm được việc tốt,
ngoài tinh thần và năng lực còn cần có các mối quan hệ
tốt.Với ban chủ nhiệm khoa tôi xin đề ra các mối quan hệ
sau:

1-Quan hệ với cấp trường-Khoa có trách nhiệm thực
hiện các chủ trương, quyết định của trường.Đó là một
mặt.Tuy vậy mỗi khoa có đặc thù riêng,nếu chấp hành một
cách cứng nhắc thì hiệu quả sẽ không cao,vì vậy khoa còn
có nghĩa vụ phản ảnh cho trường tình hình và đặc điểm
trong từng thời kỳ để tạo cho trường lảnh đạo được sát
đúng hơn,đóng góp cho trường các biện pháp và sáng kiến
.Việc này đòi hỏi kết hợp tính tổ chức với bản lĩnh và sự
mềm dẻo cần thiết.

2-Quan hệ với chi ủy, chi bộ-Tôn trọng, đề cao,bảo
đảm sự lảnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động.Mặt khác
không bị động chờ đợi nghị quyết mà chủ động,sáng tạo đề
xuất những vấn đề mới và trao đổi,thông qua chi ủy

3- Quan hệ với công đoàn-Phối hợp chặt chẽ với công
đoàn trong những công việc liên quan đến cán bộ, tạo điều
kiện để công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ,bảo
vệ quyền lợi cho đoàn viên

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

6

4-Quan hệ với các bộ môn và cán bộ trong khoa-Đây là
quan hệ quan trọng và đa dạng nhất.Để có được quan hệ
tốt tôi có suy nghĩ như sau:Lấy sự tôn trọng lẫn nhau làm
xuất phát điểm, lấy quyền lợi chính đáng của mọi người,sự
kết hợp giữa quyền lợi cá nhân và tập thể làm mục tiêu,lấy
việc mở rộng dân chủ,tôn trọng quyền tự quyết,phát huy trí
tuệ và năng lực của mọi người làm phương châm.Tạo cho
các bộ môn có nhiều chủ động trong công việc.Đề cao vai
trò của Hội đồng khoa học đặc biêt là vai trò tư vấn.Tạo cơ
hội,điều kiện cho mọi cán bộ phát huy năng lực,sở
trường,khuyến khich góp ý kiến vào công việc chung,đặc
biệt là những ý kiến phản biện,vạch ra những sai lầm hoặc
thiếu sót của ban chủ nhiệm khoa,tôn trọng nguyện vọng
của từng cán bộ,đồng thời đòi hỏi mọi người hoàn thành
trách nhiệm và nghĩa vụ một cách xứng đáng.Tìm mọi
cách bổ sung và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng
công việc ngày càng tăng.

5-Quan hệ với sinh viên –Vấn đề cốt lõi là làm sao cho
sinh viên học tập tốt,đạt hiệu quả và chất lượng.Đó vừa là
nghĩa vụ,vừa là lương tâm của chúng ta.Đối với sinh viên
cần kết hợp một bên là tình yêu thương,tôn trọng,một bên
là kỷ cương,nghiêm minh trong đánh giá và xử lý.Hết sức
chú ý bảo đảm công bằng trong đánh giá và xử lý, tránh
mọi oan sai có thể xẩy ra.Tìm cách giúp đỡ những sinh
viên gặp khó khăn.Động viên và hỗ trợ các phong trào
lành mạnh của sinh viên và đoàn thanh niên

6-Quan hệ đối ngoại-Đối ngoại là quan trọng nhưng phải
xuất phát từ đối nội và phục vụ cho đối nội.Khuyến khích
và tạo điều kiện,cơ hội cho mọi cán bộ phát huy vai trò và
quan hệ ra bên ngoài,mở rộng và nâng cao uy tín của
cá nhân và tập thể

Trên đây là một số dự kiến.Nếu được tập thể tín nhiệm
bầu làm chủ nhiệm khoa tôi sẽ xin hết sức cố gắng,dành
nhiều tâm trí và sức lực cho công việc lãnh đạo và quản lý
để bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của
khoa,xứng đáng lòng tin cậy của mọi người

3 LỜI PHÁT BIỂU NHẬN NHIÊM VỤ

CHỦ NHIỆM KHOA

Kính thưa các đồng chí

Cho phép tôi nêu một hình ảnh.Chúng tôi được giao
nhiệm vụ quản lý công việc của khoa Xây dựng như là
trông coi một ngôi nhà nhiều tầng có nền móng ổn định,có
kết cấu vững chắc,hoàn thiện khá chu đáo,trang bi tương
đối đầy đủ.Nhiệm vụ của chúng tôi và của toàn thể chúng
ta là giữ gìn để không xuống cấp,tu bổ và mở rộng để vừa
nâng cao giá trị ngôi nhà vừa tạo cho cư dân của nó được
dễ chịu hơn,đươc phát triển mọi mặt.

background image

7

Có được một khoa Xây dựng của Trường ĐHXD như
ngày nay là nhờ công sức của rất nhiều người,trong đó phải
kể đến sự đóng góp của các đồng chí đã lảnh đạo và quản
lý khoa ở những thời kỳ trước đây.Chúng ta chân thành
,quý mến và kính trọng nhắc đến các vị như Đỗ Quốc
Sam,Lê Đỗ Chương,Nguyễn Văn Đạt, Ngô Thế Phong,
Nguyễn Mạnh Yên, Đoàn Định Kiến,Ngô Văn
Quỳ,Nguyễn Văn Triệu,Trần Ngọc Bảo, Lê Văn Hồ,
Nguyễn Văn Tấn,Nguyễn Duy Ngụ, Nguyễn Xuân Liên ,
Phạm Văn Tư.

Trong những năm gần đây hoạt động của Trung tâm
nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng đã có những đóng
góp cho khoa, chúng ta ghi nhận công sức đó .

Trường và khoa chúng ta đã trải qua nhiều giai đoạn
phát triển khác nhau với những đặc điểm riêng nhưng có
một nét chung rất đáng quý là đa số cán bộ trong khoa đoàn
kết, thân ái, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí quản
lý khoa làm việc với nhiệt tình và trách nhiệm cao.Nhận
nhiệm vụ hôm nay,chúng tôi xin theo gương tốt của các
đồng chí.

Trong quá trình chuẩn bị bầu cử, cán bộ khoa chúng ta
đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc quan tâm,
bàn bạc những vấn đề chung của khoa.Chúng ta mong tinh
thần đó càng phát triển.

Khi lựa chọn để giao nhiệm vụ các đồng chí đã trao đổi,
phân tích những ưu và nhược điểm của chúng tôi.Chúng tôi
sẽ rất biết ơn khi các đồng chi giúp chúng tôi phát huy ưu
điểm, khắc phục nhược điểm, khi các đồng chí mách bảo
cho những ý hay,việc tốt, khi các đ/c cổ vũ và ủng hộ
những chủ trương và việc làm có hiệu quả. Được như thế là
rất tốt,nhưng sẽ còn tốt hơn,còn quý hơn khi các đ/c thẳng
thắn và chân tình chỉ cho chúng tôi thấy được các thiếu
sót,ngăn ngừa những sai lầm,vạch ra được mặt trái của sự
việc.

Chúng tôi nhận nhiệm vụ trong tình hình mới,trong buổi
đầu của cơ chế thị trường với mọi điều hay và dở của
nó.Công việc có nhiều,trước mắt ,ngoài việc điều hành tốt
công việc hàng ngày chúng tôi dự kiến sẽ đổi mới một số
vấn đề về làm đồ án tốt nghiệp,về chương trình và kế hoạch
đào tạo,điều hòa mối quan hệ giữa lao động sản xuất và
giảng dạy sao cho mỗi người phát huy được tốt nhất năng
lực và cải thiện được đời sống.

Phương châm của chúng tôi là lấy hiệu quả làm thước
đo,lấy đề cao dân chủ và phát huy trí tuệ làm biện pháp cho
mọi công việc.

Nhận nhiệm vụ và vinh dự làm lảnh đạo và quản lý
khoa,chúng tôi xin hứa sẽ làm việc với tinh thần trách
nhiệm và nhiệt tình cao. Chúng tôi cũng nhận thức rất rõ
rằng, muốn có được thành công chúng tôi rất cần sự ủng hộ
của Ban giám hiệu và các cấp quản lý của trường,rất cần sự

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

8

lảnh đạo và nhất trí của chi bộ ,rất cần sự nổ lực và sự ủng
hộ của toàn thể cán bộ trong khoa.Chúng tôi hy vọng có
được các ủng hộ đó để có thể làm tốt nhiệm vụ.

Xin cám ơn các đ/c đã tín nhiệm và giao mhiệm vụ cho
chúng tôi. Xin kính chúc sức khỏe, thắng lợi,vạn sự như ý

4-KHOA VÀ TRUNG TÂM LĐSX

Hồi ấy trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây
dựng của khoa đang làm được nhiều việc,có đóng góp đáng
kể cho trường. Thường thì các trung tâm của các khoa do
chủ nhiệm khoa kiêm làm giám đốc.Thời anh Đoàn Định
Kiến làm chủ nhiệm khoa,anh cũng làm giám đốc,anh Trần
Nhật Thành làm phó.Khi tôi nhận chức chủ nhiệm
khoa,ban giám hiệu có gợi ý tôi làm luôn giám đốc trung
tâm và báo để ra quyết định.Thế nhưng tôi đã đề nghị cứ để
anh Kiến và anh Thành tiếp tục phụ trách trung tâm vì các
anh đang điều hành tốt còn tôi muốn tập trung sức lực cho

công tác đào tạo,mặc dù tôi biết như thế là đã bỏ qua một
cơ hội tốt để làm lao động sản xuất.

Về việc thành lập các trung tâm LĐSX trong trường
thực ra tôi có đóng góp chút ít.Hồi những năm trước 1986
mọi hoạt động LĐSX phải qua phòng Quản lý NCKH và
phòng Tài vụ.Cũng đã có một số việc làm có hiệu quả
nhưng không ít trường hợp bị gây khó dễ, bị làm phiền
hà.Tôi cũng đã có làm một vài việc và cũng đã gặp các trở
ngại, đến mức phải to tiếng ở phòng tài vụ.

Tôi suy nghĩ,cố tìm ra một mô hình có hiệu quả,đó là
việc thành lập ra các đơn vị LĐSX chịu sự giám sát của
trường,có nghĩa vụ đối với trường nhưng được tự chủ về tài
chính và tổ chức cũng như việc ký các hợp đồng.Tôi đem ý
đó bàn với anh Trần Đức Dục ở khoa Kinh tế.Anh Dục
cũng có những ý kiến tương tự.Chúng tôi đã bàn bạc,thống
nhất các quan điểm và biện pháp,sau đó anh Dục đã phát
biểu tại Đại hội Đảng bộ vào tháng 3 năm 1986 (hồi đó tôi
chưa phải là đảng viên chính thức nên chưa được dự đại
hội).Ý kiến đề xuất của chúng tôi được Đại hội hoan
nghênh,cho đó là một hướng đi có triển vọng.Đặc biệt dự
đại hội hôm ấy có thứ trưởng Hoàng Xuân Tùy và vụ
trưởng Nguyễn Xuân Đặng.Anh Tùy và anh Đặng rất khen
ngợi.Trong lúc anh Dục phát biểu ở hội trường nói rõ đó là
ý kiến của anh và tôi thì tôi thập thò ở bên ngoài để nghe
ngóng các phản ứng. Đến giờ giải lao tôi mới được gặp anh
Tùy và các anh khác để trình bày rõ hơn .Băn khoăn của

background image

9

nhiều đại biểu hôm đó là liệu đã có những người đù khả
năng đứng ra thành lập và điều hành đơn vị như vậy
chưa.Tôi đã chủ động gặp anh Tùy,anh Đặng và các anh
trong ban giám hiệu xin được làm thí điểm một đơn vị như
vậy.Thế nhưng hồi đó tôi chưa có được thành tích và sự tín
nhiệm cần thiết nên nguyện vọng không được chấp
nhận.Đơn vị đầu tiên của trường theo mô hình đề xuất có lẽ
là Xí nghiệp LĐSX do anh Nguyễn Mạnh Ỵên làm giám
đốc,sau đó chuyển sang anh Trần Văn Huyền.

Thực ra để thành lập và điều hành được có hiệu quả các
trung tâm như sau này cần có công sức rất nhiều người,tôi
chỉ dám tự nhận là một trong những người gieo hạt giống ý
tưởng đầu tiên .Tôi cũng đoán rằng sở dĩ Bộ cho thành lập
nhiều trung tâm trong các trường có lẽ một phần là do anh
Tùy đã thấy được cái hay trong ý kiến của chúng tôi

Không được thực thi ý đồ về LĐSX tôi đành xin đi làm
chuyên gia ở Châu Phi . Kết thúc chuyên gia trở về
(1989), thấy các trung tâm hoạt động có hiệu quả tôi rất vui
vì tư tưởng của mình,đề xuất của mình đã được chấp nhận
(mặc dù không ai biết và không ai công nhận quyền tác
giả).

Khi nhận chức chủ nhiệm khoa, một dịp may để tôi
kiêm làm giám đốc trung tâm nhưng tôi đã không
làm.Không phải là tôi không đủ sức làm một lúc hai,ba việc
mà tôi nghĩ cứ để anh Kiến và anh Thành làm ở trung tâm

,còn tôi tập trung cho công tác đào tạo thì sẽ tốt hơn cho
công việc chung.

5-CẢI TIẾN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trước năm 1993 đồ án tốt nghiệp của ngành xây dựng
thường gồm ba phần:kiến trúc,kết cấu,thi công,do ba thầy
hướng dẫn,thầy kiến trúc ra đề.Mỗi sinh viên phải thể hỉện
từ 14 đên 16 bản vẽ,có sv còn vẽ đến 18-20 bản hoặc hơn
nữa,trong đó có 5-6 bản kiến trúc với 1-2 bản phối
cảnh.Mọi bản vẽ đều được thể hiện bằng tay.Số đông sinh
viên không thể tự mình vẽ được hết mà phải thuê,mượn.
Hầu như toàn bộ các bản phối cảnh đều phải nhờ đến các
kiến trúc sư hoặc sinh viên kiến trúc.Tôi thấy cách làm như
vậy có nhiều chỗ bất hợp lý,không phản ảnh đúng thực
chất,gây lảng phí lớn.Tôi đem ý kiến trao đổi với nhiều cán
bộ trong khoa,tìm cách cải tiến nhằm làm cho đồ án đạt
hiệu quả cao hơn,thực chất hơn.Tôi cũng đã đến các trường
có đào tạo ngành xây dựng từ Hà nội đến thành phố
HCM,tìm hiểu và trao đổi về chương trình và kế hoạch đào
tạo thì thấy rằng mọi nơi vẫn làm đồ án tốt nghiệp như
thế,thậm chi có nơi còn nặng nề hơn.Tôi đề nghị cùng nhau
cải tiến thì nhận được sự khuyến khích là làm trước đi,các
nơi sẽ theo sau.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

10

Hội đồng khoa học đã thảo luận và thống nhất cách làm
mới là mỗi đồ án do 2 thầy hướng dẫn,đầu đề do thầy kết
cấu hoặc thi công chịu trách nhiệm,phần kiến trúc chỉ
chiếm 10%, không vẽ phối cảnh.Hạn chế số bản vẽ không
quá 13,ai cần và có điều kiện vẽ nhiều hơn phải thông qua
chủ nhiệm khoa mới được thực hiện.Đã có lần ban chủ
nhiệm khoa đã thí điểm rút thời gian làm đồ án xuống còn
12 tuần.Kết quả chấp nhận được nhưng nhiều khoa khác
không đồng tình nên không tiếp tục.

Việc cải tiến làm đồ án như trên cũng chỉ có tác dụng
tích cực trong vài năm.Càng ngày do sự phát triển của công
nghệ thông tin mà cách làm cũ không phù hợp, rất khó
ngăn ngừa và phát hiện gian lận.Tôi lại suy nghĩ để tiếp tục
cải tiến nhưng chưa kịp làm thì đã hết nhiệm kỳ và về
hưu.Tôi có bàn giao các ý đồ cho các đ/c kế nhiệm nhưng
cũng chưa triển khai được.Thế mới biết cái quán tính nó
mạnh biết chừng nào.

Tôi còn nhận thấy mỗi lần bảo vệ đồ án,kinh phí trường
cấp rất hạn hẹp,chỉ đủ phục vụ nước chè.Thế nhưng thường
thấy trên bàn hội đồng nước ngọt và thuốc lá ba số 5.Hỏi ra
mới biết các lớp trưởng bắt sinh viên đóng góp để phục vụ
hội đồng.Với sinh viên khá giả thì sự đóng góp đó không
khó khăn gì nhưng với sinh viên nghèo đó là một khoản
đáng kể.Tôi để ý thấy các thầy cũng chỉ dùng một ít nước
và thuốc, phần lớn còn lại cuối mỗi buổi một số ít sinh viên
chia nhau,buổi sau lại đem ra toàn đồ mới.Thế là vừa lảng

phí vừa làm cho các thầy mang tiếng.Tôi đã hội ý ban chủ
nhiệm và ra quyết định cho các lớp không được thu tiền của
sinh viên để phục vụ hội đồng.Chỉ được đặt trên bàn các
loại nước uống thông thường, không được đặt thuốc lá.Việc
này đã nhận được sự hoan nghênh của sinh viên,sự ủng hộ
của nhiều thầy

Cứ mỗi lần tổ chức bảo vệ đồ án tốt nghiệp là khoa lại
phải chuẩn bị để hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội
đồng và danh sách các ủy viên.Việc đó mang nặng tính
hình thức và nhiều khi gây ra sự khó khăn,trở ngại cho
khoa,đặc biệt là khi phải thay đổi, bổ sung các thành viên
hội đồng.Tôi đã mạnh dạn trình bày với hiệu trưởng và xin
phép đề xuất một vài cải tiến.Hiệu trưởng chỉ cần ra quyết
định chung là tổ chức đợt bảo vệ đồ án , ủy quyền cho chủ
nhiệm khoa trong việc thành lập và quyết định danh sách
các thành viên hội đồng.Sau khi làm vá rút kinh nghiệm tôi
đem việc này nói với các chủ nhiệm khoa khác,đề nghị
hưởng ứng để thành cách làm mới.Tiếc rằng tôi không
thuyết phục được các vị và tôi chỉ thực hiện được việc này
trong 2 năm,khi tôi về hưu thì mọi việc lại quay về như
cũ.Thay đổi một việc đã thành thói quen là quá khó.

6 – PHÁT BẰNG TỐT NGHIỆP

Từ 1993 trở về trước sinh viên tốt nghiệp xong chỉ nhận
được một giấy chứng nhận để đi kiếm việc mà chưa được

background image

11

nhận bằng.Sau một vài năm, lẻ tẻ từng người mang giấy
giới thiệu về nhận bằng ở phòng quản lý sinh viên.Cũng có
năm trường làm lễ phát bằng nhưng chỉ phát đại diện cho
mỗi khoa vài người.Tôi thấy làm như vậy không hay,bàn
với các anh trong ban chủ nhiệm tìm càch phát bằng ngay
cho toàn thể sinh viên đã được công nhận.Khi cả trường
chưa thể làm được thì khoa ta đi đầu trong việc này.Ý kiến
được ban giám hiệu tán thành,được nhiều cán bộ ủng hộ.
Chúng tôi bàn với phòng quản lý sinh viên mới biết là hiện
không có đủ phôi bằng.Tự tôi phải lấy giấy giới thiệu và
nhờ người quen ở bộ mới kiếm về được đủ phôi bằng, nhờ
cô Miều phòng QLSV chuẩn bị giúp.Kết quả là năm 1993
,lần đầu tiên trong trường khoa Xây dựng tổ chức phát bằng
cho toàn thể sinh viên tốt nghiệp.Không những thế khoa
còn có phần thưởng và quà lưu niệm cho một số sinh
viên.Tôi lại đem chuyện này mách với các khoa khác,được
nhiều khoa hưởng ứng và đề nghị mở rộng cho toàn
trường.Từ năm 1995 trường đã tổ chức phát bằng chung
ngay sau khi s/v bảo vệ đồ án tốt nghiệp.

Hôm phát bằng toàn trường(1995) phòng QLSV lo tổ
chức,hiệu phó Nguyễn Như Khải trao bằng tận tay cho từng
người.Do thiếu kinh nghiệm tổ chức nên xẩy ra lộn
xộn,mất trật tự,làm cho anh Khải quá vất vả.Phát bằng lần
lượt theo từng khoa.Khoa Xây dựng đông nhất nên được
phát cuối cùng.Đến lượt khoa Xây dựng ,tôi xin phép các
anh trong ban tổ chức điều hành thay vì thấy các anh đã

mệt rồi.Chỉ cần một vài và cải tiến nhỏ tôi đã lập lại trật tự
và làm cho việc phát bằng tiến hành một cách thuận
lợi,nhanh chóng.Sau buổi ấy anh Khải cứ cám ơn tôi,nói
rằng nếu không có tôi giúp đỡ hôm ấy thì không biết anh có
đủ sức kết thúc công việc hay không.Những năm sau này
cách làm của khoa Xây dựng đã được áp dụng có hiệu quả.

7-QUYỀN ĐƯỢC ĐÓNG DẤU

Không biết từ đâu, có một thông lệ ở các trường đại học
là các chủ nhiệm khoa không được phép thừa ủy nhiệm
hoặc thừa lệnh hiệu trưởng ký một số giấy tờ,trong khi đó
thì phó phòng hành chính lại có quyền đó.Thế là có nhiều
giấy tờ xác nhận hoặc giới thiệu cho sinh viên,chủ nhiêm
khoa phải ký rồi đưa cho phòng hành chính xác nhận chữ
ký .Việc làm này là cồng kềnh và không hợp lý.Không lẽ
chủ nhiệm khoa lại có tư cách kém phó phòng hành
chính.Tôi đã bỏ công tìm hiểu xem thông lệ trên từ đâu
ra,dựa trên điều luật nào,do Bộ hay Chính phủ quy
định.Không tìm thấy.Tôi đem chuyện này trao đổi với hiệu
trưởng Nguyễn Văn Chọn và đề nghị anh Chọn cho phép
văn thư đóng dấu lên những giấy tờ liên quan đến sinh viên
mà tôi đã ký,không cần qua phòng hành chính.Anh Chọn
đồng ý và dặn tôi phải hết sức thận trọng và không được

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

12

nói rộng rãi chuyện này ra ngoài.Tôi đã lấy danh dự hứa
với anh.

Thế là nhờ quyền này tôi đã giúp đỡ cho sinh viên được
nhiều việc . Những giấy tờ hàng ngày sinh viên khoa Xây
dựng không phải mất công chầu chực ở phòng hành chính
để xin xác nhận chữ ký của chủ nhiệm khoa.Sinh viên tốt
nghiệp thường cần nhiều bản sao bảng điểm và bằng .Nhiều
sinh viên phải đến phòng công chứng.Tôi rất sung sướng
khi tìm được một quy định là chủ nhiệm khoa có quyền xác
nhận các bản sao nói trên.Thế là tôi thông báo cho sinh
viên biết và mỗi năm tôi đã ký xác nhận hàng ngàn bản sao
như thế.Việc này có làm cho cô văn thư vất vả thêm nhưng
cô ấy cũng rất vui lòng vì đã giúp đỡ được sinh viên.Tất
nhiên ký và xác nhận bản sao là miễn phí cho sinh
viên.Việc này làm cho sinh viên vô cùng phấn khởi.Rút
kinh nghiệm một số lần trước,tôi đã không nói cho các
khoa khác biết chuyện này.

8- CẤP TIỀN CHO LIÊN CHI ĐOÀN

Trước đây khi chưa làm quản lý khoa tôi có nhận thấy
thỉnh thoảng cán bộ liên chi đoàn thanh niên lên gặp chủ
nhiệm khoa xin tiền cho các hoạt động.Mỗi lần như vậy cán
bộ đoàn phải trả lời nhiều câu hỏi (mà tôi cảm thấy phần
nào có tính căn vặn và không cần thiết) và chỉ nhận được

một khoản ít hơn số lượng dự trù.Tôi thấy cách làm như
vậy có chỗ chưa hay và thông cảm với sự vất vả của cán bộ
đoàn.Sau khi nhận nhiệm vụ được ít lâu tôi bàn với các anh
trong ban chủ nhiệm là nên mời cán bộ đoàn thanh
niên,trao đổi xem hàng năm có những hoạt động gì,cần
khoa hỗ trợ bao nhiêu thì khoa sẽ cấp luôn một lần,giữ để
tiêu dần.Cán bộ đoàn hội ý và xin một triệu rưỡi đến 2 triệu
.Ban chủ nhiệm khoa cũng hội ý và thống nhất cấp hai
triệu.Thật là một bất ngờ đối với các cán bộ đoàn.Tôi chỉ
căn dặn cần sử dụng đồng tiền cho hợp lý và cuối năm báo
cho khoa biết các khoản đã chi để có cơ sở xin cấp cho năm
sau.

9-HỌC BỔNG VINATA VÀ HB TRẦN NHẬT
THÀNH

Hồi còn đi học tôi là một sinh viên quá nghèo.Ngoài học
bổng 22 đồng mỗi tháng hầu như không còn một sự trợ cấp
nào từ gia đình hoặc từ một nguồn khác.Để có thêm tiền
chi tiêu tôi phải kiếm việc làm mặc dù có lúc phải bỏ vài
buổi học.Vì thế tôi rất thông cảm với sinh viên nghèo và
vẫn muốn tìm cách giúp đỡ.

Việc đầu tiên tôi bàn với đoàn thanh niên và hội sinh
viên tổ chức cho số sinh viên nghèo đi lao động trong các

background image

13

dịp nghỉ hè, nghỉ tết. Tôi đã tự đến các công ty,công
trường,dùng quan hệ quen biết của mình để tìm kiếm công
việc và giới thiệu s/v đến làm.Tuy vậy việc này cũng chỉ
được vài đợt, kết quả không như mong muốn.

Khi tiếp cán bộ của các công ty đến tuyển s/v tốt nghiệp
tôi thường bàn với họ việc cấp học bổng cho sinh viên.Kết
quả có công ty Vinata nhận lời.Tôi ký với họ một hợp đồng
trách nhiệm.Hàng tháng họ cấp 12 suất học bổng trong 3
năm liền,khoa có trách nhiệm lựa chọn s/v để cấp và mỗi
năm giao cho họ từ 6 đến 8 s/v tốt nghiệp theo yêu
cầu.Chúng tôi gọi là học bổng Vinata.Việc làm này có kết
quả tốt,giúp cho một số s/v yên tâm học tập.

Ban chủ nhiệm khoa cũng lại bàn bạc với liên chi đoàn
lập một quỹ học bổng giúp s/v nghèo.Tiền là do khoa và
liên chi đoàn vận động các nhà hảo tâm.Danh sách s/v được
cấp không cố định mà do liên chi đoàn xét đề nghị theo
từng tháng,BCN khoa duyệt số lượng và mức.Mỗi tháng
thường cấp được khoảng 10 suất.Thầy giáo Trần Nhật
Thành là người ủng hộ nhiều nhất, hàng tháng thầy đóng
toàn bộ số lương ở trường cho quỹ này,vì thế chúng tôi gọi
là học bổng Trần Nhật Thành.

10- QUẢN LÝ LỚP KV

Mở các lớp cử tuyển,gọi tắt là KV (khu vực) là một chủ
trương của Nhà nước nhằm đào tạo cán bộ cho các vùng
núi và hải đảo.Sinh viên vào trường không phải thi mà
được địa phương xét tuyển theo chỉ tiêu,trường chỉ biết tiếp
nhận và đào tạo.

Quản lý và giảng dạy các lớp KV là việc làm vất vả nên
không khoa nào muốn nhận.Đã có lúc tôi bàn với ban giám
hiệu thành lập riêng một bộ phận chuyên trách KV nhưng
không được tán thành . Nhà trường đành lần lượt giao cho
mỗi khoa quản lý một vài lớp, riêng khoa Xây dựng được
miễn vì số s/v đã quá đông.Trong một lần họp tôi nghe các
chủ nhiệm khoa khác phàn nàn về KV, tôi cho rằng các anh
ấy chưa biết cách quản lý.Thế là các anh quay lại tấn công
tôi, cho tôi là không trực tiếp làm nên không biết và chỉ nói
suông, thử nhận một vài lớp xem sao.

Trước đó tôi đã có suy nghĩ và vài lần trao đổi với anh
Đỗ Hửu Nghĩa về biện pháp có hiệu quả trong việc quản lý
và giảng dạy KV.Tôi cũng muốn thực thi các ý kiến đó nên
đã nhận lời phụ trách vài lớp.Sau đó mới kịp bàn với các
anh Viên,anh Thành trong ban chủ nhiệm .May là khi nghe
tôi trình bày các anh đã nhất trí và quyết tâm làm tốt.Vào
quãng đầu năm 1994 chúng tôi bắt đầu nhận lớp KV7.

Việc đón s/v mới và tổ chức tuần sinh hoạt đầu khóa
thường chỉ do phòng QLSV phụ trách.Lần đón KV 7 tôi
yêu cầu được phối hợp ngay từ đầu.Mấy ngày trước đó
chúng tôi đã hội ý ban chủ nhiệm bàn các công việc cần

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

14

thiết.Chúng tôi muốn ngay từ đầu tạo cho sinh viên sự an
tâm,lòng phấn khởi và tin cậy,có quyết tâm học tập và tu
dưỡng,có tình yêu nghề và yêu trường.Muốn vậy phải làm
thật tốt việc đón tiếp và tổ chức tuần sinh hoạt đầu khóa
cũng như việc giảng dạy các môn học.

Trước ngày đón tiếp tôi đã nhờ anh Chúc (trợ lý của
khoa)xuống ký túc xá xem xét chỗ ở dành cho KV7,sau đó
tôi lại trực tiếp đến kiểm tra và bàn với ban quản lý KTX
một số vấn đề.Tôi hình dung và tìm hiểu những khó khăn
và lo lắng mà các s/v mới sẽ gặp phải để có biện pháp giúp
họ tránh lo sợ,có được cảm giác an toàn,tự tin.Hôm đón
tiếp tôi đã nhờ liên chi đoàn cử một số sinh viên các lớp
trên túc trực ở nơi đón tiếp để dẫn đường cho các bạn mới
đến về KTX,cũng như chuyện trò thân mật với họ,giúp họ
ổn định chỗ ăn ở,hướng dẫn những điều cần thiết.Các s/v
dẫn đường này chủ yếu được chọn trong số đã được khoa
cấp học bổng và hôm đó khoa cũng chi thêm một khoản bồi
dưỡng nho nhỏ. Việc này có lẽ là mở đầu cho phong trào
sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi sau này(tôi biết là
liên chi đoàn đã báo cáo thành tích này lên cấp trên,từ đó
đoàn các trường rút kinh nghiệm,lập ra các đội tình
nguyện).Tối hôm đó tôi đến KTX thăm hỏi và chúc mừng.

Để động viên,chúng tôi bàn nhau tổ chức cho sinh viên
một ngày tham quan Hà nội và đặc biệt là viếng lăng Bác
Hồ.Tôi chịu trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng và xin
kinh phí, đ/c Thành lấy giấy giới thiệu lên gặp ban quản lý

lăng xin cho một đoàn con em các dân tộc vào viếng
Bác,đ/c Sơn tạm ứng tiền,thuê xe,tôi trực tiếp dẫn đoàn đi
các nơi vừa làm công tác tư tưởng vừa làm hướng dẫn du
lịch.Khi vào lăng,đoàn sắp thành hai hàng, có hai cảnh vệ
cầm vòng hoa ghi dòng chữ “đoàn con em các dân tộc
viếng Bác”.
Sau khi vào lăng viếng Bác và thăm nhà sàn,tôi
tập trung đoàn trong vườn và nói : Nhờ công ơn của Bác
các anh chị em được về Hà nội học tâp để trở thành các nhà
xây dựng tương lai,thầy muốn nhân dịp này chúng ta hứa
với Bác sẽ cố gắng,chăm chỉ học tập và tu dưỡng để xứng
đáng với lòng mong ước và tin cậy của gia đình,của nhân
dân.Một bạn nào sẽ thay mặt các bạn nói lên lời hứa
này.Các sinh viên rất cảm động,nhìn nhau.Biết rằng trong
hoàn cảnh này khó có được một người dám tự đứng ra,tôi
nhìn lướt qua các khuôn mặt và chỉ định một em,bảo thay
mặt các bạn nói lên lời hứa chân thành,xuất phát tự đáy
lòng.Không khí thật trang nghiêm và cảm động.Tôi đoán
rằng tối hôm đó sẽ có nhiều em viết thư cho gia đình kể
chuyện này và nó trở thành một kỷ niệm khó quên.Tôi nghĩ
cách làm công tác tư tưởng như vậy có tác dụng hơn là việc
tập trung ở hội trường để thuyết giảng đạo lý.

Để việc giảng dạy có hiệu quả,tránh lảng phí và đặc biệt
là tránh cho sinh viên chán nản vì không tiếp thu kịp bài
học tôi cho rằng kế hoạch và nội dung các môn học phải
được xuất phát từ trình độ thực tế của sinh viên.Để biết
được trình độ tôi đã tự ra đề và chấm các bài kiểm tra toán

background image

15

và tiếng Việt.Kết quả cho biết trong lớp có khoảng 5,6 em
trung bình,còn lại là kém vá có vài em quá kém.Sau thời
gian đầu động viên tinh thần để có được sự phấn khởi và
lòng quyết tâm,tôi chỉ ra con đường khó khăn,gian khổ của
việc học đại học,tôi huấn luyện phương pháp học và tìm
cách cho học lại một số vấn đề của toán sơ cấp để có kiến
thức cơ bản cấn thiết.Tôi tìm thầy có thể làm việc đó.Nhiều
người giới thiệu anh Đinh Văn Nghiệp.Tôi đã gặp anh,đề
nghị anh giúp và bàn với anh chương trình cũng như cách
dạy cho có hiệu quả.

Tôi đã nghiên cứu, bàn bạc lập ra một chương trình và
kế hoạch tạm được xem là phù hợp để thực hiện.Với những
môn học khó tôi thường găp gỡ,trao đổi với thầy phụ trách,
bàn cách dạy sao cho có được kết quả mong muốn.Cũng
may là đối với các lớp KV khoa có quyền rộng rãi hơn
trong việc lập kế hoạch và điều hành.Kết quả KV7 được
đánh giá là lớp khá nhất trong khối KV.

Tôi đem chuyện quản lý KV7 trình bày với ban giám
hiệu và các chủ nhiệm khoa khác, mong tìm thấy sự đồng
tình, nhưng các anh đều cho là tôi đã làm nhiều việc không
cần thiết và ở trường này ngoài tôi ra không ai làm được
như vậy.Vì thế mô hình KV7 như khoa Xây dựng đã làm
có lẽ chỉ xẩy ra một lần rồi thôi.

Gần đây gặp lại một số s/v cũ của KV7 (ra trường gần
10 năm), thấy họ làm được việc và rất nhớ đến khoa, đến
trường,tôi rất mừng

11- CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH

Nhiều người nhận thấy chương trình ngành xây dựng là
quá nặng nhưng rất khó rút bớt mà càng ngày càng cần
thêm vào các môn học mới làm cho càng nặng thêm.Từ
trước tôi đã suy nghĩ nhiều về việc cải tiến chương
trình,bây giờ làm chủ nhiệm khoa ,có điều kiện để thực
hiện ý tưởng.Tuy vậy một mình tôi không thể làm được mà
phải có sự tán thành của hội đồng khoa học,có sự ủng hộ
của đông đảo cán bộ.Cần phải giải thích,vận động,thuyết
phục,thảo luận .Ai cũng đồng ý cần cải tiến và việc đầu tiên
là rút bớt số giờ các môn học hiện hành.Tuy vậy không có
bộ môn nào tự giác rút bớt, có môn còn đòi tăng thêm,chỉ
nên rút các môn khác .Thật khó lắm thay.Đầu tiên tôi vận
động rút môn kết cấu bêtông được 15 tiết,vận động bỏ đồ
án kết cấu gỗ và rút bớt giờ nhưng không nhận được sự
nhất trí hoàn toàn,tôi đành theo ý kiến đa số của HĐKH
quyết định cắt bỏ đồ án gỗ.May mà bộ môn vui vẽ chấp
nhận,không có phản ứng gì.Năm sau tôi lại cắt tiếp giờ của
môn kết cấu gỗ và cuối cùng nhập vào với môn gạch đá
thành môn “kết cấu gạch đá và gỗ”.Cắt giờ của môn thi
công khó hơn nhiều vì gặp phải sự phản ứng.Có cán bộ của
bộ môn nói nhiều lần,ở nhiều nơi đại ý như sau “ Có

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

16

những ông chủ nhiệm khoa chẳng hiểu biết gì về chuyên
môn,chỉ cậy quyền để cắt bớt giờ của môn này,môn khác
một cách tùy tiện,không có một chút cơ sở khoa học
nào”.Tôi thừa biết là ám chỉ tôi nhưng đành làm thinh vì
thấy quá khó để giải thích,thuyết phục.Phải nói tôi đã bỏ
nhiều công sức để cải tiến chương trình,đã cùng anh
Nguyễn Lê Ninh làm đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này
nhưng kết quả không được như mong muốn,lực cản là khá
mạnh và phần lớn lại ở trong HĐKH kể cả trong một số
giáo sư.Dù sao thì cũng đã có một số cải tiến.. Sau này có
dịp tôi đã đưa một số ý kiến giúp ngành xây dựng ở Đại
học Vinh làm kế hoạch đào tạo .

Tôi thường đọc các chuyện lịch sử và thấy rằng phần
lớn các nhà cải cách bị thất bại là do họ chưa biết hoặc
chưa thể biến ý đồ cải cách thành nhận thức,tình cảm và
nhu cầu của cấp trên và của số đông.Các cải cách khi mang
lại lợi ích cho một số này sẽ mang lại bất lợi cho số
khác,phải tìm cách dung hòa các lợi ích là việc làm quá
khó,vượt qua được sự chống đối cũng quá khó.

Không thành công lắm trong việc cải tiến chương trình
tôi xoay sang việc tìm cách hoàn thiện bộ giáo trình các
môn học Thực ra đây là việc của các thầy,các bộ môn.Tôi
chỉ làm nhiệm vụ động viên,thúc dục,tạo điều kiện và hỗ
trợ.Do sự mách bảo của anh Nguyễn Lê Ninh tôi có được
khoản hỗ trợ 100 triệu đồng từ trên Bộ Giáo dục để làm

việc này.Kết quả cũng chỉ ở mức được Vụ đại học nghiệm
thu và chấp nhận.

12- LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Việc liên kết đào tạo bây giờ đã thành phổ biến nhưng
vào năm 1994 là còn rất mới. Khoa Xây dựng là nơi thí
điểm đầu tiên trong số các khoa .Thực ra ý đồ về liên kết
không phải do chúng tôi đề xuất mà do Viện cơ học ứng
dụng thành phố HCM của anh Nguyễn Xuân Hùng. Hai
bên đã bàn bạc,ký hợp đồng về nguyên tắc và lập đề cương
hợp tác vào tháng 11 năm 1994.Tôi phải lên Bộ xin phép
và làm các thủ tục.May nhờ được người quen giúp đỡ nên
cũng giải quyết được nhanh chóng.Tôi lại phải soạn ra quy
chế,đem thảo luận và thông qua ở cả hai bên,sau đó tiến
hành tuyển sinh.Anh Nguyễn Quang Viên đã trực tiếp vào
thành phố để chỉ đạo việc tuyển sinh. Các môn thi và đề thi
do chúng tôi quyết định.Ban đầu tôi có ý định dùng hình
thức liên kết này để thực hiện một số ý đồ về cải tiến việc
đào tạo để rút kinh nghiệm,tuy vậy cũng chỉ thực hiện
được tý chút vì gặp phải quá nhiều khó khăn.Tôi có vào
công tác và dạy lớp này vài lần.Qua khảo sát thêm tình
hình thấy rằng không thể mở rộng,không thể phát triển tốt
được nếu vẫn muốn bảo đảm chất lượng và hiệu quả.Đến
năm 1997,theo yêu cầu của trường chúng tôi chuyển lớp

background image

17

này sang cho anh Nguyễn Huy Thanh (lúc đó là khoa tại
chức) quản lý.Tôi xem việc liên kết như vậy là không đến
nỗi thất bại nhưng cũng không thành công như mong đợi.

13 ĐÀO TẠO BẰNG HAI VÀ SONG BẰNG

Bằng hai là khi người học đã có một bằng đại học ,nay
muốn học chuyên ngành khác để được nhận thêm một bằng
nữa.Song bằng là khi người học đang theo học một ngành
nào đó muốn học song song thêm một ngành khác.Từ 1994
đã có chủ trương của Bộ về đào tạo bằng hai và song bằng
nhưng chưa có nơi nào thực hiện. Có lẽ khoa Xây dựng là
đơn vị đầu tiên tổ chức làm thí điểm việc này.Sau khi bàn
bạc thống nhất trong HĐKH,chúng tôi trình bày và xin
phép ban giám hiệu.Lại phải chạy các thủ tục cần thiết ở
trên Bộ,biên soạn điều lệ,lập chương trình chuẩn, quy định
các tiêu chuẩn tuyển sinh và thông báo tuyển sinh.Sau nửa
tháng chúng tôi nhận được gần một trăm đơn.Chúng tôi
không tổ chức thi nhưng yêu cầu mọi người phải qua một
đợt kiểm tra trình độ gồm các môn toán,vẽ kỹ thuật và sức
bền vật liệu.Ra đề,coi thi,chấm bài đều do ban chủ nhiệm

khoa đảm trách.Môn vẽ và sức bền chỉ hỏi những điều rất
cơ bản,môn toán chủ yếu là toán sơ cấp.Thế mà hơn một
phần ba các kỹ sư (đã có bằng) không làm được.Chúng tôi
phân loại.Người nào trượt cả 3 môn hoặc chỉ trượt 2 môn
nhưng đều dưới 2 điểm thì không nhận,ngoài ra ai trượt
môn nào thì bắt buộc phải học bổ túc môn đó mặc dù họ đã
học,đã thi và có điểm trên trung bình ở đại học.Tôi dạy
toán, đ/cThành dạy sức bền, đ/c Viên dạy vẽ.Việc dạy vẽ
và sức bền không có chuyện gì xẩy ra.Riêng việc dạy toán
có gặp phải sự thắc mắc của vài người, may mà giải thích
được (chuyện này xin kể sau).

Để tổ chức các lớp học phải xét kỹ từng hồ sơ,quyết
định các môn học cho từng người.Rồi thu tiền,mở lớp ,mời
thầy,theo dõi ,tổ chức thi,làm đồ án,xử lý,các thủ tục tài
chính…,nói chung là khá vất vả.Việc đào tạo bằng hai diễn
ra thuận lợi,có kết quả tốt.Ban đầu trường còn để cho khoa
quàn lý,vài năm sau khi mọi việc đã vào nề nếp trường thu
về để giao cho phòng đào tạo quản (lúc đó tôi đã về hưu)

Sau khi tạm ổn các lớp bằng hai chúng tôi xúc tiến đào
tạo song bằng cho sinh viên đang học các ngành khác trong
trường.Cũng lại phải làm quy chế,xét duyệt như đối với
bằng hai và có phần chặt chẽ hơn.Các môn học của song
bằng thường không mở lớp riêng mà gửi s/v vào học ở các
lớp chính khóa.Như vậy khoa quản một lúc bốn hệ đào
tạo,không những quản về chuyên môn mà quản cả tài
chính.Điều này có làm cho một số người băn khoăn,nghi

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

18

ngờ.May mà mọi việc làm và thu chi của khoa rất minh
bạch, công khai,đúng thủ tục pháp lý nên không có chuyện
gì rắc rối xẩy ra.

Cho đến nay (2008) việc đào tạo bằng hai và song bằng
đã diễn ra được 14 năm ,cũng mang lại lợi ích cho một số
người và cũng đang phát triển nhưng có lẽ ít ai biết
được,nhớ được những người đầu tiên đã vượt qua nhiều vất
vả để tạo lập ra nó.

14- TÌM CÁCH THÁO GỠ

Bạn đã bao giờ bị xử lý oan sai chưa.Nếu chưa bị thì
thật là may mắn.Hồi còn bé tôi đã từng bị một số lần,mỗi
lần như vậy đều để lại nỗi uất hận.Đến nay thì tôi đã quên
hết rồi chứ trước đây mỗi lần nhớ lại là một lần đau xót. Vì
thế khi đã là người lớn, tôi cố tránh không gây ra oan sai
cho người khác (đặc biệt là cho trẻ con và sinh viên) .

Vào khoảng đầu năm 1994 anh Nguyễn Tấn Quý cho
biết nhà trường nhận được công văn của UBND một huyện
yêu cầu trả s/v Võ về địa phương vì khai gian lý lịch ,gia
đình và bản thân có những hành động mờ ám.Võ là s/v lớp
KV7 do khoa Xây dựng đang quản lý.Có lẽ chỉ cần tôi
đồng ý thì nhà trường sẽ làm thủ tục trả sinh viên về địa
phương.Tôi bàn với anh Quý là hãy thong thả để tôi điều
tra xem sao,may ra có thể tránh được oan sai.Trước hết tôi

nghiên cứu hồ sơ,thấy tất cả đều rõ ràng và hợp lệ.Quyết
định cử đi học là của UBND tỉnh,hồ sơ đã qua các cấp xã
và huyện.Tôi gọi s/v Võ lên gặp,nói cho biết sự việc và yêu
cầu trình bày thật trung thực để tôi có thể tìm cách giúp đỡ
nếu được.Sau khi nghe Võ kể chuyện tôi phán đoán nguyên
nhân,có thể chỉ là do mâu thuẩn và thù ghét cá nhân mà
thôi, tôi bày cho Võ một vài mẹo để gỡ.Tôi bàn với anh
Quý làm công văn trả lời cho UBND huyện là nếu có đủ
chứng cứ s/v man khai lý lịch thì chúng tôi sẵn sàng, nhanh
chóng cho thôi học và trả về địa phương, nhưng vì s/v do
tỉnh cử đi nên bây giờ muốn chúng tôi trả về thì cũng cần
có yêu cầu chính thức của tỉnh,đề nghị huyện làm việc với
tỉnh trước.

Chúng tôi bàn với nhau nếu không có công văn của tỉnh
thì chứng tỏ sự phán đoán của tôi là đúng và ta cứ lờ đi là
xong.Nếu có công văn của tỉnh chúng ta sẽ tính sau.Kết quả
không có công văn nào của tỉnh,s/v Võ học hành khá,là một
cán bộ tốt của lớp và của phong trào sinh viên, hiện tại là
phó giám đốc một công ty xây dựng ở Quảng Nam,Đà
Nẵng.

15 – GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Dịp dân chủ bầu hiệu trưởng năm 1992 có một câu hỏi
cho các ứng cử viên như sau : nếu có sự mâu thuẩn và kiện

background image

19

tụng giữa s/v và giáo viên thì hiệu trưởng sẽ bênh vực
ai?Câu trả lời được mọi người lựa chọn là không bênh vực
“ai” cả,mà tìm cách bảo vệ chân lý, giữ được công
bằng.Trong nhiệm kỳ chủ nhiệm khoa tôi đã gặp một số
trường hợp như vậy.

Sinh viên Tuân là cán bộ lớp.Một hôm cậu ta có việc gì
đó với giáo vụ nên tranh thủ giờ nghỉ giải lao xuống văn
phòng khoa.Không may khi vào lớp trể mất mấy phút.Mà
là giờ của thầy Nguyễn,một thầy giáo trong khoa, nổi tiếng
vì thỉnh thoảng có những việc khác người.Trước đấy có lần
thầy đã tuyên bố không chấp nhận s/v vào lớp chậm,thầy là
người vào lớp cuối cùng,thầy đã vào rồi thì s/v nào đến
chậm không được vào nữa.Thế mà hôm ấy không biết sao
Tuân lại vi phạm,cậu ta xin phép thầy để vào học.Thầy đã
không cho mà còn mắng . Tuân thanh minh là cậu ta được
giáo vụ khoa gọi lên giải quyết công việc của lớp chứ
không phải cố ý đến chậm.Thế là thầy nổi nóng quát
rằng:anh dám cãi à !anh định đem khoa ra để dọa tôi à! Thế
thì tôi sẽ không cho anh học tiếp môn này nữa,không cho
thi nữa.Sinh viên Tuân tái mặt,run sợ,chẳng biết nói sao
,vội lên gặp tôi : thầy ơi, xin thầy cứu em với.Sau khi nghe
trình bày sự việc tôi hỏi cậu ta định nhờ tôi cứu theo kiểu
nào. Tuân xin được học môn này với một lớp khác.Tôi
khuyên thử đến gặp riêng thầy,xin lỗi và xin thầy học tiếp
xem sao.Tuân cho biết: không được đâu thầy ơi, trong sinh
viên đồn đại là thầy Nguyễn này ghê lắm,đã nói gì là như

đinh đóng cột, không thay đổi.Tôi động viên để s/v an tâm
trở về học tiếp và nói rằng tôi sẽ cố gắng thuyết phục thầy
Nguyễn giúp.

Tôi nghĩ thầy Nguyễn dọa s/v như thế là quá đáng, nếu
chỉ vì muốn trình bày lý do (thầy cho là cãi lại) mà bị đình
chỉ học là không đúng quy chế,vi phạm quyền dân chủ.Tôi
rất muốn giúp thầy nhận ra thực chất sự việc và hòa giải.
Lần thứ nhất gặp thầy,tôi hỏi để nghe kể lại sự việc.Tôi
đồng ý với thầy cần giữ nghiêm túc kỷ cương nhưng góp ý
là không cho s/v học tiếp là hơi quá,thôi để tôi bảo s/v
gặp,xin lỗi thầy và thầy cho qua.Thế nhưng thầy không
chấp nhận.Tiễn thầy tôi xin thầy suy nghĩ thêm và hẹn hôm
sau trao đổi tiếp.Tôi biết thầy Nguyễn thực chất là tốt,rất
coi trọng nguyên tắc vì vậy phải kết hợp cả tình và lý mới
được .Hôm sau tôi đưa cho thầy xem quy chế về xử lý kỷ
luật sinh viên,nói rằng giữ kỷ cương là đúng nhưng kỷ luật
s/v phải theo quy chế,nếu làm sai,s/v không những có
quyền khiếu nại lên trường,lên bộ mà còn có thể đưa ra báo
chí,công luận.Tôi khuyên thầy bớt tự ái mà dẹp chuyện
này đi chứ để chuyện này to ra thì uy tín cả của thầy và của
khoa đều bị sứt mẻ.Các anh Thành, anh Viên trong BCN
khoa cũng khuyên can thêm. Thế là lần này nhân vật nổi
tiếng vui vẻ nghe theo lẽ phải.

CAN THIÊP VÀO CHUYỆN THI

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

20

Tôi rất quan tâm đến kỷ cương trong việc tổ chức thi
môn học, nghĩ rằng giữ nghiêm kỷ luật thi là một trong
những biện pháp có hiệu quả đảm bảo chất lượng.Mỗi kỳ
thi khoa đều lập bảng theo dõi các môn thi,phân công
người đi kiểm tra, giám sát, nếu có gì vướng mắc cần kịp
thời xử lý.Đã hai lần tôi phải can thiệp, xử lý.

Lấn thứ nhất là một bộ môn trong khoa.Khi tôi đến kiểm
tra thấy lớp có trên 50 s/v ngồi chen chúc trong một phòng
2 gian, ba người ngồi một bàn. Đây là một sự vi phạm nội
quy.Tôi hỏi các thầy coi thi tại sao lại như vậy. Các thầy
bảo nơi thi do phòng đào tạo sắp xếp,các thầy không có
quyền đổi.Tôi cho đó là sự chấp hành quá máy móc,tại sao
không xin đổi sang phòng khác trong lúc xung quanh còn
nhiều phòng trống.Trao đi đổi lại vài điều, các thầy không
chịu nhận khuyết điểm và không chịu khắc phục sai sót.Tôi
hơi bị tự ái và cũng muốn thực thi quyền lực nên đã lập
biên bản vi phạm kỷ luật thi và quyết định đình chỉ.Bộ môn
có trách nhiệm tổ chức thi lại vào lúc khác.Sinh viên bị giải
tán trong sự ngơ ngác.Việc này có nhiều cán bộ trong khoa
biết,một số anh lớn tuổi phê phán tôi là thiếu suy xét,quá
hung hăng.Ban đầu tôi cũng thấy mình làm thế là đúng để
giữ kỷ cương nhưng sau nghĩ lại cũng thấy hơi quá đáng,kể
ra nếu thật bình tĩnh sẽ tìm ra cách khác hay hơn. Sau này
khi đã về hưu tôi đã gặp các thầy coi thi hôm đó thành thật
xin lỗi .

Lần thứ hai là môn ngoài khoa.Giữa học kỳ tôi nhận
được đơn của tập thể lớp xin đổi giáo viên vì thầy giáo ấy
vừa thiếu trách nhiệm vừa dạy rất khó hiểu.Tôi đã trao đổi
với trưởng bộ môn xem có cách gì khắc phục không.Bộ
môn cho biết việc đổi thầy là quá khó khăn.Bộ môn sẽ khắc
phục bằng cách trước kỳ thi sẽ cử một thầy khác đến phụ
đạo vài buổi.Không hiểu sao vị thầy kia biết được chuyện
và dọa “sẽ cho biết tay”.Câu chuyện rồi cũng qua đi, cả
khoa và bộ môn đều quên mất chuyện thầy phụ đạo.

Hôm vừa thi xong môn học cán bộ lớp hớt hãi đến tìm tôi
và kêu than:Chết chúng em rồi thầy ơi,hôm nay thi môn
học,đề thi toàn đánh đố và nhiều chỗ không được học,các
bạn giỏi trong lớp cũng nói chưa chắc đạt được trung
bình,còn đa số thì đã cầm chắc là trượt, thầy xem có cách gì
cứu các em không.Sau khi hỏi han cặn kẽ, đặc biệt là hỏi
các sinh viên khá, giỏi, tôi viết văn bản cho bộ môn yêu cầu
niêm phong toàn bộ đề thi và bài làm,đề nghị kiểm tra,đánh
giá việc giảng dạy và ra đề thi.Nếu phát hiện thấy có
chuyện trù úm sinh viên thì hủy toàn bộ kết quả thi,bộ môn
tổ chức phụ đạo và thi lại.Bộ môn đã làm theo đề nghị của
khoa,kết quả là khá tốt.Đúng là chủ nhiệm khoa đã cứu một
bàn thua trông thấy cho một lớp sinh viên K38.

background image

21

17 CHO SINH VIÊN BẢO VỆ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Trong việc xét cho s/v bảo vệ đồ án tốt nghiệp có một
luật bất thành văn là hễ có một thầy hướng dẫn nào đó
không ký bản vẽ là s/v không được bảo vệ, nghĩa là bị đánh
trượt.Lúc chưa làm chủ nhiệm khoa tôi đã chứng kiến
nhiều trường hợp như vậy,trong đó không ít bị xử lý oan
sai.Tôi tự nhắc nhủ là không để xẩy ra oan sai vì vậy khi
gặp trường hợp như thế tôi đã hết sức thận trọng. Trước
hết tôi tìm đọc các quy chế,quy định của Bộ,của trường về
làm và chấm đồ án thấy rằng không có một điều nào như
thế cả.Các khoa và bộ môn chỉ làm theo thói quen do một
người có uy tín nào đó đã đề ra trước đây.Tôi suy nghĩ là
người đó có thể mới căn cứ vào một vài trường hợp cụ thể
mà chưa xét tới sự tổng quát.Tôi lại tìm được một quy định
trong quy chế là khi có tranh chấp giữa thầy và trò về
chuyên môn thì chủ nhiệm khoa có quyền phân xử.

Năm 1995 gặp trường hợp đầu tiên.Hai s/v không được
thầy hướng dẫn phụ ký.Sau khi tìm hiểu kỹ càng từ cả thầy
và trò, đặc biệt là trao đổi với thầy hướng dẫn chính, tôi
thấy lỗi của s/v có thể tha thứ được nên đã thuyết phục để
thầy ký.Tuy vậy chỉ có một thấy đồng ý ký,nói là nể lời chủ
nhiệm khoa, còn một thầy vẫn không ký,bảo là tùy khoa xử

lý.Tôi đã hội ý ban chủ nhiệm .Các anh Viên và Thành
cũng hơi do dự, không ủng hộ,cũng không phản đối, nói
rằng chủ nhiệm khoa thấy đúng thì tự quyết định và tự chịu
trách nhiệm.Thế là tôi đã cho sinh viên bảo vệ đồng thời
lưu ý hội đồng về tình huống thầy hướng dẫn phụ không ký
bản vẽ.

Sau việc này tôi nhận được hai luồng dư luận trái ngược
nhau.Một bên cho tôi làm thế là đúng, tránh oan sai cho
s/v.Một bên phản đối, cho là tôi lợi dụng chức quyền, coi
thường các thầy,bênh s/v một cách vô lối.

Năm 1996 gặp trường hợp gay cấn hơn là thầy hướng
dẫn chính không ký . Tôi xem thì thấy đồ án thiết kế
hăngga máy bay do thầy Phạm hướng dẫn.Đồ án được thể
hiện rất tốt cả phần thuyết minh và bản vẽ.Đặc biệt toàn bộ
bản vẽ đều được thể hiện bằng máy tính.Bây giờ vẽ máy là
chuyện thường nhưng năm 1996 s/v chưa mấy ai làm
được.Tôi gọi s/v hỏi lý do,cậu ta tường trình như sau : Thời
gian đầu em có gặp thầy một số lần xin hướng dẫn,thầy đưa
ra phương án bảo em thực hiện.Nhưng em tìm thấy phương
án khác mà em cho là hay hơn,em thích hơn.Em trình bày
với thầy và xin làm theo p/a mới nhưng thầy không đồng
ý.Thầy còn bảo nếu làm theo p/a cũ thì thầy hướng dẫn còn
muốn theo p/a mới thì kệ em,tự mà làm lấy.Em nghĩ tự
mình có thể độc lập làm được đồ án nên không đến gặp
thầy nũa.Đến khi nộp đồ án thầy không ký với lý do không
hướng dẫn nên không ký.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

22

Tôi lại gặp thầy Phạm.Thầy cũng trình bày đúng như
thế.Tôi nghĩ thầm: ta đang gặp một s/v hoặc là giỏi,có bản
lĩnh,hoặc là có thủ đoạn gian dối. Tôi tìm hiểu qua các
nguồn thông tin từ cán bộ lớp ,đoàn thanh niên thì thấy
nghiêng nhiều về ý thứ nhất, trong lúc một vài thầy lại
nghiêng về ý thứ hai, đặc biệt nghi ngờ các bản vẽ,cho rằng
s/v thuê mượn chứ không tự vẽ.Tôi thấy việc kiểm tra này
quá dễ. Tôi bảo s/v chở máy từ nhà đến,đặt tại văn phòng
khoa,mời một số thầy thành thạo autocad đến kiểm tra thực
tế việc s/v thao tác trên máy.Kết quả kiểm tra rất tốt.Hỏi ra
mới biết s/v đã chủ yếu tự học được autocad ở nhà.Tự tôi
lại kiểm tra một số nội dung của đồ án,thấy s/v nắm khá
vững.Tôi nghĩ thật là tuyệt vời,nếu có nhiều s/v như
vậy,không cần thầy hướng dẫn vẫn làm được đồ án thì đỡ
cho thầy biết mấy.Tôi công nhận thầy Phạm không ký cũng
là đúng, nhưng bộ môn vẫn nên sơ khảo và khoa sẽ cho s/v
bảo vệ.Khi gỡ được các thủ tục này thì các hội đồng đã
làm việc xong và giải tán.Lại phải thành lập một hội đồng
đặc biệt,các ủy viên do bộ môn đề cử để chấm.Tôi nhờ anh
Viên theo dõi việc này.Bảo vệ xong anh Viên cho tôi biết
đúng là s/v giỏi thật.Trong lúc khoa đang giải quyết sự việc
thì phần lớn s/v khóa 36 hồi hộp theo dõi.Khi đã có kết quả
nhiều người reo mừng và cho là khoa đã làm được một việc
hiếm thấy.

Gần đây tôi gặp một s/v cũ tại văn phòng khoa,sau khi
chào , cậu ta hỏi : thầy có nhớ em không.Tôi trả lời theo

phép lịch sự là có nhớ qua loa,thực tình tôi chẳng nhớ tên
cậu ta,chỉ loáng thoáng nhớ mặt đã gặp đâu đó.Cậu ta nói:
chắc thầy quên em rồi,em là Trường,thằng Trường khóa 36
mà thầy đã đặc cách cho bảo vệ đồ án tốt nghiệp đề tài
hăngga.Đến lúc đó tôi mới thật nhớ ra.

Một trường hợp đặc biệt là s/v con em trong trường,làm
xong đồ án ,đã được các thầy ký rồi,chuẩn bị bảo vệ thì
phát bệnh tâm thần nên phải dừng lại.Đến khi bệnh thuyên
giảm gia đình xin khoa cho bảo vệ,may ra nhờ việc đó mà
chữa được lành bệnh.Tôi băn khoăn mãi.Cuối cùng tôi
đồng ý với điều kiện gia đình xin được giấy xác nhận của y
tế đã khỏi bệnh.Cũng may việc này được sự nhất trí của
ban chủ nhiệm.Thế là tôi lập hội đồng cho bảo vệ . Việc
này cũng gây ra hai luồng dư luận khác nhau.Một phía cho
sự giải quyết của khoa như vậy là có tình và không sai về
lý.Một vài người cho là khoa bất chấp cả lẽ phải, cho một
người bị tâm thần bảo vệ tốt nghiệp và cấp bằng là quá
đáng.

18 - CÓ LẼ ĐANG BỊ THỬ THÁCH

Trong số sinh viên tôi có tín nhiệm và thân thiện với cậu
Vũ,là phó bí thư liên chi đoàn,vừa là chủ tịch Hội sinh
viên. Thầy trò thường tâm sự,bàn bạc với nhau nhiều
việc.Nhiều cán bộ trong khoa biết chuyện đó.Một hôm Vũ

background image

23

gặp tôi trình bày việc như sau:Lớp thi một môn trong
khoa.Các thầy coi thi tuy có nhắc nhủ không được quay
cóp nhưng thực tế lại để cho s/v quay thoải mái,từ chỗ ban
đầu còn lén lút đến công khai,rõ ràng các thầy thấy cả mà
không làm gì.Khoảng giữa buổi em thấy có chỗ nhớ không
được chắc chắn nên giở vở ra xem,nghĩ rằng các thầy chỉ
nhắc cho có chuyện thế thôi.Không ngờ em vừa xem được
vài giòng thì bị bắt,bị lập biên bản,bị hủy bài thi.Thế là học
kỳ này….,thầy xem có cách gí giúp em gỡ chuyện này
không.

Tôi đoán ý đồ các thầy và nói cho Vũ biết: Có lẽ các
thầy không ghét gì cậu đâu mà đang muốn thử thách tớ đấy
thôi, qua một số việc làm của tớ một số thầy tưởng nhầm là
tớ thích bênh vực s/v, lại thấy tớ có quan hệ thân thiết với
cậu nên tạo ra tình huống để thử thách, xem trong trường
hợp này tớ sẽ can thiệp thế nào.

Thầy trò trao đổi và đoán có lẽ thế thật, nếu như vậy mà
tôi có ý kiến gì thì sẽ không hay.Thôi thì hãy xem đây là
một bài học cuộc sống, phải trả học phí, rút kinh nghiệm để
học khôn, lo mà học cho tử tế để thi lại.

Sau khi Vũ tốt nghiệp, trường muốn giữ lại nhưng phát
hiện thấy trong quá trình học có 1 lần vi phạm kỷ luật thi
nên thôi.Trong khi học đại học Vũ chưa biết tiếng Pháp,vừa
làm vừa học thêm và hiện đang làm luận văn tiến sĩ ở Pháp
.

19- SUÝT BỊ THANH TRA TÀI CHÍNH

Trên chuyến tàu Hải phòng người bán bánh giò bóc
bánh đưa cho tôi và nói rằng của bác ngồi ở kia mời.Theo
tay chỉ tôi nhận ra QH,thầy giáo trong khoa và là sinh viên
của khoa.Trong thời gian QH làm ngiên cứu sinh ở
Đông Âu tôi có đến chơi,đó là dịp tôi đang làm chuyên gia
ở Angiêri,được nghỉ đông,đi lang thang một số nước.QH
đã đón tiếp nhiệt tình,chu đáo theo tình nghĩa thầy trò.

Ăn bánh xong tôi đến ngồi chuyện trò.QH tâm sự:hồi
mới ở nước ngoài về, thấy thầy làm chủ nhiệm khoa em có
ý lo,không biết hồi đón thầy ở Đông Âu có gì sơ suất
không, nếu thầy để ý và bây giờ có điều kiện để trách mắng
thì nguy.Tôi cười xòa mà nói rằng tớ đâu phải là loại người
như vậy.QH nói tiếp: càng tiếp xúc nhiều mới thấy rõ thầy
là người tử tế,thế mà có lúc em đã suýt xúc phạm.Ấy là
thời làm công đoàn,có vài người đã gặp em,tỏ ý nghi ngờ
chủ nhiệm khoa trong vấn đề tài chính,đề nghị công đoàn
phối hợp thanh tra nhân dân tiến hành kiểm tra.Chúng em
đã họp,trao đổi vài lần nhưng không thấy có biểu hiện gì rõ
ràng nên không dám phạm thượng.Tôi nói may quá.Nếu có
thanh tra thì chẳng tìm ra gì ngoài việc BCN khoa đã rất
minh bạch và chặt chẽ về tài chính.May cho cả tớ và các
cậu vì bị thanh tra thì trước hết tớ mang tiếng,đến khi thanh

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

24

tra không có gì thì các cậu mang tiếng.May mà tỉnh táo
tránh được một vài ý kiến có tính chất ly gián.Ly gián là
một mưu kế hiểm nhưng chỉ những cao thủ mới dùng được
thành công và cũng chỉ có một số ít đại nhân mới tránh
khỏi.

Có một lúc lóe lên ý nghĩ hỏi xem những người nào đã
có các ý trên nhưng lập tức xóa bỏ ngay vì thấy rằng hỏi
như thế sẽ mang lại cái hại nhiều hơn cái được .

Nhiều người thấy tôi thỉnh thoảng nói năng bổ bã và làm
những việc ít người dám làm cứ tưởng tôi thích làm việc
theo ý đồ cá nhân,độc đoán,vô nguyên tắc.Thật ra tôi tự
nhủ là với mọi việc công trước hết phải tuân thủ đúng các
luật lệ,các quy chế.Vì thế mà tôi đã nghiên cứu rất kỹ,thuộc
lòng các điều khoản có liên quan đến công việc.Tôi thường
nhắc nhỡ:Đã đưa đến trước cửa công,ngoài thì là lý song
song là tình
.Làm việc công phải đưa lý lên trên hết.Riêng
chuyện tài chính tôi càng thận trọng.Quỹ của khoa chúng
tôi giao cô Khanh giữ,thu chi,chứng từ,sổ sách minh
bạch.Thu chi của bằng hai và song bằng giao đ/c Thành
quản lý,đ/c Viên kiểm tra.Thanh toán khoản 100 triệu đề tài
của Bộ cấp tôi và anh Súy phòng tài vụ đã rà soát tất cả
chứng từ, tất cả đều hợp lệ .

Dù sao tránh được việc bị thanh tra cũng là một điều
may mắn

20 ĐI HỌC ĐỂ VỀ DẠY LẠI CAO HỌC

Từ 1992 việc đào tạo cao học được mở rộng.Trong
chương trình phần cứng do Bộ quy định có môn “phương
pháp luận nghiên cứu khoa học” và môn “lý luận dạy đại
học”.Đây là những môn trường ta không có thầy,phải mời
ngoài.Tôi thấy đây là hai môn rất hay nên đã theo học một
số buổi,càng học tôi càng thích thú.Tôi cũng thấy việc mời
thầy ngoài làm cho trường bị động và hiệu quả không
cao.Tôi quyết tâm đi học,nắm vững hai môn này để có thể
dạy được,giúp trường giải quyết khó khăn,giúp học viên
học tập có hiệu quả hơn.Tôi đem ý đồ bàn với anh Lâm
Quang Cường,chủ nhiệm khoa sau đại học và hiệu trưởng
Nguyễn Văn Chọn.Được các anh tán thành và cổ vũ tôi lập
một dự án thực hiện trong hai năm.Trong lúc vẫn làm đầy
đủ mọi công việc bình thường,tôi tranh thủ đi khắp các
trường từ Bắc chí Nam có người dạy hai môn trên để học
hỏi ,trao đổi,thu thập chương trình,tài liệu. Tôi làm báo cáo
gửi lên Bộ và xin đăng ký dạy các môn này tại trường.Bộ
đã đồng ý và ra quyết định công nhận, kiểu như là cấp giấy
phép hành nghề .

Từ đó tôi dạy hai môn trên ở trường và dần dần các nơi
khác biết đến nên cũng mời dạy.Tôi đã dạy ở các trường
đại học Thủy lợi, Kiến trúc,Lâm nghiệp,Thương mại,Y

background image

25

khoa Hà nội,cục Khí tượng thủy văn.Dạy ở đâu tôi đều bỏ
công tìm hiểu chuyên môn và khoa học của ngành đó để có
được những thí dụ và vận dụng thực tế,làm cho bài giảng
sinh động và người học thích thú.

Thực ra nhận dạy hai môn này tôi cũng có ý định kiếm
thêm cái cần câu cơm.Tôi chọn làm một việc nhu cầu đang
nhiều mà nguồn cung thì ít.Trong lúc các thầy khác kiếm
việc làm thêm bằng thiết kế hoặc thi công,tôi làm thêm
bằng dạy học.Càng dạy tôi càng thích thú ,càng say sưa vì
phát hiện ra nhiều điều bổ ích.Nhiều học viên nhận xét nội
dung và phương pháp dạy của tôi thật tuyệt vời, môn học
thật sự có giá trị.Thế nhưng tôi hành nghề có hiệu quả chỉ
trong vài năm, sau đó nhiều trường yêu cầu bỏ môn học
này vì họ không tìm được thầy dạy có chất lượng.Thế là Bộ
đồng ý cho các trường tùy ý sắp xếp.Từ chỗ hai môn có
thời lượng 2x45=90 tiết,trường ta giữ lại 25 tiết cho PP
luận NCKH đại cương và 20 tiết cho PPNCKH chuyên
ngành. Gần đây lại bỏ luôn phần đại cương và chỉ giữ lại
phần chuyên ngành.Thế là công lao kiếm được chiếc
cần,chỉ câu được vài vụ nay đành gác lại.Tuy vậy cứ theo
Bật Tử Tiện thì học và dạy hai môn này tôi đã không mất gì
mà được rất nhiều thứ.Cái được nhất là đã đem phương
pháp,đạo lý và nhiệt tình truyền cho hàng ngàn người,để lại
trong lòng họ những kỷ niệm tốt đẹp về một người thầy yêu
nghề và yêu người.

21 CÁC CUỘC KHẨU CHIẾN

Viết là “ khẩu chiến” cho có vẻ quan trọng, thực ra chỉ
là những trao đổi nhằm tự bảo vệ ý kiến hoặc việc làm khi
bị người khác hiểu nhầm .

Thứ nhất là với ban giám hiệu. Tôi đã nhiều lần dựa vào
quy chế và quyền hạn mà giải quyết cho s/v một số việc mà
không xin phép BGH, trong lúc các chủ nhiệm khác không
làm như vậy.Việc này làm cho có sự vênh ở các khoa, chủ
yếu là quyền lợi của s/v khi bị lưu ban.Cũng một quyền đó
mà ở khoa Xây dựng s/v được hưởng còn các khoa khác thì
không.Một vài phụ huynh s/v ở các khoa phản ảnh và khiếu
nại lên BGH. Ông hiệu phó phụ trách đào tạo cho là tôi làm
liều, làm sai nên mời lên hỏi cho ra nhẽ.Tôi trình bày chính
các khoa khác làm chưa đúng quy chế chứ không phải tôi
làm sai . Tôi làm như vậy là đã dựa vào những điều sau đây
của quy chế.Thế là tôi đọc vanh vách nội dung các điều
đó.Hơi bị đuối lý, hiệu phó nói : Vẫn biết quy chế là thế
nhưng khoa làm việc gì cũng nên báo cáo và xin ý kiến của
BGH để cho công việc được tiến hành tốt hơn.

Chẳng biết từ đâu, trong lúc chúng tôi đang trao đổi thấy
xuất hiện cả hiệu trưởng và bí thư đảng ủy,chắc các anh lo
chúng tôi có việc gì đó cãi nhau.

Tôi nói:tôi làm việc trước hết là theo đúng quy chế và
những quy định bằng văn bản của trường,nếu tôi làm sai

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

26

điều gì xin các anh cứ kỷ luật.Tôi nghĩ các anh cần có
những cán bộ có khả năng độc lập giải quyết công việc,dám
làm,dám chịu trách nhiệm,như thế sẽ đỡ vất vả cho các
anh,còn các anh muốn có cán bộ việc gì cũng phải xin ý
kiến thi tôi e rằng minh không xứng đáng.Nếu các anh
thích có người xin ý kiến thì từ ngày mai tôi sẽ để s/v lên
gặp các anh,tôi chỉ sợ các anh không có đủ thì giờ.

Nghe vậy anh Chọn cười xuề xòa: Thôi mà, anh thấy
việc gì đúng,có lợi cho trường, cho s/v thì làm, đừng để
chúng tôi mang tiếng là được.

Thứ hai là chuyện tôi dạy toán cho học viên bằng
hai.Trong một buổi giao ban anh Đào ở bộ môn toán thắc
mắc với BGH: Ở trường này bộ môn nào dạy môn gì đã có
quy định rõ ràng, thế mà có thầy không phải bộ môn toán
lại tổ chức dạy toán, việc đó BGH có biết và có cho phép
không?

Không để mất thì giờ, tôi hỏi: người anh nói đến là tôi
hay người khác,nếu đúng là tôi thì để tôi tự trả lời.Anh Đào
xác nhận đúng như vậy.

Tôi chất vấn trở lại: anh nghe như thế vậy đã tìm hiểu,
xác minh xem tôi dạy toán gì và dạy cho ai chưa?Tôi trình
bày sự việc và nói rõ tôi dạy bổ túc cho học viên bằng 2
một số toán cần thiết để học các môn kỹ thuật xây dựng Tôi
có đủ quyền và khả năng làm việc đó, không đụng chạm gì

tới bộ môn toán. Anh Đào nghe vậy đã nói lời xin lỗi là đã
hơi vội vàng .

Thứ ba là chuyện tôi dạy môn PP luận NCKH và lý luận
dạy học.Lần này là ở hội đồng khoa học trường, người thắc
mắc và yêu cầu hiệu trưởng trả lời là giáo sư Lê . Lập luận
của anh Lê là không phải ai muốn dạy gì cũng được mà
phải học hành nghiêm túc,có chuyên môn vững vàng.Lần
này anh Chọn trả lời trước,anh kể lại dự án ,sự chuẩn bị của
tôi và sự cho phép của Bộ.Nhưng có vẻ anh Lê chưa hài
lòng,tôi buộc phải lên tiếng tự bảo vệ.Tôi nói : Thưa anh
Lê,anh với tôi thì có lạ gì nhau,khi anh nghe người ta nói
về tôi thì tại sao anh không gặp hoặc điện thoại cho tôi để
hỏi cho ra nhẽ,cần gì phải chờ đến cuộc họp của
HĐKH.Hoặc anh gặp các học viên cao học hỏi xem tôi đã
dạy những gì và như thế nào.Thưa anh, tôi vì thích thú các
môn này và cũng để giúp trường giải quyết khó khăn mà đã
bỏ ra hơn hai năm trời tầm sư học đạo.Có phải tự nhiên tôi
vác nợ vào thân đâu.Kiến thức của người ta, có phải chỉ có
nhà trường chính quy,học theo lớp,được cấp bằng mới
được công nhận,còn tự học thì không.Nếu HĐKH còn nghi
ngờ kiến thức của tôi trong các lĩnh vực trên xin các anh tổ
chức kiểm tra,tôi xin chấp nhận được kiểm tra, không than
phiền gì cả.

Thấy tôi tự tin như vậy và lập luận cũng nghe được GS
Lê mới yên lòng.Tôi biết anh Lê cũng chỉ vì muốn bảo vệ
sự nghiêm túc và uy tín của trường mà thắc mắc vậy thôi

background image

27

chứ anh không ghét bỏ gì tôi , mục đích và tấm lòng của
anh là trong sáng, tiếc rằng cách làm hơi vội.

Thứ tư là chuyện ngồi lên bàn.Hôm đó họp giao
ban.Gần cuối buổi anh Quý hiệu phó có nhắc : Ở trường ta
đang có một số thầy giáo ngồi lên bàn s/v, trong đó nghe
nói có cả giáo sư,việc này cần chấn chỉnh,đề nghị các khoa
quan tâm.Tôi biết mình đang bị phê phán nên vội đứng dậy
phát biểu:Thưa hội nghị, giáo sư mà anh Quý nói là
tôi,ngoài tôi ra không biết có ai dám ngồi lên bàn nữa hay
không.Nhưng tôi nghĩ đó là việc làm hợp lý.Trong việc này
đáng phê phán không phải là tôi mà chính là BGH. Nghe
tôi phản pháo cả hội nghị ngạc nhiên lắng nghe lập luận.
Tôi nói tiếp: Trong toàn bộ nhà H1 không có một cái ghế
nào cho thầy giáo. Trường ta nghèo đến vậy sao hay các
anh thấy là không cần, là lảng phí. Việc này đã có lần tôi
lưu ý với BGH nhưng không ai quan tâm.Với các thầy trẻ
thì không sao còn với các thầy già nhu cầu được ngồi là rất
chính đáng.Đứng giảng bài 3 tiết lại đi bộ từ cuối nhà đến
phòng nghỉ,uống hớp nước,ngồi được tý xíu rồi đi bộ trở lại
quảng đường dài,không biết các giáo sư khác chịu đựng
được như thế nào chứ tôi quá mỏi chân,đứng lâu e bị quỵ
Mà các anh có biết chuyện một giáo sư của trường ta bị ngã
ngay trên bục giảng chưa nhỉ. Mỏi chân quá thì phải
ngồi,tôi hỏi các anh ngồi vào đâu.Tôi đưa ra 3 phương án
để lựa chọn: ngồi lên bệ lát gạch,lên ghế s/v và lên bàn.Sau
khi phân tích,so sánh tôi thấy ngồi lên bàn là hay hơn

cả,tuy có hơi chướng mắt một tý đối với người ngoài vì
chưa quen nhưng hiệu quả lời giảng là cao hơn,mà tôi chỉ
thỉnh thoảng ngồi ghé một tý chẳng thể làm hư hỏng
bàn.Nếu trong lớp có ghế đàng hoàng mà tôi ngồi lên bàn
tôi xin chịu sự phê bình,đàng này tôi bị bắt buộc phải dùng
biện pháp tình thế để khắc phục khó khăn,tôi nghĩ có dũng
cảm mới làm được như vậy.

Không có ai bình luận gì thêm, hội nghị chuyển sang
bàn việc khác

Tôi nghĩ nếu hôm đó tôi không có mặt để tự bênh vực
thì đã bị phê phán một cách oan uổng .

22 - KHÔNG HỎI LÝ DO

Thỉnh thoảng cán bộ và s/v gặp chủ nhiệm khoa xin
nghỉ vài ngày.Mỗi lần như vậy tôi dặn làm một giấy xin
phép,tôi ký vào rồi đem cất đi để lỡ ra sau này có ai thắc
mắc gì còn có bằng chứng,tránh việc khẩu thiệt vô
bằng,trong giấy tôi chỉ yêu cầu ghi rõ thời gian và đi đâu
mà không cần nêu lý do nếu là việc riêng.Điều này làm một
số người vui thích và ngạc nhiên.Có người hỏi tại sao tôi
không quan tâm đến lý do trong khi nhiều thủ trưởng khác
rất chú ý tới.Tôi trả lời là biết để làm gì,có bao nhiêu phần
trăm nói thật,bao nhiêu sẽ nêu lý do giả dối.Hỏi lý do nhiều
lúc chỉ khuyến khích người ta dối trá.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

28

Không hỏi lý do, đó là bài tôi học được từ hồi làm
chuyên gia ở Angiêri.Hồi năm 1998 anh Nguyễn Xuân
Đặng( lãnh đạo chuyên gia của sứ quán) chỉ thị cho đơn vị
chúng tôi cử người sang Tiệp làm một việc có tính chất nội
bộ.Đơn vị cử tôi lãnh trách nhiệm ấy. Đang giữa học kỳ,
phải xin phép hiệu trưởng.Ông này người Angiêri. Để xin
phép phải có lý do.Thế là các cốt cán của đơn vị ngồi lại
với nhau để bịa ra lý do có thể chấp nhận được,chỉ không
nói ra lý do thật.Dự buổi hôm đó có tôi và các anh Lê Văn
Thưởng,Nguyễn Lê Ninh, Dương Học Hải,Lê Đức
Thắng,Ngô Phú An…Bàn bạc một lúc rồi cũng thống nhất
được lý do bịa đặt để phổ biến cho đơn vị đề phòng có ai
hỏi tới và quan trọng là để trình bày khi làm thủ tục xin
phép.Thế nhưng khi tôi và anh Ninh gặp hiệu trưởng để
trình bày ông ta không hề hỏi một tí nào về lý do.Ông chỉ
hỏi tôi đã nhờ người dạy thay chưa, tôi chỉ vào anh
Ninh,thế là ông an tâm và hỏi có cần ông giúp đỡ gì thêm
không.Không hỏi lý do,đối với tôi thật là một bài học quý
giá.Không những đối với cán bộ, sinh viên mà nhiều khi
với con cháu trong nhà tôi cũng không hỏi lý do.

23- KHÔNG LÀM TRIỂN LÃM

Năm 1996 kỷ niệm 40 năm đào tạo và 30 năm thành lập
trường.BGH gợi ý cho các khoa làm triển lãm để tuyên
truyền.Tôi thấy việc làm này là tốn kém,vất vả mà hiệu quả
thấp.Hơn nữa vào thời điểm đó khoa Xây dựng đã có được
vị thế,không cần phải tiếp thị và tuyên truyền.Nghĩ như thế
nhưng nếu khoa không làm chắc sẽ bị điều tiếng.Để tránh
rắc rối cho cá nhân tôi nghĩ ra mẹo họp hội đồng khoa
học,lấy ý kiến tập thể không cần triển lãm. Tôi đã vận
động được một số ý kiến ủng hộ và tin là ra hội nghị sẽ
thuyết phục được nhiều người theo ý mình.Tôi khai mạc
hội nghị với mục đích bàn có nên làm triển lảm không và
nói rõ ý kiến của tôi là không muốn làm với một số lý
do.Thế nhưng lần đó tôi đã gặp nhiều ý kiến không tán
thành, người đòi phải làm hăng hái nhất là anh Đoàn Định
Kiến.Cuối cùng phải lấy biểu quyết và tôi bị thiểu số.

Thế thì làm,và đã làm thì phải làm cho thật tốt, muốn
vậy phải lập ra một ban chuyên lo việc này.Mọi người tán
thành ý kiến đó.Tôi nói đáng ra tôi phải làm trưởng ban
nhưng như mọi người đã chứng kiến tôi không thích thú gì
việc này, nếu tôi làm sẽ không tốt, tôi đề nghị cử anh Kiến
là người hăng hái nhất làm trưởng ban,anh Kiến sẽ lên kế
hoạch,cần nhân lực và điều kiện gì khoa sẽ huy động để
đáp ứng, mọi việc chuyên môn khác anh bàn giao cho
người khác để tập trung làm tốt việc này, khối lượng công

background image

29

việc sẽ được tính khi tổng kết năm học.Mọi người đều tán
thành đề nghị của tôi trong sự ngỡ ngàng của anh Kiến.

Tan cuộc họp anh Lều Thọ Trình giả làm bộ mặt
nghiêm chỉ mặt tôi mà nói: Không ngờ mày là một thằng
đểu.Nói xong anh cười xòa.Tôi bắt chặt tay anh và nói :
cám ơn đại ca đã đánh giá đúng tiểu đệ.

Kết quả khoa Xây dựng không làm được triển lãm vì từ
hôm đó trở đi chẳng thấy anh Kiến nhắc nhủ gì còn tôi
cũng được thể lờ luôn .Có người biết chuyện bảo tôi là nên
họp HĐKH để kiểm điểm việc anh Kiến không làm tròn
trách nhiệm, nhưng tôi thấy chẳng việc gì phải kiểm
điểm,không làm triển lãm đỡ ra được bao thứ mà chẳng bị
thiệt hại gì, mọi người tự rút ra kinh nghiệm và bài học cho
bản thân mình là đủ.Thế mới biết xui người ta làm thì dễ
còn tự mình làm thì có phần khó.

24 - KHÔNG VÀO ĐƯỢC ĐẢNG ỦY

Trong đảng ủy trường thường có đại diện một số khoa .
Xây dựng là khoa lớn nên thường có đảng ủy viên là chủ
nhiệm, phó chủ nhiệm hoặc bí thư chi bộ.Đại hội Đảng bộ
trường năm 1993,đoàn đại biểu chi bộ giới thiệu một mình
tôi vào danh sách bầu cử.Thế nhưng ra đại hội một đại biểu

ở đâu đó lại giới thiệu thêm đ/c khác.Tôi biết một đơn vị
có hai người trong danh sách bầu cử thì phiếu dễ bị phân
tán và khó có người đạt đủ số phiếu trúng cử.Tôi thầm trao
đổi với một đ/c ngồi cạnh,có ý muốn đ/c đó vận động đ/c
vừa được đề cử rút lui.Không biết việc vận động đã xẩy ra
như thế nào nhưng không thấy đ/c kia rút .Đã vậy thì tôi
xin rút,nói rằng không nên để hai người trong cùng đơn
vị,cũng là để đánh động thử chơi.Chủ tịch đoàn không cho
rút.Kết quả bầu như đã dự đoán,cả hai đều không trúng,tôi
tuy có nhiều phiếu hơn nhưng vẫn còn thiếu vài lá .Thế là
lần đầu tiên trong nhiều năm,khoa lớn nhất trường không
có người trong đảng ủy.

Tôi muốn vào đảng ủy không phải để cho oai hoặc được
tăng thêm quyền lực gì mà chỉ muốn được đóng góp trí tuệ
vào những việc lớn của trường ngay từ lúc sơ khai,trước
khi đảng ủy ra nghị quyết.Không vào được cũng là tại thời
vận mà thôi.

Về chuyện đảng tôi có vài kỷ niệm.Đó là hồi còn ở
Hương canh, phần lớn các giáo sư, tiến sỹ, trưởng bộ môn
còn ngoài đảng,tôi cũng ở trong số đó. Trong một đại hội
công đoàn (1978), khi bàn về chủ đề xây dựng Đảng tôi có
phát biểu như sau : Tôi nghĩ ở đâu đó đảng là của công
nông nhưng ở trong trường đại học,để làm được vai trò
lảnh đạo toàn diện thì đảng phải tập hợp được đội ngũ trí
thức,trong đảng phải có nhiều giáo sư,tiến sỹ,các thầy giáo
cốt cán về chuyên môn.Tôi đề nghị ban chấp hành công

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

30

đoàn giới thiệu những đoàn viên như thế cho đảng. Ý kiến
ấy được nhiều người tán thành .

Vài hôm sau tôi được tiếp anh Nguyễn Mậu Bành tại
nhà,anh cho biết được thường vụ đảng ủy cử tới để trao đổi
với tôi về việc đưa các GS-TS vào đảng.Hồi đó trong số
GS-TS ngoài các anh đảng viên cựu trào như anh Sam,anh
Thưởng,anh Đặng,anh Chọn,anh Bành,anh Đạt v.v…thì
đàng cũng vừa kết nạp được anh Chấn.Tôi có gặp anh Chấn
tìm hiểu việc vào đảng của anh nhưng xem ra không có gì
mới ,đáng để rút kinh nghiệm.

Tôi nói : Xin cám ơn đảng ủy đã quan tâm đến lời phát
biểu của tôi.Nếu đảng ủy muốn nghe những ý kiến của tôi
thì để tôi chuẩn bị thật chu đáo,khi nào các anh họp đảng
ủy,gọi tôi lên,tôi xin khoảng 30 phút để trình bày cho có
trước sau.Bây giờ tôi chưa được chuẩn bị,hơn nữa nói với
anh,anh về trình bày lại e có gì bất tiện.Anh Bành đồng ý
nhưng nói thêm : chỗ bạn bè thân quen, tôi cứ nói cho anh
nghe một vài suy nghĩ cá nhân,coi như trao đổi ý kiến của
những người bạn .Thôi thì nghĩ sao tôi nói vậy.

Tôi cho rằng trong một thời gian dài một số cơ sở đảng
hơi bị nhầm lẩn trong việc phát triển.Anh Bành ngạc nhiên
và yêu cầu giải thích.Tôi nói:Tuy tôi chưa vào đảng nhưng
cũng biết các việc làm của chi bộ khi xét kết nạp đảng
viên.Đó là: xem xét trong số quần chúng ai có tinh thần
phấn đấu thì đưa vào diện cảm tình,cử đảng viên theo dõi,
giúp đỡ, rồi đưa lên diện đối tượng, cho đi học vài lớp bồi

dưỡng lý luận, làm lý lịch và xác minh, làm đơn,chi bộ họp
để xét kết nạp.

Anh Bành cho biết đúng là như vậy và hỏi nhầm lẫn ở
chỗ nào.Tôi trả lời rằng : Khi làm việc gì thường người ta
xuất phát từ điều kiện cần sau đó mới xét tới điều kiện
đủ.Thế mà trong phần lớn trường hợp các chi bộ chỉ chú ý
nhiều đến điều kiện đủ, nào là xem quần chúng đó đã đạt
được các tiêu chuẩn chưa, còn thiếu cái gì, nào là cử đảng
viên theo dõi, giúp đỡ,giới thiệu v.v…Trong cả quá trình
đó không mấy ai quan tâm đến vấn đề là chi bộ có cần kết
nạp người này không,cần đến mức nào,người này vào có
làm tổ chức đảng cơ sở mạnh lên hay không . Thêm vào đó
việc tuyên truyền quá mức về vinh dự được đứng trong
hàng ngũ đảng đã làm cho một số không ít kẻ cơ hội tìm
cách chui vào đảng,chi bộ đã bỏ sót mất một số người có
tài năng và trung thực.Và ở nơi nào kẻ cơ hội chiếm ưu thế
thì ở đó không có sự lảnh đạo thực sự của đảng.Không lạ gì
có những người trước khi vào đảng phấn đấu rất tích cực,
khi vào được rồi lại buông xuôi.Đó là những kẻ cơ hội loại
xoàng,chỉ mong ước có được danh hiệu đảng viên để thỏa
mãn sĩ diện cá nhân.Những kẻ cơ hội cao thủ hơn sẽ tìm
cách leo cao, khi có được vị thế mong muốn rồi mới dần
dần lộ mặt.

Không biết anh Bành về báo cáo với đảng ủy như thế
nào nhưng tôi không được gọi .

background image

31

Trong một lần nghỉ mát tôi có dịp ở chung với anh Phan
Xuân Mỹ thường vụ đảng ủy.Tôi lại nói với anh là đảng ủy
chưa chú ý đúng mức đến việc kết nạp trí thức.Anh Mỹ cho
rằng đấy là lỗi của các chi bộ cơ sở.Tôi không nhất trí và
cho rằng nếu đảng ủy có chủ trương thì cần thúc dục các
chi bộ chứ không bị động chờ đề xuất từ dưới.

Cũng may là từ khoảng năm 1983 nghe đâu đảng có chủ
trương mở rộng việc kết nạp đảng viên trí thức, từ đó nhiều
GS-TS của trường mới được kết nạp.Tôi vào đảng năm
1985,lúc đã gần 50 tuổi.Trước đấy tôi cũng tưởng không
vào được vì có chút vướng mắc về lý lịch, biết có gỡ ra
được hay không.Thế nhưng khi đọc tiểu thuyết “Quy luật
của muôn đời” của M.Đumbatzê (Liên xô) tôi biết được
câu chuyện nhà trí thức Batsana khi huyện ủy hỏi tại sao
xin vào đảng đã trả lời : Tôi muốn trong đảng có thật nhiều
người chính trực.Câu chuyện ấy cùng với những mong ước
chính đáng, những thực tế của trường đã thuyết phục tôi xin
vào đảng.Người giới thiệu là anh Nguyễn Văn Tấn(bí thư
liên chi đảng của khoa,phó chủ nhiệm khoa) và anh Hoàng
Như Tầng ( bí thư chi bộ )

Rút bài học không vào được đảng ủy,các khóa sau tôi đề
nghị giới thiệu Lê Văn Thành,bí thư chi bộ,phó chủ nhiệm
khoa và chỉ giói thiệu một người. Kết quả đ/c Thành trúng
vào đảng ủy

25- ĐÓN TIẾP SINH VIÊN CHUYỂN GIAI ĐOẠN

Hồi ấy việc đào tạo được chia thành hai giai đoạn.Hai
năm đầu học đại cương do phòng đào tạo quản.Sau khi thi
vượt rào, chuyển giai đoạn mới đưa về khoa chuyên
môn.Tất cả các khoa chỉ nhận danh sách s/v, xếp lớp,thời
khóa biểu rồi thông báo để s/v đi học.Không có khoa nào
tổ chức đón tiếp, mấy năm trước khoa Xây dựng cũng
vậy.Từ khóa 37 tôi bàn với anh Viên, anh Thành tổ chức
một cuộc lễ đón tiếp s/v nhập khoa cho vui vẽ và gây được
ấn tượng.Chúng tôi mời đại diện BGH,đại diện các bộ môn
và toàn thể sinh viên trong khoa.Việc tổ chức được phối
hợp với liên chi đoàn và hội s/v.Buổi lễ diễn ra đúng dự
kiến,có kết quả tốt.

Có một điều chúng tôi rất quan tâm là làm sao nâng cao
được tinh thần học tập của s/v, tính độc lập và chủ
động,phát huy dân chủ.Muốn vậy ngoài việc giáo dục,động
viên còn phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết.Hồi đó
nhà trường chưa in và phát sổ tay s/v như bây giờ.Chúng
tôi đã tập hợp những điều cần thiết trong các quy chế có
liên quan,in ra hàng trăm bản,phát cho s/v,căn dặn phải
nắm vững các quyền lợi và nghĩa vụ, nếu khoa hoặc các
thầy làm sai quy chế thì s/v có quyền khiếu nại.Chúng tôi
khuyến khích s/v phát huy tinh thần dân chủ trong mọi

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

32

công việc,dám cãi lại hoặc vạch ra chỗ sai sót của chủ
nhiệm khoa.Nếu làm được như vậy và được công nhận là
đúng thì sẽ được khen thưởng.Thế nhưng suốt cả nhiệm kỳ
tôi chưa nhận được ý kiến nào như vậy.

Có nhiều cách xưng hô với s/v.Có người gọi là các
em,các cháu,cho như thế là thân mật.Tôi nghĩ nên xem s/v
là người lớn và luôn nhắc điều đó.Vì thế ở chỗ công cộng
tôi thường gọi các anh các chị,cũng có khi gọi các bạn trẻ.
Gọi như thế có thể sẽ nâng cao được tinh thần trách
nhiệm.Tôi cũng có làm điều tra xã hội học và thấy đa số s/v
thích cách gọi như vậy.Còn khi cần thân mật tôi gọi các
cậu,các cô,cũng có khi quá thân mật tôi gọi chúng mày.Có
vài người bất chợt nghe gọi như vậy cho là thô lỗ, nhưng
xem ra khi được gọi thế phần đông s/v lại tỏ ra thích thú.

Tôi cũng đã tiến hành thăm dò bằng một số nguồn khác
nhau để xem có s/v nào bất bình với chủ nhiệm khoa không
nhưng chưa phát hiện thấy.Tôi tự động viên mình là đã làm
tốt nhiệm vụ.

26 -

KỶ LUẬT VÀ GIÁO DỤC SINH VIÊN

Đối với s/v phạm kỷ luật chúng tôi nặng về giáo dục,
khuyên bảo,răn đe hơn là trừng phạt . Suốt cả nhiệm kỳ của
tôi khoa Xây dựng không thi hành kỷ luật đuổi một s/v
nào.Tôi đã nghiên cứu khá kỹ quy chế thi hành kỷ luật s/v

và thấy rằng kỷ luật được xét ở hai cấp:khoa và
trường.Trước hết xét ở khoa,chỉ khi s/v phạm kỷ luật đến
mức khá nặng,ngoài quyền hạn xử lý của khoa mới lập hồ
sơ đưa lên trường.Ở mỗi cấp đều phải lập hội đồng xét
xử,có mặt của đương sự, các đại diện của lớp và hội sinh
viên.Thế nhưng theo dõi tôi thấy nhiều khoa và cả ở cấp
trường không mấy khi làm đúng như thế.Thường thường
các khoa không lập hội đồng mà đưa thẳng lên trường,hội
đồng trường thường xét xử chỉ căn cứ vào hồ sơ mà không
có mặt của đương sự.Có nhiều quyết định buộc s/v thôi học
chỉ mang tính dọa dẫm và chỉ do một mình hiệu phó chịu
trách nhiệm.

Suốt cả nhiệm kỳ chúng tôi không đưa lên hội đồng
trường một s/v bị kỷ luật nào và chỉ lập hội đồng xét xử
một lần.Đó là s/v Hoàng phạm tội quấy rối phá phách buổi
biểu diễn văn nghệ của đoàn thanh niên.Hôm đó s/v này
uống rượu say, lên sân khấu quậy phá,ném chai làm hỏng
thiết bị âm thanh. Đoàn TN lập biên bản gửi khoa yêu cầu
xét kỷ luật.Dư luận trong s/v nói chung là bất bình, muốn
thi hành kỷ luật nặng đến mức đuổi học. Sau khi tỉnh rượu
Hoàng mới thấy hoảng, không dám về nhà.Chúng tôi lập
tức tìm cách báo cho gia đình ở Hà nội ,nhanh chóng hoàn
thiện hồ sơ và lập hội đồng xét xử. Chúng tôi muốn làm
thật đúng quy chế để có thể nêu một mẫu mực trong
trường.Hội đồng do đ/c Thành phó khoa làm chủ tịch,ủy
viên là trợ lý tổ chức,đại diện đoàn thanh niên.Chúng tôi

background image

33

triệu tập đương sự,mời đại diện gia đình,đại diện lớp và
thông báo cho s/v toàn khoa biết để ai quan tâm có thể đến
dự.Tôi hoàn toàn đứng ngoài để theo dõi.Chủ tịch Thành
công bố quyết định của chủ nhiệm khoa về việc thành lập
hội đồng,tuyên bố lý do,mời đại diện đoàn TN đọc cáo
trạng,cho đương sự trình bày và tự bào chữa,mời đại diện
gia đình và lớp phát biểu.Cuối cùng hội đồng mới họp
riêng,quyết định hình thức cảnh cáo toàn khoa,ghi lý
lịch,phải bồi thường thiệt hại.Sau đó chúng tôi mới lập hồ
sơ gửi lên trường chỉ để báo cáo.Thật là một vụ xét xử kỷ
luật ít được biết đến.Gia đình và các s/v tham dự ra về rất
phấn khởi.

Chuyện nữ s/v Nông lớp KV8 cũng đáng được lập hội
đồng xét xử nhưng tôi thấy chưa đến mức cần thiết nên đã
tìm cách giáo dục riêng.S/v Nông,người dân tộc thiểu số, rủ
bạn trai về cùng nằm với nhau trong ký túc xá đã vài
lần,bạn bè phê bình góp ý nhưng không sửa chữa.Lần này
bị bảo vệ bắt được quả tang,lập biên bản gửi lên khoa để thi
hành kỷ luật.Tôi hội ý BCN và thống nhất chưa vội kỷ
luật,cứ giáo dục và răn đe đã,nếu vẫn tiếp tục thì kỷ luật
cũng chưa muộn. Tôi cho gọi Nông lên văn phòng khoa và
hỏi xem có biết phạm vào tội gì không.Cô ta trả lời lý nhí
là mắc khuyết điểm nằm với bạn trai,vi phạm đạo đức.Tôi
bảo đó không phải là tội chính,cho nghĩ kỹ đi.Nghĩ một lúc
Nông nói rằng chỉ phạm khuyết điểm đó.Tôi phân tích :
Việc chị sử dụng thân thể của mình như thế nào,nằm với ai

là quyền tự do cá nhân,khoa không can thiệp vào chuyện
đó,nhưng phải tìm nơi thích hợp chứ không được ở trong
ký túc xá,xung quanh có các bạn..Tội chính là làm ô uế môi
trường tập thể, tội này nhẹ thì bị đuổi khỏi ký túc xá, nặng
hơn thì bị đuổi học.Tôi đưa quy chế thi hành kỷ luật cho cô
ta xem nhưng còn sức đâu mà xem,chỉ van xin tha thứ.Tôi
bắt viết cam đoan không tái phạm và viết thư về nhà mời
đại diện gia đình,tốt nhất là mẹ, đến gặp khoa để bàn biện
pháp phối hợp giáo dục.Sau đó bà mẹ có đến gặp chúng
tôi,xin tha thứ cho cháu. Mọi chuyện rồi cũng trôi vào quên
lãng, giờ nhắc lại chỉ như là một kỷ niệm xa xăm.

Chuyện gay cấn hơn là nam s/v Dũng,người Nghệ
an.Dũng nổi tiếng là một đầu gấu trong KTX,nhưng chưa ai
dám tố cáo chính thức,chưa có tội trạng rõ ràng, chỉ mới có
một số phản ảnh miệng.Tôi cũng đang thu thập chứng
cứ,định gọi lên để giáo dục và răn đe nhưng chưa kịp làm
thì sự cố xẩy ra.Tối hôm đó cậu ta say rượu,ra phố trêu
ghẹo phụ nữ và còn bị cho là có hành động cướp giật, bị
công an bắt nhốt một đêm.Sáng hôm sau nhận được tin báo
của CA, tôi nhờ đ/c Chúc trợ lý lấy giấy giới thiệu ra đồn
CA nhận về và dặn Dũng lên văn phòng gặp tôi vào lúc 10
giờ.Tôi hội ý BCN và thống nhất đây là dịp tốt để giáo dục
và nếu thấy giáo dục không hiệu quả thì sẽ lập hội đồng kỷ
luật. Tôi lại nhờ trợ lý tìm xem hồ sơ để rõ hoàn cảnh gia
đình.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

34

Không biết đầu gấu ở đâu chứ khi gặp tôi thì cậu ta như
gà đã bị cắt cổ.Tôi ngồi nghiêm và quát: Anh là s/v Dũng
có phải không? Tôi chỉ ghế cho ngồi nhưng cậu ta vẫn
đứng.Tôi tiếp tục với giọng nghiêm khắc: Tôi biết rõ gia
đình anh,bố mẹ anh ở Nghệ an đang đầu tắt mặt tối lo kiếm
tiền cho anh đi học,thế mà anh không lo học hành cho tử
tế.Tôi thừa biết anh là một đầu gấu nổi tiếng trong KTX,hồ
sơ tội trạng người ta tố cáo cả xấp đó kìa.Anh đã được khoa
phát tài liệu trong đó có nói rõ các mức kỷ luật,vậy tôi cho
anh tự xét lấy kỷ luật của mình. Nghe thế Dũng chỉ ấp úng
xin tha.Tôi nói tiếp, nhẹ nhàng hơn: Tội của anh nếu đưa ra
hội đồng kỷ luật thì bị đuổi là chắc chắn,ít nhất cũng bị
đuổi 1 năm. Tôi đã chuẩn bị xong hồ sơ rồi nhưng tôi còn
nghĩ đến một vài người nên chưa quyết định dứt khoát, anh
có biết tôi nghĩ đến ai không. (im lặng).Tôi trầm giọng ,nói
như tâm sự:Tôi nghĩ đến cha,mẹ và các đứa em cùa anh ở
nhà.Tôi đang hình dung khi nhận được giấy báo anh bị đuổi
học thì gia đình anh đau khổ đến mức nào,tôi đang mường
tượng ra cảnh mẹ anh khóc hết nước mắt,cha anh sẽ lặn lội
ra Hà nội ,khóc lóc van xin tha thứ cho anh.

Vừa nói tôi vừa quan sát, thấy hai hàng nước mắt tuôn
rơi.Tôi đoán là nhân vật này còn giáo dục được.Tôi tiếp
tục: mày có biết thương cha mẹ không thằng kia,mày có
nhớ khi mày đậu đại học gia đình đã mừng rỡ như thế nào
không,mày có nhớ khi tiễn mày ra Hà nội cha mẹ đã dặn dò
những gì không. Thế mà mày chỉ thể hiện một thằng con

bất hiếu.Nghe thế Dũng chỉ cúi mặt khóc.Tôi cũng không
hiểu vì sao đang xưng anh ,tôi lại chuyển sang mày
tao.Nghỉ một lúc cho Dũng thấm đòn, tôi tiếp tục:bây giờ
thế nào tôi cho anh lựa chọn.Cậu ta lí nhí : thưa thầy em
biết tội rồi xin thầy ra tay cứu giúp.Tôi hỏi nếu tha cho lần
này thì có quyết tâm phấn đấu để trở thành người tốt
không.Dũng xin thề bỏ hết thói ngông cuồng,chăm chỉ tu
dưỡng đạo đức và chuyên cần học tập.Tôi bảo tất cả hồ sơ
còn đó,nếu sau này còn phạm thêm bất kỳ một tội gì thì kết
hợp xét xử luôn.

Kết quả Dũng đã trở thành s/v bình thường, đã tốt
nghiệp, không biết bây giờ làm việc ở đâu và có giữ được
lời thề hay không.

27 - TỔ CHỨC ĐÊM VĂN NGHỆ

Đã lâu không thấy liên chi đoàn có hoạt động gì sôi
nổi,tôi bàn thử tổ chức một buổi văn nghệ nhằm động viên
phong trào.Ý kiến lập tức được hưởng ứng vì cũng rất phù
hợp với dự kiến của đoàn TN.Khoa sẽ hỗ trợ kinh phí và
làm thủ tục xin phép còn liên chi đoàn lo tổ chức và nội
dung.Riêng khoản giữ trật tự khoa đã có phương án.Tôi

background image

35

làm văn bản xin phép tổ chức tối văn nghệ của khoa tại nhà
thi đấu.Anh Nguyễn Tấn Quý nói rằng tổ chức biểu diễn
văn nghệ thì cũng được nhưng anh lo nhất về an ninh trật
tự.Tôi hứa với anh là sẽ không có chuyện lôi thôi gì xẩy
ra,khoa đã có những biện pháp hữu hiệu,nếu có gì rắc rối
tôi xin chịu kỷ luật.Tôi hội ý BCN,nói về sự lo lắng của
anh Quý và định trình bày phương án thì đ/c Thành nói
trước:Em đoán được mẹo của anh rồi,có phải anh định
dùng “ sinh viên tự quản” trong việc này có phài không.Tôi
gật đầu đồng ý.Đ/c Thành bổ sung: tuy vậy em sẽ hổ trợ
bằng một vài cảnh sát mặc sắc phục lảng vãng ở vòng
ngoài.

Tôi nhờ liên chi đoàn phối hợp trợ lý tổ chức lên “danh
sách các sinh viên cần cho công việc” và triệu tập lên gặp
BCN khoa.Văn phòng khoa chuẩn bị thuốc lá,bánh kẹo để
tiếp.Các cậu ngơ ngác nhìn nhau không biết khoa chơi trò
gì. Tôi đi ngay vào vấn đề : khoa cho mời các anh em là
có nhiệm vụ quan trọng cần nhờ đến trí tuệ và sức lực.Khoa
sắp tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ, điều khoa quan
tâm nhất là giữ gìn an ninh trật tự để không xẩy ra bất kỳ sự
lộn xộn nào.Thầy tin tưởng vào các anh em ở đây, thầy
muốn trao nhiệm vụ khó khăn và vinh dự này cho các anh
em, liệu anh em có nhận được không, nếu bạn nào vì có lý
do gì mà không tham gia được cũng không sao, thầy không
ép buộc,vấn đề là tự giác,tự nguyện.

Mọi người vui vẽ nhận lời.Tôi đề nghị tập thể cử ra một
đội trưởng.Có nhiều ý kiến xin thầy cứ chỉ định.Vậy là tôi
chỉ vào Dũng và hỏi mọi người có tín nhiệm không.Tất cả
vỗ tay hoan hô.Tôi còn dặn dò một số mẹo đối với người
ngoài lỡ ra họ có đến và cũng không quên dọa một
câu:Thầy đã tin cậy các anh em và giao nhiệm vụ, anh em
đã hứa làm tốt ,tuy vậy thầy còn có lực lượng khác hỗ trợ,
nếu đứa nào lơ mơ thầy sẽ nghiêm trị, không tha.

Kết quả tối văn nghệ diễn ra quá vui, thành công ngoài
mong đợi.

Trường ĐHXD có một vấn nạn là s/v hay quậy phá tại
các buổi sinh hoạt tập thể như ở cuộc thi SV 96 và các buổi
đá bóng .BGH đã nghĩ ra một số cách nhưng không khắc
phục được,kể cả biện pháp huy động các trợ lý tổ chức
khoa và các thầy chủ nhiệm lớp đi giữ trật tự.Đã vài lần tôi
đề nghị được nhận nhiệm vụ này,chỉ xin mỗi lần vài triệu
để chiêu đãi đội ngũ.BGH không tin,cứ nghĩ tôi chỉ nói cho
vui, tôi dẫn chứng việc đã làm ở khoa, các vị cho rằng với
một khoa có thể làm được còn toàn trường thì không
thể.Thôi thì tùy các vị.Riêng tôi vẫn nghĩ rằng chỉ có s/v
mới giữ được s/v trong những trường hợp như vậy

28 - NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN

Tôi rất quan tâm đến tinh thần và phương pháp học tập
của s/v nên thường tổ chức các buổi nói chuyện ngoại

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

36

khóa,đặc biệt là với các s/v mới về khoa.Mỗi lần trước khi
nói tôi thường thu thập tình hình thực tế trong s/v, không lý
thuyết suông mà bám sát cuộc sống, lấy thí dụ cụ thể từ
thực tế sinh động, lại dùng những lời lẽ và giọng điệu thân
mật nên khá thu hút người nghe.Đã có lần tôi nói ở hội
trường G3,ban đầu chỉ có vài trăm người ngồi chưa kín hội
trường,thế mà khi gần kết thúc, không những s/v ngồi chật
kín cả hai tầng mà nhiều người còn đứng cả bên trong và
bên ngoài để nghe. Tôi không làm được việc điều tra để
biết kết quả của những buổi nói chuyện ngoại khóa như thế,
chỉ thỉnh thoảng nhận được lời khen là thầy nói hay
quá,thấm thía quá,bổ ích quá.

Tôi nhớ lại hồi khóa 28.Mấy khóa liền trước đó kết quả
của s/v năm thứ nhất thường rất thấp,phòng đào tạo(do anh
Nguyễn Khải làm trưởng và anh Hoàng Xuân Liễn làm
phó)đã tổng kết ra như vậy nhưng không tìm nguyên nhân
và biện pháp khắc phục.Riêng bí thư liên chi đoàn khoa
Xây dựng Nguyễn Văn Khánh nghĩ ra mẹo động viên và
huấn luyện s/v bắng cách nhờ tôi nói chuyện ngoại khóa về
động lực,tinh thần và phương pháp học tập cho K28 khi
mới vào trường được vài tuần.Cuộc nói chuyện rất được
hoan nghênh,s/v cho rằng rất bổ ích.Cuối năm học đó kết
quả học tập của khóa K28 là khá tốt,vượt hẳn lên so với
nhiều khóa khác. Anh Liễn đã tổng kết được như vậy
nhưng cũng không hiểu tại vì sao.Riêng tôi và đ/c Khánh
thì đoán là do kết quả của buổi ngoại khóa đầu năm học.

Biết tôi nói chuyện được s/v yêu thích,đoàn thanh niên
trường mời nói cho s/v toàn trường về chủ đề văn hóa học
đường.Chẳng là vấn đề này cũng đang làm nhiều vị quan
tâm.Tôi bàn là sẽ nói nhiều về văn hóa học đường nhưng
không nên đặt tên chuyên đề như vậy,nên tìm một tên khác
hấp dẫn hơn,ví dụ “những bí quyết đầu tiên để thành đạt”và
phải làm tốt việc tuyên truyền để thu hút thính giả.Theo
nhận xét của các cán bộ đoàn hôm đó thì kết quả rất
tốt,ngoài sự mong đợi.Tôi biết trong lời khen ấy có phần
động viên.Tuy vậy khi nghe tiếng vỗ tay kéo dài lúc kết
thúc cũng phần nào hình dung được sự thich thú của người
nghe.

Lần nói chuyện về chuyên đề sinh viên làm nghiên cứu
khoa học,có ý quan trọng là người làm nghiên cứu phải
biết nghi ngờ.Có s/v đặt câu hỏi: thế thầy có nghi ngờ
những điều vừa nói hay không.Đó là một câu hỏi hay.Tôi
trả lời là không. Thầy có tin là đúng thì mới nói,còn nghi
ngờ là việc của các bạn, các bạn nghe thầy, ghi nhận nhưng
chớ vội tin ngay mà phải thông qua sự suy nghĩ của mình,
phải thử lật ngược vấn đề, phải nghi ngờ.Chỉ khi nào có đủ
sự suy xét cần thiết thì mới tin.Thầy nghi ngờ những việc
khác,còn những điều thầy nói ra là đã được suy xét kỹ, cho
là đúng thì mới nói, nhưng điều thầy cho là đúng đã chắc gì
đựoc người khác công nhận.Vậy các anh chị em nên nghi
ngờ cả điều thầy nói.

background image

37

Về việc tuyên truyền, giới thiệu trước để lôi kéo người
nghe,tôi đã một lần gặp thất bại đau đớn.Đó là vào năm
1974,hồi khoa còn ở Chèm.Kỷ niệm ngày 19 tháng 5 tôi
đăng ký nói chuyện cho toàn khu Chèm về bài trường ca
nổi tiếng của Tố Hữu : “ Theo chân Bác”.Tôi đã chuẩn bị
khá công phu và đây là lần thứ hai nói về đề tài này.Lần
thứ nhất tôi nói cho tập thể s/v ở Liên xô năm 1972,rất
được hoan nghênh.Không ngờ đ/c ban tổ chức đã làm gần
hỏng cuộc nói chuyện đó.Ban tổ chức đã không hề tuyên
truyền, nói trước. Đến khi kết thúc buổi lễ chính thức,mọi
người chuẩn bị ra về thì ban tổ chức mới nói: bây giờ mời
quý vị và các bạn ở lại nghe nói chuyện thơ.Hơn hai phần
ba người bỏ ra về,tôi cố tìm cách nói thật to là mời mọi
người ở lại,tôi sẽ nói nhiều chuyện rất hay.Nghe nói thế có
một số người trở lại.Lần đó tôi đã trổ hết nghệ thuật,nói rất
hay.Nhiều người cứ xuýt xoa, không ngờ ông Cống nói
chuyên văn thơ hay đến như vậy Những người đã bỏ về
nghe kể lại cứ tiếc mãi.

Biết sinh viên thích nghe văn thơ,tôi đã chuẩn bị đề tài “
trăng và hoa trong thơ Bác Hồ”, nói cho khóa 16.Một lần
khác lại nói về “ câu đối trong kho tàng văn học Việt
Nam”.Lần nào cũng được hoan nghênh.

Năm 1976 tuyên huấn trường mời nhà thơ Xuân Diệu về
nói chuyện ở Hương canh.Sinh viên dự rất đông.Hôm sau
tôi lên lớp, giờ nghỉ mọi người hỏi hôm qua tôi có nghe
Xuân Diệu không và ý kiến thế nào.Tôi hỏi lại nếu sinh

viên thích nghe thơ tôi sẽ bớt ra một tiết để ngoại khóa.Thế
là tôi có dịp trình bày lại chuyên đề về trăng và hoa trong
thơ Bác.Sinh viên thích chí cho rằng tôi nói gần ngang với
Xuân Diệu.

Tôi tự cho mình là người có chút ít khả năng nói chuyện
nhưng tiếc rằng chưa dùng được bao nhiêu.Sở dĩ có được
chút năng lực như vậy là nhờ hồi còn ở Đại học bách khoa
chúng tôi được nghe các diễn giả nổi tiếng như Nguyễn
Việt Phương,Xuân Diệu,vụ trưởng Định nói chuyên quá
hay,tôi ước ao nói được gần như họ,thế là cố gắng luyện
tập.

29 -GIẢNG DẠY VỀ KHẢ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Ở trong các trường của chúng ta có ít người quan tâm
đến khả năng thuyết trình.Nói khả năng này là ở mức
thấp,còn cao hơn là nghệ thuật nói chuyện,phô diễn, hùng
biện .Trong SV 96 có mục thi hùng biện.Tôi là người huấn
luyện cho s/v Hùng tiết mục này. Ở Hà nội có vài người
quan tâm và đã mở các lớp học,tôi có biết được và đã đến
gặp gỡ,trao đổi với Nguyễn Đình San, Phan Quốc Việt
(Tâm Việt group ).Sách báo về môn nghệ thuật này có khá
nhiều,có thể kể ra một số tác giả như sau :Raymond de
Saint Laurent (Minh Đạo đã dịch ra tiếng Việt),Nguyễn

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

38

Hiến Lê,Hoàng Xuân Việt,Liêu Chí Trung,Triệu Truyền
Đống,Phan Quang Định,Tô Minh,Tường Vi,Hà Thiện
Ngôn,Nguyễn Đình San,Giang Văn Toàn …

Tôi bàn với liên chi đoàn mở một lớp về khả năng
thuyết trình cho cán bộ đoàn,hội và các lớp sinh viên,liên
chi lo chiêu sinh,tôi lo hội trường và giảng dạy miễn phí
vào một số buổi tối hoặc ngày nghỉ.Ý kiến rất được hoan
nghênh.Đã tổ chức được lớp khoảng 40 học viên,học và
thực hành trong 4 buổi.Kết quả chỉ được xem là tàm tạm.

Nhân đây bàn một chút về khả năng trí tuệ (chất
xám).Khả năng của con người (trí tuệ hoặc các dạng khác )
thường được xem là vô giá.Tôi hiểu cái vô giá này theo cả
hai nghĩa : rất có giá trị và không có một tí giá trị nào hết.

Nó có giá trị (cao hay thấp, còn tùy…) chỉ khi được đem ra
sử dụng để mang lại một ích lợi nào đấy. Còn nếu chỉ để
cất giữ thì nó chỉ là dạng tiềm ẩn, chưa có hoặc không có
một tí giá trị nào,khi chết sẽ mang theo luôn,không để lại
cho ai một ích lợi gì.Trong trường hợp này chất xám dù có
lớn đến đâu cũng không có được giá trị,thậm chí không
bằng một tờ giấy loại,vì tờ giấy còn có thể dùng để nhóm
bếp,còn chất xám vùa nói chỉ tan vào khoảng không.Ừ,mà
không biết sau khi tan như thế rồi liệu nó có tác dụng đến ai
không nhỉ? Bạn có một ít tài sản ư,chết đi còn để lại cho
con cháu.Bạn có nhiều chất xám ư,nếu lúc sống không
dùng được,chết đi bạn sẽ mang theo toàn bộ xuống mồ.Tất
nhiên nếu bạn là người đã tạo được tiếng tăm,tạo được uy

tín và đạo đức thì có thể để lại các sản phẩm tinh thần
đó,con cháu được hưởng sản phẩm tinh thần của bạn chứ
không được hưởng chất xám .

Vì suy nghĩ như thế nên hễ tôi học được cái gì,biết được
cái gì hay,có ích là tìm cách truyền bá,tìm cách vận
dụng.Việc mở lớp giảng dạy miễn phí về khả năng thuyết
trình (hoặc nghệ thuật nói trước đông người) là một hoạt
động như vậy.

Nhân bàn về việc sử dụng chất xám tôi nhớ đến một bài
báo của GS Tạ Quang Bửu đăng trên tờ Văn nghệ (trước
khi GS mất vài tháng).Trong bài có một vấn đề về học và
hành như sau:GS tuy có một số thành tích,một số cống hiến
nhưng so với khả năng thì chưa thật xứng đáng mà nguyên
nhân là GS đã dành tương đối nhiều thời gian cho việc học
nhiều lĩnh vực khác nhau,thời gian dành cho thực hành là
tương đối ít so với thời gian học.Giả thử học được 10 mà
hành được năm,sáu thì sẽ tốt hơn học được 15 mà chỉ hành
được ba,bốn.GS nổi tiếng là học rộng,biết nhiều nhưng chỉ
mới vận dụng được một phần nhỏ kiến thức cho công việc.

30 LÀM TRẬT TỰ VIÊN BẤT ĐẮC DĨ

Hôm ấy BGH triệu tập s/v vừa tốt nghiệp,chuẩn bị ra
trường để phổ biến vấn đề gì đó.Họp ở hội trường tầng 2
nhà ăn s/v trong khu KTX (hội trường G3 đang sửa chữa

background image

39

còn nhà thi đấu chưa xong).Anh Nguyễn Tấn Quý và anh
Nguyễn Như Khải chủ trì.

Ban đầu mọi việc diễn ra bình thường nhưng khi nghe
anh Quý nói một lúc thì hội trường bắt đầu ồn ào, càng lúc
càng tăng.Đã vài lần diển giã đề nghị các em giữ trật tự
nhưng chỉ được một lúc rồi lại ồn ào hơn.Trong lúc các anh
chưa biết làm thế nào, tôi đứng dậy, đi xuống đứng ở giữa
hội trường, nói to theo kiểu ra lệnh: tất cả i..i..m..m.Hội
trường bỗng nhiên im bặt.Tôi tiếp tục nói to, chậm rãi
(không dùng micrô) như nhấn mạnh vào từng tiếng:Các
anh chị em làm cái gì thế.Tại sao thầy hiệu phó,bí thư đảng
ủy đang phổ biến,dặn dò những điều cần thiết mà các anh
chị em lại làm mất trật tự đến vậy, phải chăng những điều
đó là vớ vẩn không cần nghe, hay là các anh chị em cho
rằng được cấp giấy công nhận tốt nghiệp rồi thì không cần
nghe các thầy và ban giám hiệu nữa.Các anh chị em là sinh
viên của trường Đại học Xây dựng kia mà, học ở đâu ra cái
thói làm mất trật tự như thế.Thôi, có việc gì quan trọng hãy
tạm gác lại,sau hãy nói, bây giờ giữ im lặng để nghe,mời
thầy Quý tiếp tục.

Cả hội trường giữ trật tự cho đến cuối buổi.Sau đó anh
Quý cám ơn tôi, nói rằng nếu không có tôi xuất hiện kịp
thời thì các anh chưa biết làm sao .

Chuyện khác.Hồi ấy trường chưa mở cổng mới,cổng cũ
quá chật hẹp.Vào lúc gần 12 giờ,sinh viên ra vào rất đông
nhưng ngay giữa cổng một ô tô đi ra,một xe ba gác đi vào

đang tránh nhau.Lập tức hai luồng người bị ùn lại,số đi vào
tràn lên chắn đầu ô tô,số đi ra chắn đầu xe ba gác.Trong
chốc lát gây ra tắc nghẽn giữa cổng .Tôi vừa đến, không có
một bảo vệ nào đứng ra dẹp trật tự.Có thấy anh Quý đi bộ
đến nhưng đã lách được qua đám đông để vào, tôi đoán
lẽ anh đi tìm người ra giải quyết.Đợi được e quá lâu, tôi thử
liều mạng đứng ra dẹp loạn xem sao.Tôi khóa xe cẩn thận
rồi len vào gần ôtô nói to : nghe đây,mọi người biết tôi là ai
rồi chứ, hãy nghe tôi dẹp trật tự nào.Số người này tạm thời
lùi lại, lùi lại đi, số người này dep sang bên, dẹp đi .Mọi
người theo mệnh lệnh, ôtô đã từ từ lăn bánh, thế nhưng xe
ba gác chỉ nhích lên được một chút rồi phải dừng lại ví có
hai xe máy không chịu dẹp,vẫn đứng cản đường.Tôi cầm
càng xe bảo mấy người cùng đầy tông thẳng vào xe máy,
nói rằng tội vạ đâu tôi chịu.Đến lúc này hai xe máy mới hốt
hoảng dẹp sang bên.Cổng trường được giải phóng xong
xuôi tôi mới ra lấy xe để vào.

Rút kinh nghiệm lần đó,sau này có hai lần tôi cũng thử
đứng ra dẹp tắc đường ngoài phố và đều thành công.Một
lần ở phố Khương trung,lần khác ở Định công. Cũng theo
cách như vừa nêu nhưng xưng danh cách khác :Bà con
nghe đây,tôi cũng chỉ là người đi đường nhưng xin đứng ra
làm trật tự.Để giải thoát cho nhanh, xin bà con nghe theo
chỉ dẫn của tôi.Nào, những người này…, những ngừoi
kia….. Mọi người nghe theo.Thế mới biết dân ta tuy nặng

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

40

tính ích kỷ, thích tranh giành, nhưng nếu có người chỉ bảo
thì cũng biết tôn trọng lẽ phải.

31 - ĐỘNG VIÊN ĐỘI BÓNG ĐÁ

Năm 1991 trường ĐH Nông nghiệp kỷ niệm thành lập,
mời đội bóng đá trường Xây dựng giao hữu.Anh Đỗ Hữu
Nghĩa, hiệu phó dẫn đội đi .Anh Nghĩa rủ tôi cùng đi và
trước khi xuất phát anh còn đề nghị tôi chiêu đãi phở cho
đội.Trên xe sang Gia lâm các cầu thủ bàn tán sôi nổi với
quyết tâm thắng lợi. Không thấy anh Nghĩa có ý kiến gì,tôi
mới đề nghị kể cho đội bóng nghe câu chuyện.Đó là năm
kia trường Cơ điện tổ chức kỷ niệm,cũng mời đội bóng
trường bạn giao hữu.Trong lúc các cầu thủ tranh tài trên
sân thì trong nhà ăn chuẩn bị tiệc để mời hai đội.Kết quả
giao hữu đội khách đã thắng 3-0. Bàn thắng đầu còn được
vài tiếng vỗ tay,hai bàn sau diễn ra trong im lặng. Đội
khách được tiễn ra về ngay, không được mời liên hoan.Đội
chủ vào liên hoan một mình, bữa tiệc thịnh soạn mà chẳng
mấy vui vẻ.

Thầy đồng ý là phải có thắng lợi, càng lớn càng tốt ,
nhưng thắng lợi quan trọng nhất là tình hữu nghị.Đề nghị

các cầu thủ chơi thật hay,nhiệt tình,trổ hết kỹ thuật,tài
nghệ.Cố gắng mỗi bên ghi được vài bàn và kết quả hòa là
tốt nhất, nếu không ta chịu thua chênh lệch một quả là
đẹp.Nếu lỡ ra gần đến cuối trận mà ta vẫn còn dẫn trước
thì nên tìm cách nhường.Chúng ta đi đây là để giao hữu vì
vậy phải lấy sự vui vẻ làm chính chứ không nhằm vào việc
hơn thua.Thầy đoán ở nhà ăn cũng đang dọn tiệc để đón
chúng ta, làm sao để cả hai đội cùng vào dự tiệc vui vẻ.

Anh Nghĩa cũng tán thành ý kiến của tôi.Kết quả trận
bóng hòa 2-2 như mong đợi .

Năm 1995 trường tổ chức giải bóng đá giữa các
khoa.Tôi đã kêu gọi các nhà hảo tâm trong khoa,thu được
một khoản tài trợ kha khá.Tôi trang bị cho đội bóng của
khoa khá tốt nhưng chỉ yêu cầu luyện tập vừa phải.Tôi đề
ra phương châm là chủ yếu dựa vào năng lực sẵn có,được
bao nhiêu hay bấy nhiêu, không tập luyện nhiều,chỉ cần tập
vài buổi về phối hợp đội hình và chiến thuật.Tôi nghĩ thể
thao là cần thiết nhưng học hành là chính,thể thao là để hỗ
trợ cho học tập chứ không vì mục đích tranh giành giải nọ
giải kia. Nếu thể thao có thua người ta tí chút mà bảo đảm
được chất lượng học tập thì vẫn tốt hơn nhiều là thể thao
hơn người mà kêt quả học lại kém.Thể thao ở trong
trường,về mục tiêu là khác so với thể thao chuyên nghiệp.

Hôm đội bóng ra quân,tôi đến tận sân để động viên,dặn
các cầu thủ cố gắng chơi đẹp, nhiệt tình nhưng tránh xô
xát,tránh cay cú, hoàn toàn không được chơi xấu,cố chơi

background image

41

cho hay, thắng được là tốt mà thua càng tốt hơn . Một vài
cầu thủ tỏ ra hiểu được ý nhưng số đông ngạc nhiên.Ồ, sao
lại thế hả thầy.Tôi không tiện giải thích nhiều, chỉ dặn rằng
các bạn cứ để ý suy nghĩ sẽ hiểu được .

32 - KIẾN NGHỊ VỚI BAN GIÁM HIỆU

Trường có đề ra hình thức kỷ luật,hễ s/v nào không
đóng học phí quá một hạn nào đó thì bị xóa tên trong danh
sách.Khoa đã nhiều lần nhận được quyết định như vậy,đã
nghiêm chỉnh chấp hành xóa tên.Nhưng sau đó ít lâu lại
nhận được quyết định phục hồi.Mỗi năm có vài lần như thế
làm cho khoa rất vất vả.Thực ra chúng tôi cũng chỉ xóa một
hai lần, sau đó hễ nhận được quyết định xóa thì chỉ cười và
lấy bút chì đánh dấu vào danh sách để khi có quyết định
phục hồi thì tẩy cho nhanh.Tuy thế tôi thấy cách làm việc
như vậy là chưa hợp lý,đã vài lần đề nghị sửa đổi nhưng
không ai nghe.Thế cho nên tôi đã viết văn bản sau đây:

Kính gửi Ban giám hiệu Trường Đại học Xây dựng

Vừa qua Hiệu trưởng ra quyết định xóa tên một số sinh
viên vì : “ mặc dù đã được thông báo,nhắc nhở nhiều lần
vẫn không đóng học phí”.Sau đó quyết định thu nhận lại
các s/v trên vì “ có đơn trình bày lý do,nhận khuyết điểm và
xin đóng học phí”.Trong QĐ còn nêu : Nay cảnh cáo đối
với sinh viên….

Khi hiệu trưởng đã quyết định chúng tôi có trách nhiệm
thi hành, tuy vậy cũng xin có một vài ý kiến sau :

1-Việc QĐ xóa tên s/v rồi thu nhận lại ở trường ta đã xẩy ra
nhiều lần,việc đó lam cho :

+ Uy tín của BGH bị ảnh hưởng vì s/v và cán bộ cho rằng
kỉ cương không chặt chẽ,việc ra QĐ rồi lại xóa là chuyện
thường.

+ Gây khó khăn cho công tác quản lý s/v ở các khoa.

+ Tạo nên một sự “ nhờn”trong s/v,gây ra những dư luận
tiêu cực.

2-Đã có một số ý kiến, nhận xét và đề nghị sửa đổi cách xử
lý s/v đóng học phí không đúng quy định vì cách làm như
vừa qua,xét một phía nào đó là khác với “Quy chế
công tác học sinh,sinh viên”.Cụ thể là :

+Theo khung xử lý kỷ luật, s/v không đóng học phí đúng
quy định,tùy theo mức độ mà xử lý từ khiển trách đến xóa
tên trong danh sách.Việc xóa tên thực chất là đuổi học.Khi

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

42

quyết định hình thức kỷ luật này phải hết sức thận trọng.
Việc s/v nộp chậm học phí một lần, lại không thật cố ý,mặc
dù đã…., thì cũng chưa nên áp dụng mức kỷ luật cao nhất
đó.

+ Việc xóa tên s/v là một kỷ luật nặng vậy có cần họp hội
đồng kỷ luật theo đúng thủ tục để xem xét theo điều 13 của
quy chế hay chỉ do ý kiến của một người .Nếu vận dụng
quy định “cấp thẩm quyền được phê duyệt hình thức kỷ
luật trong trường hợp s/v vi phạm pháp luật có chứng cứ rõ
ràng…”thì chứng cứ vi phạm đến đâu và tại sao chứng cứ
đã rõ ràng rồi mà lại còn phải thay đổi.

+ Theo quy chế thì thủ tục công nhận s/v sửa chữa khuyết
điểm được thực hiện như thủ tục xét kỷ luật,có nghĩa là
cũng cần thành lập hội đồng.Vậy quyết định xóa kỷ luật
xóa tên có thuộc diện này không hay chỉ là quyền riêng của
hiệu trưởng.

+ Việc ghi ở QĐ câu : nay cảnh cáo đối với s/v…là một
thông báo hay là một hình thức kỷ luật.Nếu là một kỷ luật
thì có cần đến hội đồng không?. Với hội đồng cấp trường
thì quyền hạn xét xử là từ đình chỉ đến buộc thôi học.Mức
cảnh cáo là thuộc hội đồng cấp khoa.Hiệu trưởng có nên
làm thay hội đồng cấp khoa không ?

Trong QĐ của hiệu trưởng có ghi rõ ràng là căn cứ vào
quy chế quản lý sinh viên nhưng chúng tôi lại thấy có nhiều
điểm khác với quy chế đó.

Kính thưa các đồng chí trong Ban giám hiệu

Chúng ta đang muốn đề cao kỷ cương.Việc đó phải
nghiêm minh từ trên xuống dưới.Trong một cuộc họp xem
xét vấn đề đóng học phí chúng tôi có phát biểu: Nên thận
trọng khi quyết định xóa tên s/v.Trước tiên cần khiển trách
và cảnh cáo vài lần ở khoa, nếu quá đáng mới đưa lên
trường để xét kỷ luật xóa tên,mà đã xóa là xóa hẳn,chỉ trừ
một vài trường hợp quá đặc biệt mới nhận lại.

Chúng tôi mạo muội có một số ý kiến trên đây trước hết
là nhằm đóng góp váo việc giữ gìn kỷ cương của trường,
nhằm bảo vệ uy tín Ban giám hiệu, nhằm nâng cao hiệu lực
các QĐ của BGH.Tuy vậy để tránh mọi sự hiểu nhầm có
thể xẩy ra chúng tôi xin phép được gặp trực tiếp toàn thể
BGH để trình bày quan điểm và cách làm của chúng tôi.

Kết quả: không có sự gặp gỡ trao đổi nào cả và mọi việc
hầu như không có gì thay đổi.

33 - TO TIẾNG Ở PHÒNG TÀI VỤ

Việc này không liên quan gì đến chức trách chủ nhiệm
khoa, nhưng xẩy ra ở trường nên cũng ghi lại như là một kỷ
niệm buồn.

background image

43

Năm 1985 tôi ký được một hợp đồng lao động sản xuất
kha khá về trường. Tiền đã chuyển về hơn một tuần tôi mới
xin lĩnh một ít để triển khai công việc.Cán bộ tài vụ xin
khất 3 ngày.Ba ngày qua lại xin khất đến tuần sau. Tuần
sau lại xin thông cảm…Đến lúc này tuy tôi vẫn giữ được
bình tĩnh nhưng quyết định to tiếng để làm cho ra nhẽ.Tôi
tìm gặp anh Trịnh Kim Súy,trưởng phòng.Trước mặt cán
bộ nọ tôi nói cho anh Súy biết:Tiền là của tôi chứ không
phải của trường,các anh chỉ có nhiệm vụ tạm quản lý chứ
không có quyền quyết định.Để làm việc đó các anh đã được
hưởng 2% chứ không phải làm giúp không công.Chúng tôi
còn phải nộp thuế cho trường,lại quả cho bên A và bao thứ
chi khác.Hợp đồng đã ký trên 2 tuần,chúng tôi cần tiền để
triển khai công việc,mà có cần nhiều lắm đâu,tôi chỉ xin rút
dần,lần đầu chưa đến một phần năm số đã chuyển về,thế
mà các anh chỉ tìm cách gây khó dễ.Để làm gì vậy.Cha ông
có dặn “ ma bắt xem mặt người ta”.Các anh cũng nên xem
mặt các cán bộ trong trường này chứ.

Anh Súy vội vàng xoa dịu,nói: Thôi mà,xin anh bớt
nóng (tôi chỉ to tiếng chứ có nóng đâu ),anh X kiểm xem
trong quỹ còn bao nhiêu phải ưu tiên chi trước cho anh
Cống.

Sau lần đó tôi gặp anh Vũ Văn Tuấn,hiệu phó phụ trách
LĐSX phản ảnh tình hình.Trước khi đi làm chuyên gia tôi
còn ký được vài hợp đồng nữa nhưng không dám đem về
trường mà về chỗ anh Huỳnh Công Miêng của Hội Xây

dựng.Cũng chính vì những việc như thế này mà tôi và anh
Dục đã nghĩ ra,đề xuất thành lập các đơn vị LĐSX như ở
mục 4

Lần thứ hai lại đụng đầu với một phó phòng khác.Năm
1991 tôi đi dạy tại chức ở Ban mê thuột.Hồi đó trường
thanh toán công tác phí cho thầy giáo,cơ sở chỉ lo ăn
ở.Theo sự hướng dẫn của khoa tại chức các thầy phải xin
tạm ứng,đi về sẽ thanh toán.Vì vội và cũng vì ngại,hơn nữa
tôi thấy chẳng cần tạm ứng nên đã tự bỏ tiền ra để đi.Khi
về tôi làm thủ tục thanh toán thì không được chấp nhận,tài
vụ bảo rằng phải có tạm ứng rồi mới thanh toán. Đã thế thì
tạm ứng và tôi đã viết số tiền gần bằng số sẽ được thanh
toán.Khi đưa duyệt ông phó phòng gạch đi,chỉ duyệt cho
chưa đến một nửa.Ừ thì bao nhiêu chẳng được,nhận đi cho
xong việc.Nhưng tôi thấy kiểu cửa quyền như vậy không
chịu được mới thử to tiếng xem sao.To tiếng nhưng vẫn
bình tĩnh. Tôi tìm gặp anh Súy trưởng phòng, nói cho biết
đầu đuôi sự việc và đưa cho xem tờ tạm ứng với bút phê
của phó phòng.Tôi hỏi anh có biết đây là cái gì không? Đây
là một cái tát vào mặt giáo sư Nguyễn Đình Cống.Các anh
định thể hiện quyền lực bằng cách cắt bớt tạm ứng như thế
này à,hay là các anh cho rằng tôi không xứng đáng nhận
khoản tiền đó, hay các anh nói nhà trường không đủ
tiền.Tôi đã bỏ tiền túi ra để đi công tác,trước sau gì các anh
cũng phải thanh toán đầy đủ kia mà.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

44

Anh Súy lại xoa dịu và bảo cán bộ làm ngay thanh toán
cho tôi.

Thế mới biết cuộc đời mềm nắn,rắn buông.

Trong công việc hàng ngày khi cần gặp ai đó để giải
quyết công việc tôi thường chuẩn bị 4 bước, cũng hay kể
cho con cháu và học trò nghe .

Bứoc thứ nhất là vận dụng tình cảm, không được thì
chuyển sang nói lý.Tuy vậy nhiều lúc cả tình và lý đều
không đạt.Tôi đã rút ra một điều : “chớ nói lý với những kẻ
ngu,chớ nói tình với những kẻ tham”. Cả tình và lý đều
không được rồi thì chuyển sang bước thứ ba là dọa.Để dọa
được người có chức có quyền là việc khó,phải biết được
điểm yếu của người ta,biết được người ta đang sợ gì,lại
phải có mẹo mực lắm mới dọa được.Tôi đã có một số lần
đạt được yêu cầu vì dọa được người ta một cách khôn
khéo,không phải dọa trực tiếp mà là gián tiếp.

Thế bước thứ tư?Nhiều bạn trẻ nghe tôi kể thế cố hỏi
cho bằng được,nếu dọa rồi mà vẫn chưa thành công thì làm
thế nào ? Tôi nói đó là bí mật không thể tiết lộ được,mà tôi
có tiết lộ thì chắc mọi người cũng khó vận dụng.Thôi thì
cũng

đành

tiết

lộ

vậy.Bước

thứ

l..à…đ..ầ…u…h…à…n…g, chấp nhận chiến thắng kiểu
AQ. À,mày không giải quyết việc này cho ông thì cũng như
mày chửi bố mày vậy.

34 - ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ

Trong các trường đại học ở Miền Bắc Đại học Xây
dựng là nơi đầu tiên thí điểm hệ thống tín chỉ.Trong ĐHXD
thì khoa Xây dựng là một trong số khoa đi đầu với những
người như Nguyễn Lê Ninh, Lều thọ Trình, Ngô Thế
Phong, Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang Viên, Lê Văn
Thành.Mong ước cũng như băn khoăn của nhiều thầy giáo
khi làm tín chỉ là khả năng phát huy tính chủ động của sinh
viên.So với s/v nhiều nước và với s/v ở TP HCM thì s/v Hà
nội có tính chủ động kém hơn.Liệu làm tín chỉ trong tình
hình như vậy có hơi sớm, có cần tìm cách nâng cao tính
chủ động của s/v lên hay không.Ý kiến của anh Trình là
không nên chờ đợi, làm tín chỉ cũng là một cách tích cực để
buộc s/v tự nâng cao tính chủ động của mình.

Người ta cho rằng tín chỉ là một sáng tạo của người
Mỹ.Thật ra các bậc tiền bối như Khổng Tử, Chu Văn An
đều đã dạy học cho từng cá thể, một hình thức tín chỉ rất
tích cực.

Khi đem tín chỉ vào trường ĐHXD tiếc rằng đã hơi vội
vàng, chưa có được sự tuyên truyền, vận động và giải thích
thấu đáo trong đội ngũ thầy cô giáo nên một số chưa thông
suốt và chưa tích cực hưởng ứng.Cũng chưa có sự chuẩn bị
đầy đủ và lường hết các tình huống.Sự vội vàng có lẽ do
một số người muốn có thành tích để báo cáo kịp thời.Trong

background image

45

lúc cùng vận động để thực hiện tín chỉ nhưng lại có hai
động lực khác nhau.Một số người này là vì hiệu quả và chất
lượng của đào tạo, một số khác lại vì muốn có thành tích,
họ biết rằng lãnh đạo Bộ đang cần áp dụng tín chỉ.Đúng là
cảnh “đồng sàng dị mộng”.

Những ngày đầu tiên làm tín chỉ thật là những ngày quá
vất vả của BCN khoa vì có nhiều tình huống không lường
trước được trong việc đăng ký, xếp lớp học.Từ thực tiễn
điều hành công việc chúng tôi mới đề xuất kiểu tín chỉ một
phần.Đó lả việc lập thời khóa biểu gồm phần cứng,bắt
buộc,và phần mềm theo đăng ký.

Đến nay việc đào tạo theo tín chỉ đã tương đối vào nề
nếp nhưng xem ra quy chế và tổ chức cũng còn một số
điểm bất cập.

35 - MỞ LỚP TIẾNG PHÁP XF

Việc mở các lớp dạy và học bằng tiếng Pháp là do phía
Pháp đề nghị, trao đổi với ban giám hiệu.Trong số các thầy
giáo có công cần kể đến anh Đoàn Như Kim.Sau này Pháp
còn giúp mở thêm các lớp kỹ sư chất lượng cao.Ban giám
hiệu quyết định giao cho khoa Xây dựng quản lý các lớp
học bằng tiếng Pháp và đặt tên là XF.Với cương vị chủ

nhiệm khoa XD và có biết tiếng Pháp tôi được tham gia từ
đầu trong việc hợp tác giữa hai bên.Trong một lần làm việc
giữa BGH với tham tán sứ quán có tôi tham dự, phía Pháp
đề nghị trường cử một cán bộ sang Pháp làm việc vài tháng
để trao đổi công việc.Anh Chọn (hiệu trưởng) có ý muốn
tôi đi chuyến ấy nhưng tôi đã xin ở nhà và đề cử anh Ninh
(phó phòng đào tạo) .Vì đã nắm được ý đồ của phía Pháp
nên tôi cũng bày một số mẹo để anh Ninh được chấp nhận
nanh chóng.

Các lớp XF được anh Kim và tôi quan tâm nhiều,học tập
có kết quả tốt.Trong cuộc hội nghị khoa học của sinh viên
toàn trường năm 1997 tôi bàn với anh Kim hướng dẫn cho
một số s/v lớp XF 39 làm đề tài và báo cáo bằng tiếng
Pháp.Có 8 nhóm s/v làm được báo cáo như vậy.Việc này
được phía Pháp rất hoan nghênh, trong buổi báo cáo họ cử
người đến dự và phát biểu đánh giá cao.Có lẽ đó là lần đầu
tiên s/v không chuyên ngữ của trường đại học kỹ thuật trình
bày báo cáo bằng ngoại ngữ trong hội nghị khoa học của
sinh viên .Tiếc rằng hoạt động như vậy sau này ít được lặp
lại.

Hàng năm Pháp nhận một giáo viên sang tu nghiệp 3
tháng.Năm đầu tiên trường cử anh Nghiêm Quang Hà .Năm
sau BGH và anh Kim đều muốn tôi nhận suất ấy nhưng tôi
đã đề cử và nhường cho anh Nguyễn Phấn Tấn.Dù sao tôi
cũng đã có dịp đến Pháp một lần.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

46

Theo dõi s/v các lớp XF tốt nghiệp thấy rằng một số
không nhỏ đã sang Pháp học lên cao hơn và đã trở về nước
công tác.

36 - NGHỀ TAY TRÁI

Trong lúc bận rộn với công việc của khoa, giảng dạy và
khoa học,tôi vẫn dành chút thì giờ cho vài việc tay
trái.Trước hết là chữa bệnh theo phương pháp tác động cột
sống của lương y Nguyễn Tham Tán.Tôi đã đến nhờ cụ Tán
chữa bệnh và thấy đây là một phương pháp rất hay,không
dùng thuốc. Tôi đã theo học một lớp tại trường Y học dân
tộc Tuệ Tĩnh,được cấp chứng chỉ hẳn hoi.Lớp học toàn là
cán bộ trong ngành y,chỉ có tôi là ngoại đạo.Có một số thao
tác đơn giản của nghề tôi không biết,phải nhờ các học viên
khác hướng dẫn,họ nói đùa là đã hướng dẫn chuyên môn
cho cả giáo sư.Tôi cũng đã theo cụ tập chữa bệnh một thời
gian nhưng thấy không có năng khiếu nên bỏ dần,đến nay
chỉ còn nhớ một vài kiến thức cơ bản.

Thứ hai là hoạt động trong lĩnh vực tâm linh.Hồi còn ở
Hương canh s/v Hoàng Hướng Dương ( con nhà thơ Hoàng
Trung Thông ) đưa cho mượn quyển Kinh Dịch.Tôi đã bỏ
công nghiên cứu nhưng rất khó hiểu phải bỏ dở.

Năm 1992 nghe tin ở Hà nội có lớp Kinh Dịch tại Hòe
nhai,tôi tìm cách đi học.Và rồi ngoài Kinh dịch lại học

thêm cả Tử vi,Tứ trụ (tử bình),Hà lạc,Độn giáp,Thái
ất,Phong thủy,Cảm xạ ,mỗi thứ học một ít trong vòng 4
năm,mỗi tuần 3 buổi tối.Trong quá trình đó tôi gặp và thân
quen với GS Nguyễn Hoàng Phương,lại theo GS nghiên
cứu về tâm linh.Chúng tôi lập ra câu lạc bộ nghiên cứu và
ứng dụng tâm linh,lấy Đền Đồng cổ ở phố Thụy khuê làm
nơi sinh hoạt hàng tháng.Trong hơn 2 năm tôi đã được bầu
giữ chức chủ nhiệm CLB đó.Tuy là chủ nhiệm nhưng tôi
chỉ làm về tổ chức còn năng lực chuyên môn tôi kém xa các
thành viên,vì thế một thời gian sau tôi tìm cách rút lui.Tôi
cũng phát hiện ra mình không có năng khiếu ( không có
duyên ) với những môn đã học và những hoạt động đã tham
gia nên cũng không tiếp tục đi sâu.Mà có lẽ công việc đời
thường,trần tục còn nặng nề quá nên chưa thoát ra
được.Cũng mong đến lúc nào đó rủ bỏ được mọi công việc
trần tục để có thể chuyên về tâm linh.

Thứ ba là việc làm trọng tài viên của Trung tâm trọng
tài quốc tế Việt nam.Nguyên do là năm 1993 cán bộ của
Trung tâm đến trường,gặp BGH,đề nghị giới thiệu một tiến
sỹ chuyên ngành làm trọng tài viên để tham gia xét xử
những vụ tranh chấp về xây dựng.Anh Nguyễn Văn Chọn
và anh Đổ Hữu Nghĩa đã hội ý và giới thiệu tôi.Một số các
trọng tài viên là luật sư.Hồi ấy dân chuyên môn,ngoài tôi ra
còn có anh Nguyễn Đông Hải (trước ở ĐHBK) và một vài
người khác ít quen biết.Để làm được trọng tài viên chúng
tôi phải dự một số lớp huấn luyện chuyên môn,học một số

background image

47

chuyên đề (nhung không phải thi).Từ bấy đến nay tôi chỉ
mới tham gia 3 vụ xét xử trong đó 2 vụ tôi làm chủ tịch hội
đồng.Số lượng như vậy là quá ít, nguyên nhân có lẽ là do
các tranh chấp về xây dựng thường được A,B tự giải quyết
mà không đưa ra kiện ở trung tâm trọng tài.

Kể ra làm thêm việc tay trái tuy có vất vả chút ít nhưng
cũng làm cho cuộc sống thêm phong phú và có thêm nhiều
bạn.

37 - BÀN VỀ VIỆC GÓP Ý KIẾN

Đại hội Đảng bộ ĐH Xây dựng năm 1995 mời được ông
Phạm Thế Duyệt bí thư thành ủy và ông Nguyễn Đình Tứ
trưởng ban tuyên giáo trung ương về dự.Trong giờ nghỉ tôi
tiếp cận ông Duyệt góp một ý kiến về việc Hà nội quá thiếu
nhà vệ sinh công cộng.Lại gặp ông Tứ trao đổi về việc
Trung ương đã ra được nghị quyết “ Giáo dục là quốc sách
hàng đầu”,thế nhưng tại sao giáo dục vẫn ì ạch và phạm
nhiều tiêu cực.Ông Tứ hơi lúng túng,trả lời qua loa. Trong
đại hội hôm ấy tôi cũng có phát biểu vài ý kiến,đó là những
suy nghĩ khá sâu sắc mà tôi đã từng ấp ủ một thời gian,thế
nhưng tôi cảm thấy chỉ có một số rất ít người nghe đồng
tình còn đa số thờ ơ.Tối hôm đó tôi ngẩm nghĩ đến những
việc trên và viết ra một tiểu luận như sau :

BÀN VỀ NGHỊ QUYẾT VÀ GÓP Ý KIẾN

Nghị quyết,ý kiến đóng góp cũng như luật pháp dù có
hay đến đâu thì cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện.Như
vậy việc thi hành quan trọng hơn nhiều so với việc ban bố.
Để các nghị quyết ,các ý kiến được thi hành thì chúng phải
phù hợp với “tầm”của những người lảnh đạo cao nhất , giữ
địa vị then chốt trong việc tổ chức thực hiện.Chúng phải
được thấm sâu,biến thành nhận thức,nhiệt tình,nhu cầu ,ý
chí của những người đó.Nếu không phù hợp, không biến
thành…thì dù nghị quyết có đúng đến mấy,ý kiến có hay
đến mấy cũng trở thành vô nghĩa,có khi còn phản tác dụng.

Ngay như nghị quyết “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”
rất hay,rất đúng,rất cần thiết,thế mà vẫn chỉ tồn tại như một
khẩu hiệu chứ có thục hiện được bao nhiêu.Vì sao vậy?
Phải chăng đó chỉ là sự thắng lợi và thỏa mãn nhất thời của
một số người đòi ra nghị quyết, là sự tạm nhượng bộ của
những người có quyền ra nghị quyết.Nó chưa biến thành
nhận thức và tình cảm sâu sắc ,chưa phù hợp với tầm của
những người có chức quyền cao.Hãy cứ so sánh với nghị
quyết “Tất cả vì tiền tuyến” trước đây hoặc nghị quyết về
cấm đốt pháo thì thấy rõ.

Cách đây trên hai ngàn năm Hàn Phi đã viết “ Thuyết
nan”,trong đó có một ý quan trọng,đại khái như sau : Cái
cơ bản nhất của thuyết khách (người góp ý kiến) không
phải là tìm ra ý đẹp, lời hay, biện pháp tốt mà chính là và

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

48

cũng khó nhất là đoán đúng, nói đúng với cái tầm của
người nghe.

Đáng thương thay và cũng đáng trách thay cho bỉ nhân
và những người, mỗi lần phát biểu ý kiến chỉ chăm chú vào
việc cần làm, biện pháp tốt mà không chú ý đến điều quan
trọng nhất…,thế thì ý kiến dù có đúng, có hay cũng là vô
nghĩa và có khi còn phản tác dụng.

38 - KHÔNG ĐƯỢC MỜI LÀM HIỆU PHÓ

Trong cuộc dân chủ bầu hiệu trưởng có một câu hỏi của
cử tri mà tất cả ứng cử đều trả lời vòng quanh,đó là câu :
nếu đ/c trúng cử sẽ chọn ai làm phó.

Khi anh Chọn trúng cử và tôi đạt số phiéu cao thứ hai,có
người đoán rằng anh sẽ mời tôi như là người của khoa lớn
nhất trường làm một trong bốn hiệu phó.Cuối cùng anh đã
mời anh Nguyễn Xuân Liên ,đang là phó chủ nhiệm
khoa.Tôi không có băn khoăn hoặc thắc mắc gì,không
trúng cử hiệu trưởng,làm chủ nhiệm khoa cũng quá tốt.

Lần nghỉ mát do Quân khu 3 mời (1994), tôi được xếp ở
chung phòng với anh Nguyễn Văn Chọn và anh Phan Xuân
Mỹ .Trong câu chuyện tào lao sau bữa trưa,không biết từ
đâu có người nhắc đến anh Trà.Tôi nói : Cống này thỉnh

thoảng có bất đồng ý kiến trong một số công việc,vì vậy
chắc là anh ấy chẳng thích gì. Các anh Chọn,Mỹ bảo kể
một chuyện nghe xem.Tôi kể chuyện sau:

Hồi ở Hương canh anh Trà làm tổ chức.Một hôm anh
đưa cho anh Ngô Thế Phong xem đơn của một cô người Hà
nội tố cáo cán bộ Hiệu của khoa XD lừa tình và tiền.Anh
Trà chỉ thị mồm là phải họp đơn vị kiểm điểm,lập biên bản
và đề nghị hình thức kỷ luật gửi lên cho tổ chức.Anh Phong
bàn với tôi nên xử lý như thế nào.Chúng tôi thấy từ trước
tới nay Hiệu là một người tử tế, nghiêm chỉnh,đáng tin
cậy.Đơn kia có thể có một phần sự thật hoặc chỉ là vu cáo
vì lý do nào đó.Chúng tôi thống nhất chưa vội họp kiểm
điểm mà gặp riêng Hiệu hỏi cho ra nhẽ,sau đó đi điều tra
xác minh.Hiệu trình bày là qua một người bạn giới thiệu
cậu ta có gặp gỡ, tìm hiểu một cô như thế nhưng chưa hề
hứa hẹn gì,càng tìm hiểu càng nhận ra nhiều tật xấu không
thể chấp nhận được và vì thế tìm cách rút lui.Không
ngờ…Anh Phong đã bỏ ra mấy ngày về Hà nội xác minh và
thấy những lời Hiệu nói là đáng tin.Riêng tôi cũng đã tìm
hiểu qua người bạn của Hiệu và cũng thấy như thế .Vì vậy
chúng tôi chẳng họp kiểm điểm.Anh Phong vì bận việc gì
đó nên nhờ tôi trình bày cho anh Trà biết.Sau khi nghe
xong anh Trà phê phán chúng tôi là bao che cho cán bộ mà
không tin vào sự tố cáo của quần chúng.Tôi mới hỏi lại:Thế
giữa cô kia mà anh chưa biết gì với anh Phong và tôi anh

background image

49

tin vào ai nhiều hơn? Anh Trà không trả lời và mọi việc trôi
đi trong im lặng .

Nghe xong anh Chọn buột miệng: hèn gì.

Đến tối ngồi riêng với nhau tôi hỏi : hồi trưa anh chỉ nói
“ hèn gì” rồi thôi, bây giờ nếu được xin anh cho nghe
tiếp.Anh Chọn nói: việc này tôi cũng không muốn nói ra
nhưng thầy đã hỏi thì xin nói vậy.Hồi đó tôi cũng rất muốn
mời thầy làm hiệu phó và đã nói với anh Long lái xe chuẩn
bị đưa tôi xuống Kim giang gặp thầy nhưng ngay sau đó
anh Trà gặp và góp ý kiến. Hồi này anh Trà đang phụ trách
công tác đảng của trường nên ý kiến của anh là có trọng
lượng,cũng như ý kiến của thành ủy.Theo anh Trà tôi
không được dùng thầy làm hiệu phó , vì thế tôi đã đề cử
anh Liên.

Sau này có một người bạn hỏi tôi: có biết vì sao anh
Chọn không dùng tôi giúp việc? Tôi trả lời là không
biết.Anh bạn nói là cũng đã hỏi anh Chọn câu ấy và được
nghe trả lời là ông ta ngại ông thường có ý kiến đề xuất này
nọ khó thực hiện, là người khó bảo, ngại dùng ông khó tạo
được sự nhất trí trong BGH, mà không khéo lại xẩy ra mất
đoàn kết thì nguy.

Tôi biết anh Chọn và anh Trà đều là những người tốt, lo
lắng cho công việc chung.Với tôi các anh đều là những
người bạn tốt, chỉ có điều đã hơi hiểu nhầm.Tôi càng thấm
thía một câu trong Luận ngữ đại ý là khi người ta không

hiểu đúng về mình thì chớ vội trách người mà trước tiên
hãy tự trách mình.Mình đã làm gì, làm như thế nào mà để
xẩy ra như thế.

Xung quanh chuyện hiệu phó cũng đã từng xẩy ra việc
hiểu nhầm tai hại.Ở nhiệm kỳ sau, đ/c hiệu trưởng có gặp
tôi đề nghị giới thiệu vài người có thể làm hiệu phó.Trong
phòng hôm ấy có cả anh Hoàng Như Tầng.Tôi nói ý anh
muốn đẩy mạnh mặt công tác nào thì tìm người có thế
mạnh về lĩnh vực ấy. Thí dụ muốn đẩy mạnh đào tạo thì
nên mời những vị có nhiều kinh nghiệm như Ngô Thế
Phong,Nguyễn Đình Cống hoặc Dương Học Hải,muốn có
người trẻ tuổi,hăng hái thì nên chọn anh X,anh Y…Thế mà
không biết từ đâu đưa ra cái tin tôi lên gặp hiệu trưởng xin
làm phó.Vài hôm sau một người bạn hỏi tôi tại sao lại có
thể làm chuyện như vậy được, tao thì tao không tin nhưng
nghe người ta cứ khẳng định như thế.Tôi kể cho anh bạn
nghe câu chuyện và bảo nên gặp anh Tầng để biết thêm sự
thật.Anh bạn vui vẻ: có thế chứ !

39 - ĐIỀU TRA CUỐI KHÓA

Tôi đang dạy môn phương pháp luận nghiên cứu khoa
học,trong các PPNC có PP điều tra khảo sát.Tôi muốn thực
hành PP kết hợp thu thập số liệu về tình hình đào tạo của
khoa.Đây là việc làm mang tính cách cá nhân.Tôi chọn sinh

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

50

viên vừa tốt nghiệp,đã được cấp bằng làm đối tượng,nhờ
cán bộ lớp và liên chi đoàn vận động. Tôi đã thảo ra,sửa
nhiều lần để có được phiếu điều tra ưng ý.Sau đây tóm tắt
các điều mục.

1-Đôi điều về quan hệ

a-Bạn tự đánh giá (tốt,khá,trung bình,không có):quan hệ
với tập thể lớp(…), tình cảm với khoa(…),với trường(…)

b- Ở đại học bạn thích được lảnh đạo và thầy cô đối xử
như: người lớn(…), còn bé(…),tùy lúc mà xem là lớn hay
bé(…)

c-Ở các cuộc họp hành nghiêm túc,các thầy,cô,cán bộ nhà
trường gọi s/v thế nào là hợp lý:các em,các cháu(…),các
đồng chí(…),các anh chị (…),các bạn sinh viên(…),các
cô,cậu (…)

d- Bạn có nhận xét gì về những trường hợp khen thưởng và
kỷ luật s/v:các trường hợp khen đều xứng đáng(…),có một
vài T.H chưa xứng đáng(…),các T.H kỷ luật đều xứng đáng
(…),có một số bị oan,sai (…)

2-Xin bạn góp ý,đánh giá một cách trung thực, công bằng
các hoạt động của khoa và các thầy,cô về 6 chủ đề: Tinh
thần trách nhiệm .Phương pháp công tác hoặc giảng
dạy.Trình độ chuyên môn,nghiệp vụ.Thái độ, tình cảm đối
với s/v.Sự nghiêm túc trong công việc.Sự công bằng trong
đánh giá.

Ghi ý kiến bằng các từ :tốt,khá ,t.bình,yếu,kém hoặc cho
điểm từ 10 đến 1.(không có ý kiến thì để trống).Đối tượng
đánh giá là: chủ nhiệm khoa,phó chủ nhiệm,trợ lý,giáo
vụ,giáo viên chủ nhiệm lớp,hướng dẫn đồ án tốt nghiệp,các
thầy,cô dạy các môn : cơ học,sức bền,kết cấu ,bê tông,thép
,thực nghiệm,kỹ thuật TC,tổ chức TC,an toàn,kiến trúc,cơ
đất,nền móng,máy xây dựng ( ngoài ra có thể tự ghi thêm
các môn khác hoặc các nhận xét khác)

3-Đề nghị đánh giá về : Thực tập công nhân.Thực tập kỹ
thuật.Những môn học nào ưa thích,môn học nào buồn
chán,vì sao : do nội dung,do thầy dạy,do thấy sự cần
thiết.Bạn đánh giá kết quả bảo vệ đồ án tốt nghiệp phản ảnh
được trung thực khoảng bao nhiêu % khả năng và sự làm
việc của s/v.

Đã tiến hành điều tra 3 khóa,mỗi khóa thu được số
phiếu bằng khoảng 70% số s/v.Kết quả có nhiều điều thú
vị,tiếc rằng tôi đã không chịu khó làm cho đến cùng để
công bố.Riêng phần cho điểm,nhiều thầy cô nhận được
điểm 7 trở lên,điểm 5;6 chiếm khoảng 20%,có một số điểm
1 và 2.

40 - SUÝT THÔI CHỨC CHỦ NHIỆM KHOA

background image

51

Vào đầu năm 1994 cụ lương y Nguyễn Tham Tán nhờ
tôi đến gặp một số giáo sư ở Đại học Y và Đại học quốc gia
Hà nội trao đổi việc thành lập Trung tâm y học phương
pháp tác động cột sống theo sáng kiến và sự bảo trợ của GS
Viện sỹ Vũ Tuyên Hoàng .Cụ bảo để làm việc với các GS
phải cử GS cho ngang cấp.Trong lúc tôi đang thơ thẩn ở
hành lang Đại học quốc gia thì gặp giám đốc Nguyễn Văn
Đạo.Là chỗ quen biết từ trước, anh mời vào phòng chơi,nói
chuyện.Anh Đạo có biết việc tôi ứng cử hiệu trưởng và hỏi
tôi đang làm gì.Tôi nói đang làm chủ nhiệm khoa.Sau vài
câu chuyện về các bạn bè quen thân anh nói là Đại học
quốc gia đang thiếu phó giám đốc phụ trách xây dựng cơ
bản mà chưa tìm ra.Anh thấy tôi có đủ tiêu chuẩn vào chức
ấy,nếu tôi muốn làm thì để anh xem xét,đề cử.Tôi chưa
dám nhận liều mà xin phép suy nghĩ thêm.Anh Đạo dặn
nếu tôi đồng ý thì điện thoại cho biết để xúc tiến thủ
tục,nếu không ,anh nhờ tôi tìm hỏi trong số các bạn bè, có
ai đủ tiêu chuẩn và thích làm thì giới thiệu cho anh.Tôi có
hỏi vài người nhưng không ai nhận lời.Riêng tôi, cũng
thích làm quan to hơn,nhưng nghĩ đi,nghĩ lại mãi,thấy mình
đang để tâm huyết vào công việc yêu thích,một số dự định
mới bắt đầu triển khai nên không nỡ bỏ mà đi nơi khác.Hơn
nữa cũng là để giữ lời hứa khi ứng cử chủ nhiệm
khoa.Nghe nói sau này anh Đạo tìm được một cán bộ của
Bộ Xây dựng về làm việc.

Trước đây cũng đã có vài cơ hội để tôi xin chuyển khỏi
Đại học Xây dựng nhưng tôi đã không đi.Lý do đơn giản
chỉ là muốn gắn bó với bộ môn,với trường,với bạn bè đồng
nghiệp và cũng là để tỏ lòng biết ơn trường đã cưu mang vợ
con tôi trong những năm tháng khó khăn.

Lần thứ nhất vào khoảng năm 1976 Đại học quân sự
mời tôi và anh Đinh Ngọc Vịnh,sau khi đã mời được anh
Hà Huy Cương.Chúng tôi biết về Đại học quân sự có lẽ
quyền lợi sẽ cao hơn nhưng đã không chấp nhận.

Lần thứ hai là sự dàn xếp của gia đình.Vào khoảng năm
1978,chị ruột tôi bàn với chồng là Hoàng Trọng Đại,thứ
trưởng bộ Ngoại thương muốn tìm cách đưa gia đình tôi từ
Hương canh về Hà nội.Trước hết xin cho vợ tôi về làm việc
tại bộ ngoại thương để chuyển chổ ở,đưa các con về,tạo
điều kiện cho chúng học hành,sau một thời gian tôi sẽ xin
về nốt.Chị đã vạch ra cho tôi một con đường tiến thân khá
hấp dẫn.Ban đầu sẽ làm cán bộ ở cục xây dựng,với bằng
tiến sỹ và sự dìu dắt,chẳng mấy chốc sẽ được đề bạt trưởng
phòng,và dần dần nhờ có thế lực và năng lực thì cái chức
cục trưởng là trong tầm tay với .Tôi biết khả năng trên có
thể thành hiện thực chứ kkông như cô bán sữa của
Laphôngten.Tuy vậy chúng tôi đã từ chối.Biết không thuyết
phục được, chị mắng chúng tôi là những đứa quá ngu và
ủng hộ việc chúng tôi mua đất mua nhà ở Ngoại trạch để an
cư lạc nghiệp lâu dài với trường,nếu trường vẫn còn đóng
tại Hương canh (Quất lưu)

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

52

41 - CÂU CHUYỆN VỀ HƯU

Khi hết nhiệm kỳ chủ nhiệm khoa ( năm 1997) tôi đã 60
tuổi,nói với BGH và tổ chức là sẽ chuẩn bị để nghỉ hưu.Tổ
chức cho biết tôi là giáo sư, có thể ở lại đến 65 tuổi.Tôi hỏi
đó là nghĩa vụ hay quyền lợi,nếu là nghiã vụ tôi xin chấp
hành, nếu là quyền lợi tôi xin được từ chối.Tổ chức cho
biết đó là quyền lợi Tôi cũng hơi biết tính toán, nếu ở lại
thêm 5 năm, được tăng hai bậc lương, đạt mức chạm trần
của bậc giáo sư, lương hưu được tăng hai bậc, có giá trị lắm
chứ.

Việc một giáo sư đòi được về hưu lúc 60 tuổi trong khi
sức khỏe còn tương đối là một điều hơi lạ,nghe đâu trong
cả nước mới chỉ có vài người.Khi làm việc này tôi có vài
suy nghĩ,một trong các ý nghĩ như sau : Trường ĐH Xây
dựng đang chịu một mâu thuẩn là muốn tăng số cán bộ
giảng dạy nhưng không tăng được vì biên chế đã đủ.Muốn
lấy thêm người mới phải tạo ra chỗ trống.Bằng cách nào để
tạo ra chỗ trống đó?Thông thường và đơn giản nhất là cho
một số cán bộ đủ tuổi nghỉ hưu.

Nhưng cho các GS về hưu lại mất đi cán bộ có năng
lực.Tôi đã đề nghị giải quyết mâu thuẩn này bằng cách về
hưu mà không về hẳn,vẫn cộng tác với bộ môn.Các thầy cô
giáo gắn bó với trường không phải là gắn với các ngôi

nhà,càng không phải gắn với BGH mà là gắn với tập thể bộ
môn.Việc các GS nghỉ hưu ký hợp đồng làm việc tiếp hiện
nay là bình thường, nhưng vào năm 1996 còn rất mới.Tôi
muốn mình là một trong những người đi đầu,dám chấp
nhận một chút thiệt thòi để thực hiện ý đồ.Tuy vậy BGH và
tổ chức vẫn rất ngại, không muốn để tôi về.Tôi đã phải
dùng mẹo mới thuyết phục được anh Nguyễn Tấn Quý để
anh đồng ý nói với tổ chức chuẩn bị hồ sơ.Tổ chức yêu cầu
làm đơn xin,tôi bảo có việc gì mà phải xin nên không
làm.Anh Nguyễn Hữu An (trưởng phòng) mới giải thích là
thường thì không phải làm đơn,nhưng trường hợp của tôi
các anh lảnh đạo ngại là có người không hiểu lại cho rằng
tôi bị ép,vì vậy các anh muốn có một bằng chứng do tự tay
tôi viết ra,để đề phòng mọi trường hợp bất trắc.Đã vậy thì
tôi viết mấy chữ ngắn gọn rồi ký tên chứ không có đơn từ
gì hết.May mà anh An hơi biết tính tôi và thấy như vậy
cũng được.

Từ khi về hưu đến nay tôi vẫn xem mình là người của
bộ môn và anh chị em trong bộ môn vẫn xem như vậy,tôi
vẫn đi dạy,hướng dẫn luận văn,viết sách,tài liệu.Tôi đã thực
hiện được ý là mình về hưu nhưng trường không mất cán
bộ.

background image

53

42- NHẬN THỨC VỀ VIỆC LÀM CÁN BỘ

QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

Làm cán bộ quản lý và lãnh đạo, nói theo dân gian là “
làm quan”

Quan nhất thời, dân vạn đại.Vậy làm quan và làm dân
đàng nào tốt hơn? Nếu làm quan thì thế nào là một quan
tốt? Đó là những vấn đề tôi thường suy nghĩ và tìm
hiểu.Về việc làm quan, các tấm gương tốt và xấu của các
quan trong lịch sử và đương đại tôi biết khá nhiều, trong
đó xin kể ra hai chuyện có ảnh hưởng đến nhận thức, đó là
câu chuyện “cái được, cái mất của người làm quan”trong
Cổ học tinh hoa và tiểu thuyết “Chuyện thường ngày ở
huyện”.

Khổng Tử có cháu là Khổng Miệt và học trò là Bật Tử
Tiện cùng làm quan một thời .

Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:

-Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những
điều gì?

Khổng Miệt thưa: Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì
mà đã mất ba điều.Việc quan bận, không còn thì giờ học

tập vì thế mà học vấn không tấn tới,bổng lộc ít không đủ
chu cấp cho họ hàng vì thế họ hàng không thân thíết, công
việc nhiều không thể đi thăm người ốm,viếng người chết vì
thế ăn ở với bạn không trọn vẹn.

Khổng Tử nghe nói không bằng lòng .

Sau Ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng
Miệt.

Bật Tử Tiện thưa: Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gì
mà đã được ba điều.Những vấn đề trước học nay đem ra
thực hành vì thế mà học càng rõ, bổng lộc dù bạc cũng có
thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng vì thế mà họ hàng càng
gần,việc quan tuy bận nhưng cũng bớt được ít thì giờ thăm
người ốm,viếng người chết vì thế bầu bạn càng thân.

Khổng Tử nghe nói, khen rằng: Tử Tiện thật là người
quân tử.

Tiểu thuyết “Chuyện thường ngày ở huyện” (Liên xô-
1975) kể về một số “quan” dưới chế độ Xô viết Xã hội chủ
nghĩa,trong đó có Boocdốp,bí thư huyện ủy và
Mactưnôp,phó bí thư.Boocdốp là một người trưởng thành
trong đấu tranh cách mạng và lập nhiều công trạng trong
chiến tranh Vệ Quốc,là cán bộ cốt cán và ưu tú của Đảng
Cộng sản Liên xô.Thế nhưng vì chạy theo “bệnh thành
tích” và những danh lợi cá nhân mà làm cho cả huyện điêu
đứng. Mactưnốp là một người chính trực, thực sự làm việc
vì sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của nhân dân

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

54

nhưng đã gặp phải trở ngại khá lớn từ phe của
Boocdốp.May mà có bí thư tỉnh ủy Krưlốp thông cảm cho
được phần nào.

Vậy chỉ nên làm quan và chỉ có thể làm quan tốt khi bạn
có đủ phẩm chất cần thiết thể hiện ở tư tưởng ,năng lực,
nhân cách,nguyện vọng.Trong một vị quan thường có hai
vai trò:lảnh đạo và quản lý. Tùy từng vị trí của chức quan
mà vai trò nào là chủ đạo.Nếu bạn không có đủ phẩm chất
cần thiết mà cố chạy để làm quan ,để thực hiện những mưu
đồ cá nhân thì sẽ mang lại tai họa cho cộng đồng và không
khéo còn hại đến bản thân.Nhưng khi bạn có ý đồ tốt đẹp,
có năng lực mà chỉ là một dân thường hoặc một cán bộ nhỏ
bé thì sẽ rất khó thực thi ý đồ dù rằng nó có thể mang lại
hiệu quả to lớn cho tập thể.Bạn phải trình báo qua nhiều
cấp và có khi ý đồ của bạn còn bị lợi dụng,bị chiếm đoạt.

Làm quan ở cấp trung gian thường chịu các áp lực từ
cấp trên, thường thường người ta đem áp lực đó truyền
xuống dưới.Tôi nghĩ như thế là chưa tốt.Cấp trung gian nên
như là một cái giảm xóc, sẵn sàng hứng chịu một số áp lực
vô bổ, làm tiêu tán bớt năng lượng xấu,tránh cho cấp dưới
những tác động không mong muốn.

Trong việc làm quan tôi còn nhận ra rằng để làm được
những điều có ích, ngoài các phẩm chất tốt đẹp của bản
thân còn cần có hậu phương vững,có tam đại và tam ủng

Hậu phương của bạn chính là gia đình, vợ con,nhà
cửa,kinh tế.Tôi đã vừa lo thu xếp để có được hậu phương
tương đối yên ổn vừa tìm cách chuyển nhà từ Kim giang
lên Phương mai để gần trường hơn.

Tam đại bao gồm: đại nhân,đại nghĩa,đại sự.Đại nhân là
những người quân tử,có phẩm chất tốt đẹp,ở các vị trí chủ
chốt,làm trung tâm đoàn kết mọi người.Đại nghĩa là mục
tiêu, là ngọn cờ để tập hợp lực lượng.Đai sự là những công
việc mang lại nhiều lợi ìch cho tập thể.Tôi nhận thấy rằng
khi thiếu những đại nhân ở các cương vị chủ chốt thì một
tập thể khó có được sự đoàn kết,thân ái

Tam ủng là sự ủng hộ của 3 cấp:cấp trên,tổ chức Đảng
cùng cấp và tâp thể cán bộ trong đơn vị.Để có được tam
ủng ,ngoài tam đại ra còn cần nhiều năng lực khác.Thiếu sự
ủng hộ của một trong ba cấp thì công việc sẻ gặp nhiều khó
khăn.

Một trong những việc quan trọng của người làm quan là
phát hiện và tiến cử người tài.Thông thường trong việc đề
bạt hoặc bầu cử người ta hay chú ý đến những người đã có
nhiều thành tích.Tôi lại nghĩ hơi khác.Khi chọn người để
giao trách nhiệm, tốt nhất là chọn người có tiềm năng , có
động cơ đúng và nhiệt tình với công việc(mặc dù chưa có
thành tich đáng kể).Tuy vậy để phát hiện ra người có tiềm
năng là rất khó, chỉ người có đủ tâm và tầm mới làm
được.Câu chuyện Khổng minh chỉ nhìn thấy một nụ cười
mà phát hiện ra Đặng Chi là một thí dụ vô cùng sinh

background image

55

động.Trong lúc làm chủ nhiệm khoa,tuy tôi có chú ý việc
này nhưng chưa làm được bao nhiêu

Có ba cách để thăng quan tiến chức là trèo,nhảy
lôi.Trèo là tiến lên từ từ,từng bước một như kiểu trèo
núi,trèo cây.Nhảy là thực hiện một lúc vài ba bước,vượt
cấp.Lôi là tác động từ trên,lôi kéo bạn lên, (cũng có những
lúc do dưới đẩy lên), là thực hiện bước nhảy bằng ngoại
lực.Tôi nhận thấy ở ta rất ít chấp nhận kiểu nhảy,chủ yếu
chấp nhận kiểu trèo và một phần nào đó dùng kiểu
lôi.Trong lịch sử khá đông quan tốt là do thực hiện các
bước nhảy. Khi ứng cử để bầu hiệu trưởng tôi cũng đã liều
thực hiện một bước nhảy nhưng không thành công, thời cơ
chưa tới.Cũng có ý kiến cho rằng còn một cách nữa để
thăng quan tiến chức là “đánh đu”, một kiểu sử dụng ô dù

Để phán xét một vị quan là tốt hay xấu là tương đối
khó nếu chỉ dựa vào đánh giá của một số người nào đó vì
tiêu chí và quan điểm của mọi người là khác nhau .Vì vậy
mỗi khi suy nghĩ,định làm việc gì tôi tập trung chú ý đến
hai phía: thứ nhất là lương tâm của mình,thứ hai là Thượng
đế.Khi bạn làm một điều gì đó (dù tốt hay xấu) bạn có thể
dấu diếm,lừa người khác hoặc bị người khác hiểu nhầm và
phán xét sai,nhưng bạn không có cách gì che dấu được
lương tâm và Thượng đế.

Nói về phẩm chất của cán bộ, năm 1945 Bác Hồ có căn
dặn, đại ý là cán bộ cách mạng phải là người đầy tớ của
nhân dân.Lời của Bác là hoàn toàn đúng trong giai đoạn

vận động cách mạng ,có ý nghĩa lớn trong thời kỳ đầu khi
cách mạng vừa thành công.Hiện nay chỉ nên xem ý đó đã
thuộc về lịch sử còn đem ra mà vận dụng vào thực tế thì
quá khó.Hiện nay,trong thời buổi xây dựng kinh tế, tôi nghĩ
câu của vua Lê Lợi trong chiếu dụ cho các quan có lẽ thích
hợp hơn.Câu đó đại ý như sau : “ các quan phải lo lắng cho
dân như cha mẹ lo cho con cái”.

Khi có địa vị là có quyền hành.Có một câu triết lý rất
hay “Muốn biết phẩm chất của một người hãy trao cho họ
quyền hành và xem họ sử dụng như thế nào”

Mỗi lần lựa chọn người đứng đầu một đơn vị (cơ quan,
tổ chức…) thường có hai luồng ý kiến : 1-cần lựa chọn
người thật sự có phẩm chất vì vai trò người đứng đầu là vô
cùng quan trọng.2-trong số người được dự kiến (đề cử)
chọn ai cũng được vì ai làm rồi cũng đến thế mà thôi. Hai
loại ý kiến trên là ngược nhau nhưng ý nào cũng đúng.Ý
thứ nhất đúng được khoảng 70-80 % vì có phẩm chất tốt là
cần thiết nhưng để làm được việc tốt còn cần đến nhiều yếu
tố khác nữa.Ý thứ hai đúng được 50-60% . Trong trường
hợp mọi chuyện xẩy ra bình thường, phẩm chất người đứng
đầu có ảnh hưởng không lớn đến công việc chung, nhưng
khi đơn vị có vấn đề gay cấn thì phẩm chất đó có vai trò to
lớn (như đi thuyền trên dòng sông phẳng lặng thì người lái
giỏi và người lái kém không hơn thua nhau là bao nhiêu,
nhưng khi gặp thác ghềnh mới biết ai hơn ai )

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

56

Trong một số trường hợp những người đứng đầu đơn
vị mâu thuẩn với nhau hoặc với cấp dưới thường chứng tỏ
phẩm chất của họ có phần kém,trong con người họ phần
tiểu nhân lấn lướt mất phần quân tử,họ chưa đóng được vai
trò “đại nhân” trong tiêu chuẩn “tam đại” được nêu ra ở
trên.Rõ ràng lúc này không phải ai đứng đầu cũng như
nhau.

Trong mọi hoạt động thường xuất hiện một số đơn vị
xuất sắc.Người ta thường đi tìm nguyên nhân để học tập, để
phổ biến.Đa số trường hợp tìm ra nguyên nhân phụ, thứ cấp
( như có sự đoàn kết nhất trí,có sự lãnh đạo sáng suốt và
kịp thời, có…) mà ít khi nêu ra được nguyên nhân chính (
có thể người ta thấy nhưng không muốn hoặc không dám
nói tới ).Đó là phẩm chất,vai trò của một hoặc vài người
đứng đầu. Không có những con người đó ( đại nhân ) làm
trung tâm đoàn kết lực lượng không thể có đơn vị xuất sắc.
Nhưng ở đâu ra các con người ấy, các phẩm chất ấy. Đó
còn là bí mật của Tạo hóa, là sự may mắn.

Trong khi làm chủ nhiệm khoa tôi đã suy nghĩ, nghiền
ngẫm những điều trên đây và cố gắng vận dụng vào thực tế
.Tuy vậy sự thành công rất bị hạn chế vì giữa nhận thức và
việc làm còn một khoảng cách không nhỏ.Có những việc
tôi tự cho là tốt nhưng không được ủng hộ hoặc bị hiểu
sai.Trước đây tôi cứ hay trách người khác không hiểu mình
nhưng rồi một hôm tôi bỗng ngộ ra điều thiếu sót cơ bản
của mình là thiếu sự mềm dẻo và khôn ngoan nên chưa

phát huy được nhiều năng lực.Câu châm ngôn “ trước tiên
hãy tự trách mình” nghe thì đơn giản nhưng thực hiện được
là quá khó.

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ chủ nhiệm khoa tôi tự thấy
mình cũng có làm được vài việc tốt, thực thi được một số ý
đồ nhằm giảm nhẹ các tiêu cực trong việc xuống cấp của
chất lượng và hiệu quả đào tạo, biết việc gì có thể làm
được, việc gì không.Tôi rất hài lòng vì tập thể ban chủ
nhiệm khoa và các trợ lý luôn đoàn kết , gắn bó, tôn trọng
lẫn nhau,làm việc có hiệu quả.Đặc biệt các đồng chí
Nguyễn Quang Viên và Lê Văn Thành là những trợ thủ
xuất sắc,có nhiều sáng kiến và chủ động trong công việc,đã
giúp tôi rất nhiều.

43 - MỘT SỐ BÀI BÁO

Vào thời kỳ làm chủ nhiệm khoa và sau này, thỉnh
thoảng tôi có viết báo,một số bài đã được đăng.Tôi sưu tập
lại đây một số bài làm kỷ niệm.Sau một vài bài tôi viết một
vài câu bình luận,đó là đoạn mới được thêm vào sau
này,không có trong nội dung bài báo đã công bố.


CHUYỆN LẠ : HOA PHƯỢNG NỞ MÙA ĐÔNG

background image

57

(

đăng báo Hà nội mới ngày 3-11-1991)

Hoa Phượng vĩ nở vào tháng 5, gắn với mùa thi,với
tiếng ve và đã trở thành biểu tượng đẹp của mùa hè.Thế mà
có hoa phượng nở vào mùa đông,phải chăng đó là một
điềm lành.

Chiều 2-11-1991 tôi đi qua trước Cung văn hóa Việt Xô,
ngỡ ngàng nhìn thấy một cây phượng vĩ nở hoa đỏ thắm.

Thấy rồi, đi qua rồi mà lòng vẫn còn ngờ,hay là đã nhìn
gà hóa cuốc.Đành quay trở lại xem cho thật rõ.Đúng thật
rồi,gốc phượng vĩ,lá phượng vĩ,hoa phượng vĩ với những
cánh đỏ thắm và chùm nhị cong móc lưỡi câu,cả những
chùm đầy nụ,tròn như ngón tay búp măng…Đẹp quá,tươi
quá.

Bạn có tin vào điềm lành không,tùy bạn,nhưng xin hãy
đến tận nơi để chứng kiến một cảnh đẹp của thiên
nhiên.Còn điềm lành đó là gì,xin nhường cho các bậc học
vấn uyên thâm hoặc những người có khả năng đoán giải.

Bình luận: bài báo ngắn gọn, có vài ý hay,văn chương
không đến nỗi nào


ĐẶT TÊN CHO KỲ THI TUYỂN

( đăng báo Giáo dục và thời đại ngày 12-4-1993)

Thường gọi tên một năm học (niên khóa) bằngcác chữ
số chỉ hai năm liên tiếp, thí dụ năm học 1992-1993.Lý do

cách gọi như vậy là quá rõ ràng.Một năm học kéo dài từ
giữa năm trước sang giữa năm sau.

Theo thói quen người ta cũng đặt tên cho kỳ thi tuyển
sinh như tên năm học.Xét kỹ ra cách gọi như vậy vừa dài
vừa không chính xác.Bản thân kỳ thi chỉ kéo dài vài
ngày,nếu kể cả thời gian chuẩn bị và chấm thi cũng chỉ vài
tháng,không thể kéo dài từ năm này qua năm khác.Nếu lập
luận tuyển sinh cho năm học cũng không chính xác vì
tuyển cho cả khóa chứ không phải chỉ cho một năm,mà
khóa học thường kéo dài từ 3 đến 6 năm.

Như vậy,để đạt tên cho kỳ thi tuyển sinh chỉ cần dùng
một con số chỉ năm tổ chức thi,thí dụ kỳ thi tuyển sinh
1993.Như thế vừa ngắn gọn hơn,vừa chính xác hơn.

Bình luận : Một chuyện tưởng như đơn giản,nếu chịu khó
suy nghĩ có thể tìm ra ý hay. Sau bài báo này tôi thấy người
ta sửa lại cách gọi theo đề nghị, tuy vậy vẫn còn gặp một
số kỳ thi theo cách gọi cũ,họ không biết hay biết mà không
theo,hay họ tìm thấy cách gọi cũ hợp lý hơn?.

MỘT CHI TIẾT COI THI

(đăng báo Giáo dục và thời đại ngày 24-5-1993)

Tôi mới làm thầy giáo trường đại học ít lâu,vừa qua
được theo các bậc đàn anh coi thi tuyển sinh.Buổi thi đầu
tôi làm giám thị cùng anh Trần.Theo quy chế, sau khi giám
thị thu bài và ghi số tờ giấy làm bài,thí sinh ký xác nhận
vào biên bản.Tuy vậy,đang giữa buổi thi anh Trần bảo tôi

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

58

đem biên bản cho thí sinh ký.Anh giải thích đó là sáng kiến
nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục thu bài.Nhờ đó chúng
tôi thu bài xong sớm nhất,ra về trước mọi người. Tôi thầm
cảm phục sự làm việc năng động của anh và xem đó như
một tấm gương cần học tập .

Buổi thi sau tôi cùng nhóm giám thị với thầy Lê một
giáo sư lớn tuổi.Giữa buổi thi tôi đề nghị đem biên bản để
thí sinh ký.Ông ngăn lại và hinh như đoán được thắc mắc
của tôi,khẽ dặn :sau buổi thi tớ sẽ nói cho cậu biết.Thu và
nộp bài xong tôi đi cùng thầy Lê ra chỗ gửi xe. Vừa đi ông
vừa kể:

-Tớ biết cái mẹo ấy từ lâu rồi,cũng đã áp dụng vài
lần.Thông thường thí sinh ngừng làm bài và ký một cách
máy móc vào biên bản.Nhưng có lần một thí sinh chẳng để
ý gì việc tớ đem biên bản đến,đang tập trung suy nghĩ ghê
lắm.Chẳng biết cậu ta suy nghĩ thật hay giả làm bộ như
thế.Tuy vậy tớ đành cầm biên bản về chỗ của mình và
ngẩm nghĩ đến mặt trái của sáng kiến nọ.À thì ra cái mẹo
ấy chỉ nhằm làm lợi cho giám thị vài phút khi thu bài mà
quên mất việc thí sinh cần được tôn trọng,cần được bảo vệ
khi làm bài,hơn nữa có nộp bài thì mới ký chứ.

Tôi thầm công nhận ý kiến của ông là đúng, thấy cách
làm của anh Trần có khía cạnh không hay và tỏ ý khen quy
chế như vậy là chính xác.Thầy Lê cười thân mật:

-Cậu khen thế e cũng hơi vội.Riêng tớ,khi đọc qua thấy
qui chế cũng chặt chẽ,rõ ràng,nhưng qua việc vận dụng vào
thực tế mới thấy có vài chỗ chưa hợp lí,cần xem xét lại và
sửa đổi.

Tôi hỏi xem thầy có góp ý với ban tuyển sinh về những
điểm đó chưa,ông trầm ngâm một lúc rồi nói thong thả :

-Trước đây hồi còn trẻ, còn nhiều hăng hái tớ cũng hay
góp ý kiến này nọ nhưng thường không đúng lúc,không
hợp với người nghe nên tác dụng ít lắm,có lúc còn gây nên
sự hiểu nhầm,thôi thì mọi việc cũng chẳng nên cầu toàn
quá.

Về nhà tôi xem lại quy chế mong phát hiện ra chỗ chưa
hợp lý như thầy Lê nói.Tìm mãi mà không thấy.Tôi trao
đổi với vài đồng nghiệp lớn tuổi hơn,người bảo chẳng thấy
gì,người phê phán tôi đi làm cái việc không đâu. Tôi đành
mạnh dạn tìm đến thầy Lê hỏi cho ra nhẽ.Ông vui vẻ chỉ
cho tôi thấy vài điều mà ông cho là chưa hợp lí và phân tích
một cách có lí,có tình.Ra về tôi cứ băn khoăn suy nghĩ.Quy
chế được in rõ ràng,giấy trắng, mực đen,tại sao tôi và vài
đồng nghiệp không phát hiện ra được điều gì mà thầy Lê lại
thấy được.Phải chăng đó là do kiến thức,kinh nghiệm hay
do tấm lòng nhân ái của thầy,do chỗ thầy biết đặt mình vào
vị trí của thí sinh hoặc của người phản biện để xem xét.

Thế mới biết để góp được ý kiến cho người khác là khó
lắm thay .

background image

59

Bình luận:Tôi đã suy nghĩ rất lâu trước khi viết bài
này,trong đó có một số tình huống,một số triết lý,có phân
tích kỹ,có ngẩm nghĩ sâu mới thấy được. Riêng vài chỗ
chưa hợp lý trong quy chế,có người đã đọc bài báo và phê
phán tôi là không nói rõ ra cho rồi,úp mở mà làm gì.Ý của
tôi là muốn bài báo này đến được ban tuyển sinh,người ta
sẽ gọi tôi đến để hỏi về chỗ bất hợp lý.Thế nhưng chẳng ai
hỏi đến.Thôi thì ở đây tôi trinh bày một điều vậy.Đó là quy
định mỗi thí sinh phải thi đủ 3 môn thì mới hợp lệ.Tôi xin
đưa ra tình huống sau :Thí sinh thi hai mônđược 19 điểm,
môn thứ ba đến muộn quá giờ ( vì tai nạn giao thông,vì đau
bụng dọc đường v.v…) không được thi.Trường lấy điểm
chuẩn là 18.Vậy theo quy chế có lấy đỗ thí sinh này không?


PHIẾU TRẮNG KÊU OAN

(đăng báo Giáo dục và thời đại ngày 19-7-1993 )

Ở các cuộc bỏ phiếu của Liên hiệp quốc cũng như của

quốc hội nhiều nước, phiếu trắng cũng được kiểm như các
phiếu khác.Vì đó cũng là một hình thức tỏ rõ quan điểm
của người bỏ phiếu .

Ở ta trong nhiều trường hợp phiếu trắng được xem là bất
hợp .

Về phiếu trắng có 2 cách giải thích : 1-Phiếu trắng là
thể hiện sự vô trách nhiệm hoặc sự phá quấy,loại bỏ nó là
để bảo đảm sự chặt chẽ của tổ chức,sự trong sáng của bầu
cử.2-Phiếu trắng là thể hiện quyền dân chủ được nêu ý kiến
không tán thành,là bày tỏ sự lưỡng lự về vấn đề nào đấy.Họ
có ý kiến bất đồng với tổ chức nhưng do thiếu cơ hội,thiếu
dũng cảm hoặc sợ nói công khai nên mới phải dùng đến lá
phiếu kín.Như vậy loại bỏ phiếu trắng là thiếu tôn trọng
khách quan.

Khi bầu các ban chấp hành,các đoàn đại biểu,việc xét
phiếu hợp lệ hay không tưởng như đã rõ ràng,nhung thực ra
vẫn còn nhiều điều cần thảo luận thêm.Xin bàn đến những
cuộc bầu mà danh sách đề cử (hoặc ứng cử) chỉ có một
người.Trong đợt bầu chủ nhiệm khoa và trưởng bộ môn ở
các trường đại học vừa rồi có nhiều danh sách như
vậy.Theo quy định bầu cử xem phiếu trắng không hợp lệ và
tính tỷ lệ phần trăm số phiếu của người trúng cử theo phiếu
hợp lệ.

Có nhiều ý kiến không đồng ý với quy định trên vì cho
rằng lúc này phiếu trắng là không tán thành (tuy không
đồng ý mà vẫn phải thực hiện) . Lấy thí dụ đơn vị có 10 cử
tri để bỏ phiếu với danh sách chỉ 1 người ứng cử.Có 3
phiếu thuận và 7 phiếu trắng.Theo quy định hiện hành về
bầu cử thì chỉ có 3 phiếu hợp lệ và người ứng cử đã trúng
với 100% số phiếu hợp lệ.Nhưng thực chất người đó chỉ đạt
được ba phần mười.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

60

Đứng trên quan điểm dân chủ mà xét, mấy cái phiếu
trắng đã bị loại một cách oan ức.Thực ra việc bầu chỉ một
ứng cử viên giống như việc lấy phiếu tín nhiệm và phiếu
trắng vẫn phải được kiểm . Việc đề nghị xem sự hợp lệ của
phiếu trắng trong một số trường hợp mang tinh thần dân
chủ nhưng thường không được chấp nhận và lá phiếu trắng
vẫn thấy bị xử oan .

Bình luận :Trong các cuộc bầu cử thường quy định những
phiếu sau đây không hợp lệ :1-Phiếu không do ban bầu cử
phát ra.2- Phiếu xóa hết toàn bộ (phiếu trắng).3-Phiếu bầu
thừa người.4-Phiếu viết thêm người ngoài danh sách.Mục 1
là đúng,mục 2 đã nói ở bài báo,mục 3và 4 có thể bỏ.Vì
sao?Mục tiêu của bỏ phiếu và kiểm phiếu là chọn ra những
người có phiếu cao hơn để lấy vào danh sách trúng
cử.Những phiếu bầu thừa người không hề làm ảnh hưởng
đến mục tiêu và kết quả,vì vậy không cần loại bỏ.Những
phiếu viết thêm thì chỉ việc không kiểm tên người được viết
thêm,còn những người khác vẫn kiểm bình thường,việc này
cũng không ảnh hưởng đến mục tiêu và kết quả.Người ta
quy định ra phiếu không hợp lệ và loại bỏ có lẽ là để tăng
sự nghiêm túc của bầu cử nhưng như thế vừa làm phức tạp
thêm,vừa làm giảm tính dân chủ.Tôi biết nhiều người sẽ
phản đối ý vừa nêu,nhưng cứ đưa ra để gợi ý suy nghĩ.


VÀI SUY NGHĨ VỀ CHƯC NĂNG CỦA THẦY GIÁO

THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ

(B

áo cáo tại hội thảo “Đảng,Bác Hồ với nhà trường” của

trường ĐH Xây dựng,đăng ở tập san “Đại học và trung học
chuyên nghiệp” và tạp chí “Lý luận dạy học” )

Nhân dân ta rất hiếu học và rất coi trọng vai trò của thầy
giáo.Câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu kiêu, muốn con
hay chữ hãy yêu mến thầy”đã nói lên tấm lòng đó.Suy rộng
ra câu ca dao còn có ý nghĩa : Muốn sự nghiệp giáo dục
quốc gia phát triển thì Nhà nước và xã hội phải quan tâm
đến đội ngũ thầy giáo.

Trong lễ giáo trước đây người ta sắp xếp thứ bậc : quân-
sư-phụ,xếp thầy trên cha.Thứ bậc ấy tuy là của đạo Nho
nhưng được nhân dân ta chấp nhận, điều đó chứng tỏ nhân
dân ta đánh giá cao vai trò của giáo dục,của học vấn trong
sự phát triển xã hội.

Bác Hồ rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đội ngũ
thầy giáo.Nhiều lần Bác đi thăm các trường,các hội nghị
của ngành giáo dục,gửi thư và điện cho thầy giáo,học
sinh.Mỗi lần như thế Bác đều có những lời dạy bảo chân
tình.

Về vai trò của thầy giáo, Bác dạy : “…nếu không có
thầy giáo thì không có giáo dục…”.Nhưng để thực hiện
được vai trò vẻ vang của mình trước hết “ thầy phải xứng
đáng là thầy,thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì không
phải ai cũng làm thầy được”.

background image

61

Để xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ vẻ vang, thầy
giáo cần có các phẩm chất chủ yếu : tâm hồn,kiến thức và
phương pháp sư phạm.

Tâm hồn của người thầy được xây dựng trên cơ sở lòng
yêu thương, quý mến và tôn trọng con người,lòng yêu nghề
sâu sắc.Chính lòng yêu quý đó là cội nguồn của mọi tình
cảm cao đẹp,là khởi thủy của đạo đức.Đối với thầy giáo
trước hết cần yêu thương học sinh,chính nhờ lòng yêu
thương ấy mà mỗi lời giảng của thầy đều xuất phát tự đáy
lòng và vì thế nó mới dễ thấm sâu vào trí tuệ học sinh.

Lòng yêu thương phải được gắn với sự tôn trọng con
người thì nó mới sâu rễ,bền gốc.Tôn trọng con người,đó là
tiền đề cho nền dân chủ . Bác Hồ rất quan tâm đến dân chủ
trong nhà trường.Bác căn dặn : “trong trường cần có dân
chủ…Dân chủ nhưng trò phải kính thầy,thầy phải quý
trò…”.

Lòng yêu thương và quý trọng con người là nền tảng
của đạo đức,nó đòi hỏi người thầy không ngừng tự rèn
luyện,tự cải tạo như Bác đã tùng dạy : “Chúng ta cần phải
chính tâm,tu thân…và… muốn cải tạo xã hội thì phải cải
tạo mình.”

Kiến thức của thầy bao gồm nhiều mặt.Trước hết là kiến
thức vững chắc,sâu rộng về chuyên môn trong đó kết hợp
nhuần nhuyễn giữa lý thuyết,thực tế và kinh nghiệm,giữa
nhận thức và thực hành.Nhưng chỉ giỏi về chuyên môn thì

chưa đủ,còn cần những kiến thức rộng rãi về xã hội ,về con
người và về các ngành khoa học khác.Sự phong phú về
kiến thức góp phần tạo nên sự phong phú tâm hồn.Vinh dự
của thầy giáo là thông qua dạy chữ để dạy người.Nếu kiến
thức của thầy không phong phú nhiều mặt thì tác dụng dạy
người bị hạn chế.Để có được kiến thức sâu rộng,Bác đã
dùng lời của Khổng Tử để nhắc nhở : “…Học không biết
chán,dạy không biết mỏi”.

Phương pháp sư phạm của thầy đóng vai trò quan
trọng.Phương pháp không tốt làm hiệu quả giảng dạy kém
đi nhiều.Phương pháp sư phạm bao gồm nhều vấn đề mà
trước hết và quan trọng nhất là biết khơi dậy trong lòng học
sinh sự say mê học tập,sự khát khao hướng về cái
chân,thiện,mỹ,là biết cách trình bày các kiến thức một cách
sáng sủa ,dễ hiểu,là làm cho học sinh hứng thú trong việc
tìm tòi,khám phá cái mới,cái đẹp.

Viêc dạy học không nên dừng lại ở mục đích rất tầm
thường là truyền thụ kiến thức mà phải nhằm cái đích cao
hơn là phát triển mọi tài năng.Tài năng sẽ phát triển khi có
sức mạnh của nội tâm.Sự vẻ vang của thầy giáo không
dừng ở chỗ mang lại sự hiểu biết cho học sinh mà vươn tới
chỗ phát hiện và bồi dưỡng tài năng,động viên được sức
mạnh nội tâm của con người.

Về phương pháp,Bác cũng đã căn dặn : “Các thầy giáo
và cô giáo phải tìm cách dạy.Dạy cái gì,dạy thế nào để trò

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

62

hiểu chóng,nhớ lâu,tiến bộ nhanh…Thầy dạy tốt,trò học
tốt,đó là nhiệm vụ vẻ vang của thầy,cô giáo”.

Về chức năng của thầy giáo cần phân biệt thật rõ ràng
hai việc khác nhau: giảng dạy và đánh giá.Mỗi việc có mục
đích và yêu cầu riêng, đòi hỏi những phẩm chất khác nhau
của người thầy.

Chức năng giảng dạy thể hiện trách nhiệm của thầy đối
với học sinh.Lúc này đòi hỏi thầy có lòng yêu thương,nhiệt
tình đối với mọi h/s,giảng dạy đến nơi,đến chốn,mở ra cho
h/s các hướng phát triển,ngăn ngừa và uốn nắn mọi sai
lầm.Khuyến khích h/s giỏi,giúp đỡ tận tình h/s yếu
kém,động viên người cố gắng,răn đe kẻ kiêu ngạo,lấy lòng
nhân ái ,độ lượng mà cảm hóa h/s,lấy kiến thức uyên thâm
và phương pháp tốt mà hướng dẫn h/s.

Chức năng đánh giá ( chấm thi,chấm đồ án…) thể hiện
trách nhiệm đối với nhà trường, xã hội, Nhà nước.Lúc này
đòi hỏi người đánh giá phải có các phẩm chất nghiêm
túc,sáng suốt,khách quan,công bằng.

Nghiêm túc thể hiện ở chỗ thực thi đúng và đầy đủ quy
chế, quy định,ngăn ngừa và xử lý các vi phạm.Nghiêm túc
là điều cần thiết để bảo đảm công bằng.

Kêt quả việc đánh giá thường được thể hiện bằng điểm
số.Có một thói quen nói : “ thầy cho điểm”.Thói quen này
nhiều khi gây ra sự ngộ nhận tai hại như là thầy có quyền “
cho”.Thực ra thầy không có điểm để cho,điểm là điểm của

bài làm,trách nhiệm của thầy là đánh giá điểm cho
đúng.Sáng suốt và công bằng là cần thiết để bảo đảm sự
đánh giá đúng đắn.Trong lúc thầy lấy nội dung khoa học
làm thước đo để đánh giá bài làm của h/s thì ngược lại thầy
cũng đang được tập thể h/s và những người khác đánh giá
bằng tiêu chuẩn công bằng và sáng suốt.

Kiến thức,phương pháp và nhiệt tình trong giảng
dạy,nghiêm túc,sáng suốt và công bằng trong đánh giá là
những nhân tố cơ bản tạo nên uy tín của thầy giáo,giúp
thực hiện vai trò vẻ vang.

Tôi đã được gặp Bác nhiều lần,kể cả lúc còn là sinh viên
và lúc đã làm thầy giáo.Lần đầu tiên và cũng để lại nhiều
kỷ niệm nhất là hôm Bác đến thăm ký túc xá trường Đại
học Bách khoa sáng mồng một tết năm 1958.Tôi sẽ không
diễn tả buổi đi thăm đầy cảm động ấy mà chỉ nêu một kỷ
niệm sâu sắc có liên quan đến đề tài của bài này.Khi chúng
tôi đã quây quần để nghe Bác nói,chủ tịch Trần Duy Hưng
có nhắc khẽ là trong số ngồi đây có cả thầy giáo và học
sinh. Bác trả lời chung,đại ý là :Giữa thầy và trò có quan hệ
khăng khít,bất kỳ người thầy nào cũng đã từng là trò,trong
số trò hiện nay có một số sẽ trở thành thầy,giữa thầy và trò
hiện nay cần có dân chủ.

Lời Bác hôm ấy thấm sâu vào lòng tôi.Tôi thường tự
nhắc mình là tự nhiên không phải đã là thầy mà nhiều năm
làm trò và trong khi mình làm thầy trong lĩnh vực này thì
cũng đang làm trò trong nhiều lĩnh vực khác . Trong cuộc

background image

63

đời làm thầy của tôi tuy còn một số thiếu sót và nhiều điều
chưa được như mong muốn,nhung dù sao cũng có được
một số thành tích,được nhiều học sinh quý mến,được nhiều
đồng nghiệp tin cậy.Bí quyết thành công của tôi trong
giảng dạy là không quên mình đã từng là học trò và trong
nhiều công việc tôi thường đặt mình vào cương vị học trò
để xem xét lại.

Tôi biết rằng h/s cần phải quý mến và tôn trọng thầy
giáo, nhưng tôi không thể dùng quyền lực và mệnh lệnh để
đạt được sự quý trọng đó,chỉ có thể đạt được bằng cách
nâng cao phẩm chất của mình.

Tôi biết rằng học sinh cần phải thích thú và chăm chỉ
học hành nhưng tôi không thể dùng kỷ luật và cưỡng ép để
bắt h/s thích môn học mà tôi phải tạo nên sự hứng thú bằng
nghệ thuật sư phạm .

Trách nhiệm và vai trò của thầy giáo là nặng nề và vẻ
vang.Thầy giáo cần phải phấn đấu và rèn luyện nhiều mới
mong xứng đáng với sự vẻ vang đó .

Binh luận:Thực chất đây là những tâm sự của một thầy lớn
tuổi muốn gửi gắm đến nhiều bạn đồng nghiệp,muốn uốn
nắn một số nhận thức và việc làm chưa hay.Tuy vậy cũng
chẳng mấy ai để ý đến.


MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHƯỢC ĐIỂM

CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KIỂU MƯA RÀO

Người ta gọi phương pháp này là kiểu “cuốn chiếu”còn
tôi gọi là kiểu “mưa rào”.Đó là cách dạy học cấp tập,mỗi
học phần khoảng 45 đến 60 tiết được dạy trong vòng một
tuần,mỗi ngày từ 5 đến 8 tiết,có khi trên 10 tiết. Kiến thức
được tuôn ra như mưa rào, nhưng rồi trôi tuột hết,chẳng
thấm vào đất được mấy. Kiểu này đang được dùng rộng rãi
ở nhiều cơ sở tại chức và một số trường dân lập.Có những
môn sau khi học vội vàng trong thời gian ngắn,được tổ
chức thi luôn.Thi xong,kiến thức còn lại trong đầu s/v
chẳng có là bao,phần lớn đã chữ thầy trả thầy.Tuy thế kết
quả thi ghi trên giấy trắng mực đen là khá tốt.Có lẽ người
ta đã lợi dụng được một số sơ hở của quy chế để tổ chức
dạy cho qua chuyện,thi cho qua chuyện.

Kiểu dạy học này là kém hiệu quả, gây ra lảng phí lớn
về thời gian và sức lực,có phần nào đó là phản sư
phạm.Tuy thế nó được dùng rộng rãi vì thuận tiện cho
người quản lý,thích hợp với hoàn cảnh và ý muốn của
nhiều thầy, rất phù hợp với phong cách dạy loa qua,học loa
qua,chỉ cốt có bằng hoặc chứng chỉ mà không cần kiến
thức.

Tôi đã từng dạy nhiều lớp,ở nhiều nơi theo kiểu
này.Thấy rằng trước mắt nó vẫn còn được dùng phổ biến
nên đã nghĩ ra và áp dụng một số biện pháp nhằm khắc
phục các nhược điểm,mong vớt vát được phần nào hiệu quả
và chất lượng, tránh bớt lảng phí.Tôi tạm gọi là biện pháp “
be bờ” nhằm giữ cho nước mưa không trôi tuột đi ngay mà

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

64

thấm được phần nào xuống đất.Biện pháp gồm một số việc
liên hoàn như sau :

1-Bổ túc kiến thức.Tôi bắt đầu môn học bằng bài kiểm
tra.Đó là kiểm tra kiến thức những vấn đề của các môn học
trước trực tiếp có liên quan đến môn sắp học,để nếu cần thì
phải có kế hoạch bổ túc.Không nắm được các kiến thức cơ
bản có liên quan,làm sao có thể tiếp thu tốt bài mới.Vấn đề
là lấy thời gian ở đâu?Tìm thời gian ở đâu sẽ bàn sau,trước
hết nên hỏi: có cần để s/v hiểu bài không?, muốn thế phải
làm gì ?Việc bổ túc có nhiều cách,làm tập trung hoặc rải
rác,cho cả lớp hoặc từng nhóm,trong giờ hoặc ngoài
giờ.Vấn đề là cần linh hoạt,hợp lý,có hiệu quả

2-Giảng dạy kỹ.Tôi chia nội dung bài học lảm hai phần :
cơ bản và bổ sung. Cơ bản là phần quan trọng,cốt lõi,mọi
s/v cần nắm được,phần này được giảng chậm rãi,thật
kỹ,thậm chí có lúc phải giảng lại,làm cho số đông s/v hiểu
được,nắm được mới thôi.Bổ sung là phần dễ,ít quan
trọng,s/v có thể tự tham khảo,phần này tôi chuẩn bị thành
tài liệu,yêu cầu s/v tự học,chỉ giới thiệu qua ở trên lớp.Mục
đích của việc này là làm sao để s/v hiểu được nội dung cơ
bản của bài ở ngay tại lớp mà vẫn bảo đảm thời gian.

3-Ôn tập thường xuyên, kịp thời.Trước hết tôi huấn
luyện cho s/v phương pháp ôn bài nhanh chóng và có hiệu
quả lớn,đó là “ phương pháp hồi tưởng” hoặc theo GS Lê
Khánh Bằng là “ PP thiền động”.Mỗi buổi học có ít nhất
hai lần ôn tập tại lớp.Bắt đầu là ôn lại bài cũ,giữa buổi hoặc

kết thúc là nhớ lại bài vừa học.Mỗi lần ôn tập trong khoảng
10-15 phút.Về nhà lại phải ôn tập vài lần.Ban đầu s/v thấy
hơi chưa quen,chưa ôn tập được gì mấy,khi đã quen mới
thấy là hay,có hiệu quả.

4-Giảm bớt cường độ.Mỗi ngày tôi chỉ lên lớp 1 buổi,tối
đa 5 tiết,trong đó giảng bài mới chỉ khoảng 4 tiết còn lại
dùng cho ôn tập và kiểm tra.Phải có thời gian ở nhà để s/v
ôn tập, củng cố, làm bài tập.

5-Kiểm tra thường xuyên,liên tục.Thường mỗi buổi học
đều có kiểm tra,lại ra bài tập và kiểm tra về làm ở nhà.Các
bài tập và kiểm tra đều được chấm kỹ,vạch ra và chữa lỗi
cho từng bài,chấm và trả bài kịp thời,khi trả bài còn tổng
kết những cái sai phổ biến để mọi người rút kinh
nghiệm.Cũng có lúc sau khi kiểm tra,tôi nêu và phân tích
đáp án trên lớp rồi cho s/v đổi bài cho nhau để chấm.Việc
chấm bài cho bạn và trao đổi nhóm cũng có tác dụng nắm
vững thêm bài học.

6-Chú trọng khâu vận dụng, thực hành.Hướng dẫn kỹ
con đường từ lý thuyết đến thực hành.Ra các bài tập làm tại
lớp,theo dõi,uốn nắn cho nhiều người. Ra bài tập bắt buộc
và tự giác về nhà.Chấm và trả bài kịp thời như kiểm tra .
Việc phải làm nhiều bài tập và kiểm tra, ban đầu một số s/v
cũng kêu ca,phản ứng , nhưng về sau thấy được cái lợi nên
cố gắng.Tôi nói cho s/v biết vì ai mà tôi làm như vậy,s/v
càng làm nhiều bài tôi càng mất công sức và thời gian để
chấm chứ có sung sướng gì đâu.

background image

65

7-Theo dõi sát sao.Tôi lập sổ theo dõi từng s/v ngay từ
giờ học đầu tiên,nắm được tình hình từng nhóm.Thực ra
trong mỗi lớp chỉ có khoảng 1/5 đến 1/4 số s/v là có vấn đề
(học lực kém,hay nghỉ,ít làm bài…)cần theo dõi để nhắc
nhở,giúp đỡ.

Các biện pháp trên đây không phải chỉ là ý tưởng mà
tôi đã thực hành cho nhiều lớp, chỉ có điều là mức độ khác
nhau, có lớp được nhiều,có lớp ít hơn.Sau mỗi kỳ dạy tôi
thường thu thập ý kiến của s/v.Nhiều người nhận xét
phương pháp của tôi thật tuyệt vời và ước mong có được
nhiều thầy sử dụng phương pháp như thế để giúp họ học
tập có hiệu quả hơn.

Tôi đem những điều trên đây trao đổi với nhiều đồng
nghiệp,ai cũng thấy là hay,là có hiệu quả nhưng yêu cầu
thầy phải làm việc vất vả hơn.Có một vài thầy nói là sẽ tìm
cách vận dụng còn đa số ngại ,không muốn hoặc không thể
đèo bòng thêm công việc. Thực ra những biện pháp được
nêu ra không có gì mới lạ,chúng đã có ở trong các tài liệu
về lý luận dạy học,chẳng qua người ta có muốn dùng không
mà thôi,tôi chỉ làm cái việc “ thuật nhi bất tác”,chỉ tìm cách
vận dụng với mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Một vài nhà lý luận dạy học nghe nói đến “ kiểu dạy
học mưa rào”và “phương pháp be bờ” thì cười và cho là
bịa đặt.Trong hàng trăm cuốn sách của các tác giả trên thế
giới làm gì có những khái niệm đó.Thì tôi chỉ muốn dùng
các từ dân giả để mô tả việc làm của mình chứ không cần

đóng góp gì vào kho tàng lý luận vốn đã quá đồ sộ,xin
được lượng thứ.

Bình luận : Chứng kiến cảnh s/v bị nhồi nhét kiến thức mà
kết quả chẳng được là bao tôi quá xót xa,bức xúc.Tôi đã
suy nghĩ,tìm tòi và thực hành các biện pháp trên.Thấy có
kết quả tốt,tôi tìm cách tuyên truyền,phổ biến.Tôi đã báo
cáo tại hội nghị bàn về phương pháp giảng dạy của câu lạc
bộ các trường đại học ( Hội nghị tại Hải phòng năm
2001,trường ĐHXD có anh hiệu phó Đào văn Toại dự) và
viết bài đăng báo.Bài đã được biên tập lại và đăng nhưng
tôi không còn giữ được số báo đó.Trên đây là bản
viết,không hoàn toàn giống bài báo (đã được biên tập,bỏ đi
một vài ý ).


CẦN NGHIÊM CẤM VIỆC DẠY THÊM

(Góp ý kiến qui chế dạy thêm,học thêm.Bài đã đăng báo
Giáo dục và T Đ )

Trước hết nên phân biệt rõ ràng các việc học và học
thêm,dạy và dạy thêm.Không nên ghép viêc học thêm và
dạy thêm trong cùng một khái niệm,một lĩnh vực.

Học và dạy là những hoạt động bình thường ở nhà
trường,trong xã hội, được khuyến khích phát triển ở mọi
lúc,mọi nơi.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

66

Học thêm là chỉ việc,tuy đã học ở trường rồi, nay học
thêm ở ngoài.Học thêm có nhiều cách : tự học,học với gia
sư,tổ chức thành nhóm hoặc lớp rồi mời người dạy.Học
thêm là việc tốt,được tiến hành đến mức độ nào là tùy
thuộc hoàn cảnh,khả năng,ý chí của người học,cần nhất là
sự tự nguyện,tự giác.Quan trọng nhất là tự học,nên khuyến
khích tự học suốt đời.

Dạy thêm để chỉ,thầy cô dạy chính khóa môn A ở
trường,ngoài ra lại dạy môn A ấy cho số học sinh ấy ở nơi
khác,vào lúc khác và có nhận tiền công. Việc dạy thêm như
vậy tuy có tạo thu nhập thêm cho thầy cô trong hoàn cảnh
đời sống khó khăn,có giúp cho một số học sinh nào đó nắm
vững thêm bài học nhưng nó cũng gây ra nhiều tiêu
cực,làm băng hoại đạo đức nhà giáo,làm ô nhiễm quan hệ
thầy trò và đã bị lên án nhiều.

Để góp phần làm trong sạch môi trường giáo dục thì cần
nghiêm khắc với việc dạy thêm này.Tôi đề nghị hai cấp độ:
Trước mắt và lâu dài.

Trước mắt cần cấm triệt để thầy cô đương nhiệm dạy
thêm bất cứ môn gì, bất cứ ở đâu cho các học sinh đang học
chính quy tại trường,ngoại trừ việc giúp đỡ miễn phí và dạy
bổ túc văn hóa.Có cấm như vậy mới tạo điều kiện để thầy
cô dạy tốt chính khóa,làm tròn trách nhiệm người giáo viên
ở trường .Việc cấm như vậy là đúng pháp luật,tương tự
như việc cấm các công chức đương nhiệm hoạt động trong
các công ty TNHH tư nhân.

Về lâu dài cần nghiêm cấm thầy cô dạy thêm có thu tiền
cho h/s mình đang dạy tại trường về môn mình phụ trách (
có thể dạy thêm cho h/s trường khác,lớp khác).Với những
thầy cô có trình độ và tâm huyết nên khuyến khích phụ đạo
riêng cho các đối tượng đặc biệt.Ngoài ra thầy cô có thể
dạy các lớp bổ túc văn hóa có nhận tiền công,các lớp tình
thương.

Vậy ai sẽ dạy các nhóm, các lớp do học sinh hoặc hội
cha mẹ h/s tự tổ chức để học thêm? Tôi cho rằng khi ở
trường chính quy đã dạy và phụ đạo nghiêm chỉnh thì
không cần học thêm nữa.Trường hợp thật cần thiết (ví dụ
như ở trường dạy quá kém) và có điều kiện tổ chức thì nên
mời thầy cô đã về hưu,sinh viên hoặc những người có năng
lực khác ở ngoài ngành giáo dục (thông qua hội Cựu giáo
chức và hội Khuyến học )

Còn một vấn đề nữa là một số thầy cô bị giảm thu nhập,
liệu việc đó có ảnh hưởng đến đời sống ?

Về vấn đề này tôi đề nghị lảnh đạo và quản lý giáo dục
cần xem xét, chăm lo làm sao để thu nhập của thầy cô đủ
sống từ mức trung bình trở lên,không để người nào bị rơi
vào cảnh túng thiếu.Có như vậy các thầy cô mới có thể tập
trung tâm lực cho việc dạy và tự nâng cao trình độ.

Mặt khác cũng đề nghị các thầy cô có nhận thức : đồng
tiền thu được từ việc ép buộc hoặc gợi ý học sinh đóng góp
cho việc dạy thêm là chẳng vinh dự gì,một phần nào đó là

background image

67

những đồng tiền bẩn,không xứng với tâm hồn cao đẹp của
thầy cô giáo.Đã chọn nghề dạy học thì nên đề cao trách
nhiệm lương tâm,nếu có gặp phải khó khăn về đời sống
kinh tế thì nên tìm cách khắc phục bằng cách khác ngoài
cách bắt ép h/s đóng tiền để học thêm trong lúc tại các giờ
học chính khóa chưa làm tròn trách nhiệm.

Khi có nhiều thầy cô đã quen với việc dạy thêm,việc
nghiêm cấm này chắc sẽ gặp phải sự phản ứng công khai
hoặc ngấm ngầm của một số ít nào đó.Tuy vậy,nếu cần
thiết thì phải tìm cách làm,trước hết cần giải thích,vận
động,sau là quyết định.Có cấm triệt để việc dạy thêm của
các thầy cô đương nhiệm mới tạo cơ hội góp phần làm
trong sạch nhà trường và nền giáo dục.


TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG THẦY GIÁO TRẺ

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOÀI CÔNG LẬP

(

bài đăng ở tạp chí Trí tuệ số 7 năm 2006 )

Một số trường đại học và cao đẳng ngoài công lập

đang rất thiếu đội ngũ thầy giáo cơ hữu vững mạnh, ảnh
hưởng đến sự phát triển vững chắc của nhà trường

.

Các

trường tuy đã thấy

được điều đó nhưng cách làm có chỗ

chưa ổn.

Thông thường tiêu chuẩn để chọn thầy giáo trẻ là sinh
viên tốt nghiệp đúng chuyên ngành, thuộc loại giỏi trở lên
và biện pháp bồi dưỡng chủ yếu là cho đi học cao học để
lấy bằng thạc sỹ.Làm như vậy không có gì sai nhưng hiệu
quả không cao và không toàn diện .

Trước hết, cần có cái nhìn tổng thể về phẩm chất cần
thiết của thầy giáo để có tiêu chuẩn tuyển chọn và có biện
pháp bồi dưỡng dài hạn,trung hạn,ngắn hạn một cách đúng
đắn.Lại phải có cái nhìn khách quan và thấu hiểu để biết
công việc,tâm lý,hoàn cảnh của thầy giáo mà có chính sách
đối xử thích đáng.

Phẩm chất của thầy giáo là có tâm huyết với sự nghiệp
giáo dục, yêu nghề, yêu người, có đạo đức tư cách tốt, có
năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn.Như vây tiêu
chuẩn học giỏi là cần nhưng chưa phải là cao nhất.

Vậy làm sao để tìm được người có tâm huyết

?

Trước

hết cần có chính sách

chiêu hiền đãi sỹ

,

sau đó có cách

tuyển dụng đúng.

Nên ưu tiên chọn con em các gia đình có truyền thống
dạy học và cần làm một số phép thử. Thử như thế nào là
tùy tài năng của người tuyển chọn. Khi chọn thầy giáo còn
cần chú ý nhiều đến năng khiếu sư phạm. Đó là khả năng
trình bày các vấn đề một cách mạch lạc,rõ ràng,hấp dẫn, là

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

68

khả năng khơi dậy ở người khác các tình cảm tốt đẹp, lòng
ham học hỏi và sáng tạo. Để phát hiện năng khiếu
này,ngoài việc cho đối tượng giảng dạy thử một vấn đề còn
cần làm một số trắc nghiệm tâm lý và sư phạm.

Cần bồi dưỡng về tâm huyết, năng lực sư phạm và trình
độ chuyên môn. Sự cần thiết bồi dưỡng từng vấn đề phụ
thuộc vào thời kỳ và trình độ từng người. Nhiều lãnh đạo
khi làm kế hoạch bồi dưỡng cán bộ trẻ, việc duy nhất họ
nghĩ tới là cho đi học cao học và khi cán bộ đã có bằng thạc
sỹ là họ thỏa mãn. Tôi biết bằng thạc sỹ của chúng ta hiện
nay có một số chỉ là hư danh, vì chương trình và cách thức
đào tạo rất ít tác dụng đến công việc cụ thể của thầy giáo.
Nếu chỉ bằng lòng với tấm bằng thì thật tai hại.

Quan trọng nhất của thầy giáo trẻ là đào sâu, nắm vững
môn học mình phụ trách,liên hệ được với thực tế, là làm
chủ được phương pháp sư phạm cơ bản để đảm bảo cho
việc dạy học đạt chất lượng cần thiết. Sau đó dần dần mới
bồi dưỡng chuyên môn rộng hơn và bồi dưỡng nghiệp vụ
để đạt được năng lực sư phạm cao hơn.

Việc bồi dưỡng về môn học ít trường quan tâm,để mặc
cho thầy giáo tự xoay xở.Việc bồi dưỡng sư phạm thì một
số trường mời báo cáo viên của Trường cán bộ quản lý giáo
dục đến thuyết trình một số chuyên đề, kiểm tra hoặc thi rồi
cấp chứng chỉ. Tôi có theo dõi một vài lớp như vậy và thấy
phần lớn nội dung thuyết trình là ít phù hợp với các thầy
giáo tập sự vì chủ yếu trình bày đường lối,chủ trương

chung mà ít đi sâu vào bồi dưỡng năng lực,hướng dẫn
nghiệp vụ cho những người mới chập chững vào nghề.

Bản thân tôi đã vận dụng những lý luận day học và
kinh nghiệm hơn 40 năm đứng lớp để hướng dẫn cho các
thầy giáo trẻ từ những nhận thức cơ bản về dạy học,việc
chuẩn bị bài giảng và các thao tác cụ thể khi lên lớp đến
việc xử lý các tình huống sư phạm v.v…Tôi lại dùng ngay
những giờ giảng của mình ở một số lớp để các thầy tham
khảo,rút kinh nghiệm.Tôi nhận thấy cách bồi dưỡng như
thế là có hiệu quả.

Về chính sách đối với thầy giáo của các trường ngoài
công lập,phải trả lương cho thầy giáo đại học đạt được mức
sống trung bình khá trở lên thì mới tạo cho họ an tâm công
tác,dành phần lớn thì giờ và năng lực cho việc dạy học. Và
cũng như thế thì lãnh đạo các trường mới có đủ cơ sở để
yêu cầu các thầy làm tròn bổn phận dạy tốt. Các trường
ngoài công lập có khả năng làm việc này tốt hơn so với
trường công lập.Vấn đề là các nhà lãnh đạo và quản lý có
thấy được và có muốn làm hay không.

THAM LUẬN VỀ HIỆN TRẠNG CÁN BỘ GIẢNG DẠY

CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

background image

69

Giới thiệu :Tháng 3 năm 1995 Bộ Giáo dục phối hợp với
Công đoàn ngành tổ chức cuộc hội thảo ở trường Đại học
Kinh tề quốc dân về chuyên đề: “ đội ngũ cán bộ giảng dạy
đại học trong tình hình mới”.Hội thảo do Bộ trưởng Trần
Hồng Quân và Chủ tịch công đoàn ngành Nguyễn Mậu
Bành đồng chủ trì.Đoàn đại biểu của trường Đại học Xây
dựng do anh Phùng Văn Lự ,chủ tịch BCH công đoàn, dẫn
đầu. Tôi là thành viên, đã đọc bài tham luận dưới đây:

Kính thưa đồng chí Bộ trưởng,đ/c Chủ tịch và toàn
thể các đồng chí

Tôi xin bắt đầu bài phát biểu bằng việc công bố kết quả
điều tra xã hội học do chúng tôi tiến hành về tình hình, tâm
lý, nguyện vọng của các cán bộ giảng dạy.

Câu hỏi : Bạn có thích tiếp tục làm CBGD không ?

Trên 90% trả lời là rất thích.

Câu hỏi : Trong thời gian vừa qua bạn đã dành bao
nhiêu phần trăm thời gian làm việc để thực hiện mọi khâu
của công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học?

Đa số trả lời là vào khoảng 30 đến 40%, một số ít là
dưới 30%,chỉ rất ít người trả lời trên 80%.

Như vậy là có mâu thuẩn lớn.Đa số vẫn thích làm
CBGD nhưng thực tế lại không dành đủ thì giờ cho việc
giảng dạy.Có mâu thuẩn ấy là do trong thời gian dài đồng
lương thấp,CBGD phải dành nhiều thời gian để kiếm sống
bằng đủ mọi cách.

Công việc kiếm sống ban đầu đã có mục tiêu và phương
hướng tốt như là kiếm đủ sống để có thể giảng dạy và nâng
cao trình độ một cách tốt hơn và quả thực nó đã có tác dụng
tích cực.Nhưng dần dần một số người đã đi quá xa mục tiêu
tốt đẹp ban đầu và công việc kiếm tiền lộ ra nhiiều mặt trái,
tiêu cực, như là quá say sưa với đồng tiền rồi ít quan tâm
đến chất lượng giảng dạy,lên lớp dùng bài soạn cách đây
trên chục năm,thờ ơ với kỷ cương và văn hóa học
đường,coi thi và chấm bài qua loa miễn sao có điểm nộp
cho giáo vụ, như là không vừa lòng nhau trong việc ăn chia
gây nên mất đoàn kết. Những mặt trái này tuy được phát
hiện nhưng không được uốn nắn kịp thời nên đã gây nhiều
tác hại .

Trong thời gian vừa qua mâu thuẩn giữa hoạt động kiếm
sống và giảng dạy là mâu thuẩn chủ yếu của đội ngũ
CBGD, giải quyết mâu thuẩn này rất khó nên nhiều trường
đã tạm bỏ qua. Trong khi số đông hoạt động kiếm sống có
hiệu quả, một số ít còn trở nên giàu có thì một bộ phận vì lý
do này khác mà không thể kiếm được tiền.

Việc kiếm tiền đã thu hút nhiều tâm lực và thời gian
nhưng nhiều người vẫn rất muốn tiếp tục làm CBGD, một

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

70

phần là vì bản chất tốt đẹp của nghề nghiệp, nhưng phần
không nhỏ là cái danh CBGD cũng bảo đảm cho công việc
kiếm tiền, làm CBGD mới lợi dụng được danh vị và thời
gian nhiều cho việc đó.

Tôi cũng xin nói rằng vẫn còn có một số CBGD giữ
được cân bằng giữa các hoạt động : làm tốt việc giảng
dạy,nghiên cứu khoa học và kiếm sống tạm đủ. Nhung số
này chiếm tỷ lệ thấp và tấm gương của họ ít được nhắc đến.

Đội ngũ CBGD đang chịu hai thử thách : sự phân hóa
và sự bất cập.

Sự phân hóa thể hiện trên nhiều mặt : tinh thần, kiến
thức, kinh tế….Sự phân hóa này kéo theo nhiều vấn đề tâm
lý phức tạp.

Sự bất cập so với yêu cầu phát triển nền giáo dục đại
học cũng thể hiên ở nhiều mặt, đó là kiến thức và phương
pháp chậm đổi mới, lạc hậu không những so với các nước
tiên tiến mà còn tụt hậu so với một số cơ sở sản xuất trong
nước ( những nơi này có nhiều tiền,nhiều điều kiện hơn
trong việc tiếp xúc với thế giới) , đó là sự hụt hẫng về đội
ngũ kế cận, đó là các thầy lớn tuổi bị hạn chế về sức khỏe
còn các thầy trẻ thì hoài bão về khoa học không cao…

Kính thưa các đồng chí

Tôi là một CBGD đã có 35 năm tuổi nghề.Tôi cũng đã
làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống như tham gia khảo
sát, thiết kế, thi công, đi làm chuyên gia ở Châu Phi, đi

buôn, làm cửu vạn xuyên biên giới, làm cố vấn kỹ thuật,
dạy thêm…Tôi cũng có dịp đứng ở nhiều cương vị khác
nhau để nhìn nhận vấn đề này : CBGD,quản lý bộ môn và
khoa, cán bộ đảng và công đoàn, kiếm sống ở trong nước
và ngoài nước…

Tôi thấy nguyên nhân của tiêu cực là do từ hai phía :
phía CBGD và phía quản lý nhà nước,trong đó chủ yếu là
do cơ chế, chính sách, sự quản lý của các cơ quan nhà
nước.

Vì đồng lương thấp,CBGD phải dùng nhiều thời gian
cho việc kiếm sống đã làm cho hiệu quả quản lý giảm sút
nhiều, lãnh đạo các trường nhiều lúc hữu khuynh, ngại
đụng chạm, buông lỏng quản lý, không có những biện pháp
giải quyết mâu thuẩn , không có những khuyến khích và
cách thức bảo đảm đời sống cho những thầy giáo tâm huyết
với nghề.

Qui định về chế độ làm việc của CBGD được vạch ra
trên 30 năm trước đây, nhiều điều không còn phù hợp
nhưng vẫn chưa được sửa đổi .

Trong công cuộc đổi mới mục tiêu, chương trình, nội
dung và phương pháp đào tạo, các bộ phận tham mưu và
chức năng của bộ đã có nhiều công sức tìm hiểu tình hình
ngoài nước nhưng khi đem áp dụng vào hoàn cảnh của
chúng ta thì còn nhiều lúng túng và không tránh khỏi một
vài mâu tuẩn trong các quy định cụ thể, nó thể hiện vướng

background image

71

mắc trong tư duy, một mặt Bộ muốn mở rộng quyền tự chủ
cho các trường, mặt khác lại muốn tập trung quản lý.

Khi hoạch định các đường lối, khi soạn thảo các quy
chế, Bộ vẫn lấy ý kiến đóng góp từ các trường.Bộ cứ tưởng
đã thu thập được ý kiến từ cơ sở nhưng không phải hoàn
toàn như thế do các nguyên nhân sau : 1- Sự thảo luận ở cơ
sở thường qua loa, ít khi được làm thật cẩn thận. 2-Thường
ý kiến phân tán,trái ngược, không mấy khi có được sự tập
trung cao. 3-Người thay mặt cơ sở phản ảnh lên trên thì
phần lớn chỉ phản ảnh những ý kiến đã qua bộ lọc của họ.

Còn các chuyên gia của Bộ. Chúng tôi ở cơ sở rất kính
phục các vị về sự uyên thâm nhưng đoán rằng các vị biết
khá rõ tình hình nước ngoài mà thiếu thực tế ở trong nước.

Kính thưa đ/c Bộ trưởng, đ/c Chủ tịch và tất cả các
đồng chí.

Để đóng góp ý kiến chúng tôi xin nêu một số vấn đề
sau :

1-Xây dựng một nhận thức đúng về đội ngũ thầy giáo.Gần
đây chúng ta nói nhiều đến việc lấy người học làm trung
tâm.Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Cần phân biệt hai vấn
đề.Trong hoạt động giảng dạy và quản lý cụ thể ở từng
trường thì phải lấy người học làm trung tâm, nhưng trong
sự phát triển của giáo dục phải lấy việc xây dựng đội ngũ
thầy giáo làm khâu chủ yếu. Nếu không có được đội ngũ
thầy có năng lực,có phẩm chất ,có đủ điều kiện để toàn

tâm,toàn sức cho nghề nghiệp thì mọi chủ trương, đường
lối dù có hay đến mấy cũng chỉ nằm lại trên giấy.

2-Phải xem năng lực, phẩm chất của đội ngũ thầy giáo là
tài sản quý của trường, một thứ tài sản vô hình nhưng tồn
tại, có thể được tăng trưởng hoặc hao mòn.Tài sản này phải
được đầu tư và phát triển.

Trong những năm chiến tranh,cơ sở vật chất thiếu thốn
nhưng chúng ta vẫn đào tạo tốt, một trong những nguyên
nhân quyết định là nhờ vào phẩm chất của thầy giáo. Ngày
nay, trong công cuộc hiện đại hóa, Nhà nước cần đầu tư
thích đáng và có chính sách thích hợp cho phần tài sản quý
giá, vô hình và khó quản lý này.

3- Về đời sống của CBGD.Chúng ta muốn phát triển cần có
sự ổn định. Ổn định về chính trị mọi người đều thấy rõ và
rất quan tâm,còn ổn định về xã hội thì sao? Tôi nghĩ một
trong những yêu cầu của ổn định xã hội là người nào được
giao việc gì phải có đủ điều kiện và ràng buộc để toàn
tâm,toàn ý làm việc đó. Đối với CBGD một trong những
điều kiện là thu nhập. Hiện nay tiền lương đã có một số cải
cách, có tăng lên, có phụ cấp thêm. Tuy vậy khi nhìn vào
lương cần phân biệt giá trị tuyệt đối và tương đối. Giá trị
tuyệt đối là quan trọng, nhưng giá trị tương đối còn quan
trọng hơn vì nó gây ra nhiều tác động tâm lý.

Về tương đối, trong rất nhiều nước đời sống của
CBGD đại học phải ở mức trên trung bình khá của đô thị,

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

72

còn giáo sư phải là thuộc loại khá. Muốn phát triển giáo
dục Nhà nước cần quan tâm vấn đề đó, giải phóng cho đội
ngũ thầy giáo khỏi việc lo kiếm sống. Trong lúc chưa giải
quyết được triệt để vấn đề này phải xem việc thầy giáo làm
thêm để kiếm sống chỉ là giải pháp tình thế.Việc này khác
xa với hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất.

4-Cùng với sự quan tâm về đời sống và phẩm chất của
CBGD thì việc sàng lọc, bổ sung là rất cần thiết. Một trong
những tiên đề của giáo dục là “ thầy phải ra thầy”. Phải tìm
cách gỡ được cái xích trói buộc về biên chế bằng các dạng
hợp đồng. Phải làm sao để có được những CBGD trẻ có
kiến thức,có tâm huyết,có hoài bão khoa học và đặc biệt là
không phải lo kiếm sống. Trong đối xử nên tránh,tìm cách
xóa bỏ quan điểm bình quân,sống lâu lên lão làng.

Kính thưa toàn thể các đồng chí

Vì thời gian có hạn nên tôi không thể trình bày được hết
các suy nghĩ của mình và không đưa ra được nhiều chứng
cứ thuyết phục,mặc dù các chứng cứ không thiếu, mong
các đ/c thông cảm.Trong việc chấn hưng nền giáo dục tôi
cũng đã có một số suy nghĩ và dự kiến nhưng chưa có dịp
trình bày và thực thi. Hôm nay được phát biểu vài ý
kiến,được phản ảnh vài thực trạng,có lẽ đối với nhiều đồng
chí ở đây là không có gì mới mẻ, nhưng với tôi, được phát
biểu công khai như thế này là vinh dự,là hạnh phúc. Xin
cám ơn ban tổ chức và toàn thể các đồng chí.

Bình luận : Những điều được đề cập trong tham luận đã
xẩy ra trên 10 năm.Hiện nay đã có những thay đổi theo
hướng đề nghị.


THƯ GỬI QUỐC HỘI

Về các vấn đề của nền giáo dục

( Quốc hội đã nhận được,cho biên tập lại và đăng báo
Người đại biểu nhân dân,số ra ngày 28 tháng 6 năm 2006
dưới tiêu đề “ Một số biện pháp khắc phục yếu kém của
nền giáo dục nước nhà” )

Kính thưa Quốc hội

Tôi là Nguyễn Đình Cống,giáo sư trường Đại học Xây
dựng,có gần 50 năm gắn bó với ngành giáo dục,đã nghỉ
hưu nhưng vẫn tiếp tục dạy học ở nhiều trường. Được biết
Quốc hội sẽ họp để bàn về giáo dục,tôi xin trình bày một

background image

73

vài ý kiến để tham khảo.Nhiều ý là hoàn toàn mới,ít trùng
lặp.

Nền giáo dục của nước ta đã đạt nhiều thành tích to
lớn,điều đó là rõ ràng,xin không nhắc lại.Những hiện tượng
tiêu cực,bất cập cũng đã được phát hiện khá đầy đủ,tôi
cũng không nêu thêm.Tôi chỉ xin trình bày một vài suy
nghĩ về nguyên nhân của tiêu cực,đồng thời góp một số ý
kiến về biện pháp khắc phục.

1-Nguyên nhân cơ bản là sự quá duy ý chí của lảnh đạo
trong việc phát triển giáo dục.Chúng ta đã phát triển rộng
rãi giáo dục bậc cao trong lúc đất nước còn nghèo,nền kinh
tế chưa theo kịp để phục vụ và tiếp nhận thành quả của
nó.Chúng ta thường tự hào là giáo dục được xếp vào hàng
các nước phát triển trong khi kinh tế đang ở mức thấp
kém.Trong khi quá tự hào như vậy lại không thấy được
mâu thuẩn to lớn về việc tách giáo dục ra xa sự phát triển
kinh tế.Đây là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân khác
dẫn đến các tiêu cực như sự bần cùng hóa đội ngũ giáo
viên,sự dạy thêm để thu tiền,sự giảm sút chất lượng đào
tạo,sự sa sút phẩm chất của thầy cô giáo.

2-Nguyên nhân thứ hai là dùng nhầm người lảnh đạo
giáo dục.Sau khi bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên mất,nhiều
bộ trưởng kế tiếp đã tỏ ra thiếu tầm nhìn,thiếu năng
lực.Theo tôi,bộ trưởng giáo dục nên là một người giỏi về
khoa học nhân văn và xã hội,một người thành thạo về giáo
dục phổ thông chứ không nên là một nhà khoa học tự nhiên

hoặc kỹ thuật,lại càng không thể là một người có năng lực
chung chung.Sự yếu kém về nhân văn , xã hội và quản lý
làm cho người lảnh đạo không đề xuất được các biện pháp
đúng,không có tầm nhìn chiến lược về phát triển,khôngphát
hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các tiêu cực
dễ lây lan.Nhìn lại mấy chục năm qua thấy rằng nhiều tiêu
cực đã xuất hiện và lây lan nhanh chóng sau khi bộ trưởng
Nguyễn văn Huyên mất.

3-Nguyên nhân thứ ba là đường lối của Nhà nước khi sử
dụng,đề bạt,trả luơng cho cán bộ quá thiên về hình thức của
bằng cấp mà chưa chú trọng đúng mức đến năng lực thực
sự.Điều này dẫn đến tiêu cực về bằng giả,về học giả bằng
thật,về sự hạ thấp chất lượng giáo dục.

4- Thứ tư là sự mất cân đối nghiêm trọng giữa phát triển
giáo dục phổ thông,đại học và hệ thống dạy nghề.

5-Thứ năm là sự tuyên truyền của chúng ta quá đề cao
người có bằng cấp,tạo ra một tâm lý háo danh trong nhân
dân,tìm đủ mọi cách để con em có bằng nọ bằng kia,tạo ra
một nhu cầu to lớn tìm kiếm học vị, trong đó có một phần
là nhu cầu giả tạo. Một số người so sánh thấy số sinh viên
trên một vạn dân của nước ta thấp hơn các nước phát triển
rồi lo lắng, muốn mau chóng tăng cao.So sánh như vậy là
khập khiểng.Họ không thấy rằng cũng rất cần so sanh số
sinh viên trên tổng thu nhập GDP và con số này của chúng
ta chắc là thuộc nhóm cao nhất thế giới.

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

74

6-Thứ sáu là sự tiêu cực tràn lan trong xã hội mà chủ
yếu là nạn tham nhũng,bệnh hình thức đã ảnh hưởng mạnh
đến giáo dục,làm cho nền giáo dục xuống cấp,làm cho
nhiều người vốn có tâm huyết với giáo dục,nhiều nhà giáo
và nhà quản lý giỏi và trung thực khó giữ được phẩm
chất,phải miễn cưởng chấp nhận phận hèn.

* * *

Trong sự phát triển của giáo dục cũng như của nhiều
ngành khác có hai loại động lực tác dụng.Thứ nhất là từ
chính sách và sự quản lý của Nhà nước . Thứ hai là sự tự
phát của học sinh, của thầy cô,nói chung là của nhân dân.
Mỗi động lực đều có chỗ hay, chỗ yếu.Các chỗ đó có khi
cộng hưởng với nhau,khắc phục cho nhau,triệt tiêu lẫn
nhau.Thí dụ có những nơi lảnh đạo và quản lý yếu kém
nhưng vẫn có được một vài học sinh xuất sắc.Đó là nhờ
trong chốn tiêu cực vẫn còn có vài học sinh,vài thầy
giáo,nhà quản lý đã trụ vững và vươn lên,chứ không phải
nhờ vào những thứ khác.

* * *

Để khắc phục những yếu kém tôi xin đề ra một số biện
pháp sau :

1-Những cán bộ lảnh đạo cao nhất của Đảng,Nhà
nước,Quốc hội phải thật thấm nhuần nghị quyết “ Giáo dục
là quốc sách hàng đầu”,biến nó thành tình cảm và nhận

thức sâu sắc,phải thật sự đau xót vì sự yếu kém của giáo
dục.

2-Tạm dừng mọi việc phát triển,tập trung vào việc củng cố

3- Bằng mọi cách Nhà nước và nhân dân bảo đảm cho thầy
cô giáo có được cuộc sống theo mức phát triển của xã hội
để họ có thể dành phần lớn tâm lực cho việc dạy học ở
trường.

4- Phát động phong trào toàn dân quan tâm nâng cao chất
lượng giáo dục,tổ chức diễn đàn rộng rãi,khuyến khích
những người có tâm huyết và trình độ đóng góp ý
kiến,công sức cho việc nâng cao chất lương dạy và học.Tổ
chức trong toàn ngành một số đợt sinh hoạt quy mô với chủ
đề nâng cao hiệu quả và chất lượng.

5-Tổ chức tranh cử các chức vụ đứng đầu bộ và các sở giáo
dục để chọn được những người thực sự có tài năng,có tâm
huyết với giáo dục,tránh được những kẻ cơ hội.

6- Lập hệ thống thanh tra đặt ngoài Bộ Giáo dục ( có thể
trực thuộc Quốc hội,Hội đồng nhân dân,Chính phủ hoặc Bộ
Nội vụ )

7-Trước mắt cấm hẳn việc các giáo viên đương chức dạy
thêm có thu tiền,động viên và tạo điều kiện cho thầy cô
giáo tập trung vào dạy chính khóa.Việc học thêm sẽ do các
thầy cô giáo đã nghỉ hưu hoặc do những người ngoài ngành
giáo dục.

background image

75

Kính thưa Quốc hội

Tôi xin Quốc hội công bố để các đại biểu Quốc hội biết
được nội dung thư này.Tôi cũng xin phép được trình bày
một tham luận khoảng 20 phút để thể hiện rõ hơn,chi tiết
hơn các vấn đề đã được nêu một cách ngắn gọn trên đây.

Kính xin bộ phận thường trực,sau khi xem xong thư này
báo cho tôi biết là Quốc hội đã nhận được thư để tôi được
an tâm

Kinh chúc Quốc hội vạn sự thành công.

Bình luận:Quốc hội đã cho biên tập lại,cắt bỏ một vài
ý,sửa một vài câu rồi cho đăng báo.Không biết các đại biểu
có ai đọc không nhưng tác giả không nhận được thông tin
phản hồi nào cả.

THƯ NGỎ GỬI BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Phản ảnh về đại học tại chức : vừa học vừa làm

( đăng trên mạng Vietnamnet ngày 16-7 -2007 )

Kính thưa Bộ trưởng

Chủ trương,quy chế đào tạo đại học tại chức nhìn chung
là đúng đắn.Mấy chục năm qua việc đào tạo tại chức đã
cung cấp một số lớn cán bộ có trình độ,giải quyết được tình
trạng thiếu người làm việc ở các địa phương.Thành tích là
to lớn.Nhung gần đây việc đào tạo tại chức đã quá bị lạm
dụng,mở rộng quá mức so với khả năng của người
học,người dạy và cơ quan quản lý,làm cho chất lượng tụt
dốc thê thảm.Bức tranh đại học tại chức đã quá đen tối,tình
hình đã quá mức phải báo động.Qua khảo sát sơ bộ thấy
rằng tiêu cực có mặt ở khắp mọi hoạt động,tôi chỉ xin phản
ảnh một số nét về tuyển sinh,giảng dạy và đánh giá.

Về tuyển sinh : Tuy cũng có những đợt ôn tập,những kỳ
thi tuyển,cũng có điểm sàn xét tuyển nhưng phần lớn chỉ
làm cho có hình thức,đối phó.Sự gian dối là khá phổ
biến.Phần lớn người được tuyển không đúng đối tượng,có
động cơ học tập lệch lạc.Đa số sinh viên có trình độ quá
thấp,bị hổng rất nhiều kiến thức phổ thông,do đó không
tiếp thu được các kiến thức đại học.Họ cũng học,cũng
thi,cũng đạt điểm trên trung bình và được xét lên lớp,được
cấp bằng,thế nhưng học mà không hiểu,thi được chủ yếu

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

76

nhờ mưu mẹo,thi xong rồi thì quên gần hết các kiến
thức,còn kỹ năng gần như chẳng có gì.

Tôi dạy một số môn chuyên ngành năm thứ ba và thứ tư
ngành kỹ thuật xây dựng (thi tuyển khối A).Trước khi dạy
tôi thường kiểm tra trình độ sinh viên về một số vấn đề rất
dễ,rất cơ bản của kiến thức các năm trước có liên quan tới
môn sẽ học,thế mà hơn 80 % sinh viên không làm được
bài.Gần đây tôi kiểm tra thêm về toán rất dễ ở phổ thông
như cộng,trừ phân số,tính diện tích hình thang…thì trên 30
% không làm được.

Khi giảng bài, tôi đã cố gắng giảng thật cụ thể,giảng đi
giảng lại những vấn đề chủ yếu,tìm cách đơn giản hóa các
vấn đề phức tạp với mong mỏi sinh viên nắm được kiến
thức cơ bản.Sau mỗi vấn đề tôi thường hỏi sinh viên đã
hiểu chưa,nắm được chưa,nếu có chỗ nào chưa rõ tôi sẽ
trình bày lại.Phần lớn những lần như vậy tôi chỉ nhận được
sự im lặng đáng buồn.Một số sinh viên cho phương pháp
dạy của tôi là quá tuyệt vời nhưng không ít lại thờ ơ. Tôi cứ
tưởng mình đã hết lòng giảng dạy như vậy thì thu nhận của
sinh viên đạt khá cao nhưng qua kiểm tra mới thấy nhiều
người chẳng tiếp thu được gì cả.Trong hoàn cảnh như vậy
việc hướng dẫn cho sinh viên phương pháp học tập và làm
cho họ học cách suy nghĩ thật là khó khăn.Khi kiểm tra và
thi nếu bài ra không giống 100% bài mẫu đã được luyện tập
trước thì đa số sinh viên không làm được bài,họ chỉ biết
máy móc làm theo bài mẫu.

Trao đổi với nhiều thầy giáo ở trong và ngoài trường tôi
được biết tình trạng như trên là phổ biến trong toàn quốc .

Theo qui định mỗi năm sinh viên thường được tập trung
học vào hai kỳ,mỗi kỳ khoảng hai,ba tháng.trong thời gian
đó đáng ra sinh viên được nghỉ hoặc giảm bớt việc làm để
tập trung cho việc học,thế nhưng số sinh viên được nghỉ
như vậy là quá ít,phần lớn vẫn phải làm việc bình
thường.Có những lớp còn phải làm việc toàn bộ ban
ngày,chỉ tranh thủ học vài giờ vào buổi tối trong các đợt
tập trung ngắn ngủi.Trình độ đã yếu kém lại không bảo
đảm được thời gian và điều kiện thì làm sao học cho có kết
quả.

Về dạy và học:Cách tổ chức dạy học là theo lối “cuốn
chiêu”.Đó là mỗi môn được dạy trong một số ngày liên
tiếp,xong môn này mới chuyển sang môn khác.Theo kế
hoạch và thời khóa biểu mỗi ngày chỉ học khoảng 5 tiết
nhưng có những môn được dạy cấp tập từ 8 đến 12
tiết.Thầy phải dạy thật nhanh cho xong để còn đi dạy nơi
khác hoặc làm việc khác có thu nhập cao hơn.Cách tổ chức
dạy như thế có thuận lợi cho người quản lý và người dạy
nhung hiệu quả rất kém.Tôi gọi đó là dạy học “ kiểu mưa
rào”, mưa rất to nhưng trôi tuột hết.Vài ba ngày cho một
môn,bảy,tám môn cho mỗi đợt,sinh viên chỉ biết cắm cúi
ghi chép mà không hiểu bài.Đúng là kiểu dạy cho qua
chuyện,học cho qua chuyện.

background image

77

Có lập luận cho rằng trong thời gian tập trung sinh viên
chỉ cần tiếp nhận kế hoạch ,chương trình học tập,nhận tài
liệu và được hướng dẫn các phần cơ bản còn việc học và
làm bài tập được thực hiện trong cả năm.Phần lớn đó chỉ là
lý thuyết suông.Thực tế sinh viên không có đủ trình độ và
điều kiện để theo cách học đó.

Tôi đã nghĩ ra và áp dụng một số biện pháp nhằm khắc
phục nhược điểm của kiểu dạy học mưa rào, có viết báo và
tìm cách phổ biến nhưng xem ra rất ít thầy cô muốn vận
dụng .

Trao đổi với nhiều giảng viên về cách dạy tại chức đa số
cho rằng họ chỉ cố gắng trình bày cho xong nội dung môn
học theo đề cương mà rất ít người quan tâm đến trình độ
của sinh viên và kết quả thu nhận.Cách dạy học như vậy
thật phản sư phạm và nguy hiểm.

Về đánh giá : Có nhiều môn học sau vài ba ngày học
cấp tập,sinh viên chưa kịp hiểu,chưa kịp ôn tập đã được thi
luôn.Thế mà kết quả điểm số khá cao.Có lẽ do cả thầy và
trò đã dùng một số mẹo nào đó.

Cũng có những môn học được tổ chức ôn tập và thi khá
nghiêm túc nhưng phần lớn chỉ nghiêm được ở lần thi thứ
nhất,thường lần thi này đạt kết quả khá thấp.Lần thi thứ hai
thường thường thầy gửi đề cho các cơ sở tự tổ chức thi,sự
lỏng lẻo và gian lận xẩy ra phổ biến ở kỳ thi này vả đa số
người thi đều qua được.Điểm thi đạt trên trung bình,xem

như đã hoàn thành môn học nhưng kiến thức còn lại chẳng
có gì đáng kể.

Gần như tất cả các giảng viên dạy tại chức đều biết rõ
hiện trạng trên nhưng đa số đều chấp nhận với câu an ủi
“gặp thời thế,thế thời phải thế”. Cũng có một ít thầy cô tỏ
ra bức xúc,đã tự mình tìm cách bảo đảm chất lượng giảng
dạy môn học và góp ý kiến với các cơ sở quản lý đào
tạo.Thế nhưng việc làm của họ chỉ như ném hạt cát xuống
ao bèo.Khi tôi trao đổi với nhiều thầy cô về tình hình tại
chức, họ thường khuyên “xin đừng vác gậy chống trời sập”.

Đại học tại chức hàng năm đã cung cấp nhiều người có
bằng cử nhân,kỹ sư, trong đó chỉ có một số ít có năng lực
còn đa số chỉ có bằng là thật còn kiến thức rởm.

Tình hình như vậy có hai điều nguy hiểm, cần báo động
.

Thứ nhất là sự băng hoại đạo đức và đạo lý giáo dục,là
khuyến khích gian lận và thói vô trách nhiệm,là thầy trò lừa
dối lẫn nhau và cùng đơn vị quản lý lừa dối nhân dân.Càng
lừa dối được nhiều thành tích càng lớn.

Thứ hai là sự lảng phí quá lớn của xã hội.Một số khá
đông người quản lý, người dạy,người học bỏ ra nhiều công
sức,thời gian và tiền của để dạy và học nhưng kết quả
chẳng có được là bao,hiệu quả của công việc là rất thấp.

Có lập luận cho rằng dù sao đại học tại chức cũng giải
quyết được các vấn đề nâng cao dân trí và thỏa mãn được

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

78

nhu cầu đại học của số đông.Theo tôi đó là những lập luận
không đúng với thực tế.Học mà không hiểu, không nhớ thì
nâng cao dân trí ở chỗ nào?Còn nhu cầu, cũng nên đánh giá
bao nhiêu phần trăm là nhu cầu giả tạo.Và nếu có đáp ứng
nhu cầu thì cũng cần dạy và học cho tử tế chứ không phải
bằng cách gian lận.

Kính thưa Bộ trưởng

Vì một số lý do mà tôi không viết thư riêng,buộc phải
viết thư ngỏ này, tôi xin lỗi vì việc đó.

Trên đây chỉ là vài nét chấm phá về bức tranh ảm đạm
của đại học tại chức.Thực tế còn nhiều bất cập về chính
sách và quản lý, còn nhiều hành vi tiêu cực tồi tệ mà không
thể kể hết ra đây.Kính mong Bộ trưởng quan tâm đến tình
hình, tổ chức khảo sát và đánh giá thật khách quan việc đào
tạo tại chức,có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

Về phần tôi, nếu được Bộ trưởng hỏi đến, tôi xin cung
cấp thêm thông tin, đóng góp các suy nghĩ và biện pháp
nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Xin gửi Bộ trưởng lời chào kính trọng và tin cậy .

Bình luận : Đây là nỗi niềm bức xúc từ lâu,đã suy nghĩ
nhiều năm mới viết nên bức thư này.Sau khi được công bố

có một số báo hưởng ứng và rất nhiều người hoan
nghênh,trong đó có một số người ở trong nước và nước
ngoài gọi điện cho tôi tỏ ý tán thành.Tôi cũng mong chờ
được ai đó hỏi tới các biện pháp nhằm khắc phục tình hình
nhưng chờ mãi mà chẳng có tin tức gì cả.Thôi cũng đành
vậy chứ biết làm sao.Lại một lần nữa góp ý kiến không
đúng với tầm người nghe,phạm vào điều răn của Hàn phi
khi viết “thuyết nan”vậy.

THƯ GỬI BAN GIÁM HIỆU VÀ CÁC CHỦ NHIỆM KHOA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Kính thưa Quý Vị

Mấy năm qua trường chúng ta thu nhận nhiều cán bộ giảng
dạy trẻ,tâp sự. Huấn luyện,đào tạo năng lực sư phạm cho
họ là việc làm cần thiết.Việc này thường do các bộ môn
đảm nhiệm nhưng có nơi làm được,có nơi không.Nhà
trường cũng đã có lần mở lớp,mời các vị ở Viện quản lý
giáo dục đến giảng bài và cấp chứng chỉ.Tôi có theo dõi
các lớp ấy và thấy nội dung chủ yếu là các đường lối,chính
sách,các xu hướng về giáo dục,ít phù hợp với đối tượng cán
bộ tập sự (chỉ thích hợp cho các trưởng bộ môn trở
lên).Ngay như bài tâm lý sư phạm cũng nặng về lý thuyết

background image

79

mà ít có tác dụng thực tế.Những lớp như vậy có cái hay là
người học được cấp chứng chỉ nhưng kết quả không giúp
ích gì được bao nhiêu cho công việc hàng ngày.

Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã tích lũy được khá nhiều
kinh nghiệm sư phạm,gần đây lại được nghiên cứu và giảng
môn lý luận dạy đại học cho một số lớp cao học nên có
được trang bị thêm về lý thuyết.Tôi có nguyện vọng được
giúp đỡ các cán bộ trẻ,tập sự nhanh chóng nắm được những
vấn đề lý luận và kỹ năng sư phạm để phục vụ cho công
tác.Tôi đề nghị Nhà trường hoặc các khoa tổ chức lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ sư phạm,tôi xin nhận giảng dạy.

Sau đây tôi xin giới thiệu một đề cương dự kiến khoảng
15 tiết

1-Mục tiêu của dạy học: Mục tiêu chuyên biệt, MT chung,
MT chiến lược

2-Công viêc học và dạy: Các kiểu học, vấn đề tự học, tiềm
năng và sự phát triển.Các kiểu dạy,dạy được,dạy hay,dạy
giỏi,điều kiện để dạy hay,dạy giỏi.

3-Cấu trúc của quá trình dạy học: Chuẩn bị tâm lý, tri giác
thông tin ,hình thành khái niệm,ôn tập củng cố,luyện tập
vận dụng,kiểm tra điều chỉnh.

4- Nội dung dạy học: Hệ thống kiến thức, kỹ năng kỹ xảo,
kinh nghiệm sáng tạo, chuẩn mực thái độ đạo đức.

5- Quy luật và nguyên tắc dạy học: Quy luật, nguyên tắc,
đặc điểm của quy luật và nguyên tắc dạy học,vận dụng.

6-Phương pháp dạy học : Đại cương về PP, PP thông báo(
diễn giảng),PP nêu vấn đề, PP tìm kiếm bộ phận, một số
các PP khác.

7- Chức năng và phẩm chất của thầy giáo: Chức năng,phẩm
chất,việc bồi dưỡng phẩm chất.

8- Chuẩn bị việc dạy học : Chuẩn bị lâu dài (năng
lực,phương pháp..),chuẩn bị dạy một môn học,chuẩn bị một
bài giảng (soạn bài ),chuẩn bị lên lớp.

9-Trình bày bài giảng (thực hành việc dạy-giảng bài): Yêu
cầu của việc giảng bài,cách dùng ngôn ngữ,cách dùng
bảng,cách dùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại,cách bao
quát lớp học,cách xử lý các tình huống sư phạm.

10- Tâm lý sư phạm, quan hệ thầy trò:Động lực của việc
học,tại sao có sự chán học bỏ học,các kiểu quan hệ thầy
trò,vấn đề kỷ cương và dân chủ trong nhà trường.

Kinh thưa các vị

Tôi chỉ thể hiện thiện chí của mình muốn đóng góp chút
công sức cho đội ngũ thầy cô giáo,góp phần vào việc dạy
học đạt chất lượng và hiệu quả.Việc đó chỉ có thể thực hiện
được khi có sự ủng hộ và sự tổ chức của quý vị.

Xin gửi lời chào thân ái và kính trọng .

background image

Hồi ký của GS.TS. Nguyễn Đình Cống – Nguyên Chủ nhiệm Khoa XD – ĐHXD. Bản post tặng các thành viên trên www.ketcau.com

80

Bình luận : Thư này được gửi đến tận tay các vị vào
khoảng tháng 10 năm 2006( Nội dung hoàn toàn như trên
nhưng văn chương có thể khác chút ít).Sau khi nhận đựoc,
hiệu trưởng Nguyễn Văn Hùng và một số chủ nhiệm khoa
gặp tôi,tỏ ý hoan nghênh thiện chí và hứa sẽ tìm cách tổ
chức lớp như vậy.Tuy thế đến nay vẫn chưa mở được lớp
nào,chắc là do quá bận.Riêng đối với bộ môn Công trình
bêtông cốt thép tôi có tổ chức được vài buổi hướng dẫn, dự
giờ một số cán bộ trẻ,nghe các bạn ấy nói là có tác dụng
tốt.


Wyszukiwarka

Podobne podstrony:
ĐHHH Bài Giảng Hệ Thống Thông Tin Vệ Tin Ths Nguyễn Ngọc Sơn, 43 Trang
Nghiên cứu sự làm việc đồng thời móng băng, bè cọc và nền đất Ks Phan Huy Đông
Nhập Môn Hệ Điều Hành Linux (NXB Hồ Chí Minh 2001) Trịnh Ngọc Minh, 38 Trang
ĐHĐN Giáo Trình Môn Học Thí Nghiệm Động Cơ Ts Dương Việt Dũng, 43 Trang
Căn Bản Về IP CNTT VNE, 16 Trang
ĐHCT Giáo Trình Thực Hành Lập Trình Hệ Thống (NXB Cần Thơ 2008) Nguyễn Hứa Duy Khang, 39 Trang
ĐHMO Lập Dự Toán Xây Dựng Cơ Bản Ths Lương Văn Cảnh, 21 Trang
Bài Tập Lớn Sức Bền Vật Liệu Triệu Tuấn Anh, 11 Trang
ĐHQG Nhập Môn Hệ Điều Hành Linux (NXB Hồ Chí Minh 2001) Trịnh Ngọc Minh, 38 Trang
17 5, Kmicic jednak nie wyruszy˙ ani tego dnia, ani nast˙pnego, bo gro˙ne wie˙ci pocz˙˙y nadchodzi˙
Một Số Phương Pháp Tính Cốt Thép Cho Vách Phẳng Bê Tông Cốt Thép Ks Nguyễn Tuấn Trung, 11 Trang
ĐHBK Tài Liệu Hướng Dẫn Thiết Kế Thiết Bị Điện Tử Công Suất Trần Văn Thịnh, 122 Trang
Bài Giảng Thiết Bị Đầu Cuối Vi Thị Ngọc Mĩ, 32 Trang
Bài Giảng Công Nghệ Xây Dựng Đương Đại Pgs Ts Lê Kiều, 107 Trang
Bài Tập Lớn Thủy Văn Công Trình Phạm Văn Hôi, 26 Trang
ĐHĐN Bài Giảng Môi Trường Trong Xây Dựng Pgs Ts Trần Cát, 145 Trang
Giáo Trình Lý Thuyết Ngôn Ngữ Hình Thức Pgs Ts Phan Huy Khánh, 95 Trang
ĐTKH Thực Trạng Quản Lý Vốn ODA Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Ở Việt Nam Pgs Ts Nguyễn Hồng Thái, 6 Tran

więcej podobnych podstron