ĐHĐN Bài Giảng Môi Trường Trong Xây Dựng Pgs Ts Trần Cát, 145 Trang

background image

PGS.TS TRẦN CÁT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG

BÀI GIẢNG

MÔI TRƯỜNG

TRONG XÂY DỰNG

ĐÀ NẴNG, 2008

background image

CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

1.1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ MÔI TRƯỜNG (MT)

Định nghĩa khái quát và phổ biến trên thế giới: “MT của một vật thể hoặc một

sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có liên quan đến vật thể và sự kiện
đó”.
Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng đều tồn tại và diễn biến trong một
MT nhất định.

Khi nghiên cứu về các cơ thể sống người ta đưa ra định nghĩa về MT sống của

các cơ trhể sống. Đó là : “Tổng hợp các điều kiện bên ngoài có liên quan đến sự
sống và sự phát triển của các cơ thể sống đó
”.

Về môi trường sống của con người, có nhiều định nghĩa. Dưới đây sẽ nêu lên

hai định nghĩa được sử dụng nhiều ở nước ta:

1) Của UNESCO (1981): “MT là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ

thống nhân tạo, những cái hữu hình dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể (phong
tục, tập quán, niềm tin …), trong đó con người sinh sống và bằng lao động của
minh khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn nhu cầu
của con người”.

2) Luật BVMT của CHXHCN Việt Nam (29/11/2005): “MT bao gồm các yếu

tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.

Các định nghĩa trên đã khẳng định MT sống của con người không chỉ là nơi

tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sống là con người (trong phạm vi
môi trường tự nhiên - MTTN) mà còn là "khung cảnh của cuộc sống, của lao động
và sự vui chơi giải trí cùng những nhân tố phát triển trí tuệ của con người, do chính
mối quan hệ giữa con người với con người tạo ra (môi trường xã hội - MTXH).

1.2. PHÂN LOẠI VÀ CẤU TRÚC MT

MT được phân loại theo các thành phần cơ bản, theo mục đích và nội dung
nghiên cứu hoặc theo nghĩa rộng hay hẹp.
1) Theo các thành phần cơ bản, cấu trúc MT được phân thành ba thành phân
vật lý (vô sinh) và một thành phần sinh học (hữu sinh):
a) Thạch quyển (Lithosphere:) chỉ lớp vỏ trái đất dày 60-70 km trên phần
lục địa và 2-8km dưới đáy đại dương. Thành phần hoá học, tính chất lý học của
thạch quyển ảnh hưởng rất cơ bản đến cuộc sống con người, đến sự phát triển sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và duy trì cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên do tính chất
tương đối ổn định của nó so với các thành phần khác nên trong nhiều chương trình
giám sát MT ở quy mô toàn cầu (GEMS) cũng như quy mô từng quốc gia việc quy
định các tiêu chuẩn chất lượng liên quan đến thạch quyển là không thống nhất và
không bắt buộc giám sát với tất cả mọi nơi.

b) Thuỷ quyển (Hydrosphere): là phần nước của trái đất, bao gồm đại

dương, sông suối, hồ ao, nước ngầm, băng tuyết, hơi nước trong đất và trong không
khí. Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con
người, các loài động thực vật và trong việc cân bằng khí hậu toàn cầu.

background image

c) Khí quyển (Atmosphere): là lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất.
Khí quyển đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự sống nói chung và
quyết định đến tính chất khí hậu thời tiêt của quả đất.
Do không khí và nước là các thành phần linh động, dễ biến đổi, luân chuyển,
lan truyền, tác động trong khu vực rộng lớn nên việc giám sát mức độ ô nhiễm của
chúng là bắt buộc trong hệ thống GEMS của LHQ. Hầu hết các quốc gia đều có
mạng lưới quan trắc, giám sát các loại MT này.
Ba quyển trên là các thành phần vật lý vô sinh, được cấu thành từ các nguyên tố
vật chất và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác nhau như thế năng, cơ năng,
quang năng, hoá năng, điện năng v.v…
d) Sinh quyển (Biosphere): là các thành phần có tồn tại sự sống. Sinh quyển
bao gồm các cơ thể sống và những bộ phận của thạch quyển, thuỷ quyển và khí
quyển. Có thể viết: Sinh quyển = các cơ thể sống + thạch, thuỷ và khí quyển.
Sinh quyển bao phủ từ vùng núi cao đến đáy đại dương, cả lớp dưới của khí
quyển và lớp trên của thạch quyển. Sinh quyển bao gồm các thành phần vô sinh và
hữu sinh, quan hệ chặt chẽ và tương tác phức tạp với nhau. Sinh quyển không thể
tách rời khỏi các thành phần khác mà luôn chịu tác động của việc thay đổi tính chất
lý, hoá học của các thành phần đó.
Khác với các thành phần vật chất vô sinh, trong sinh quyển ngoài vật chất và
năng lượng còn có thông tin sinh học với tác dụng duy trì cấu trúc và cơ chế tồn tại
và phát triển của các vật sống. Dạng thông tin phức tạp nhất và phát triển cao nhất
là trí tuệ con người, nó đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát
triển của Trái đất. Những biến đổi to lớn trên hành tinh chúng ta hiện nay cũng như
những hoạt động của con người trong vũ trụ đều do trí tuệ con người tạo ra. Vì vậy,
ngày nay người ta thừa nhận có sự tồn tại một quyển mới là “Trí quyển”
(Noosphere), bao gồm các bộ phận trong trái đất và trong vũ trụ, tại đấy có tác động
của trí tuệ con người. Trí quyển chính là nơi đang xảy ra những biến động to lớn về
MT mà khoa học MT đang đi sâu nghiên cứu.

Trong thế kỷ 21, dự đoán sẽ xuất hiện một nền kinh tế mới có tên là "Kinh tế trí thức"
nhiều tên gọi khác. Nền kinh tế mới được phát triển dựa trên trí thức khoa học cho nên tốc độ tăng
trưởng của nó tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của khối lượng trí thức khoa học mà loài người
tích luỹ được. Người ta cho rằng, số lượng trí thức mà loài người sáng tạo ra trong thế kỷ 20 bằng
tổng lượng tri thức khoa học mà loài người đã tích luỹ trong suốt lịch sử hơn 500 ngàn năm tồn tại
của mình. Trong thế kỷ 21, khối lượng tri thức đó lại được nhân lên gấp bội. Do đó cần phải khôn
khéo và tìm mọi cơ hội để năm lấy ngay kẻo muộn. Nếu không sẽ phải trả giá đắt cho sự phát triển
của mình.

2) Theo mục đích và nội dung nghiên cứu:

Khái niệm chung về MT sống của con người còn được phân thành MT thiên
nhiên, MT nhân tạo và MT xã hội.

a) MT thiên nhiên (Natural Environment): bao gồm các nhân tố tự nhiên như

vật lý, hóa học và sinh học. MT này tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người
hoặc ít chịu sự chi phối của con người.
b) MT xã hội (Social Environment): là tổng thể các mối quan hệ giữa con người
với con người, giữa cá thể con người với cộng đồng xã hội. MTXH được chia ra
nhiều phân hệ: như môi trường văn hoá, kinh tế, giáo dục, luật pháp, chính trị, đô
thị v.v… MT này sẽ tạo ra thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá

background image

nhân và cộng đồng xã hội: hoà bình hay chiến tranh, hợp tác hữu nghị hay đối
kháng v.v...
c) MT nhân tạo (Artificial Environment): bao gồm những nhân tố vật lý, hoá
học, sinh học và xã hội học do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người.

Trong thực tế, 3 loại MT này cùng tồn tại, xen kẻ vào nhau và tương tác chặt

chẽ với nhau.

3) Theo nghĩa rộng hay hẹp:

Rộng: MT bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội cộng với các loại tài nguyên
cần thiết phục vụ cho sự sống và phát triển con người, kể cả các nhân tố về chất
lượng MT đối với sức khoẻ và tiện nghi sinh sống của con người.
Hẹp: MT chỉ gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội như không khí, đất, nước,
quan hệ chính trị xã hội tại nơi sinh sống và làm việc của con người nhưng không
xét đến yếu tố tài nguyên.

1.3. CÁC CHỨC NĂNG CỦA MT

ĐỐi với con người, MT sống có chất lượng cao là môi trường thoả mãn được
các chức năng cơ bản sau đây:

1. MT là không gian sống của con người và thế giới sinh vật

Trong cuộc sống của mình, con người cần một khoảng không gian sống với một

độ lớn và một chất lượng nhất định. Trái đất, thành phần môi trường cơ bản và gần
gũi nhất của loài người có tổng diện tích khoảng 15 tỷ hecta và diện tích đó hầu như
không thay đổi trong hàng trăm triệu năm qua. Trong lúc đó, dân số loài người trên
Trái đất đã và đang tăng lên theo cấp số nhân. Diện tích đất bình quân đầu người
theo đó giảm xuống nhanh chóng. Quá trình tăng dân số và thu hẹp diện tích đất
bình quân tính theo đầu người trên thế giới theo thời gian được đưa ra như sau:

Bảng 1.1

Năm

Dân số (triệu

người)

Diện tích đất bình quân đầu người (ha)

0 công lịch

200

75

1650

545 (hơn 1/2 tỷ)

27,5

1840

1000 (1 tỷ)

15

1930

2000 (2 tỷ)

7,5

1960

3000 (3 tỷ)

5

1975

4000 (4 tỷ)

3,75

12.10.1999

6000 (6 tỷ)

2,5

(thời điểm 1 em bé Kosovo ra đời thứ 6 tỷ)

dự kiến 2010

7000 (7 tỷ)

1,88

Theo bảng trên thì vào năm 0 công lịch dân số thế giới (DSTG) chỉ có 200 triệu

người, diện tích đất bình quân cho một đầu người là 75 ha, đến nay sau 2000 năm
DSTG đã gần 7 tỷ, diện tích đất bình quân cho một đầu người chỉ còn 1,88 ha. Từ
thuở sơ khai, phải mất khoảng 1500 năm DSTG mới tăng gấp đôi, càng về sau tốc
độ tăng càng nhanh, chỉ trong vòng 39 năm từ 1960 đến 1999 đã tăng gấp đôi từ 3
tỷ lên 6 tỷ.

background image

Ở Việt Nam: chúng ta có khoảng 31.168.800 ha đất, đầu thế kỷ 18 có khoảng 4

triệu người, đến nay đã trên 85 triệu người, diện tích đất bình quân chỉ có 0,38
ha/đầu người. Quá trình tăng dân số và thu hẹp diện tích đất bình quân đầu người
của Việt Nam như bảng 1.2 dưới đây.

Bảng 1.2

Năm

Dân số (triệu

người)

Diện tích đất bình quân đầu người (ha)

0 công lịch

1,0

chưa xác định

Đầu thế kỷ 18

4

7,79 (thời kỳ vua Quang Trung)

1882

7,1

4,38 (thời kỳ vua Tự Đức)

1940

20,2

1,54

1955

25,1

1,24 (mặc dù bị nạn đói năm 1945 và chiến

tranh chống thực dân Pháp)

1975

47,6

0,65 (thời kỳ chiến tranh chống Mỹ)

1985

59,7

0,52

1995

74

0,42

2003

>80

0,38

Như vậy, dân số tăng lên làm cho không gian sống bị thu hẹp lai, dẫn tới sự

tranh chấp lẫn nhau. Mỗi một khoảng không gian sống trong sinh quyển chỉ có một
sức chịu tải nhất định (carring capacity) cho một quần chủng, nếu quá giới hạn đó,
hệ thống sẽ mất cân bằng.

Gần đây, để cân nhắc tải lượng mà môi trường phải gánh chịu đã xuất hiện

những chỉ tiêu đánh giá cho tính bền vững liên quan đến không gian sống con
người:

- Khoảng sử dụng môi trường (environmental use space) là tổng các ngùon

tài nguyên thiên nhiên có thể được sử dụng hoặc những ô nhiễm có thể phát sinh để
đảm bảo một môi trường lành mạnh cho thế hệ hôm nay và mai sau.

- Dấu chân sinh thái (ecological footprint) được phân tích dựa trên định lượng

tỷ lệ giữa tải lượng của con người lên một vùng nhất định và khả năng của vùng để
duy trì tải lượng đó mà không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (đơn vị tính là
hecta). Nước Mỹ năm 1993 cần sản xuất 1 dấu chân sinh thái để đảm bảo mức sống
trung bình của người dân là 8,49 ha, nó chiếm gấp hơn 5 lần so với mức trung bình
của một người dân trên thế giới (1,7 ha). Chỉ những nước có dấu chân sinh thái cao
hơn 1,7 ha mới có thể tồn tại bền vững mà không làm cạn kiệt vốn tài nguyên thiên
nhiên.

2. MT là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cần thiết cho con người
Trong lịch sử phát triển của mình, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn với

nhiều nền sản xuất khác nhau từ săn bắt, hái lượm đến nông nghiệp, công nghiệp và
hậu công nghiệp. Xét về bản chất thì mọi hoạt động đó đều nhằm vào việc khai thác
các tài nguyên thiên nhiên thông qua lao động cơ bắp, công cụ, vật tư và trí tuệ. Con
người đã lấy từ tự nhiên những nguồn tài nguyên sản xuất ra của cải vật chất nhằm
đáp ứng nhu cầu của mình. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không

background image

ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát
triển của nó. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng sản
xuất ra của cải vật chất cho mình rất đa dang, phong phú, bao gồm: rừng tự nhiên,
các thuỷ vực, không khí, năng lượng (mặt trời, gió, nước…), các lòai dầu mỏ, quặng
đá, các lòai động thực vật v.v… Dân số càng tăng lên, kỹ thuật sản xuất càng tiến
bộ, văn minh loài người càng nâng cao bao nhiêu thì tài nguyên thiên nhiên càng bị
khai thác cạn kiệt bấy nhiêu.

Để khắc phục điều đó, con người phải tiến hành thăm dò, khai thác các vùng

đất mới, các dạng tài nguyên mới như các nước Trung Quốc, Ấn Độ đã tiến hành
trong thời kỳ Trung Cổ, các nước công nghiệp châu Âu đã làm đối với châu Mỹ,
châu Phi, châu Á và châu Đại Dương trong thời kỳ cận đại và hiện đại. Con người
phải thăm dò để phát hiện và khai thác các tài nguyên tiềm tàng trong lòng đất,
trong biển cả để có thêm nguồn tài nguyên mới. Con người cũng đã sử dụng khoa
học và công nghệ để chế tạo ra các loại vật liệu nhân tạo thay thế vật liệu tự nhiên
như nhựa tổng hợp, vật liệu compôsit … Nhưng đồng thời với việc sáng tạo ra
những loại vật liệu mới, tạo ra những tiến bộ quan trọng trong cuộc sống của mình,
con người cũng đã tạo ra những vấn đề gay cấn về MT cần phải lưu ý giải quyết
như nhựa tổng hợp không thể phân huỷ tự nhiên được, thuốc BVTV có chu kỳ phân
huỷ lâu, gây bệnh cho người v.v…

3. MT là nơi chứa đựng và xử lý các loại phế thải do con người tạo ra
Trong việc khai thác, sản xuất và sử dụng tài nguyên thiên nhiên vào cuộc sống

của mình, con người chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ đạt được hiệu suất
100%, tức là không bao giờ sử dụng được hết mà luôn tạo ra các loại phế thải như
phế thải trong sinh hoạt, trong sản xuất v.v…. MT chính là nơi phải chứa đựng các
loại phế thải đó.

Các chất thải sẽ được các loài vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác phân

huỷ. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số loài người còn ít, phương thức sản xuất còn
đơn giản, thủ công, các chất thải sẽ được phân huỷ tự nhiên sau một thời gian nhất
định hoặc được sử dụng lại để lại trở thành nguyên liệu của tự nhiên như các chất
bài tiết của sinh vật được làm phân bón, các phế thải từ sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp được làm thức ăn cho gia súc, làm nhiên liệu đốt v.v… Sự tăng dân số thế
giới cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng
làm cho số lượng chất thải tăng lên không ngừng, nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá
tải, làm ô nhiễm môi trường. Vấn đề chứa đựng và xử lý phế thải trở thành vấn đề
bức xúc về môi trường tại nhiều nơi trên thế giới. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ
chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả năng đệm (buffer capacity)
của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm hoặc thành phần chất
thải có nhiều chất độc hại, vi sinh vật phân huỷ khó khăn thì chất lượng môi trường
sẽ giảm và có thể bị ô nhiễm. Các nước công nghiệp phát triển đã tạo ra một lượng
chất thải quá lớn hoặc rất độc hại, phải chôn lấp tại các vùng xa xôi hẻo lánh trong
lãnh thổ của mình hoặc ở các nước nghèo sau khi mua quyền sử dụng đất. Còn tại
các nước nghèo, điều kiện vệ sinh kém, phế thải không được thu dọn, không được
xử lý, người phải sống chung với phế thải, với nguồn độc hại và dịch bệnh. Vì vậy,
phế thải đã trở thành vấn đề môi trường mà mức độ gay cấn càng tăng lên không
những đối với các nước giàu mà cả đối với các nước nghèo kém phát triển.

background image

4. Môi trường còn là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Có thể nói môi trường là một thư viện bao la, là nơi lưu trữ và cung cấp thông

tin cho con người, vì :

- Trái đất là nơi "ghi chép" và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật

chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.

- Trái đất là nơi biểu hiện các chỉ thị về không gian, thời gian và những hiện

tượng mang tính tín hiệu cảnh báo sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật
sống trên Trái đất như: phản ứng sinh lý của các cơ thể sống trước khi xảy ra các tai
biến tự nhiên như bão, động đất, núi lửa v.v…

- Trái đất là nơi lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen,

các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẽ đẹp cảnh quan
có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo, đa dạng văn hoá v.v…

Môi trường được xem là suy thoái nếu không có đủ các chức năng trên hoặc

thiếu một trong các chức năng trên. Thiếu không gian sống hoặc không gian sống
không có chất lượng, thiếu tài nguyên để duy trì cuộc sống, thiếu hoặc không chứa
và xử lý nổi chất thải hoặc làm mất đi những nguồn gen quý hiếm … đều làm cho
môi trường bị suy thoái.

1.4. TÀI NGUYÊN


1. Khái niệm
Tài nguyên có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp.
Theo nghĩa rộng thì Tài nguyên (TN - Resources) bao gồm tất cả các nguồn
nguyên vật liệu (Materials), năng lượng (Energy) và thông tin (Information) có
trên trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho sự tồn tại
và phát triển của mình.
Có thể biểu diễn khái niệm đó thành đẳng thức: R = M + E + I (R- Resources,
M-Materials, E-Energy và I-Information).
Còn theo nghĩa hẹp thì khi nói đến Tài nguyên người ta chỉ xét đến những tài
nguyên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, không xét đến các nhân tố xã hội. Theo đó
thì "Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những loại vật chất có ích cho sự sống và
phát triển của con người".
Trong bất cứ chế độ xã hội nào thì hoạt động của con người cũng đều là quá
trình dùng năng lượng để biến đổi vật chất từ dạng tự nhiên có trong môi trường
(các loại tài nguyên) thành các dạng có ích cho cuộc sống của mình. Mọi hoạt động
của con người đều chỉ là qúa trình biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác chứ
không làm biến mất vật chất.

2. Các điều kiện để con người có tài nguyên
Tài nguyên là thuộc tính của môi trường, được con người đánh giá là có số
lượng và chất lượng qua thời gian và không gian. Nó không chỉ là thuộc tính hữu
hình mà bao gồm các mối quan hệ chức năng được ràng buộc bởi nhu cầu của con
người, bởi khả năng và quan niệm của con người về đánh giá và sử dụng TN. Vì
vậy, con người muốn có TN cần các điều kiện sau:

background image

- Khi con người có nhu cầu, có khả năng hiểu biết đúng về môi trường sống
của mình, về một vật hoặc loài nào đó của môi trường thì vật, loài đó mới có thể trở
thành TN. Đó là điều kiện cần.
- Khi trình độ khoa học kỹ thuật phát triển đến một mức độ nào đó để con
người có thể chế biến, sử dụng vật, loài đó thì chúng mới có thể trở thành TN. Đó là
điều kiện đủ.

Thí dụ: Vàng hiện nay là kim loại rất đắt nhưng trước đây chỉ là một loại khoáng sản không có

giá trị vì con người không biết được tính chất của nó là có thể sử dụng làm đồ trang sức rất quý,
không bị ăn mòn,không bị hoen rỉ và đặc biệt là không biết dùng nó để dự trữ thanh toán thay tiền.
Hoặc trong thiên nhiên có đến trên 30 triệu loài sinh vật nhưng con người chỉ mới biết được khoảng
dưới 3 triệu loài (<10%); trong thiên nhiên có đến 75.000 loài thực vật có thể làm lương thực thực
phẩm, thuốc chửa bệnh cho con người nhưng hiện nay con người mới chi biết được khoảng 150 loài
v.v…

Trình độ khoa học và công nghệ càng phát triển, càng tiến bộ thì con người càng sử
dụng được nhiều TN hơn, việc chế biến TN thành sản phẩm tiêu dùng càng đa dạng,
càng phức tạp hơn. Con người cũng phối hợp được nhiều loại TN hơn trong việc chế
tạo sản phẩm của mình. Con người càng đi sâu hoàn thiện bản thân mình thì nhu cầu
đối với TN ngày càng tăng, nên ngày càng có nhiều vật, loài trở thành TN. Cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ chính là những mốc đánh giá trình độ nhận thức của con
người đối với việc khai thác và sử dụng TN.

3. Phân loại tài nguyên
Tài nguyên là nguồn lực của mọi quốc gia, là đầu vào của mọi quá trình sản xuất.

Vì vậy, TN có thể phân loại như sau:

a) Tài nguyên thiên nhiên (TNTN - natural Resources): là những tài nguyên gắn

liền với các nhân tố thiên nhiên như đất, nước, không khí, rừng, biển v.v…; nó tồn tại
khách quan, ngoài ý muốn chủ quan của con người.

TNTN được chỉa làm hai loại: TN tái tạo được và không tái tạo được.
TN tái tạo được (renewable Resources) là loại TN có thể tự duy trì, tự bổ sung

một cách liên tục khi được quản lý một cách khôn ngoan và hợp lý. Đó là những loại
TN được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ như năng lượng mặt trời, nước,
gió, thuỷ triều … hoặc là những TN tồn tại và phát triển trong chu trình tiến hoá tự
nhiên như TN sinh học, nếu không bị chính con người phá hoại. Các loại tài nguyên
này có đặc điểm là có thể trở lại trạng thái ban đầu sau một chu trình sử dụng.

Cũng

phải thừa nhận rằng, nếu sử dụng không hợp lý, tuy là TN tái tạo được nhưng chúng vẫn có thể bị suy
thoái không thể tái tạo được, thí dụ: TN nước là lọai TN tái tạo, nhưng do quản lý và sử dụng không
tốt, dẫn đến bị ô nhiễm nặng nề, gây nguy hại cho cuộc sống đến mức phải xử lý mới có thể sử dụng
được. Hoặc như năng lượng mặt trời cũng vậy, nó không bị mất đi, nhưng con người trong một thời
gian dài đã không kiểm soát được các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, hậu quả là nhiệt độ bề mặt trái
đất nóng lên, phá vỡ sự cân bằng nhiệt của trái đất, khí hậu bị biến đổi, băng tan nhanh chóng ở các
cực … Hoặc như sinh vật là loại TN tái tạo được nhưng con người đã đánh bắt quá mức hay gây ô
nhiễm môi trường sống của một số loài sinh vật, làm cho nhiều loài bị tiệt chủng v.v…

TN không tái tạo được (unrenewable Resources) là những TN tồn tại một cách

hữu hạn, nó sẽ biến mất hoặc biến đổi không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá
trình sử dụng (các loại khoáng sản, nhiên liệu, dầu mỏ, các thông tin di truyền của các
loài sinh vật quý hiếm bị mai một không còn giữ được cho các thế hệ sau…). Về thực
chất, TN không tái tạo được có thể lại được hình thành sau hàng triệu triệu năm nữa,
nhưng điều ấy sẽ không còn ý nghĩa gì cho cuộc sống và nhân loại ngày hôm nay.

background image

Trong quá trình sử dụng, TNTN còn được chia ra theo dạng vật chất cụ thể như

TN đất, TN nước, TN rừng, TN biển, TN sinh học v.v…

Khi xét về trữ lượng người ta còn có thể phân ra là : TN hữu hạn, TN vô hạn.
Các nguồn TNTN mà hiện nay con người phải đặc biệt quan tâm là đất, rừng,

nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, biển và khí hậu cảnh quan.
b) Tài nguyên nhân văn: (Human Resources) là những TN gắn liền với các nhân
tố con người và xã hội, tồn tại cùng với sự tồn tại của con người và là sản phẩm của
con người. Có thể phân biệt hai loại TN nhân văn:
- Di sản tinh thần (cơ sở chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học, công nghệ, quan hệ
giữa con người với nhau …)

- Cộng đồng dân cư: nguồn lao động, dân số …
Trong TN nhân văn cũng có thể phân thành hai loại: tái tạo được và không tái tạo

được. Con người cần nguồn TN để đảm bảo cuộc sống và phát triển. Vì vậy, xét về mặt
BVMT trên quan điểm sử dụng TN là biết khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả
(khôn ngoan) mọi nguồn TN đảm bảo cho MT có thể tự phục hồi được.
4. Khai thác TN
a) Khai thác TN đất

Đất là dạng TN vật chất của con người. Đất có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là thổ

nhưỡng (soil) - là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp, nghĩa thứ hai là đất đai (land)
- là nơi ở và xây dựng cơ sở hạ tầng của con người.
- Giá trị thổ nhưỡng của đất được tính bằng số lượng diện tích (ha hay km

2

) và

độ phì (độ mầu mỡ) thích hợp cho trong cây lương thực và công nghiệp.
- Giá trị đất đai được thể hiện qua diện tích và các thông số kỹ thuật của công
trình hạ tầng kỹ thuật như nhà ở, đường giao thông, khu công nghiệp và đô thị.

Theo số liệu thống kê năm 1980, tổng diện tích TN đất của thế giới là 14.777

triệu ha, trong đó có 526triệu ha đất đóng băng. Đất canh tác chiếm 12%, rừng 32%,
đồng cỏ 24%, còn lại 32% là đất cư trú và đầm lầy.

Thực trạng TN đất của thế giới đang bị suy thoái nghiêm trọng do nhiều nguyên

nhân: xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm phèn, ô nhiễm, biến đổi khí hậu. Hiện có tới
10% đất có tiềm năng canh tác nông nghiệp đang bị sa mạc hoá.

TN đất của Việt Nam so với thế giới là rất hạn hẹp, có khoảng 33 triệu ha, trong

đó đất lâm nghiệp 11,8 triệu ha, chiếm 35,7%, đất nông nghiệp 7 triệu ha, chiếm 21%,
đất chuyên dùng 1,4 triệu ha, chiếm 4,2%, đất chưa sử dụng là 13 triệu ha, chiếm 39%.
Diện tích đất bình quân đầu người của nước ta hiện nay là 0,45ha/người, bằng 17%
mức trung bình của thế giới (2,37 ha/người), trong đó đất nông nghiệp chỉ có
0,095ha/người, băng 10% mức trung bình của thế giới. Diện tích đó đang bị thu hẹp
dần do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá. Đáng lo ngại nhất là trong tổng 33
triệu ha đất thì đã có 11 triệu ha đất đồi núi đang bị xói mòn thành đồi trọc. Lượng đất
nhiễm mặn lên tới 175.000 ha, nhiễm phèn là 602.190 ha, đất có nguy cơ bị sụt lở vùng
ven biển, ven sông khoảng 1 triệu ha…

Trong các nguồn TN thì tài nguyên đất có giá trị hơn cả vì nó bao hàm mọi sự

sống trên phần lục địa (trên cạn) và hàm chứa các nguồn tài nguyên khác như tài
nguyên rừng, tài nguyên khí hậu v.v… Vì vây, việc bảo vệ tài nguyên đất được đặt ra
hàng đầu cùng với phong trào chống đói nghèo và nạn thiếu lương thực trên thế giới.

b) Khai thác TN rừng:

background image

Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to
lớn đối với con người:

- cung cấp gỗ
- điều hoà khí hậu (nhiệt độ không khí trong rừng nhỏ hơn nhiệt độ vùng đất

trống 3 - 5

0

C)

- giữ ẩm, bảo vệ nguồn nước sông hồ (hệ số dòng chảy trên mặt đất do nưa tạo

ra tỷ lệ nghịch với độ che phủ thực vật, đất có độ che phủ 75% thì hệ số dòng chảy chỉ
bằng 1/2 hệ số dòng chảy của đất có độ che phủ 35%).

- duy trì nồng độ ô-xy và thu nhận khí CO

2

trong khí quyển (một hecta rừng hàng

năm tạo ra 16 - 30 tấn ô-xy và hấp thụ hàng chục tấn khí CO

2

.

- ngăn chặn gió bão, lũ quét, chống xói mòn (lượng xói mòn của đất rừng chỉ

bằng 10% so với lượng xói mòn của vùng đất trống)

- là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã
- là nơi tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, v.v…
Giá trị của TN rừng là giá trị tổng hợp chứ không phải chỉ là giá trị kinh tế đơn

thuần là khai thác gỗ ; giá trị về môi trường của nó còn lớn hơn rất nhiều so với giá trị
kinh tế. Có

thể nói bảo vệ rừng là đồng nghĩa với việc bảo vệ các nguồn TN khác. Vì vậy, tỷ

lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia được xem là chỉ tiêu an sinh môi trường quan
trọng. Tỷ lệ này phải >45% diện tích lãnh thổ quốc gia (gần 1/2 diện tích quốc gia là
rừng) sẽ là tỷ lệ an toàn tối ưu về môi trường.

Để khai thác, bảo vệ và phát triển rừng, người ta phân loại rừng như sau:
- Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng với mục đích môi trường như bảo vệ

nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, làm
sạch khí quyển … Tuỳ thuộc mục đích phòng hộ nó còn được phân thành: rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng chắn gió, chắn cát, chắn sóng, rừng lấn biển …

- Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng với mục đích bảo tồn thiên nhiên,

danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá …Khả năng phục vụ của nó rất rộng
như nghiên cứu khoa học (đa dạng sinh học, nguồn gen quý hiếm…), nghỉ ngơi, du
lịch sinh thái … Chúng được phân thành các loại: rừng quốc gia, rừng bảo tồn thiên
nhiên, rừng nghiên cứu thí nghiệm…

- Rừng sản xuất: là rừng được dùng để sản xuất, khai thác gỗ, các loại lâm

sản khác cũng như động vật rừng.

Rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng. Đầu thế kỷ

XX rừng thế giới là 6 tỷ ha, năm 1958 còn 4,4 tỷ ha, hiện nay còn khoảng hơn 2,0
tỷ ha. Tốc độ mất rừng trung bình hàng năm là 20 triệu ha/năm.

Ở Việt Nam năm 1943 có 13,3 triệu ha rừng, chiếm 43,8% diện tích quốc gia,

hiện nay còn khoảng 8,7 triệu ha, chiếm 28,3%. Tốc độ mất rừng của ta khoảng
180.000 - 200.000 ha/năm.

Rừng đang là vấn đề sống còn của con người trước những biến đổi môi trường

và thiên tai. Vì vậy, từ năm 1991 Chình phủ đã ban hành Luật bảo vệ và phát triển
rừng: đóng của rừng tự nhiên, chấm dứt du canh, khai thác hợp lý, hạn chế khai
hoang chuyển rừng thành đất nông nghiệp, trồng rừng mới, bảo vệ rừng phòng hộ,
phủ xanh đất trống đồi trọc v.v…

c) Khai thác TN nước

background image

Nước là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý, là cơ sở của sự sống và là

phương tiện để giữ gìn sự cân bằng sinh thái trên hành tinh chúng ta. Tổng khối
lượng của thuỷ quyển khoảng 14.10

18

tấn (xấp xỉ bằng 7% khối lượng thạch quyển),

trong đó đại dương có khối lượng 97,4%, khoảng 361 triệu km

2

với 1,338.10

36

m

3

nước. TN nước mà chúng ta có thể sử dụng trực tiếp là nước ngọt lục địa gồm hệ
thống sông hồ (nước mặt) và nước ngầm có trữ lượng rất bé so với thuỷ quyển, chỉ
khoảng 4,3%, trong đó nước ngầm khoảng 4,12% và nước mặt là 0,02%.

Nước được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và

các mục đích khác. Con người khai thác sử dụng khoảng 35.000km

3

/năm, trong đó

khoảng 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp, 63% cho nông nghiệp và khoảng
6% cho các mục đích khác.

Việc sử dụng TN nước trên thế giới hiện nay đang có những vấn đề sau:
- Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất: có nơi lượng mưa trung

bình hàng năm rất ít (vùng sa mạc: < 100mm/năm) nhưng có nơi lại rất lớn (Ấn Độ,
VN… >5000mm/năm). Như vậy hạn hán, nước không đủ dùng có thể xảy ra ở vùng
này nhưng vùng khác lại thừa nước, gây ngập lụt. Những biến đổi khí hậu, nguyên
nhân là do con người gây ra hiện nay, đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không
đều TN nước trên trái đất.

- Nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng lên theo sự phát

triển các mặt của con người. Ngày nay con người khai thác và sử dụng nhiều TN
nước hơn (lượng nước ngầm khai thác trên thế giới vào năm 1990 tăng 30 lần lượng
khai thác năm 1960). Mức tăng bình quân hàng năm của nhu cầu sử dụng nước lên
đến 6%. Điều này làm cho nguồn nước ngọt có nguy cơ cạn kiệt về trữ lượng, gây
ra những biến động mạnh trong sự cân bằng nước tự nhiên.

- Nguồn nước đang bị ô nhiễm do các hoạt động của con người gây ra: con

người đã thải ra môi trường nước các chất hữu cơ, các hoá chất và thuốc trừ sâu, các
loại kim loại năng, độc hại …

Việt Nam có TN nước vào loại phong phú của thế giới, lượng mưa trung

bình/năm cao khoảng 2.000mm/năm, gấp 2,6 lần lượng mưa trung binh của vùng
lục địa trên thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam là
650km

3

/năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 325km

3

/năm. Tuy nhiên do

mật độ dân số vào loại cao nên bình quân lượng nước phân bố theo đầu ngườì vào
loại trung bình thấp của thế giới. Việc khai thác, sử dụng TN nước ở Việt Nam cũng
có những tồn tại tương tự như của thế giới:

- Hiện tượng thiếu nước vào mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa xảy ra hầu như ở

khắp cả nước. Kết quả tính toán cân bằng nước năm 2000 và 2010 cho thấy, nhu
cầu dùng nước trong mùa khô của ta đều vượt quá 30% tổng lượng nước đến, đặc
biệt vùng Nam Trung bộ có nhu cầu vượt đến 80 - 90%. Theo tiêu chuẩn của FAO,
lượng nước sử dụng không được vượt quá 30% tổng lượng nước đến, thì Việt Nam
sẽ thiếu nước trong mùa khô.

- Tình trạng ô nhiễm nguồn nước kể cả nước mặt và nước ngầm. Có thể nói

hầu hết các sông rạch ở Việt Nam đã và đang bị ô nhiễm, nhiều nơi rất nặng nề như
sông Thị Vải, sông Đồng Nai (Đồng Nai), sông Phú Lộc (Đà Nẵng), sông Cầu (Bắc
Giang), sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu (Hà Nội) … do các nguồn thải sinh hoạt,
công nghiệp, nông nghiệp ngày càng gia tăng. Việc sử dụng nước ngầm một cách

background image

bừa bãi, thiếu quy hoạch đã làm thay đổi cân bằng áp suất gây nên sụt lún, mặn hoá
… ở nhiều nơi.

Vì vậy, Việt Nam cần có kế hoạch nghiên cứu tổng thể quy hoạch và sử dụng

TN nước một cách hợp lý để có thể phát triển bền vững.

d) Khai thác TN khoáng sản
TN khoáng sản là dạng TN tích tụ dưới dạng hợp chất hay đơn chất ở một khu

vực nào đó trong thạch quyển và được gọi là mỏ khoáng sản như mỏ than, mỏ bô-
xit, mỏ đồng, chì, kẽm v.v…

TN khoáng sản thường được phân loại như sau:
- Theo trạng thái tồn tại: rắn (khoáng), khí (khí đốt, Argon, Heli…) hoặc lỏng

(dầu, Hg…).

- Theo nguồn gốc : khoáng sản nội sinh (trong lòng đất), ngoại sinh (lộ thiên

trên bề mặt trái đất).

- Theo thành phần hoá học: kim loại (đen, màu, quý hiếm), phi kim loại (vật

liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), nhiên liệu (than, dầu, khí đốt …)

TN khoáng sản của Việt Nam rất đa dạng về loại hình (có khoảng 80 loại hinh

với 3.500 mỏ lớn nhỏ).

Việc khai thác sử dụng TN khoáng sản có tác động mạnh mẽ tới môi trường

sống. Một mặt TN khoáng sản là nguồn nguyên vật liệu để tạo ra các dạng vật chất
có ích cho con người. Mặt khác các vấn đề môi trường phát sinh trong khai thác,
vận chuyển, chế biến và sử dụng khoáng sản sẽ rất lớn như mất đất, mất rừng, ô
nhiễm nước, bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc hại … tác động trực tiếp đến con
người ở nhiều thế hệ. Vì vậy cần phải được nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng trước khi
đầu tư khai thác.

Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm đến vấn đề khai thác bô-xit ở Tây Nguyên. TCT

Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang triển khai hai dự án là Nhân Cơ (Đắc Nông) và Tân
Rai (Lâm Đồng). Các nhà khoa học và môi trường của Việt Nam cả trong và ngoài nước đã và
đang có ý kiến, phân tích lợi và bất lợi, nên hay không nên của các dự án này. Trước tình hình
dư luận có nhiều ý kiến lo lắng và phản đối, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định tổ
chức cuộc hội thảo để tập hợp ý kiến rồi xem xét và quyết định. Những ý kiến của các nhà khoa
học xung quanh các vấn đề:

Một là: Hiện nay nước ta chưa hội đủ các điều kiện cho phép khai thác bô-xit ở Tây

Nguyên có lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước. Thế giới đã đúc kết và đưa ra kết luận
chỉ nên khai thác bô-xít để luyện nhôm khi có những điều kiện xếp theo thứ tự như:

- có nguồn điện dồi dào,
- có nguồn nước dồi dào,
- nơi khai thác có vị trí hoang vắng (xa khu dân cư hay vùng kinh tế) và địa thế thích hợp

(thấp, trong thung lũng, không phải vùng đầu nguồn các sông), thuận lợi cho việc tổ chức bảo
vệ môi trường (xử lý nước thải và bùn đỏ nhiễm hoá chất…).

- có khả năng giảm xuống mức thấp nhất chi phí vận tải
- có trữ lượng bô-xit dồi dào với hàm lượng cho phép đạt chuẩn 4/2/1 (4 tấn quặng làm

ra 2 tấn alumina để có 1 tấn nhôm)

- có nguồn lao động rẻ hoặc được cơ giới hoá cao độ khâu khai thác.
Ta chỉ có 2 điều kiện cuối cùng và là 2 điều kiện thấp nhất trong 6 điều kiện cần phải có,

đó là nguồn TN dồi dào và giá lao động rẻ.

Ngoài ra còn có hai vấn đề cực kỳ quan trọng khác trong khai thác bô-xit ở Tây Nguyên

không thể bỏ qua là: a) vấn đề an ninh quốc gia và b) tác động đối với quê hương sinh tồn của
đồng bào các dân tộc ít người.

Vì vậy họ đang kiến nghị là nên đình chỉ các dự án này trước khi còn chưa muộn.

background image

đ) Khai thác TN năng lượng
Năng lượng là dạng TN vật chất, xuất phát từ hai nguồn: năng lượng Mặt trời

và năng lượng Lòng đất.

Năng lượng Mặt trời tồn tại dưới các dạng: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh

học dưới dạng sinh khối động thực vật, năng lượng chuyển động của khí quyển, huỷ
quyển (gió, sóng, thuỷ triều, hải lưu, dòng chảy …)

Năng lượng Lòng đất gồm: năng lượng dưới dạng nhiệt độ cao của lòng đất

biểu hiện như nguồn nước nóng, núi lửa, phóng xạ của các mỏ Uran, Th, Po, mỏ
nhiên liệu hoá thạch …

Nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày một cao (giữa thế kỷ XX là

70.000kcal/người-ngày, hiện nay là 200.000kcal/người-ngày). Tiềm lực năng lượng
mỗi quốc gia khác nhau: Nhật, Pháp chủ yếu là năng lượng hạt nhân, Trung Quốc,
Đức, Anh là than, Mỹ, Nga là dầu khí …

Việc khai thác than đá, dầu khí thường gây ô nhiễm môi trường: ô nhiễm bụi,

ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm biển, mất thảm thực vật, gây sụt lún mặt đất và vùng
thềm lục địa v.v…

Thuỷ năng được coi là năng lượng sạch (VN có trữ lượng thuỷ điện 30.970

MW = 1,4% tổng trữ lượng thế giới) nhưng việc xây dựng hàng loạt các nhà máy
thuỷ điện cũng sẽ gây tổn hại đến môi trường như có thể gây ra động đất cưỡng
bức, làm thay đổi khí hậu, thời tiết, mất đất canh tác nông lâm nghiệp, làm biến đổi
chế độ thuỷ văn vùng hạ lưu các sông…

Năng lượng hạt nhân là năng lượng nhận được từ quá trình phân rả hạt nhân

các nguyên tố phóng xạ U, Th… hoặc tổng hợp nhiệt hạch. Một gr U

235

có năng

lượng giải phóng bằng đốt 2 tấn than đá. Nguồn năng lượng này không tạo ra khí ô
nhiễm, bụi nhưng lại có nguy cơ rủi ro dò rỉ phóng xạ lớn dưới dạng khí, rắn hoặc
lỏng.

Các nguồn năng lượng khác như gió, thuỷ triều, bức xạ mặt trời, địa nhiệt nếu

được sử dụng thì đẩm bảo hoàn toàn là năng lượng sạch. Tuy nhiên với điều kiện
hiện nay thì chưa thể khai thác được với khối lượng lớn để có thể phục vụ cho con
người mà có thể chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu dân sinh vùng xa, cao …

Việt Nam có nhiều nguồn TN năng lượng lớn: than Quảng Ninh, dầu Vũng

Tàu, Côn Đảo, khí ở Thái Bình, Vũng Tàu, Nam Côn Sơn, thuỷ điện ở nhiều nơi …
Việc khai thác các nguồn năng lượng này đã mang lại hiệu quả to lớn, tuy nhiên cần
có các phương án bảo vệ môi trường để không gây thảm hoạ cho đất nước.

e) Khai thác TN biển:
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất, sâu trung bình

3.710m, dung lượng nước 1,37 tỷ km

3

. TN biển rất đa dạng, bao gồm nhiều nguồn

lợi: (1) hoá chất và khoáng chất trong nước và trầm tích đáy, (2) nhiên liệu (dầu,
khí), năng lượng sạch khai thác từ gió biển, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và
thuỷ triều, (4) sinh vật biển bao gồm các nhóm động, thực vật và vi sinh vật với
khối lượng khổng lồ (550 tỷ tấn), là nguồn lợi có giá trị rất quan trọng đối với con
người. Ngoài ra TN biển còn thể hiện ở hệ thống giao thông thuỷ tiện lợi, cảnh quan
du lịch, nghỉ dưỡng …

background image

Do biển có giá trị như vậy nên việc khai thác biển ngày càng gia tăng. Theo

đánh giá của FAO, khai thác thuỷ sản biển không được vượt quá ngưỡng tái tạo là
100 triệu tấn/năm, nhưng hiện nay đã đạt ngưỡng và có xu hướng vượt quá. Hiện
tượng chôn chất phóng xạ và đổ chất thải độc hại ra biển vẫn chưa được kiểm soát
triệt để. Các sự cố tràn dầu trên biển do tai nạn khi vận chuyển vẫn liên tiếp xảy ra.
Vì vậy, vấn đề ô nhiễm biển cũng đã xuất hiện ngày một nhiều trên các vùng biển
thế giới.

5. Luật bảo tồn TN
a) Khái niệm
Dưới mọi hình thái xã hội, quá trình sống của con người bao gồm hai quá

trình cơ bản là sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất là quá trình dùng năng lượng để biến
đổi TNTN thành sản phẩm có ích, thoả mãn được nhu cầu và nguyện vọng của con
người. Còn tiêu dùng là quá trình sử dụng sản phẩm tức là quá trình biến đổi TN từ
dạng phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng con người thành dạng không còn phù
hợp và bị thải bỏ lại môi trường. Mọi hoạt động của con người đều chỉ là quá trình
biến đổi vật chất từ dạng này sang dạng khác chứ không làm biến mẩt vật chất.

Con người muốn đưa toàn bộ TN khai thác được vào hệ thống hoạt động của

mình (tức là vào hai quá trình sản xuất và tiêu dùng) và TN ấy tồn tại dưới dạng
hoặc là sản xuất hay tiêu dùng, còn tổng lượng vật chất của TN vẫn luôn được bảo
tồn. Có thể diễn đạt quan niệm đó dưới dạng một đồng nhất thức:

R

tn

= R

hc

+ R

kt

= R

sd

+ R

mt

trong đó: R

tn

- tổng lượng TNTN của một quốc gia; R

hc

- tổng lượng TNTN hiện có

dưới mọi hình thức (kể cả trong sản phẩm đang tiêu dùng tại thời điểm xét); R

kt

-

tổng lượng TNTN khai thác được trong thời gian xét; R

sd

- tổng lượng TN được sử

dụng và R

mt

- tổng lượng TN hoàn trả lại môi trường.

b) Những vấn đề cần chú ý khi xem xét đồng nhất thức trên:
- MT ở đây bao gồm những nơi chốn có khai thác TN và tất cả những nơi TN

được thải bỏ lại, nghĩa là bao gồm cả thạch, thuỷ và khí quyển. Nhưng thực tế, TN
khai thác được phần lớn là từ thạch quyển, một số ít từ thuỷ quyển và khí quyển,
song phần thải bỏ lại MT của hoạt động con người trước hết là vào khí quyển (các
loại khí thải), sau đó là thuỷ quyền và bề mặt thạch quyển. Quy trình khai thác và
thải bỏ ngược nhau đó là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng trong MT, tức là tạo
ra sự biến đổi về MT.

- MT trong đồng nhất thức trên không đề cập đến chủ sở hữu của nó. Người ta

coi MT như là tài sản chung của con người. Việc không xác định chủ sở hữu của
MT là một trong những nguyên nhân làm cho việc khai thác và sử dụng TNTN trở
nên lãng phí, kém hiệu quả. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi MT.

- Trong đồng nhất thức trên, chúng ta chỉ mới xét đến khối lượng vật chất của

R

mt

tức là khối lượng TN bị thải bỏ lại MT, còn chất lượng của R

mt

như thế nào thì

chưa xét đến, mà R

mt

có chất lượng ra sao lại do chính hành vi của con người quyết

định, trong khi đó R

kt

lại do thiên nhiên quyết định. Thải bỏ như thế nào cho hợp lý

để MT có thể tự phục hồi được là tuỳ thuộc vào con người, tức là chính con người
quyết định chất lượng MT sống của chính mình.

- Giá trị sử dụng TN của R

sd

phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ chế tạo thành.

Trong đồng nhất thức trên, công nghệ chế tạo TNTN cũng chưa được xét đến. Khi

background image

xét R

sd

cũng không tính đến lượng TN bị hao hụt không sử dụng được mà phảỉ hoàn

trả lại MT ngay, tức là chỉ xét đến cái thu được cụ thể mà không tính đến sự tổn hại
của MT. Mọi quá trình tiêu dùng đều không làm biến đổi vật chất, song khối lượng
tiêu dùng hay giá trị sử dụng của R

sd

phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ chế tạo

thành và hành vi sử dụng của con người. Đó là hai mặt của vấn đề con người quyết
định chất lượng MT sống của mình mà trong đồng nhất thức trên chưa được xét
đến.

- Khi xét đến R

mt

chúng ta thường chú ý đến quá trình sản xuất năng lượng

bằng việc đốt cháy dầu, than đá, khí đốt … để cung cấp cho các quá trình sản xuất
khác. Nhưng năng lượng lại không tham gia cấu thành sản phẩm, không có mặt
trong sản phẩm, trong khi đó quá trình sản xuất năng lượng lại là nguyên nhân lớn
gây ô nhiễm MT, làm biến đổi MT. Xã hội càng văn minh, sản xuất càng phát triển,
loài người càng cần nhiều năng lượng, do đó các nguồn TN để tạo ra MT càng được
khai thác đến cạn kiệt và ô nhiễm MT ngày càng nặng nề hơn. Loài người sẽ phải
tìm các nguồn năng lượng sạch khác để thay thế cho than, dầu như năng lượng mặt
trời, gió, địa nhiệt …

c) Phương hướng nâng cao chất lượng MT sống con người xét về mặt TN:
Từ đồng nhất thức trên, theo quan điểm kinh tế TN & MT có thể nhận thấy

phương hướng nâng cao chất lượng MT sống trong sử dụng TN như sau:

R

tn

= R

sd

+ R

mt

, từ đó có thể viết: R

mt

= R

tn

- R

sd

Như vậy, để có thể nâng cao chất lượng MT sống của mình thì cần phải giảm

thiểu lượng TN thải bỏ lại MT, tức là giảm R

mt

. Việc này có thể thực hiện được

bằng hai cách: hoặc là giảm bớt lượng tài nguyên chung R

tn

hoặc là tăng lượng TN

sử dụng R

sd

. Nhưng:

- Nếu giảm bớt R

tn

tức là phải hạn chế khai thác TNTN lần đầu từ MT. Điều

này đồng nghĩa với việc hạn chế sản xuất, giảm tiêu dùng xã hội, tức là làm cho
mức sống của xã hội bị suy giảm. Đó là điều không thể chấp nhận được trong xã hội
văn minh ngày nay. Một xã hội nghèo đói, trình độ văn minh thấp chỉ có thể dẫn
đến sự lãng phí TNTN nhiều hơn và nghèo đói lại là nguyên nhân gây ô nhiễm MT
trầm trọng của các nước kém phát triển hiện nay.

- Nếu tăng lượng TN sử dụng R

sd

,tức là phải tăng cường sản xuất, tạo ra

nhiều sản phẩm, nhiều hàng hoá có chất lượng hơn, phù hợp với quy luật thị trường.
Nhưng nếu tăng sản xuất quá mức sẽ lại là hành động gây ô nhiễm MT vì sẽ nhanh
chóng làm cạn kiệt TNTN đặc biệt là các loại TN quý hiếm và TN không tái tạo
được.

Vì vậy, không thể chỉ thực hiện một trong hai giải pháp trên mà phải kết hợp

cả hai giải pháp đó một cách hợp lý, đồng thời phải xem xét lại hành vi sử dụng của
con người, tức là:

+ Phải triệt để sử dụng lại các chất thải, giảm đến mức tối thiểu lượng R

mt

để

hạn chế việc khai thác TN lần đầu từ MT. Đó là một trong những nội dung cơ bản
của công tác BVMT trong thời đại hiện nay.

+ Phải tìm giải pháp công nghệ tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng TNTN,

nâng cao số lượng sản phẩm thu được từ một đơn vị TN hoặc kết hợp nhiều chủng
loại TN trên một sản phẩm, đồng thời phải làm cho sản phẩm đó có thể sử dụng lại
được (tái tạo được). Mặt khác, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản

background image

phẩm có giá trị sử dụng càng cao, càng bền thì càng ít bị thải bỏ lại MT. Đó cũng là
biện pháp kinh tế nhất, hữu hiệu nhất để BVMT.

+ Cần xem xét lại hành vi sử dụng của người tiêu dùng, giáo dục cho người

tiêu dùng biết tiết kiệm, biết giữ gìn hàng hoá, không tiêu dùng xa hoa, lãng phí …
vì một MT lành mạnh, trong sạch và phát triển bền vững.

d) Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa TN và MT

r r r (reuse)

W > A E

-

W < A E

+


Resources (R ) - Tài nguyên Waste (W) - Thải bỏ
Production (P) - Sản xuất reuse (r ) - dùng lại
Consumption (C) - Tiêu dùng Assimiliate - Đồng hoá
Environment (E) - Môi trường

CHƯƠNG 2. SINH THÁI HỌC VÀ CÁC HỆ SINH THÁI

2.1 SINH THÁI HỌC

2.1.1 Khái niệm về sinh thái học (STH), đối tượng nghiên cứu và bản chất

của (STH).

a) Khái niệm về STH
STH (Ecology) là khoa học tổng hợp nghiên cứu những điều kiện tồn tại

của các sinh vật và những mối quan hệ tương hổ giữa các sinh vật với nhau và
với các nhân tố của môi trường.
STH là khoa học cơ sở trong việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Thuật ngữ STH bắt nguồn từ chữ Hy Lạp là Oikos, có nghĩa là nhà (nơi) ở,

được nhà khoa học người Đức là Ernst Heckel đề xướng vào năm 1866 và dùng nó
như là một khoa học để xác định mối quan hệ tương hổ giữa các sinh vật với nhau
và với các nhân tố môi trường. Có thể nói, STH là khoa học nghiên cứu mối quan

Resources (R)

Production (P)

Consumption (C)

Waste (W)

Assimilate of Environment
A (E)

background image

hệ tổng hợp phức tạp mà Đac-Uyn gọi là các điều kiện đấu tranh để sinh tồn. Học
thuyết tiến hoá của Đac-Uyn được hình thành trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ
chặt chẽ giữa sinh vật với môi trường.

Những năm gần đây, STH đã trở thành khoa học toàn cầu. Con người cũng

như các sinh vật khác không thể sống tách rời khỏi môi trường cụ thể của mình.
Nhưng con người khác các sinh vật khác là có khả năng thay đổi, cải tạo các điều
kiện môi trường cho phù hợp với mục đích riêng của mình. Mặc dù vậy, thiên tai,
hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường … luôn luôn xảy ra. Điều đó nhắc
nhở chúng ta rằng, sức mạnh của loài người không phải là vô địch mà không có sai
lầm. Lịch sử nhân loại đã từng chứng kiến những cuộc khủng hoảng sinh thái do sai
lầm của con người gây ra, ví dụ: từ thời cổ xưa, vùng thung lủng sông Tigres và
Eufrates phồn vinh bổng biến thành hoang mạc vì bị xói mòn và khô cằn do hệ
thống tưới tiêu bố trí không hợp lý; nguyên nhân sụp đổ của nền văn minh
Mozopotami vĩ đại cũng do một tai hoạ sinh thái; một trong những nguyên nhân
làm tan vỡ nền văn minh Maya ở Trung Mỹ và sự diệt vong của triều đại Khơme
trên lãnh thổ Campuchia là do khai thác rừng nhiệt đới quá mức; biển Aral, biển lớn
thứ tư thế giới nằm trong lục địa các nước Trung Á đang bị cạn dần (từ năm 1965
đến nay đã mất đi hơn 3/4 thể tích nước và 1/2 diện tích bề mặt) do các nguồn nước
bổ cập cho biển của hai sông Amua và Syra bị cắt bớt để chuyển về tưới cho các
cánh đồng bông rộng lớn của các nước Trung Á v.v… Như vậy, khủng hoảng sinh
thái không phải là vấn đề mới phát hiện ở thế kỷ XX khi ngành STH ra đời mà là
những bải học trong quá khứ đã bị lãng quên. Nêu lên những điều đó để thấy rằng,
con người nếu muốn đạt được một sự thoả mãn nào đó cho nhu cầu phát triển của
mình thì trong phần lớn các trường hợp phải chấp nhận những điều kiện của tự
nhiên, những điều kiện đó được phản ảnh thông qua những quy luật sinh thái cơ bản
mà các sinh vật phải phục tùng.

Trong các loài sinh vật trên hành tinh chúng ta thì con người là sinh vật xuất

hiện muộn nhất, cách đây khoảng 1,5 triệu năm, nhưng với sự xuất hiện của con
người, thế giới sinh vật đã đạt tới tột đỉnh của sự tiến hoá hữu cơ. Cũng từ đó hình
thành môi trường sống của con người với những nét đặc thù riêng. Cùng với con
người, nhân tố văn hoá, xã hội trong môi trường sống của nó cũng xuất hiện. Con
người đã tạo ra môi trường sống riêng của mình và thích nghi với chúng một cách
chủ động.


b) Đối tượng nghiên cứu của STH
Sự sống có thể là từ các nguồn gen, các tế bào (đơn, đa bào), các bộ phận (cơ

quan) trong cơ thể sống đến các cá thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Đối tượng
nghiên cứu của STH là toàn bộ các mối quan hệ từ các cá thể sống cho đến các hệ
sinh thái. Còn từ nguồn gen cho đến các bộ phận của cơ thể sống là thuộc đối tượng
nghiên cứu của các ngành khác như sinh học, y học v.v…

STH có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành khoa học khác. Trước hết là với

ngành sinh học như sinh lý học, tiến hoá học, tập tính học, di truyền học v.v… vì
chúng có chung một đối tượng nghiên cứu là các sinh vật. Sau đó là các ngành khoa
học nghiên cứu về môi trường như khoa học về ttrái đất, về vũ trụ, về không khí,
nước … vì nó là cơ sở để bảo vệ môi trường. Có thể nói STH là khoa học tiền bối
của khoa học môi trường vì khoa học môi truờng lấy mối quan hệ giữa con người và

background image

các hoạt động của nó với môi trường làm đối tượng nghiên cứu. STH lại có quan hệ
chặt chẽ với các khoa học về phát triển sản xuất như nông, lâm, ngư nghiệp vì STH
là cơ sở để tăng sản lượng, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi … sử dụng hợp
lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên để phát triển bền vững.

c) Bản chất của STH
STH nghiên cứu 2 vấn đề chính:
- Nghiên cứu các yếu tố của môi trường và các nhân tố sinh thái có liên quan

đến sự sông của các sinh vật để điều chỉnh các hệ sinh thái thích nghi với môi
trường và các nhân tố sinh thái đó.

- Nghiên cứu các quy luật cơ bản của hệ sinh thái như quy lụât tác động tổng

hợp các NTST, quy luật giới hạn sinh thái, quy luật tác động không đều của các
NTST lên cơ thể sống của các sinh vật, quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với
môi trường.

2.1.2 Phân loại STH
a) Theo số lượng và loài
- STH cá thể
: nghiên cứu một cá thể sinh vật riêng lẽ với môi trường, tìm ra

các giới hạn thích hợp và điều kiện cực thuận của các NTSTMT đối với sinh vật.
Nó cũng nghiên cứu ảnh hưởng của các NTSTMT lên hình thái cấu tạo, sinh lý, tập
tính của sinh vật.

- STH quần thể: Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, khác nhau

về kích thước, lứa tuổi và giới tính… được phân bố trong một không gian nhất định
và ở vào một thời điểm nhất định. Quần thể là tổ chức sinh vật cao hơn mức cá thể.
STH quần thể nghiên cứu các đặc điểm của các quần thể về chất cũng như về lượng,
nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể và nguyên nhân gây ra sự biến động đó.

- STH quần xã: Quần xã là tổ hợp các quần thể của ít nhất là hai loài khác

nhau cùng sống trong một không gian nhất định và ở vào một thời điểm nhất định.
Ví dụ: quần xã ếch - nhái - cá trong một hồ nước; gà - vịt - ngan - ngỗng trong một
vườn nuôi; các quần xã rừng (rừng già, rừng trẻ, rừng ôn đới, nhiệt đới …). Quần xã
là một tổ chức cao hơn quần thể. STH quần xã nghiên cứu mối quan hệ giữa các
loài sinh vật với nhau và với các nhân tố môi trường trong quần xã.

- Hệ sinh thái: là đơn vị cơ sở của tự nhiên được mô tả như một thực thể, xác

định chính xác trong không gian và thời gian. Nó bao gồm không chỉ các sinh vật
sống trong đó mà còn có cả các điều kiện tự nhiên của môi trường như đất, nước,
không khí cũng như tất cả các mối tương tác giữa các sinh vật với nhau và giữa các
sinh vật với môi trường. Ví dụ một hồ nước, một khu rừng, một thành phố… trong
đó có các sinh vật với môi trường sống của nó được gọi là hệ sinh thái hồ, hệ sinh
thái rừng, hệ sinh thái đô thị v.v… Các hệ sinh thái trên trái đất tập hợp lại thành
sinh quyển.

b) Theo đối tượng nghiên cứu: STH phân ra: STH động vật, STH thực vật,

vi sinh vật, thú, người v.v… tức là lấy đối tượng là động vật, thực vật, vi sinh vật …
để nghiên cứu.

c) Theo cách ứng dụng: STH phân ra: STH nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư

nghiệp, môi trường …, tức là lấy việc nghiên cứu ứng dụng trong nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc bảo vệ môi trường làm mục đích.

background image

2.1.3 Nhân tố sinh thái môi trường (NTSTMT)

a) Khái niệm:
Các nhân tố tác động cùng một lúc lên môi trường sống của các sinh vật

được gọi là các NTST môi trường. Các nhân tố này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm
sự phát triển của các sinh vật như sinh sản, trưởng thành, di cư, nhập cư … và sự
phân bố vùng địa lý của các sinh vật. Các sinh vật muốn tồn tại và phát triển đều
phải thường xuyên tìm cách thích nghi với môi trường và điều chỉnh hoạt động sống
của mình cho phù hợp với sự biến đổi của môi trường tức là phù hợp với sự tác
động của các NTSTMT.

Các NTST sẽ làm cho các sinh vật thích nghi về tập tính, về sinh lý và về hình

thái cấu tạo thông qua hoạt động phối hợp của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Sự thích
nghi về sinh lý được gọi là sự thuần hoá. Môi trường luôn thay đổi đã làm tiền đề
cho các sinh vật phải thay đổi theo để thích nghi. Đó chính là quá trình hình thành
và tiến hoá của các loài sinh vật.

b) Phân loại: Các NTSTMT được phân thành các nhóm sau:
- Nhóm nhân tố vô sinh như khí hậu, thời tiết, địa hình, nguồn nước, đất …
- Nhóm nhân tố hữu sinh như các quần thể sống của các loài động vật, thực

vật, vi sinh vật… Đó là thế giới hữu cơ, một thành phần rất quan trọng của môi
trường. Các nhân tố này có thể cạnh tranh, ký sinh, thù địch …

- Nhóm nhân tố con người: là nhân tố ngày càng tác động mạnh mẽ lên môi

trường. Khác với nhóm nhân tố hữu sinh, con người tác động vào môi trường bởi
các nhân tố về xã hội (như chế độ chính trị), tác động có ý thức (còn động vật thì
không có ý thức), và tác động của con người ngày càng lớn v.v…

- Nhóm nhân tố độc lập hay phụ thuộc vào mật độ. NTST độc lập mật độ là

nhân tố không thay đổi hiệu quả nếu mật độ cá thể của quần thể thay đổi (thời tiết,
khí hậu …), còn NTST phụ thuộc mật độ thì ngược lại sẽ thay đổi hiệu quả nếu mật
độ cá thể quần thể thay đổi (thức ăn, không gian sống, sự cạnh tranh …).

- Nhóm nhân tố có chu kỳ sơ cấp (nhiệt độ, ánh sáng …), chu kỳ thứ cấp (độ

ẩm không khí) hay nhóm nhân tố không có chu kỳ (bão… lũ …).

2.1.4 Nhân tố sinh thái giới hạn - Luật giới hạn sinh thái
NTST giới hạn: là nhân tố mà khi tác động lên các sinh vật được giới hạn

từ điểm cực hại thấp đến điểm cực hại cao thông qua điểm cực thuận. Dưới điểm
cực hại thấp và trên điểm cực hại cao sinh vật không thể tồn tại được. Ví dụ: nhiệt
độ, độ mặn là NTST giới hạn đối với các sinh vật; ánh sáng là NTST giới hạn đối
với thực vật nhưng không phải là NTSHGH đối với động vật.

Luật nói về các NTSTGH được gọi là luật giới hạn sinh thái, còn được gọi

là luật Shelford. Shelford (1913) đã phát hiện thấy yếu tố giới hạn có thể không chỉ
là sự thiếu thốn mà còn có cả sự dư thừa. Các sinh vật được giới hạn đặc trưng bởi
tối thiểu và tối đa sinh thái, khoảng giữa hai đại lượng này tạo ra giới hạn của sự
chống chịu. Do đó, Shelford đã phát biểu về định luật này như sau: "Tất cả các
sinh vật đều chịu sự tác động của các NTSTMT trong một giới hạn nhất định.

background image

Tùy thuộc vào từng NTST, tuỳ thuộc vào khả năng chịu đựng của từng loài sinh
vật mà chúng có sự phân loại rộng, hẹp, cao, thấp, nhiều, ít … khác nhau."

Ví dụ: đối với nhân tố là nhiệt độ, tuỳ theo loài sinh vật, ta có thể phân loại

chúng thành loài chịu nhiệt rộng như hổ, báo; loài nhiệt hẹp như cây chuối, phong
lan, san hô, gấu trắng, hải cẩu …; loài nhiệt nhiều (cây dương xỉ, xương rồng…),
loài nhiệt ít (ếch, nhái …) v.v…

Sơ đồ đường cong Shelford biểu diễn giới hạn sinh thái là nhiệt độ như sau:
Y

Sự sinh trưởng

Vùng tác động có lợi nhất

T

0

Giới hạn sinh thái

Trong giới hạn sinh thái đó có vùng tác động có lợi nhất (opt.). Còn điểm tác

động có lợi nhất của nhân tố đó đối với cơ thể sinh vật được gọi là điểm cực thuận.
Càng lệch xa vùng tác động có lợi nhất thì càng bất lợi cho cơ thể sinh vật.


Có 4 quy luật giới hạn sinh thái như sau:
- Những sinh vật khác nhau thì có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác

nhau. Các sinh vật có thể có giới hạn sinh thái rộng đối với NTST này nhưng lại có
phạm vi chịu đựng hẹp với NTST khác.

- Các sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với tất cả các NTST thì thường

được phân bố rộng hơn đối với các sinh vật khác (hổ, báo …).

- Khi một NTST nào đó không thích hợp với loài thì giới hạn sinh thái đối với

những NTST khác có thể bị thu hẹp.

- Giới hạn sinh thái đối với cá thể đang ở giai đoạn sinh sản thường hẹp hơn

so với giai đoạn trưởng thành không sinh sản.

2.1.5. Nhân tố nhiệt độ

Nhìn chung các sinh vật chỉ có thể sống trong một phạm vi nhiệt độ khá hẹp

(0 - 50

0

C). Giới hạn này là giới hạn nhiệt độ của quá trình trao đổi chất trong cơ thể

các loài sinh vật. Đối với mỗi loài ta có thể xác định các loại nhiệt độ như nhiệt độ
gây chết thấp (cực hại thấp), nhiệt độ chịu đựng thấp, nhiệt độ cực thuận (tối ưu),
nhiệt độ chịu đựng cao và nhiệt độ gây chết cao (cực hại cao). Ta có thể biểu diễn
sơ đồ minh hoạ luật Shelford về quan hệ của cơ thể sinh vật và gradien nhiệt độ
NTSTGH như sau:

Y

Sự sinh trưởng

background image

Vùng T

0

cực thuận

vùng T

0

chịu dựng Vùng T

0

chịu đựng

thấp cao

Vùng T

0

cực hại thấp Vùng nhiệt độ cực hại cao

gradien

T

0

Giới hạn sinh thái về nhiệt độ

Mỗi một loài sinh vật đều có vùng nhiệt độ cực thuận. Ở nhiệt độ này mọi

hoạt động của cơ thể được thực hiện một cách tốt nhất. Giới hạn nhiệt độ thích hợp
và nhiệt độ cực thuận đối với các sinh vật thay đổi theo giai đoạn phát triển, theo
trạng thái sinh lý của cơ thể và theo giới tính v.v…

Ta sẽ xét ảnh hưởng của NTST là nhiệt độ lên cơ thể sinh vật:
Khi nhiệt độ thay đổi:
- Làm thay đổi toàn bộ các chức năng của cơ thể sinh vật. Với động vật, đó là

sự hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, trao đổi chất, vận động, sinh sản, sinh
trưởng, ngủ đông, ngủ hè v.v…. Với thực vật đó là sự quang hợp, hô hấp, thoát hơi
nước, thụ phấn, ra hoa, kết quả v.v…

- Làm thay đổi sự phân bố địa lý của các sinh vật trong các hệ sinh thái. Do

ảnh hưởng của nhiệt độ lên chức năng của cơ thể sinh vật nên buộc chúng phải tìm
nơi có nhiệt độ thích hợp để sinh sống.

- Các sinh vật phải có cấu tạo thích nghi phù hợp. Các sinh vật sống trong môi

trường nóng, nhiệt độ cao (ở các sa mạc) có khoang cánh rỗng để chống nóng, có
thân sáp chống mất nước, chịu khát cao…; ngược lại các sinh vật sống ở nơi có
nhiệt độ thấp (vùng cực) có tai, đuôi, chân (các phần phụ thò ra ngoài) ngắn lại,
lông dày hơn, mỡ nhiều hơn … để chống rét v.v…

- Làm thay đổi thời gian (T) và tốc độ phát triển (Z) của các loài sinh vật.

Nhiều loài sinh vật, nhất là các loài biến nhiệt thì sự phát triển phụ thuộc rất nhiều
vào nhiệt độ. Nếu nhiệt độ tăng lên thì thời gian phát triển sẽ giảm đi, tức là tốc độ
phát triển sẽ nhanh hơn
.
Tốc độ phát triển là số nghịch đảo của thời gian phát
triển. Điều này có thể biểu diễn bằng toán học như sau:

Gọi k là nhiệt độ mà ở đó sinh vật bắt đầu phát triển, x là nhiệt độ của môi

trường, nhiệt độ phát triển tốt nhất của sinh vật đó sẽ là (x - k).

Gọi Y là thời gian phát triển, Z là tốc độ phát triển đủ để hình thành một thế

hệ, thì

Y(x-k) = S
S là một hằng số và được gọi là tổng nhiệt của sự phát triển cho thế hệ sinh

vật đó, đơn vị tính là

0

C/ngày, ta có phương trình biểu diễn thời gian và tốc độ phát

triển của loài sinh vật đó phụ thuộc vào nhiệt độ như sau:

Y = S/(x-k) và
Z = 1/Y = (x-k)/S.

2.1.6 Nhân tố sinh học- Sự cân bằng sinh thái qua các chuỗi và lưới thức

ăn.

a) Nhân tố sinh học - quan hệ giữa các loài sinh vật:

background image

Các sinh vật đều có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau. Quan hệ trực

tiếp là quan hệ thông qua nơi ở (habitat) và tổ sinh thái (ecological niche), vì mỗi
sinh vật đều có một nơi ở và một tổ sinh thái nhất định. Nơi ở là không gian mà loaì
đó chiếm cứ, còn tổ sinh thái là nơi cung cấp thức ăn và các nhu cầu khác cho đời
sống của loài đó tồn tại và phát triển. Còn quan hệ gián tiếp là quan hệ thông qua
các NTST khác của MT.

Mối quan hệ giữa hai cá thể sinh vật sống trong tự nhiên rất phức tạp, có thể

là giữa động vật với động vật hoặc động vật với thực vật. Người ta có thể tổng kết
một vài mối liên hệ giữa chúng như sau:

- Bàng quan (neutralisme): khi cả hai loài không có ảnh hưởng gì với nhau

như cây rừng, cây cỏ và con hổ;

- Cạnh tranh (compatition): khi cả hai loài đều bị hại vì cạnh tranh nhau về

thức ăn như cá quả - cá vược chẳng hạn. Sự cạnh tranh này có thể cùng loài hoặc
khác loài, có thể chiếm cứ lãnh thổ (nơi ở và tổ sinh thái) của nhau, sát hại lẫn nhau,
thậm chí ăn thịt lẫn nhau. Cạnh tranh là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự
tiến hóa của các loài sinh vật;

- Cộng sinh (symbiose): khi cả hai loài đều có lợi và cầnn thiết phải sống với

nhau như con kiến - cành cam;

- Hợp sinh (cooperation): khi cả hai loài đều có lợi nhưng không nhất thiết

phải sống với nhau (cá nước lợ - cây đước);

- Hội sinh (commonolisme): khi một loài có lợi còn loài kia không chịu ảnh

hưởng gì (cây họ đậu (lợi) - vi khuẩn cố định đạm).

- Hãm sinh (amenoalisme): khi một loài không bị ảnh hưởng gì còn loài kia

bị hại (nấm - vi khuẩn);

- Ký sinh (parasitisme): khi một loài có lợi còn loài kia bị hại trong mối quan

hệ sống bắt buộc (giun sán (vật ký sinh) và lợn (vật chủ));

- Vật dữ - con mồi (predation): khi một loài là đối tượng thực phẩm của loài

kia (chim sáo - giun đất, linh miêu - thỏ …).

Trong các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau thì quan hệ về thức ăn là rất

quan trọng. Chất và lượng thức ăn đã ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý cơ thể
sinh vật. Mà thức ăn của động vật có thể là thực vật hoặc động vật. Và vì cả động
vật và thực vật đều chịu ảnh hưởng của các NTSTMT nên mối quan hệ của các sinh
vật trong tự nhiên về mặt thức ăn rất phức tạp. Trong quá trình hình thành loài, các
loài động vật đều đã có những cấu tạo cơ thể thích nghi với thức ăn của mình (mỏ
của các loài chim ăn các loại thức ăn khác nhau rất khác nhau: chim ăn thịt có mỏ
diều hâu, chim ăn cá có mỏ nhọn dài, chim ăn hạt có mỏ ngắn phần dưới rộng hơn
phần trên, chim ăn sâu bọ thì ngược lại v.v…).

b) Sự cân bằng sinh thái qua các chuỗi và lưới thức ăn:
- Xét quan hệ giữa hai loài :
A (con mồi) - B (vật dữ ăn mồi)
Nếu số lượng con mồi A giảm đi sẽ gây ra khan hiếm thức ăn cho vật dữ B và

làm cho số lượng B giảm đi. Và vì B giảm đi nên A lại có xu thế tăng lên, và vì A
tăng lên nên B lại cũng có xu hướng tăng lên. Vì vậy trong thiên nhiên luôn tạo
được sự cân bằng sinh thái.

- Xét tiếp quan hệ giữa ba cá thể (3 loài), trong đó hai loài A và B là con mồi

còn C là vật dữ.

background image

A
con mồi C (vật dữ)
B

Nếu dân cư loài A giảm đi thì C sẽ có thể tập trung vào thói quen ăn con mồi

B và do đó sẽ tạo điều kiện cho A phục hồi mà không gây ảnh hưởng gì tới hệ sinhh
thái. Đến lúc nào đó dân số B giảm đi thì C lại phải tập trung ăn A làm cho B có
điều kiện phục hồi. Cứ như vậy sẽ tạo ra sự cân bằng sinh thái qua các chuỗi và lưới
thức ăn.

Một chuỗi thức ăn đơn giản có 4 mức dinh dưỡng là:
- cây xanh (vật sản xuất P),
- côn trùng ăn cây xanh - vật tiêu thụ cấp 1 (C

1

) như châu chấu chẳng hạn,

- chim thú ăn côn trùng - vật tiêu thụ cấp 2 (C

2

) và

- các loài sinh vật và vi sinh vật phân huỷ (D).

2.1.7 Sự tăng trưởng, biến động số lượng cá thể, chiến lược tăng trưởng :
a) Sự tăng trưởng - đường cong tăng trưởng:
Sự tăng trưởng được biểu hiện bằng sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể

trong tự nhiên theo chiều hướng tăng lên. Đường cong biểu diễn sự thay đổi đó gọi
là đường cong tăng trưởng. Ta có thể xét đường cong tăng trưởng ở điều kiện lý
tưởng và diều kiện thực tế.

Gọi N là số lượng cá thể, t là thời gian tăng trưởng. Giả sử là quần thể tồn tại

trong điều kiện lý tưởng, tức là khi chỗ ở, thức ăn ổn định, không có kẻ thù, dịch
bệnh …, ta có: dN/dt = rN , với r - chỉ số sinh trưởng nội tại tự nhiên của quần thể
và đồ thị là một đường cong theo hàm luỹ thừa (hàm mủ).

Nhưng trong thực tế thì không thể có cự sinh trưởng theo hàm luỹ thừa một

cách lý tưởng như vậy mà luôn có sự giới hạn của các điều kiện môi trường. Các
điều kiện đó có thể biểu thị bàng k k chính là số lượng tối đa cá thể của quần
thể cho phép đạt được trong một môi trường nhất định
(mỗi một môi trường chỉ
cho phép quần thể gia tăng đến một số lượng tối đa N

max.

nhất định mà thôi). Trong

điều kiện đó, phương trình đường cong tăng trưởng thực tế sẽ là:

dN/dt = rN (k-N)/k

và đó là đường cong của hàm logarit với điểm uốn ứng với k/2 và tiệm cận ở N

max.

N
k N

max.

dN/dt = rN (k-N)/k

rN

dt

dN

=

. k/2

t
0
b) Sự biến động số lượng
Các quần thể trong tự nhiên luôn biến động về số lượng. Có thể phân ra ba

loại biến động:

background image

- Biến động có chu kỳ (nhiều năm, theo mùa …). Sự biến động nhiều năm

thường thấy ở các quần thể chim và thú vùng cực; theo mùa thường thấy ở quần thể
côn trùng, động vật thuỷ sinh, một số loài chim, ruồi, muỗi …

- Biến động không có chu kỳ, thường gặp ở loài cò xám, chúng chết về mùa

đông rét đậm, một vài năm mới phục hồi.

- Biến động bất thường: có thể thấy ở các quần thể mới nhập vào một môi

trường lạ, chúng sinh trưởng đặc biệt nhanh như cừu, thỏ nhập vào Úc, ốc bươu
vàng nhập vào một số nước châu Á; hoặc do các tai biến bất thường như động đất,
núi lửa … giết chết một số quần thể nào đó.

Sự biến động số lượng cá thể phụ thuộc vào 4 yếu tố: sinh, tử, nhập cư, di cư .

Ta có thể biểu diễn số lượng cá thể của quần thể bằng biểu thức:

N

t

= N

0

+ B - D + I - E

trong đó: N

t

- (Number on the time t), số lượng cá thể ở thời điểm t; N

0

- số

lượng cá thể ở thời điểm gốc (t=0); B - (Birth), số lượng cá thể được sinh ra trong
thời gian từ 0 đến t; D - (Death), số lượng cá thể chết đi; I - (Immỉgration) - số
lượng cá thể nhập cư từ các quần thể khác vào; E - (Emỉgration), số lượng cá thể di
cư đi nơi khác. Thông thường để tính toán sự biến động số lượng cá thể, người ta
chỉ tính tỷ lệ sinh và tử còn bỏ qua tỷ lệ nhập và di cư.

c) Chiến lược tăng trưởng
Người ta nghiên cứu hai thông số có liên quan đến chiến lược tăng trưởng của

quần thể, đó là chỉ số sinh trưởng tự nhiên nội tại của quần thể r và khả năng giới
hạn của môi trường k.

Nếu gọi b là tỷ lệ sinh (bỉrth rate) và d là tỷ lệ chết (death rate) của các cá thể

trong quần thể thì hiệu số (b - d) = r được gọi là tỷ lệ tăng trưởng các cá thể trong
quần thể đó hay còn gọi là chỉ số sinh trưởng nội tại tự nhiên của quần thể đó. Ví
dụ: con mọt lúa có r = 6,2; chuột cống r = 5,4; chuột đồng r = 4,5; người r = 0,0055
v.v…

Khả năng giơí hạn của môi trường k rất phức tạp và phụ thuộc vào các điều

kiện cụ thể của môi trường.

Nhận xét: Các quần thể trong tự nhiên có hai kiểu chọn lọc tự nhiên thích

nghi là chọn lọc theo kiểu r hoặc chọn lọc theo k (tăng r hay tăng k). Các quần
thể sống trong môi trường ổn định, ít biến động thường chọn lọc theo kiểu k và các
quần thể sống trong môi trường hay biến động (trên các vũng nước tạm thời hay
trên xác chết các sinh vật) thường có kiểu chọn lọc theo r. Áp lực chọn lọc tự nhiên
lên các cá thể của quần thể sẽ khác nhau và kết quả là phát triển được các gen có
đặc trưng thich nghi cao nhất.

2.1.8 Mô hình toán về sự cạnh tranh của hai quần thể

Mô hình này được suy ra từ phương trình đường cong sinh trưởng thực tế:
dN/dt =rN(k-N)/k, trong đó k - số lượng tối đa các cá thể của quần thể có thể

đạt được trong một môi trường nhất định và đó chính là khả năng giới hạn của môi
trường.

Gọi N

1

, N

2

là số lượng cá thể của quần thể 1 và quần thể 2 cạnh tranh nhau về

cùng một nguồn thức ăn; r

1

, r

2

là chỉ số sinh trưởng mội tại tự nhiên của quần thể 1

background image

và quần thể 2 và k

1

và k

2

là khả năng giới hạn của môi trường đối với quần thể 1 và

quần thể 2, ta có:

1

1

2

1

1

1

1

1

)

(

α

=

k

N

N

k

N

r

dt

dN

2

2

1

2

2

2

2

2

)

(

α

=

k

N

N

k

N

r

dt

dN

với

2

1

,

α

α

là hệ số cạnh tranh của quần thể này với quần thể kia.

Giải

2.2. CÁC HỆ SINH THÁI

2.2.1. Định nghĩa, cấu trúc, chức năng và đặc điểm của hệ sinh thái
Định nghĩa
: Hệ sinh thái (HST) (Ecological system - ES) là một hệ thống bao

gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau thông qua các vòng tuần hoàn vật
chất và dòng năng lượng. Hay nói cách khác, HST là hệ thống bao gồm các quần xã
và sinh cảnh của nó. HST có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Ví dụ: một cái hồ, một
lưu vực sông, một khu rừng, một thành phố, một bể nuôi cá cảnh, một con tàu vũ trụ
… bao gồm các sinh vật và môi trường của nó được gọi là các HST hồ, sông, rừng
(các HST tự nhiên), HST đô thị, cá cảnh, tàu vũ trụ … (các HST nhân tạo)…. HST
là đơn vị cơ sở của tự nhiên, được mô tả như một thực thể xác định chính xác trong
không gian và thời gian. HST được coi như một tổ chức sinh học, một cộng đồng cơ
thể chiếm lĩnh không gian và tác động tương hỗ theo thời gian trong môi trường vật
lý.

Cấu trúc: Một HST (ES) gồm có 4 thành phần: Môi trường (E). vật sản xuất

(Producer), vật tiêu thụ (Consumer) và vật phân huỷ (Decomposer). Có thể viết:

ES = E + P + C + D
- Môi trường (E) bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái của sinh cảnh như chất

vô cơ, hữu cơ, các yếu tố vật chất như đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng … Môi trường
đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật sống trong HST.

- Vật sản xuất (P) bao gồm các vi khuẩn hoá tổng hợp và cây xanh, tức là các

sinh vật có khả năng tổng hợp được chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời để tự nuôi
cơ thể mình. Vật sản xuất còn được gọi là sinh vật tự dưỡng.

- Vật tiêu thụ (C) bao gồm cả động vật và thực vật. Chúng sử dụng chất hữu

cơ lấy trực tiếp hoặc gián tiếp từ vật sàn xuất. Vật tiêu thụ là sinh vật dị dưỡng.
Người ta chia vật tiêu thụ ra các cấp: cấp 1 (C1) là động vật ắn thực vật, cấp 2 (C2)
là động vật ăn động vật và có thể là C3 (động vật ăn cả thực vật và động vật).

- Vật phân huỷ (D) là vi khuẩn và nấm. Chúng phân huỷ chất thải và xác chết

của cả sinh vật sản xuất và sinh vật tiêu thụ.

background image

Chức năng: HST có hai chức năng cơ bản là thực hiện vòng tuần hoàn vật

chất và dòng năng lượng giữa 4 thành phần. Trong HST luônn có sự trao đổi vật
chất và năng lượng giữa các quần xã sinh vật và sinh cảnh. Trong chu kỳ trao đổi
vật chất luôn có một bộ phận sinh cảnh chuyển thành sinh vật, đồng thời lại có một
bộ phận sinh vật chuyển hoá thành sinh cảnh qua quá trình phân huỷ và biến đổi xác
sinh vật thành chất vơ cơ, từ đó sẽ tạo ra sự biến dổi và phát triển không ngừng của
các HST.

Đặc điểm: HST có 2 đặc điểm cơ bản:
- Cân bằng cơ thể - môi trường. HST là hệ thống cân bằng giữa các cơ thể

sinh vật và môi trường. Khả năng cân bằng phụ thuộc vào thể chế cấu trúc và chức
năng của hệ thống trong mỗi giai đoạn phát triển, tức là phụ thuộc vào mức độ
trưởng thành của HST. HST càng trưởng thành thì cân bằng cơ thể - môi trưởng
càng lớn, càng ổn định. Ngược lại, HST càng trẻ, càng ít có sự cân bằng cơ thể -
môi trưởng, càng ít ổn định. Ví dụ: rừng nguyên thuỷ và rừng mới trồng…

- Thích nghi sinh thái (TNST): TNST là khả năng phù hợp của các nhân tố

thành phần trong HST (nhất là các nhân tố hữu sinh như các loài sinh vật P, C, D)
với các điều kiện của môi trường. TNST được biểu hiện qua cân bằng cơ thể và môi
trường. Mọi HST đều là đối tượng của sự chọn lọc, của quá trình biến đổi nhưng
đồng thời cũng là kết quả các các quá trình đó. Chính áp lực chọn lọc đã tạo ra cơ
chế thích nghi của các loài và sự vận động này dẫn đến một thế cân bằng, một sự ổn
định tương đối. Nếu có sự biến đổi lớn về quy mô và tính chất của sự TNST thì các
phần hợp thành của giới hữu sinh trong HST cũng sẽ thay đổi đến mức làm thay đổi
cả HST. Lúc đó sẽ có sự cân bằng và thích nghi trong điều kiện mới. Cứ như thế,
HST biến đổi, phát triển và tíên hoá không ngừng.

2.2.2 Vòng tuần hoàn các vật chất

Các nguyên tố vật chất như C, H

2

. N

2

, O

2

, P, S, Ca, K, Na … luôn có sự tuần

hoàn trong tự nhiên, tức là từ môi trường bên ngoài đi vào cơ thể các sinh vật, từ
sinh vật này qua sinh vật khác, rồi lại từ các sinh vật trở lại môi trường bên ngoài.
Vòng tuần hoàn các vật chất như vậy còn được gọi là vòng sinh địa hoá.

Các sinh vật cần khoảng 40 nguyên tố hoá học để xây dựng nên chất nguyên

sinh cho cơ thể. Các nguyên tố đó được chia làm hai nhóm: nhóm đa lượng như C,
N, Hydro, Oxy, P, S …. và nhóm vi lượng như: Ca,K, Na, Mg, Fe, Zn … Nguồn dự
trữ quan trọng của các nguyên tố này là ở trong tự nhiên (có thể là ở trong khí
quyển như C, Oxy, N… hoặc là trong các khối nham thạch và trầm tích như P, S
…). Vì thế có thể có rất nhiều vòng tuần hoàn vật chất. Người ta phân chúng thành
hai loại: vòng tuần hoàn vật chất hoàn toàn và không hoàn toàn. VTHVC hoàn toàn
là khi lượng vật chất này chứa trong thành phần vô sinh rất lớn, thừa thải và tồn tại
nhiều vòng liên hệ ngược nhau, ví dụ các vòng tuần hoàn của C, N, O

2

…Còn

không hoàn toàn là khi có một lượng vật chất bị tồn đọng, không được sử dụng, ví
dụ như vòng tuần hoàn của P, S … vì có một lượng lớn P, S bị tồn đọng ở dạng
trầm tích đại dương không được sử dụng.

Vòng tuần hoàn vật chất khác dòng năng lượng ở hai chỗ: - vòng THVC là

vòng kín, còn dòng năng lượng là vòng hở và - Vật chất thì được các thành phần

background image

của HST sử dụng lại, còn năng lượng thì không được sử dụng lại mà bị phát tán và
tiêu hao dưới dạng nhiệt và các dạng khác.

Dưới đây là sơ đồ các vòng tuần hoàn của nước, cácbon và nitơ:
a) Vòng tuần hoàn của nước:
Nước trên biển, sông hồ, đầm lầy … và từ trong các sinh vật được nhiệt mặt

trời đun nóng làm bốc hơi, phát tán bay vào khí quyển, ngưng tụ lại thành mây, mây
gặp lạnh thành mưa rơi xuống đất, một phần lại bốc hơi vào khí quyển, một phần
ngấm xuống đất hoặc chảy tràn ra sông suối, ra biển rồi lại bốc thành hơi, phát tán
vào khí quyển, ngưng tụ lại thành mây, mây gặp lạnh thành mưa rơi xuống đất …
tạo ra chu kỳ tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Dưới đây là sơ đồ vòng tuần hoàn
của nước hàng năm:

mưa trên đất liền mưa rơi trên đại dương

110.000km

3

390.000km

3

70.000km

3

430.000km

3

bốc hơi từ đất liền bốc hơi từ đạidương
Băng tuyết: 24 triệu km

3

chảy tràn trên đất liền

40.000km

3

sông suối: 281.000km

3

nước ngầm: 60 triệu km

3

Wđd =

1,37.10

36

m

3

Khoảng 60% lượng nước rơi xuống đất được trở về khí quyển bằng bốc hơi,

chỉ còn khoảng 40% thành dòng chảy mặt hoặc ngầm trở về sông, hồ, biển. Đó
chính là nguồn nước ngọt tuần hoàn hàng năm trên trái đất, cung cấp cho mọi nhu
cầu của các sinh vật và con người, uớc tính khoảng 40.000km

3

/năm; lượng nuớc

này không lớn, chỉ bằng 0,00007% dung tích thuỷ quyển hoặc 0,0035% lượng nước
của núi băng nhưng được luân chuyển không ngừng.

b)

Vòng tuần hoàn của Cácbon thông qua CO

2

(C + O

2

= CO

2

)

CO

2

trong

khí quyển

Phản ứng cố định Cacbon
6CO

2

+ 6H

2

O + h

γ

C

6

H

12

O

6

+ 6O

2

S

background image

Vật sản xuất (P)
CO

2

Thực vật trong đất và nước CO

2

Vật tiêu thụ
C

1

n

1

C

n

H

2n

O

n

+ H

2

O CO

2

+ 4H

+

+ 4e

-

CO

2

Hô hấp Vật tiêu thụ Bài tiết
tế bào C

2

Xác chết


Than đá
Vật phân huỷ Dầu lửa
D

Cacbon là nguyên tố hoá học quan trọng đầu tiên cấu thành các phân tử hữu

cơ, tạo thành sự sống như đường Glucô, protein, các axit hữu cơ (amin),
hydrocácbon …

Khí CO

2

được thực vật hấp thụ trong các mô rỗng ở lá; ở đó quá trình quang

hợp với năng lượng từ ánh sáng mặt trời kết hợp với H

2

và O

2

lấy từ nước trong các

tế bào của cây tạo thành đường Glucô và Ô-xy (phản ứng cố định cácbon hay phản
ứng tạo đường Clucô) theo phương trình:

6CO

2

+ 6H

2

O + h

γ

C

6

H

12

O

6

+ 6 O

2

(đường Glucô và ô-xy)

Các phân tử Glucô được chuyển từ vật sản xuất (P) (bậc dinh dưỡng đầu tiên)

sang các vật tiêu thụ (C ) và phân huỷ (D) (các bậc dinh dưỡng cao hơn) qua quá
trình ăn của chúng (vật tiêu thụ ăn vật sản xuất…) và từ đó trả lại môi trường qua 3
đường:

- Thứ nhất là hô hấp tế bào, phân huỷ các phân tử Glucô để lấy lại năng lượng

cần thiết cho hoạt động của các tế bào sinh vật theo phản ứng:

n

1

C

n

H

2n

O

n

+ H

2

O CO

2

+ 4H

+

+ 4e

-

(CO

2

được trả lại khí quyển).

- Thứ hai là sự giải phóng Cácbon từ các phế thải bài tiết và xác chết của các

sinh vật bởi sự dinh dưỡng của vật phân huỷ.

- Thứ ba là từ việc thiêu đốt tự nhiên hoặc nhân tạo của than đá, dầu lửa, của

cây cỏ v.v… cũng trả lại Cacbon vào khí quyển.

Cácbon tồn đọng ở dạng CO

2

trong thuỷ quyển với hàm lượng rất lớn, gấp

khoảng 50 lần lượng CO

2

trong khí quyển. Khi tỷ lệ CO

2

trong khí quyển tụt xuống

thì CO

2

trong thuỷ quyển sẽ tự động toả lên bù vào chỗ thiếu đó.

Con người can thiệp vào vòng tuần hoàn của Cacbon theo hai loại hoạt động

chính: 1) Chặt hạ các thảm rừng, cây cỏ…, và 2) Đốt các loại nhiên liệu than, dầu
khí… So với những năm 70 thế kỷ trước, hàm lượng CO

2

trong khí quyến hiện nay

đã tăng lên khoảng 25%. Việc tăng hàm lượng khí CO

2

trong khí quyển đang gây ra

hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trung bình tại bề mặt trái đất tăng
lên, đe dọa toàn diện nền văn minh của nhân loại và sự sống của các sinh vật trên
hành tinh chúng ta.

background image

c) Vòng tuần hoàn của Nitơ:
Nitơ là một trong các nguyên tố hoá học quan trọng cấu thành các phân tử hữu

cơ, trước hết là axit amin, prôtein và các axit nucleic (các AND, ADN - vật liệu di
truyền của các sinh vật). Nitơ có rất nhiều trong khí quyển, chiếm 79% các loại khí
trong không khí. Nitơ từ khí quyển, đất, nước đi vào các sinh vật rồi từ các sinh vật
trở lại đất, nước và khí quyển, tạo thành chu trình tuần hoàn của Nitơ.

Khác với CO

2

. Nitơ không được thực vật hấp thụ trực tiếp mà phải qua các

loài vi khuẩn như vi khuẩn cố định Nitơ, vi khuẩn Nỉtrosomas, Nỉtrobachter,
Nitritbachter … Thực vật và động vật chỉ có thể hấp thụ NH

3

(Amonia) hoặc NO

3

(Nitrat). Quá trình tuần hoàn của Nitơ chủ yếu thông qua hoạt động của các sinh
vật. Nitơ trong các sinh vật trở lại khí quyển thông qua sự phân huỷ chất thải. Các
vi khuẩn phân giải và một số nấm trong đất ăn các chất giàu Nitơ và chuyển Nitơ
hữu cơ thành các muối NH

4

và NH

3

. Các muối NH

4

được bộ rể của cây cỏ hấp thụ.

NH

3

bay hơi vào khí quyển hoặc được vi khuẩn sống trong đất biến thành Nitrit và

Nitrat mà cây cỏ có thể hấp thụ được qua rể. Đó là các quá trình cố định và giải
phóng Nitơ qua các phản ứng hoá học sau:

2NH

3

+ 3O

2

+ tác động của Nitrosomas 2NO

2

+ 2H

+

+ 2H

2

O

2NO

2

+ O

2

+ tác động của Nitrobachter 2NO

3

bộ rể thực vật

thực vật các sinh vật N

2

vào khí quyển.

Vật phân huỷ

N

2

trong khí quyển


Bài tiết vi khuẩn hiếu khí Vi khuẩn cố định Nitơ
Xác chết
N

2

O NH

3

Amonia

Động vật Vi khuẩn Nỉtrosomas
2NH

3

+ 3O

2

+ Nitrosomas 2NO

2

+ 2H

+

+ 2H

2

O

axit amin NO

2

NO

2

Nitrit

Thực vật

Vi khuân Nitrobachter

2NO

2

+ O

2

+ Nitrobachter 2NO

3

bộ rể thực vật

Bộ rể

thực vật

NO

3

Nỉtrat

Nitrobachter

2.2.3 Dòng năng lượng
Năng lượng cung cấp cho hoạt động của tất cả các hệ sinh thái trên trái đất là

năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời chiếu lên một đơn vị diện tích bề mặt trái
đất trong một đơn vị thời gian được gọi là thông lượng mặt trời, đơn vị là 1cal/cm

2

-

phút. Có nhiều đơn vị đo năng lượng mặt trời nhưng người ta thường dùng đơn vị là
Calo. Một Calo tức là năng lượng cần để đun 1 gr nước lên 1

0

C.

a) Xét theo tỷ lệ % khối lượng:
Sự phân bố tỷ lệ % năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất như sau:
- 68% được hấp thụ bởi không khí, đất, nước để tạo ra sự chuyển động của

không khí, nước, các hiện tượng khí tượng, thời tiết và cân bằng khí hậu toàn cầu.

- 30 - 30,5% được phản xạ lại vũ trụ (21% từ mây, 5% từ bụi và 3,5 - 4% từ

các vật khác).

background image

- Chỉ có khoảng 1,5 - 2% được hấp thụ bởi thực vật qua quá trình quang hợp

để tạo ra chất hữu cơ nuôi cơ thể. Như vậy chất hữu cơ thực vật là nguồn năng
lượng mặt trời được tích luỹ trên bề mặt trái đất. Lượng này rất ít nhưng lại rất quan
trọng vì từ đó xây dựng nên toàn bộ sự sống trên trái đất.

b) Xét về mặt sinh thái:
Dòng năng lượng xảy ra đồng thời với vòng tuần hoàn vật chất ở hệ sinh thái.
Năng lượng bức xạ tổng cộng L

T

của mặt trời chiếu xuống trái đất chỉ một

phần được các hệ sinh thái hấp thụ L

A

còn phần lớn bị phát tán và tiêu hao không sử

dụng được NU

1

(Non used Energy), tức là: L

T

= L

A

+ NU

1

.

Phần năng lượng được hệ sinh thái hấp thụ L

A

chỉ một phần được vật sản

xuất sử dụng trong quang hợp để tạo ra chất hữu cơ của cơ thể mà ta gọi là sức sản
xuất sơ cấp thô G

PP

(Gros Primary Productivity), còn phần lớn năng lượng không

dùng được vì bị tiếp tục phát tán và tiêu hao dưới dạng nhiệt C

H

(Calorific Heat),

tức là L

A

= G

PP

+ C

H

.

Phần năng lượng của sức sản xuất sơ cấp thô G

PP

lại phân thành hai phần:

một phần cung cấp cho sức sản xuất sơ cấp tinh N

PP

(Net Primary Productivity) và

một phần mất đi do hô hấp của bản thân vật sản xuất R

1

(Respiration): G

PP

= N

PP

+

R

1.

Năng lượng của sức sản xuất sơ cấp tinh N

PP

chỉ một phần được dùng để làm

thức ăn cho vật tiêu thụ cấp một I

1

, một phần lại tiếp tục phát tán và mất đi không sử

dụng được: N

PP

= I

1

+ NU

2.

Trong thực tế vật tiêu thụ cấp một cũng không sử dụng hết năng lượng I

1

chỉ dùng một phần là A

1

, phần còn lại được thải ra dưới dạng phân và nước tiểu để

cho vật phân huỷ sử dụng NA

1

, tức là : I

1

= A

1

+ NA

1

.

Phần năng lượng A

1

của vật tiêu thụ cấp 1 lại phân thành hai phần: năng

lượng cung cấp cho sức sản xuất thứ cấp PS

1

(Production Second) và năng lượng bị

mất đi do hô hấp của vật tiêu thụ cấp 1 (R

2

), tức là A

1

= PS

1

+ R

2

.

Cũng lập luận tương tự ta có đối với bậc dinh dưỡng tiếp theo (C

2

) thì năng

lượng dùng làm thức ăn cho vật tiêu thụ cấp 2: I

2

= A

2

+ NA

2

A

2

= PS

2

+ R

3

,

trong đó: A

2

- năng lượng thực tế do vật tiêu thụ cấp 2 sử dụng; NA

2

- năng lượng

được thải qua nuớc tiểu và phân của vật tiêu thụ cấp 2; PS

2

- năng lượng sức sản

xuất thứ cấp của vật tiêu thụ cấp 2; R

3

- năng lượng mất đi do hô hấp của vật tiêu

thụ cấp 2.

Cứ thế, từ vật tiêu thụ này sang vật tiêu thụ khác, năng lượng tồn tại dưới

dạng chất hữu cơ của cơ thể chúng cứ giảm dần. Và tất cả các phần năng lượng
được tồn trữ dưới dạng chất hữu cơ của vật sản xuất và vật tiêu thụ khi bị phát tán
và chết (NU

2

, NU

3

) cũng như phế thải của chúng (NA

1

, NA

2

) sẽ được vật phân huỷ

sử dụng.

c) Các nguyên lý về dòng năng lượng

background image

Dòng năng lượng của HST tuân thủ cùng một lúc hai nguyên lý cơ bản của

nhiệt động học. Đó là:

- Nguyên lý về sự bảo tồn năng lượng, tức là năng lượng qua một cơ thể, một

quần thể hay một bậc dinh dưỡng … có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, ví
dụ từ quang năng sang hoá năng, nhiệt năng, cơ năng … và

- Nguyên lý về sự giáng cấp, tức là năng lượng đi qua các bậc dinh dưỡng

của HST thì lần lượt bị suy thoái (bị giáng cấp khi chuyển từ bậc nọ sang bậc kia)
và không được quay vòng trở lại như vòng tùân hoàn vật chất, ví dụ quang năng có
thể chuyển đổi toàn bộ thành hoá năng, nhiệt năng, cơ năng … nhưng ngược lại, cơ
năng, nhiệt năng, hoá năng … chỉ có thể chuyển đổi một phần thành quang năng mà
thôi còn phần lớn sẽ phải ở dạng năng lượng thấp hơn.

d) Hiệu suất sinh thái và năng suất sinh học của hệ sinh thái
- Hiệu suất sinh thái là tỷ số (%) giữa phần năng lượng hấp thụ ở bậc dinh

dưỡng sau (cấp 2, hay bậc n+1) so với bậc dinh dưỡng trước (cấp 1, hay bậc n), đó
chính là các tỷ số :

G

PP

/ L

A

; N

PP

/ G

PP

; A

1

/I

1

- Năng suất sinh học (NSSH) của HST là khả năng chuyển hoá năng lượng

mặt trời thành năng lượng chứa trong các chất của cơ thể sinh vật của HST. Năng
suất sinh học HST được phân làm hai loại: NSSH sơ cấp và NSSH thứ cấp. NSSH
sơ cấp của HST là khối lượng chất hữu cơ sản xuất và tồn trữ được của vật sản xuất,
có thể tính bằng đơn vị (gr.C/m

2

-năm) hay (Kcal/m

2

-năm). Còn NSSH thứ cấp là

khối lượng chất hữu cơ sản xuất và tồn trữ được ở vật tiêu thụ và vật phân huỷ,
trong đó NSSH thứ cấp của vật tiêu thụ cấp 1 C

1

kém hơn vật tiêu thụ cấp 2 C

2

(cần

80kg cỏ mới sản xuất được 1kg thịt bò nhưng chỉ cần 0,2 kg thịt có thể sản xuất
được 1kg cá hồi).

2.2.4. Khai thác hợp lý cực đại và phòng trừ sinh học.
- Khai thác hợp lý cực đại: Việc khai thác các HST với cường độ khác nhau

sẽ làm thay đổi các đặc trưng của HST như giảm số lượng cá thể, thay đổi thành
phần tuổi, tỷ lệ giới tính, chỉ số sinh trưởng, tử vong v.v… Nếu khai thác hợp lý sẽ
kích thích sự sinh trưởng cá thể trong quần thể, làm giảm chỉ số tử vong tự nhiên,
không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các quần thể trong HST. Đối
với mỗi một HST đều có thể tìm ra được một mức độ khai thác hợp lý cực đại,
tức là mức độ khai thác mà trên hoặc dưới giới hạn đó đều không có lợi (dưới thì
lãng phí, trên thì dẫn đến huỷ hoại)
.

-Phòng trừ sinh học là biện pháp sử dụng một loài sinh vật nào đó để gây hại

cho một loài sinh vật đang làm hại cây trồng hoặc vật nuôi, tức là dùng phương
pháp sinh học (những sinh vật có lợi) thay cho các loại thuốc BVTV gây ô nhiễm
môi trường để tiêu diệt sinh vật có hại. Mục tiêu của phòng trừ sinh học là giữ cho
số lượng cá thể quần thể vật gây hại luôn ở dưới ngưỡng gây hại. Nguyên lý của
phương pháp phòng trừ sinh học là : Mật độ (số lượng cá thể) của vật gây hại (cả
thực vật và động vật) đều có thể được kiểm soát bởi các quần thể thù địch của nó
(ký sinh, vật dữ - con mồi, tác nhân gây bệnh v.v…)
Việc phòng trừ sinh học đuợc
thực hiện chủ yếu đối với các loại côn trùng gây hại, diệt cỏ, diệt nấm… Các biện
pháp phòng trừ sinh học gồm: thả côn trùng ký sinh hay vật ăn thịt, sử dụng các tác

background image

nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm, vi rút…, sử dụng biện pháp di truyền, biện pháp
canh tác hay chọn giống đề kháng . Hiện nay phương pháp này được dùng phổ biến
trong chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM - Integrated Pest Management).
Chương trình IPM không dùng thuốc trừ sâu mà dựa trên 4 nguyên tắc: chọn giống
tốt, bảo vệ thiên địch, thăm đồng thường xuyên và đào tạo người sản xuất thành
những chuyên gia giỏi. Chương trình này đang khẳng định tính ưu việt của nó hiện
nay.

2.2.5 Tính ổn định và sự tự lập cân bằng của HST. Duy trì sự cân bằng tự

nhiên và quy hoạch STH

Các HST không bao giờ tĩnh tại mà luôn thay đổi. Môi trường của HST thay

đổi, các thành phần của HST sẽ thay đổi theo. Tính ổn định của HST là ổn định
động, cân bằng của HST là cân bằng động. Các HST có khả năng tự lập cân bằng
động, có nghĩa là khi bị ảnh hưởng vì một lý do ào đó thì lại có thể tự phục hồi để
trở về trạng thái ban đầu nếu mức độ ảnh hưởng không vượt quá giới hạn nào đó.
Khả năng trở lại trạng thái ban đầu của các HST gọi là khả năng hoàn nguyên của
các HST. Có hai cơ chế chính để các HST thực hiện chức năng tự cân bằng, đó là
cơ chế sinh dân số học (biodemographic) - tức là sự điều chỉnh đa dạng sinh học
của HST và cơ chế sinh địa hoá học (biogeochemic) - tức là cơ chế thông qua chu
trình sinh địa hoá giữa các thành phần của HST. Cả hai cơ chế trên cũng chỉ thực
hiện trong một giới hạn nhất định. Nếu cường độ tác động không lớn, xảy ra trong
một thời gian ngắn thì quán tính và tính hoàn nguyên sẽ đưa HST về trạng thái ban
đầu. Nếu cường độ tác động trên mức giới hạn thì HST không thể tự lập cân bằng
được và hậu quả cuối cùng là HST bị huỷ diệt. Thí dụ: một trận mưa lớn có thể rửa
trôi nhiều chất hữu cơ từ các khu dân cư xuống sông. Các vi khuẩn trong nước
sông sẽ ăn các chất hữu cơ đó và tăng trưởng nhanh chóng, sử dụng nhiều ôxy hoà
tan trong nước hơn trước đây làm cho cá và một số động vật thuỷ sinh do thiếu ôxy
sẽ bị chết hoặc phải di cư đi nơi khác. Nhưng sau khi hết mưa, không còn chất hữu
cơ đổ vào sông, một số vi khuẩn do thiếu thức ăn sẽ bị chết, lượng ô-xy hòa tan
trong nước lại trở lại bình thường, cá và các loài thuỷ sinh khác có thể trở về sông
và HST được hoàn nguyên. Nhưng nếu cường độ tác động lớn, kéo dài, môi trường
bị thay đổi hẵn thì các sinh vật trong HST sẽ biến đổi qua một số giai đoạn cho tới
khi có một quần xã mới thích nghi và trưởng thành trong bối cảnh mới được hình
thành. Sự chuyển từ một quần xã sinh vật này sang một quần xã khác đó chính
là diễn thế sinh thái.

Các HST tự nhiên luôn được tiến hoá theo hướng ngày càng phức tạp và bền

vững với điều kiện không có sự can thiệp của con người. Đó là sự cân bằng tự
nhiên
của các HST. Phá đi các HST tự nhiên và thay vào đó các HST nhân tạo, con
người đã làm mất đi tính phức tạp đa dạng và bền vững của nó. Mặc dù con người
đã cung cấp cho cây trồng, vật nuôi ở các HST nông nghiệp những nhu cầu của
chúng một cách tối đa nhưng không phải vì thế mà tránh được những rủi ro đối với
chúng. Khi tạo ra những HST phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã thực
sự can thiệp thô bạo vào sự cân bằng tự nhiên, nhiều khi không mang lại kết quả
mong muốn mà còn gây ra những hậu quả đáng tiếc, ví dụ: việc nhập cầy ăn chuột
phá mía ở Jamaica năm 1872, các đàn gia súc nhập vào nuôi ở các savan nhiệt đới
châu Mỹ làm cho dơi hút máu (Vampirus) mang mầm bệnh dại phát triển, việc đào

background image

kênh dẫn nước từ các sông Damua Zaria và Syr Ảria để tưới cho những cánh đồng
trồng bông rộng lớn ở Trung Á đã làm huỷ diệt biển Aral; việc nhập ốc bươu vàng,
cá cọp, chuột hải ly vào Việt Nam v.v… Cho nên vấn đề đặt ra là mỗi khi con người
muốn can thiệp vào tự nhiên thì phải nghiên cứu kỹ sự cân bằng của chúng. Nếu cần
thì phải tìm cách khắc phục bằng cách tạo dựng sự cân bằng mới (nhập bò và cừu
vào nuôi ở Úc phải nhập luôn cả côn trùng phân huỷ phân của chúng vì các loại côn
trùng địa phương không phân huỷ được) .

Để duy trì được sự cân bằng tự nhiên, làm cho hoạt động của con người đạt

hiệu quả tốt nhất, phát triển kinh tế phải hài hoà với tự nhiên một cách bền vững,
cần phải làm tốt việc quy hoạch STH, tức là quy hoạch sử dụng hợp lý nhất các
HST tự nhiên.

Theo yêu cầu của con người, các HST tự nhiên được phân ra 4 loại sau: HST

sản xuất, HST bảo vệ, HST đô thị (dân cư) và HST với các mục đích khác (giải trí,
nghỉ ngơi, khai thác mỏ v.v… Quy hoạch STH cũng có nghĩa là sắp xếp và quản lý
cân đối, hài hoà cả 4 HST trên.

2.3 HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ

2.3.1. Khái niệm về sinh thái học đô thị (STHĐT)
STHĐT là một khoa học nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người với môi

trường xung quanh trên địa bàn đô thị để từ đó đưa ra được các giải pháp quy hoạch
đô thị, tổ chức xây dựng và sản xuất cũng như các giải pháp để bảo vệ môi trường
sống một cách tốt nhẫt.

HSTĐT là HST nhân tạo, do con người tạo nên, được sử dụng như một điểm

dân cư sống tập trung và thường theo yêu cầu của sự phát triển công nghiệp. Các đô
thị xuất hiện cách đây trên 5000 năm, đánh dấu bước ngoặt của nền văn minh loài
người. Những đô thị cổ xưa nhỏ và cấu tạo đơn giản, chúng ra đời và tồn tại dựa
vào sự cung cấp lương thực, thực phẩm từ các vùng lân cận. Các đô thị hiện đại
rộng lớn và phức tạp hơn rất nhiều. Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát
triển các đô thị. Ở các nước đang phát triển, dân số nông thôn gia tăng quá mức,
bình quân đất đai do đó giảm đi, sản xuất nông nghiệp không đủ sống, dân chúng bị
thất nghiệp kéo ra các đô thị để kiếm sống. Ngược lại, ở các nước công nghiệp phát
triển thì đô thị thiếu nhân công và do đó phải thu hút lao động từ các nơi khác đến.

2.3.2. Các thành phần và các vùng trong HSTĐT:
Cũng giống như khái niệm về HST nói chung, HST đô thị cũng bao gồm các

thành phần sau:

- Môi trường đô thị: đất, nước, không khí và các yếu tố khác (thành phần vô

sinh tự nhiên),

- Con người và các loài sinh vật trong môi trường đô thị (thành phần hữu sinh)
- Thành phần công nghệ: nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện

trong đó thành phần công nghệ quyết định và chi phối các dòng năng lượng

qua hệ sinh thái.

background image

Môi trường đô thị là một thành phần của môi trường vùng xung quanh, nó là

kết quả của hoạt động vật chất cuả con người trong quá trình tác động tới thiên
nhiên. Môi trường đô thị luôn vận động và phát triển theo quy luật động học phức
tạp và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như các quy luật nhân tạo do con
người tạo ra. Môi trường trong HSTĐT rất quan trọng, nó phải đáp ứng những nhu
cầu cơ bản của con người sống trong đô thị như không khí, nước, thức ăn, không
gian để xây dựng nhà ở … và phải bảo đảm được cảnh quan thiên nhiên cần thiết ở
đô thị.

Trong HSTĐT có thể phân ra các vùng:
- Vùng trung tâm đô thị: vùng này có mật độ dân cư đông đúc, nhiều cơ quan,

cửa hàng, công sở, nhiều tuyến giao thông đi lại … dẫn đến hàng loạt thay đổi về
môi trường sống, làm cho môi trường trở nên quá tải. Các hồ ao, ruộng lúa, rừng
cây được san lấp để xây dựng làm cho HST tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm một
cách thô bạo.

- Vùng ngoại thành (ven đô): mật độ dân cư thấp, ít cửa hàng, công sở, nhiều

diện tích thoáng, nhiều cây xanh, ít tiếng ồn, môi trường không khí trong lành …
Đây là vùng đệm, tạo nên HST chuyển tiếp từ HST tự nhiên sang HST nhân tạo.

Giưa hai vùng này có sự liên kết chặt chẽ với nhau về mọi phương diện như

sản xuất, trao đổi hàng hoá, xử lý và khắc phục ô nhiễm v.v… Quy mô và mức dộ
liên kết của nội và ngoại thành phụ thuộc vào số lượng, cường độ và khoảng cách
của các mối quan hệ không gian giữa nội và ngoại thành.

2.3.3. Các tính chất và đặc điểm cơ bản của HSTĐT:
Tính chất:
- HSTĐT khác với HST tự nhiên: vật cung cấp không được sản xuất tại chỗ

mà phải vận chuyển từ nơi khác đến như lương thực, thực phẩm, rau quả … Vật tiêu
thụ chủ yếu và quan trọng nhất là người dân đô thị. Tại đây, thực vật và động vật
hoang dại không đóng vai trò chủ yếu to lớn trong vật sản xuất và tiêu thụ.

- Hoạt động của HSTĐT là do con người điều khiển. Con người phải đảm bảo

vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng của HST.

- Các nhân tố vô sinh trong môi trường của HSTĐT khác biệt rất nhiều so với

các HST lân cận: bụi trong không khí thường lớn gấp 10 - 20 lần; bức xạ kém hơn
10 - 20%; mây phủ nhiều hơn 5 - 10%; nhiệt độ cao hơn 1 - 2 độ C; độ ẩm không
khí thấp hơn 3 - 10%; hàm lượng các khí CO, CO

2

, SO

2

, NO

x

… trong không khí

đều cao hơn. Các vực nước như sông hồ thuộc HST đô thị đều bị ô nhiễm nhiều
hơn.

- Các nhu cầu tiêu thụ về vật chất, về năng lượng của đô thị đều tăng lên rất

nhanh, thường là theo hàm số mũ và đi kèm theo đó là các loại chất thải ra như
nuớc thải, rác thải … đều tăng lên tương ứng.

- Dân số đô thị (vật tiêu thụ chính của HSTĐT) tăng lên rất nhanh (do gia tăng

tại chỗ và chủ yếu là sự di dân từ các vùng nông thôn đến), do vậy mà hạ tầng cơ sở
đô thị xuống cấp rất nhanh: thiếu nhà ở gay gắt, thiếu điều kiện vệ sinh, thiếu nước,
tắt nghẽn giao thông, thiếu nơi đổ rác, ô nhiễm môi trường tăng lên.

- Tập quán sinh hoạt, cường độ hoạt động, nghề nghiệp … của người dân đô

thị cũng mang sắc thái riêng khác với người dân vùng nông thôn.

Đặc điểm:

background image

- HSTĐT là một HST hở, luôn có sự thay đổi theo thời gian và không gian cả

về chất lượng lẫn số lượng (lúc mới hình thành là đô thị nhỏ, yếu kém về cơ sở vật
chất dần dần trở thành đô thị lớn, có cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại v.v…

- HSTĐT là HST mang tính động (không cố định, tĩnh tại mà luôn phát triển

theo sự phát triển của xã hội). Sự phát triển này có thể ổn định hoặc không ổn định
tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các thành phần trong HST.

- HSTĐT là một HST có thể có nhiều vùng khác nhau: trung tâm, ven đô và

vùng ngoài. Các vùng này luôn có sự thay đổi về cấu trúc do sự phát triển về kinh tế
xã hội của nó qua các thời kỳ.

- Bậc dinh dưỡng cuối cùng của HSTĐT là con người. Con người là thành

phần đặc biệt trong HSTĐT và cũng là thành phần mang năng lượng thứ cấp cuối
cùng. Trong HSTĐT ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên, con người còn chịu
tác động của các yếu tố xã hội (con người với nhau, của luật pháp, thể chế …). Các
yếu tố xã hội tác động lên con người rất mạnh, mạnh hơn các thành phần sinh vật
khác trong HST.

- Quy luật giới hạn sinh thái trong HSTĐT là tổ hợp tất cả các quy luật.

2.3.4. Các nguyên tắc Quản lý và Quy hoạch HSTĐT
HSTĐT là HST nhân tạo, được xây dựng theo yêu cầu của con người. Muốn

cho HSTĐT tồn tại và phát triển bền vững phải quy hoạch và quản lý nó theo những
nguyên lý của sinh thái học. Do đó cần phải làm tốt các việc sau:

- Tính đủ mức tiêu thụ và gia tăng dân số cho đô thị, thoả mãn các yêu cầu về

lương thực, thực phẩm, năng lượng … cho dân đô thị.

- Giải quyết và xử lý tốt các loại chất thải: rác, nước thải của các khu dân cư,

khu công nghiệp và dịch vụ … bao gồm nơi đổ, hệ thống thu gom, vận chuyển và
nơi xử lý.

- Thường xuyên kiểm soát ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
- Quy hoạch và quản lý tốt việc sử dụng đất đai, gia tăng các khu vực giải trí,

công viên, thảm cây xanh, diện tích mặt nước …

- Bảo đảm giao thông thuận lợi cho việc di chuyển của người và hàng hóa

trong đô thị.

Để đảm bảo mức độ ổn định tương đối cho các HSTĐT, làm cho các yếu tố

tác động lên con người là tối ưu, trong quy hoạch đô thị cần đảm bảo các nguyên
tắc sau:

+ Tổ chức quy hoạch đô thị một cách hợp lý.Xác định rõ ranh giới của các

vùng đô thị thông qua việc phân vùng chức năng theo quy hoạch. Sự phân vùng này
phải dựa trên các yếu tố như không gian, cơ cấu chức năng hoặc theo hệ thống kỹ
thuật công nghệ của các vùng.

+ Tổ chức tối ưu mạng lưới giao thông đô thị, hạn chế đến mức thấp nhất việc

đi lại bên trong thành phố để giảm bớt tiếng ồn và ô nhiễm không khí.

+ Tạo lập và giữ gìn không gian xanh ở vùng trung tâm, bảo vệ đất rừng tự

nhiên ở bên cạnh các khu đô thị.

2.4 HỆ SINH THÁI NHÀ Ở

2.4.1. Khái niệm

background image

Nhà ở là vật kiến trúc của con người, do con người sáng tạo ra để sinh sống,

lao động, nghỉ ngơi, thờ cúng tổ tiên, gìn giữ truyền thống dòng họ gia đình v.v….
Sinh thái học nhà ở (STHNO) là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con
người với vật kiến trúc và thiên nhiên, trong đó con người là chủ thể sang tạo.

Mối quan hệ giưa con người với vật kiến trúc và thiên nhiên được hình thành

từ rất lâu đời. Từ ngàn xưa, tổ tiên chúng ta đã hiểu được các đặc điểm của đẩt trời,
khí hậu, thời tiết, biết khai thác và sử dụng chúng vào việc làm nhà. Ngày nay, các
mối quan hệ này đã được con ngưồi nâng cao và hoàn thiện hơn rất nhiều.

Nhiệm vụ của STHNO là nghiên cứu các tác động của môi trường, đặc biệt là

các tác động của các điều kiện khí hậu và thời tiết để sáng tạo ra những vật kiến trúc
có chất lượng cao về hình thức và nội dung nhằm thoả mãn nhu cầu cần thiết của
con người về ăn ở và sinh hoạt.

Về không gian, vật kiến trúc (nhà ở) có tác dụng hạn chế, thu nhỏ, ngăn cách

môi trường bên ngoài - vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố sinh thái môi
trường với môi trường bên trong, nơi con người cự ngụ.

2.4.2. Các nguyên tắc chủ đạo khi chọn hướng nhà
Trong việc làm nhà, con người đã tìm được biện pháp hữu hiệu đầu tiên,

không tốn kém mà lại cải thiện được rất nhiều các điều kiện ăn ở, đó là việc chọn
hướng nhà.

Nói đến đặt hướng nhà tức là phải nói đến vị trí công trình kiến trúc trong

không gian so với vòng chân trời, tức là vị trí các cửa đón gió. Hướng nhà là hướng
cửa thường xuyên mở được của các phòng chính.

Đặt hướng nhà là một biện pháp quy hoạch kiến trúc quan trọng, vì vậy cần

theo nguyên tắc: "tăng cường các yếu tố có lợi, hạn chế các tác động có hại của
các nhân tố tự nhiên tới cuộc sống con người trong nhà".
Cụ thể là các yếu tố về
gió, bức xạ và nhiệt độ, tức là:

- Về gió: Hướng nhà hợp lý phải là hướng có lợi về gió, tận dụng được gió

mát về mùa hè, hạn chế gió lạnh về mùa đông. Theo tiêu chuẩn này, đối với nước ta
thì hướng Đông Nam là tốt nhất vì về mùa Hè gió mát có tần suất lớn chính diện; về
mùa đông đón được gió Đông Nam ấm áp nhưng tần suất không lớn, tránh được gió
Đông Bắc lạnh với tần suất lớn. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cuộc đất nào cũng
chọn được hướng Đông Nam hoặc vùng có khí hậu đặc thù khác, ví dụ nơi có gió
chủ đạo mùa Hè không phải là gió Đông Nam mà là gió Tây Nam (ví dụ như thành
phố Vinh, Nghệ An có gió Tây Nam tần suất 14%, trong khi đó gió Đông Nam chỉ
có 7,4%) thì phải có nghiên cứu thực nghiệm tại chỗ kết hợp với kinh nghiệm
truyền thống dân gian để chọn hướng hợp lý.

- Về bức xạ: Hướng nhà hợp lý còn là hướng có lợi về bức xạ mặt trời, đáp

ứng được nhu cầu cho cả hai mùa: mùa hè lượng bức xạ mặt trời vào nhà phải là ít
nhất và về mùa đông phải nhiều nhất (tia nắng mặt trời vào nhà ít nhất vào mùa hè
và nhiều nhất vào mùa đông). Trong hướng từ Đông Nam tới Tây Nam, bức xạ mặt
trời có trị số nhỏ nhất về mùa Hè (từ 100 - 1.000kcal/m

2

/ngày và lớn nhất về mùa

đông (2.000 - 3.300kcl/m

2

/ngày). Theo tiêu chuẩn này thì hướng Nam đối với nước

ta là tốt nhất.

- Về nhiệt độ: Hướng nhà hợp lý là hướng cân bằng được nhiệt độ giữa các

mùa, mùa hè không quá nóng và mùa đông không quá lạnh. Hướng Tây Nam vào

background image

mùa Hè có nhiệt độ cực đại, rất bất lợi; còn hướng Bắc thì về mùa Đông mặt trời
không chiếu vào nên hướng không tốt.

Vậy xét tổng hợp cả ba nhân tố đó thì hướng nhà hợp lý đối với ta là từ Nam

đến Đông Nam. Tuy nhiên nếu không chọn được hướng hợp lý thì phải chọn các
giải pháp kiến trúc khác (có thể là chống nóng hoặc chống lạnh) để khắc phục.

2.4.3. Quan hệ giữa khí hậu địa phương và kiến trúc nhà ở
Khi đặt vấn đề thiết kế một công trình kíên trúc mà cần phải xét đến việc ưu

tiên phải chống nóng hay chống lạnh thì phải nghiên cứu từng vùng khí hậu cụ thể
mới chính xác được. Ở nước ta, theo bản đồ phân vùng khí hậu năm 1982 có 5 vùng
khí hậu đặc trưng sau đây:

- Vùng A

1

- đồng bằng Bắc Bộ, trong năm có một mùa nóng và một mùa lạnh

rõ rệt, cho nên chống nóng và chống lạnh là ngang nhau. Thường các nhà ở vùng
đồng bằng Bắc bộ có cấu trúc cân đối, có hiên lớn, tường và mái có kết cấu ngăn
che nhẹ và thoáng hở, cửa đi quay ra hướng chính và mở rộng suốt các gian giữa, có
các cách che nắng cơ động và phong phú như mành, liếp, sáo …Tất cả đều phản
ảnh điều kiện khí hậu của một vùng gió mùa nóng ẩm, nắng lắm, mưa nhiều.

- Vùng A

2

- vùng Tây Bắc Bắc bộ (có dãy Hoàng Liên Sơn bao bọc). Tuy có

dãy Hoàng Liên Sơn chống gió mùa Đông Bắc nhưng vì là vùng núi cao nên mùa
đông rất lạnh. Về mùa nóng ít có gió vì xa biển, khí hậu oi bức, lại chịu ảnh hưởng
của gió Lào, do đó yêu cầu chống nóng và chống lạnh cũng đều quan trọng, nhưng
cần chống lạnh cao hơn là chống nóng. Khu vực Tây Bắc có hình thức nhà sàn xinh
xắn, có chiều cao, nên nhà đặt ở hướng nào là tuỳ thuộc địa hình, bếp bố trí ngay
giữa nhà nên mùa đông dùng bếp làm lò sưởi chung.

- Vùng A

3

- vùng trung du, từ đồng bằng Bắc Bộ đến đồng bằng và duyên hải

Trung bộ. Vùng này có mùa nóng kéo dài liên tục, mùa lạnh có gió rét thổi gián
đoạn, khí hậu ẩm ướt do đó yêu cầu chống nóng cho các công trình kiến trúc là cơ
bản nhưng đồng thời cũng cần chống rét trong mùa lạnh. Riêng vùng từ Quảng Bình
đến Quảng Nam có khí hậu mùa đông ôn hoà, mùa hè, mùa thu đều nóng, trong
mùa hè có gió Lào khô nóng, vì vậy yêu cầu chống nóng là chính. Các vùng từ
Thanh Hoá đến Hà Tĩnh cần hết sức chú ý giảm nhẹ tác động của gió Lào.

- Vùng B

1

- Nam Trung bộ và Nam Bộ, có mùa đông ấm áp, ít mưa, mùa Hè

nóng và mưa nhiều theo kiểu mưa rào, cho nên không cần thiết kế chống lạnh. Biện
pháp chống nóng chủ yếu là thông gió tự nhiên. Che nắng cho cửa sổ và cách nhiệt
mái nhà. Chú ý cách nước và thoát nước mưa trên mái nhà và chống hắt nước mưa
qua cửa vào nhà.

- Vùng B

2

- khu vực Tây Nguyên, nơi có độ cao trên 1.000m so với mực nước

biển, có khí hậu mát mẻ, ôn hoà, có nơi nhiệt độ mùa đông xuống thấp, cần chú ý
chống lạnh.

Nhìn chung, nước ta có khí hậu nhiệt đới nên vấn đề chống nóng là chính.

Muốn vậy, người thiết kế phải có cách nhìn toàn diện, giải quyết nhiều vấn đề bằng
nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp thông gió tự nhiên là chủ yếu, biện
pháp che bức xạ mặt trời, cách nhiệt, giảm nhiệt là quan trọng, đồng thời kết hợp
chặt chẽ các biện pháp khác như trồng cây xanh, xây dựng các hồ nhân tạo v.v…

2.4.4. Mối quan hệ giữa các thành phần kiến trúc trong nhà

background image

a) Về chiều cao nhà:
Trong kiến trúc nhà ở, việc chọn chiều cao nhà hợp lý, đảm bảo yêu cầu sinh

hoạt và vệ sinh của con người, đồng thời đảm bảo mỹ quan kiến trúc cũng như kinh
phí xây dựng tối ưu là vấn đề cần thiết.

Kết quả nghiên cứu đo đạc hơn 10 kiểu loại chiều cao khác nhau từ 2,1m đến

3,6m, cách nhau từ 10 đến 30cm tại nhiều nơi ở Hà Nội và Vinh cho thấy: Trong
điều kiện khí hậu nóng ẩm và ảnh hưởng gió Lào, yếu tố chiều cao nhà ảnh
hưởng không đáng kể đến các điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và gió) trong
phòng.
Trong các phòng có chiều cao chênh lệch nhau từ 25 - 110 cm thì nhiệt độ
trong phòng chỉ xê dịch từ 0 - 0,5

0

C; độ ẩm xê dịch từ 0 - 0,7% và tốc độ gió từ

0,04 - 0,2 m/s mà thôi. Ví dụ nhà có chiều cao là 3,2m so với nhà có chiều cao
3,45m thì nhiệt độ và độ ẩm không thay đổi mấy, vận tốc gió chỉ thay đổi 0,04m/s.
Như vậyu, yếu tố chiều cao nhà không ảnh hưởng mấy đến cảm giác nhiệt như các
biện pháp khác (cách nhiệt, thông gió, che nắng, trồng cây …). Chiều cao nhà
không cải thiện được điều kiện vi khí hậu so với các biện pháp khác. Theo tính toán
nếu tăng chiều cao nhà lên 20cm thì giá thành lm

2

xây dựng sẽ tăng lên khoảng

2,5% mà hiệu quả giảm nhiệt độ lại không đáng kể (chỉ từ 0,2 - 0,4

0

C). Theo tiêu

chuẩn quy định của nhà nước ta hiện nay thì chiều cao danh nghĩa (từ mặt sàn tầng
dưới đến mặt sàn tầng trên) cho phòng ở và làm việc là 3,0 mét.

b) Kích thước cửa:
Cửa là phương tiện liên hệ trực tiếp giữa không gian kín trong nhà với thiên

nhiên thoáng đãng bên ngoài. Ngoài ra cửa còn có chức năng thông gió, che nắng,
lấy ánh sáng, hạn chế tiếng ồn, bảo vệ tài sản trong nhà v.v…

Lối cửa chính phải mở ra chỗ rộng nhất của phòng hay đại sảnh. Đại sảnh là

nơi mở ra đón không khí bên ngoài và là ấn tượng đầu tiên của người vào nhà. Nơi
này cần sáng sủa, khoan khoái, ấm cúng và thân mật. Cánh cửa phải mở thuận
chiều. Kích thước cửa phải tương đương vừa cỡ so với căn nhà hay kích thước từng
phòng. Chiều rộng của cửa không nên nhỏ hơn 1/2 chiều rộng của phòng (B cửa
đi/B phòng >=1/2). Kinh nghiệm cho thấy, với cùng một diện tích thì cửa sổ hình
chữ nhật ngang thông gió tôt hơn hình chử nhật đứng. Cửa sổ càng thấp và càng
chạy hết chiều rộng của phòng sẽ đạt yêu cầu thông gió tốt nhất. Tỷ lệ giữa chiều
cao cửa sổ và chiều cao phòng phải >= 0,4 (Hcửa sổ/Hphòng >= 0,4), giữa chiều
rộng cửa và chiều rộng phòng >= 0,45 (B cửa sổ/B phòng >=0,45) là hợp lý. Để hạn
chế ánh nắng có thể kết hợp cửa sổ với mành hoặc các tấm chắn che nắng, che mưa.

Có thể tham khảo kích thước cửa của Lỗ Ban, người sống cùng thời với

Khổng Tử của Trung Hoa cổ đại. Ông là nhà địa lý, đã tính toán và tìm ra các kích
thước dùng cho các cửa chính, cửa phòng các cung điện, dinh thự và nhà dân. Ông
đã lập ra 48 bộ kích thước cửa với bộ đầu tiên là 1m935 và bộ 48 là 92m88 và xếp
vào 12 tính chất ứng với từng bộ là Kiến (nguyên cát), Trừ (bỏ đi), Mãn (đầy đủ),
Bình (vừa phải), Định (không thay đổi), Chấp (bắt lấy), Phá (xung sát), Nguy
(không yên ổn), Thành (thành đạt), Thu (thu hoạch lấy), Khai (sinh khí), Bế (tai
họa). Theo ông thì bề rộng của ngôi nhà cửa không được phạm Mãn, Bình, Thu, Bế.
Còn chiều dài của nhà cửa phải lấy: Thành, Định, Chấp, Khai.

Cũng có thể tham khảo kích thước cửa của các nhóm Bát trạch của Việt

Nam (Huế và Đồng Nai), kích thước cơ bản là 40cm (Húê), hoặc 42cm (Đồng Nai)
theo 8 cung sau: Tài (lợi lộc), Bệnh (bệnh tật), Tai (tai nạn), Nghĩa (nhân nghĩa),

background image

Quan (thăng tiến), Kiếp (sát, khó khăn), Hại (tai hại, thoái tài) và Bản (cung gốc :
Phục viị. Như vậy mỗi cung là 5cm hoặc 5,02cm, trong đó các cung tốt là Tài,
Nghĩa, Quan, Bản. Ví dụ: ước tính cửa chính là 1m x 2m, ta sẽ có cung Nghĩa từ
0,96m đến hết cung Quan (từ 1,01m đến 1,05m), cung Bản từ 1,96m đến 2,0m và
cung Tài từ 2,01 đến 2,05m.

Hiện nay trên thị trường có bán loại thuớc kéo cỡ 5m, có ghi các cung như

trên cũng được gọi là thuớc Lỗ Ban.

c) Vật liệu xây dựng (VLXD) và trang trí nội thất công trình:
VLXD nhà phải bền chắc, không bị ô-xy hoá, không bị nấm mốc … vì môi

trường không khí bên trong nhà rất dễ bị ô nhiễm do các loại vật liệu xây dựng và
trang trí nội thất gây ra. Vì vậy:

- Không dùng các cấu kiện vật liệu sản xuất từ sợi, bông, amiăng để làm kết

cấu bao che nhà, ốp lát trần, tường, sàn hay làm đồ dùng khác trong nhà.

- Không dùng vật liệu có tính phóng xạ;
- Không dùng sơn, vecni có hoá chất độc. Sau khi sơn, đánh vecni đồ dùng

trong nhà phải đảm bảo thông thoáng để khí ô nhiễm phát tán ra ngoài hết.

- Bếp đun, lò sưởi bằng than, dầu, củi, khí … phải có ống thônggió, hút khí

thảy đẩy ra ngoài.

- Không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc xịt có hoá chất độc, dễ

cháy v.v…


2.4.5. Mối quan hệ tổng thể giữa ngôi nhà với các yếu tố thiên nhiên bên

ngoài

a) Cây xanh:
Cây xanh là bộ phận cấu thành quan trọng và không thể thiếu được trong kiến

trúc đô thị và nông thôn. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của ta, cây xanh có vị trí
vô cùng quan trọng. Ngoài mục đích che nắng, hạn chế bức xạ mặt trời, cây xanh
còn có tác dụng làm sạch không khí, hút bụi và khói, ngăn tiếng ồn, khí độc, làm
cho bầu trời đở chói chang, mắt nhìn êm dịu v.v…, cây xanh còn được xem là
phương tiện quan trọng trong trang trí kiến trúc, tô điểm cho phố phường thêm đẹp.
Cây xanh còn có tác dụng cải taọ đất. Cây xanh làm cho con người xích lại gần hơn
với thiên nhiên v.v…

Cây xanh có ảnh hưởng tốt đến vi khí hậu nhà ở. Về mùa hè, nhiệt độ không

khí dưới đám cây xanh thấp hơn nhiệt độ ngoài trời. Thực nghiệm cho thấy nhiệt độ
không khí trong các nhà như nhau nhưng ở vùng có cây xanh và hồ ao sẽ thấp hơn
các vùng không có cây xanh từ 2 - 3

0

C, độ ẩm không khí tăng lên 4%, nhiệt độ bề

mặt da người giảm trung bình 1 - 2,2

0

C. Cây xanh có khả năng hút khí CO

2

, cung

cấp O

2

cho thế giới xung quanh, lọc và hạn chế bụi lơ lững trong không khí. Lá cây

phong có thể giữ được 21 - 86% bụi, giảm ô nhiễm do vi khuẩn đến 44%.

Khi xây dựng và cải tạo đô thị phải hết sức giữ gìn và tận dụng cây xanh sẵn

có, tổ chức hợp lý cảnh quan xung quanh, cải tạo điều kiện vi khí hậu, khôi phục thế
cân bằng sinh thái bị phá vỡ.

Tuỳ điều kiện cụ thể, việc tạo cây xanh có thể thực hiện bằng các hình thức

như trồng cây xung quanh làm hàng rào nhà, trồng cây ănn quả, trồng xedn, làm
hàng rào chống gió v.v…

background image

Tiêu chuẩn cây xanh trong khu nhà ở là khoảng 45 - 50m

2

/ đầu người ở vùng

khí hậu nóng ẩm và 22 - 45 m

2

/đầu người ở vùng khí hậu lạnh.

Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã sống gắn bó, gần gũi với thiên nhiên.

Cây xanh gắn bó mật thiết với từng gia đình, thôn xóm, lang quê Việt Nam luôn gắn
liền với hình ảnh luỹ tre xanh thân thuộc. Phương thức trồng cây "chuối sau, cau
trước"
cho các nhà hướng Nam và Đông Nam của ông cha ta là kinh nghiệm quý
báu được đúc kết từ ngàn xưa. Những hàng chuối thấp, lá to bản sum suê, hạn chế
được gió Bắc thổi hun hút sau nhà về mùa đông, còn hàng cau phía trước có tán lá
cao chót vót nhưng vẫn chừa cho ta tận hưởng ngọn gió Nam mất lành về mùa hè,
dành phần nắng trước sân để phơi thóc lúa, rơm rạ … Đó là một phương thức trồng
cây hợp lý, tuyệt vời!

b) Các yếu tố khác:
- Núi đồi: Các nhà xây dựng lưng chừng một ngọn đồi quay mặt về hướng

Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, vì chống được gió Bắc lạnh, không bị lụt lội, có
ánh sáng mặt trời đầy đủ, người cư ngụ trong nhà sẽ cảm thấy dễ chịu và sung mãn.

Nếu không có đồi núi thì nên xây dựng nhà ở những nơi cao ráo, thoáng đãng,

không khí lưu thông trong lành, nguồn nước trong sạch, mát mẻ, mặt trời ấm áp,
cây cỏ tốt tươi.

- Sông, hồ: hoặc một vùng nước nào đó gần nhà đều tốt. Mặt nước là một

trong những cảnh quan kiến trúc quan trọng. Nhiệt độ không khí nơi gần mặt nước
đều thấp hơn nơi không có mặt nước. Độ ẩm của không khí ổn định hơn so với nơi
khác. Đất ẩm vừa phải là tốt, ẩm ướt quá sẽ gây ra những vấn đề về da, về phổi,
người cư ngụ bị suy nhược, khó thành công trong cuộc đời.

- Chợ: Nếu được ở gần chợ cũng tốt, rất tiện lợi cho việc mua bán, trao đổi

hàng hoá. Ông cha ta thường nói : nhất cận thị, nhị cận giang.

- Các loài động vật: Có thể dựa vào sức khoẻ, màu sắc, âm thanh của những

động vật để đánh giá chất lượng môi trường khi chọn vị trí xây nhà. Các chuyên gia
phong thuỷ cho rằng, khi bắt gặp động vật khoẻ mạnh, có màu sắc đẹp, tiếng hót
vui, thánh thót … là điều tốt, khi gặp quạ và các loài chim móng nhọn (diều hâu)
hoặc gặp chó hoang, rùa … là điều xấu.

- Hàng xóm láng giềng: Người láng giềng cũng phản ánh tính chất của môi

trường, nếu họ khoẻ mạnh, nổi tiếng, đời sống sung túc, vui vẻ, thân thiện … thì
chắc chắn khí đất ở đó là tốt.

- Cảnh quan đô thị: trong kiến trúc đô thị phải tạo ra cho được cảnh quan

thiên nhiên cần thiết như: công viên, vườn bách thú, hồ nước, cây xanh … vì các
công trình trong thành phố ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố tự nhiên, nên cần quan
tâm đến yếu tố cảnh quan trong quy hoạch phát triển đô thị .

background image

CHƯƠNG 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.1. GIẢI THÍCH CÁC TỪ NGỮ

1) Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không

phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

2) Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất,

nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất
khác.

3) Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng

môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thái được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi
trường.

4) Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành

phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.

5) Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động

của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc
biến đổi môi trường nghiêm trọng.

6) Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường

thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

7) Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

8) Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ

nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

9) Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu,

tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ, thải loại chất thải.

10) Nguồn gây ô nhiễm môi trường là nơi mà ở đó phát ra các chất ô nhiễm.

Có hai loại nguồn gây ÔNMT:

- Nguồn điểm: là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước,

bản chất, lưu lượng phóng thải các chất gây ô nhiễm, ví dụ như ống khói nhà máy,
cống xả nước thải, điểm xảy ra tai nạn tràn dầu, giàn khoan, lò phản ứng hạt nhân,
điểm nổ bom hạt nhân v.v…

- Nguồn không điểm: là nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không

xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các chất gây ô nhiễm, ví dụ như nước mưa
chảy tràn qua đồng ruộng, đường phố đổ vào sông rạch gây ô nhiễm nước, mưa
axit, việc phát tán bụi, khí độc trong không khí v.v…

11) Sức chịu tải của MT là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận

và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.

12) Quan trắc MT là quá trình theo dõi có hệ thống về MT, các yếu tố tác

động lên MT nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất
lượng MT và các tác động xấu đối với MT.

Tuỳ thuộc vào đối tượng nhận các chất gây ô nhiễm hay là nơi mà các chất ô

nhiễm tác động vào, người ta còn dùng các thuật ngữ: Ô nhiễm môi trường không
khí, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất v.v…

background image

3.2. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ (ÔNMTKK)

3.2.1. Khái niệm về ÔNMTKK

ÔNMTKK là sự làm thay đổi tính chất và tỷ lệ thành phần các loại khí trong

không khí, gây tác hại đến con người và thiên nhiên.

Không khí là thành phần cực kỳ quan trọng đối với con người. Trước đây

MTKK rất trong lành. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người,
MTKK ngày càng bị ô nhiễm. Chính do hoạt động của con người với quy mô,
phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đã làm thay
đổi mô hình, thành phần hoá học, tính chất lý hoá và sinh học của MTKK.

ÔNMTKK không phải là vấn đề mới. Hơn 300 năm trước John Evalyn đã

đánh giá tác động của việc đốt cháy các loại nhiên liệu gây ra đối với MT như làm
vẫn đục bầu trời, giảm bức xạ xuống trái đất, gây đau ốm và tử vong cho con
người, làm han rỉ vật liệu … Những mãi đến thế kỷ 20, nhất là sau những thập niên
gần đây vì những tai họa khủng khiếp do ÔNMTKK gây ra, người ta mới đặt vấn
đề nghiên cứu, mở rrộng thực nghiệm lý hoá và sinh học cũng như dịch tể học để
đánh giá cẩn thận tác hại của việc ÔNMTKK và nghiên cứu các biện pháp phòng
ngừa.

ÔNMTTKK gắn liền hoạt động với con người. Con người vừa là nạn nhân

vừa là thủ phạm của việc ÔNMTKK. ÔNMTKK không chỉ là mang tính cục bộ mà
có tính toàn cầu. Do ÔNMTKK nhiều quần thể cây xanh đã bị huỷ diệt, diện tích
cây xanh ở châu Âu đã giảm đến 40%. Thảm hoạ đầu tiên về ÔNMTKK trong thế
kỷ 20 là các loại hơi khói công nghiệp thải ra đã bị hiện tượng nghịch đão nhiệt
kìm hãm, làm tăng nồng độ hơi khói độc ở Man-sơ (Bỉ) năm 1930 và sau đó ở dọc
sông Monogahela năm 1948 làm hàng trăm người chết, ở Luân Đôn năm 1952 đã
làm chết và bị thương gần 5.000 người. Thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử loài người
do ÔNMTKK gây ra trong thế kỷ 20 là vụ dò rỉ khí MIC (Metylisocyanat) của Liên
hiệp sản xuất thuốc trừ sâu và phân bón ở Bophal (Ấn Độ) ngày 3/12/1984 làm
khoảng hơn 2 triệu người bị nhiễm độc, đến năm 1989 đã lưu giữ 16.000 hồ sơ
người chết liên quan đến tai nạn này, 60 vạn người bị nhiễm độc nặng, rất nhiều
người bị đui mù. Hậu quả của vụ này còn diễn biến trong nhiều thế hệ; cứ 3 bào
thai mà mẹ mang thai trong vụ này chỉ sống được một, số được sinh ra thì bị tật
nguyền; rau quả cây cối trong bán kính 5km xung quanh nhà máy đều bị chết.

Thành phố Mêhicô với hơn 20 triệu dân, đứng đầu thế giới về ÔNMTKK.

Khoảng 2,5 triệu ôtô và 30.000 xí nghiệp công nghiệp đã thải vào khí quyển
khoảng 4,5 triệu tấn khí thải hàng năm, làm tăng hàm lượng ôzôn trong khí quyển
lên gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Thành phố phải đóng cửa trường học, giảm giờ
sinh hoạt và làm việc ngoài trời của người lớn, tạm ngưng hoạt động trên 12 triệu
ôtô và hàng trăm nhà máy để cứu vãn MTKK; chi phí y tế do ONMTKK của thành
phố lên tới 1,5 tỷ USD.

Thủ đô New Dehli (Ấn Độ) là thành phố lớn thứ tư trong danh sách các thành

phố bị ÔNMTKK nặng nề nhất thế giới, trung bình hàng năm có khoảng 7.500

background image

người chết do hít phải chất độc hại thải ra từ các nhà máy và khói ôtô. ÔNMTKK
còn giết chết 32.000 người ở các thành phố khác của Ấn Độ.

Theo WHO trong số 15 thành phố bị ÔNMTKK nhất thế giới thì có tới 13 là

của chấu Á. Trong 2 tháng 7 và 8/1997 các nước Indonesia, Malaisia, Singapo …
đã bị bao phủ bới lớp sương mù do khói từ các đám cháy rừng lớn ở Indonesia.
Theo Worldwatch Institute ở Washington cho biết, để cứu vãn bầu không khí trái
đất thì số phận của toàn thế giới được đặt trong tay 8 nước (gọi là E8) trong đó có
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Ở Việt Nam, một số cơ sở công nghiệp đã gây ÔNMTKK nghiêm trọng cho

khu vực xung quanh. Điển hình là nhà máy nhiệt điện Ninh Bình do mắc nhiều sai
lầm trong quy hoạch xây dựng và thiết kế như bố trí nhà máy ở đầu hướng gió chủ
đạo so với khu dân cư, đặt ống khói nhà máy thấp hơn núi Cánh Diều …nên khói
thải không khuếch tán đi xa được, bụi khói và nồng độ chất độc hại ở khu vực xung
quanh nhà máy và thị xã Ninh Bình rất lớn. Nhà máy xi măng Hoàng Thạch ở Hải
Phòng bị nổ bộ lọc bụi tĩnh điện trong 2 năm 1986 - 1988 đã thải ra mỗi ngày hàng
trăm tấn bụi và khói độc, gây ÔNMTKK nghiêm trọng cho các thành phố Hải
Phòng và các tỉnh lân cận như Quảng Ninh và Hải Dương. Nhà máy xi măng Hải
Phòng với công nghệ lạc hậu, lại đặt trong nội thành đã gây ÔNMTKK nghiêm
trọng cho thành phố và khu vực xung quanh nên phải đình chỉ sản xuất và di dời đi
nơi khác. Khu công nghiệp Thượng Đình Hà Nội là một trong những khu CN đang
gây ÔNMTKK thủ đô, ở đây nồng độ các loại khí thải đã vượt tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần v.v…

3.2.2. Cấu trúc khí quyển

Khí quyển là lớp không khí trên mặt đất, được chia thành các phần và các tầng

dựa vào sự biến thiên nhiệt độ và áp suất theo chiều cao:

+ Phần trong: gồm các tầng đối lưu, bình lưu, trung lưu và tầng nhiệt.
+ Phần ngoài: tầng điện ly.
Các tầng được phân cách bởi một lớp mỏng gọi là lớp tạm dừng.
1) Tầng đối lưu: 0-11km.Nhiệt độ giảm từ 40 đến -50

0

C.Thành phần chủ yếu

là N

2

, O

2

, Ar, CO

2

và hơi nước.Hầu hết các hiện tượng khí tượng, thời tiết đều xảy

ra ở tầng này.

background image

10

20

30

40

50

60

-50-40-30-20-10 0 10 20 30 40

T

0

(

0

C)

H(km)

Tầng đối lưu

Tầng bình lưu

Tầng trung lưu

P(mmHg)

800

600

400

Nhiệt độ

Áp suất

2) Tầng bình lưu: 12-50km. Ở 10km đầu: sự ổn định nhiệt độ tương đối theo

chiều cao. Sau đó nhiệt độ tăng theo chiều cao từ -50

0

C đến -2

0

C.Thành phần không

khí ở đây cũng giống như ở tầng đối lưu tại mực nước biển nhưng nồng độ ôzôn cao
hơn 1.000 lần, nồng độ hơi nước thấp hơn 1.000-10.000 lần. Tầng này đôi khi gọi là
tầng ôzôn.Các dòng khí ở đây hầu như bình yên, xáo trộn chậm. Nếu chất ô nhiễm
nào len tới đây thì chúng sẽ gây nhiễm độc lâu dài.

3) Tầng trung lưu: 50-85km. Nhiệt độ giảm từ -2

0

C đến -92

0

C. Thành phần

chủ yêu là O

2

, N

2

, NO

+

và O

+

. Nồng độ hơi nước và ôzôn rất nhỏ.

4) Tầng nhiệt: 85-100km. Nhiệt độ tăng từ -92 đến 1.200

0

C. Tại đây do tác

dụng của bức xạ mặt trời, rất nhiều phản ứng hoá học xảy ra tạo thành các iôn O

+

,

O, NO

+

, NO, NO

-

2

... Vì thế tầng này còn gọi là tầng iôn.

5) Phần ngoài chính là tầng điện ly: 100-800km. Nhiệt độ tăng nhanh đạt

khoảng 1.700

0

C.

Về áp suất, càng lên cao thì áp suất càng giảm.

3.2.3. Thành phần không khí, cách biểu thị nồng độ thành phần

Không khí là hỗn hợp các chất ở dạng khí, có thành phần thể tích hầu như

không đổi. Thành phần tự nhiên của không khí sạch, khô tính theo phần trăm (%)
như sau: Nitơ 78,1%,
Oxy 20,93%, Argon 0,9325%, Cacbonic 0,03-0,04% v.v...

Ngoài ra không khí sạch còn chứa hơi nước và một số khí khác như Hydro,

Metan, Oxyt Nitơ, Amoniac, Ôzôn v.v...

Trong khí quyển còn có các cấu tử không phải ở dạng khí mà là hạt lơ lửng,

bụi có đường kính 10

-6

– 10

-1

mm.

Nồng độ: biểu thị bằng hai đơn vị đo:
+ Đơn vị đo trọng lượng: g/m

3

, mg/m

3

.

+ Đơn vị đo thể tích: cm/m

3

= ppm = 0,0001%

background image

Giữa các đơn vị có sự tương quan như sau: 1 ppm = M/22,4 mg/m

3

, với M là

phân tử lượng chất khí, 22,4 là thể tích (lit) của một Mol (phân tử gam) chất khí ở
điều kiện tiêu chuẩn (0

0

C và 1 at).

3.2.4. Các nguồn và các chất gây ÔNMTKK
a) Các nguồn gây ÔNMTKK

Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia làm hai loại:
- Nguồn tự nhiên như khí thoát ra từ núi lửa, bụi do bão cát sa mạc, mùi do

phân huỷ tự nhiên các chất hữu cơ v.v...Tổng lượng của nguồn tự nhiên thường rất
lớn nhưng phân bố trên diện rộng nên đôi khi con người và sinh vật đã quen với
nồng độ ô nhiễm đó.

- Nguồn nhân tạo bao gồm nguồn cố định như các cơ sở sản xuất, các nhà máy

nhiệt điện v.v... và nguồn di động như ôtô và các phương tiện giao thông khác gây
ra.

Theo tính chất hoạt động có thể chia làm 4 nhóm như:
- Nguồn ô nhiễm do quá trình sản xuất
- Nguồn do giao thông vận tải
- Nguồn do sinh hoạt của con người
- Nguồn do các quá trình tự nhiên
Theo cách bố trí hình học có thể chia thành 3 nhóm:
- Điểm ô nhiễm (ống khói nhà máy, cống xả nước thải ...)
- Đường ô nhiễm (các đường, các tuyến giao thông ..)
- Vùng ô nhiễm (các khu chăn nuôi lớn, vùng tập trung nhiều xí nghiệp sản

xuất ...)

Ngoài ra có thể phân theo độ cao: nguồn cao, nguồn thấp ... hoặc theo nhiệt độ

như nguồn nóng, nguồn lạnh.
b) Các chất gây ÔNMTKK
Rất đa dạng nên khó có thể phân loại hoàn chỉnh. Ta có thể phân loại một cách
tương đối như sau:

Theo nguồn phát sinh có hai loại:
- Chất ô nhiễm sơ cấp là chất được thải trực tiếp từ nguồn ô nhiễm.
- Chất ô nhiễm thứ cấp là chất được tạo thành từ các chất ô nhiễm sơ cấp do

quá trình biến đổi hoá học trong khí quyển.

Theo trạng thái vật lý, các chất ô nhiễm có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm khí: như SO

2

, NO

x

, H

2

S ...

- Nhóm hơi (lỏng): như hơi dung môi hữu cơ, benzen, xăng, ête ...
- Nhóm rắn : như tro, bụi.
Theo kích thước chất ô nhiễm có thể có hai loại:
- Dạng phân tử
- Dạng hạt

3.2.5 Các loại khí ô nhiễm chủ yếu

1) Các hợp chất của lưu huỳnh

a) Khí sulfua dioxit (SO

2

)

background image

- Nguồn phát sinh: SO

2

là sản phẩm chủ yếu của quá trình đốt cháy các nhiên

liệu có chứa lưu huỳnh (nhất là các nhà máy nhiệt điện) và các quá trình khác như
luyện kim, tinh chế dầu mỏ v.v…

- Lượng phát sinh: Tổng lượng SO

2

do con người và thiên nhiên tạo hằng năm

khoảng 195 triệu tấn, trong đó do con người đốt các loại than đá, dầu, luyện kim,
kẽm (có chứa lưu huỳnh) là khoảng 66 triệu tấn/năm, do các phản ứng sinh hoá từ
mặt đất 62 triệu tấn và từ mặt biển là 27triệu tấn, còn lại là do các loại sunfat trong
hơi bụi nước biển là 40 triệu tấn/năm.

- Đặc điểm: SO

2

là khí ô mhiễm nguy hiểm nhất trong họ sulfua ôxit.

- Tính chất:
+ Vật lý: Là khí không màu, không cháy, có vị hăng cay nhẹ khi nồng độ

trong không khí nhỏ hơn 1ppm, hăng cay mạnh khi nồng độ lớn hơn 1ppm.

+ Hoá học: Khí SO

2

dễ bị oxy hoá quang hóa để tạo thành SO

3

trong khí

quyển.
Phương trình: 2SO

2

+ O

2

 2SO

3

Sau đó, SO

3

kết hợp với hơi nước trong khí quyển để tạo thành axit sunfuric. Axit

sunfuric lại kết hợp với kim loại đứng sau H

2

để tạo thành muối sunfat và nhanh

chóng tách khỏi khí quyển rơi xuống đất:
Phương trình: SO

3

+ H

2

O  H

2

SO

4

H

2

SO

4

+ Me

2+

 MeSO

4

+ H

2

- Tác hại:

+ SO

2

và SO

3

là những khí tương đối nặng nên thường ở gần mặt đất; là

những chất gây kích thích rất mạnh đối với cơ quan hô hấp và làm ảnh hưởng đến
sức khoẻ của người và động vật. SO

2

dễ biến đổi thành axit sunfuric có phản ứng

mạnh nên làm hư hỏng vật liệu xây dựng, đồ dùng kim loại, làm giảm tuổi thọ của
các công trình, các loại sản phẩm như vải, nilông, tơ nhân tạo, đồ da.

+ SO

2

còn có thể kết hợp với hơi nước tạo thành mưa axit phá hoại cây cối

hoa màu (nếu nồng độ lớn hơn 0,3ppm sẽ làm cây cối rụng lá rồi chết dần).

b) Khí hydro sunfit (H

2

S)

- Nguồn phát sinh: Trong thiên nhiên H

2

S được tạo thành do các chất hữu cơ,

rau cỏ, xác súc vật và các chất thối rửa hoặc ở các cống rảnh, các hầm vệ sinh và
hầm lò khai thác than hoặc do các vết núi lửa …

- Lượng phát sinh: Lượng khí SO

2

hằng năm do con người và thiên nhiên tạo

ra là khoảng 93-113 triệu tấn, trong đó từ mặt đất khoảng 65-80 triệu tấn, từ mặt
biển 30 triệu tấn và từ sản xuất công nghiệp 3 triệu tấn.

- Tính chất: Đây là khí độc hại không màu, có mùi thối rất khó chịu.
- Tác hại: H

2

S với nồng độ thấp (khoảng 5ppm) sẽ gây nhức đầu, mệt mỏi

cho người, với nồng độ cao (khoảng 150ppm trở lên) sẽ gây tổn thương màn nhầy
của cơ quan hô hấp, >500ppm sẽ gây ỉa chảy, viêm phổi cấp, >700ppm sẽ làm
xuyên túi phổi xâm nhập vào mạch máu và gây tử vong.
Ngoài ra, H

2

S dễ hoà tan trong nước tạo thành axit yếu nên có thể làm rụng

lá cây, làm giảm khả năng sinh trưởng của các loài thực vật.

2) Các ôxit cacbon
a) Cacbon monoxit (CO)

background image

- Nguồn phát sinh: Từ việc thiêu đốt các vật liệu tổng hợp có chứa cacbon và

chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ÔNMTKK.

- Lượng phát sinh: Mỗi năm con người thải vào khí quyển khoảng 250 triệu

tấn. Lượng này chưa được xác định chính xác vì nó biến thiên nhanh và không ổn
định.

- Tính chất: + Vật lý: CO là khí không màu, không mùi, không vị.
+ Hoá học: Khí CO dễ bị oxy hoá để tạo thành cacbon điôxit

(CO

2

).

Phương trình: CO + O

2

+ h

γ

 2CO

2

Nhưng quá trình này diễn ra chậm dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và bám

vào thực vật rồi chuyển dịch trong quá trình diệp lục hoá. Các sinh vật cũng có khả
năng hấp thụ CO từ khí quyển.

Tác hại:
+ Con người và các loài động vật đề kháng với CO

2

rất khó khăn. Khi vào cơ

thể người và động vật, CO tác động thuận nghịch với Ôxy Hemoglobin (HbO

2

)

trong máu để tạo ra Cacboxyhemoglobin (HbCO) và O

2

theo phản ứng:

CO +

HbO

2

 HbCO + O

2

Hỗn hợp hemoglobin và CO (HbCO) sẽ làm giảm hàm lượng ôxy, ngăn cản

sự sản xuất và trao đổi hồng cầu trong máu.

Nếu hàm lượng HbCO > 0,8ppm trong máu thì sẽ gây tử vong cho người.
Nếu con người sống trong môi trường không khí có nồng độ CO khoảng

250ppm sẽ bị đầu độc tử vong.

Hút thuốc lá mỗi ngày 1 bao thì mức HbCO trong cơ thể đạt 5% hoặc lớn

hơn sẽ gây ức chế tâm, sinh lý.

+ Các loài thực vật ít nhạy cảm với CO bằng con người nhưng ở nồng độ cao

(100-10000ppm) sẽ bị rụng lá, xoắn lá, cây non bị chết … CO còn có tác dụng hạn
chế sự hô hấp của tế bào thực vật.
b) Cacbon diôxit (CO

2

) và hiện tượng hiệu ứng nhà kính

- Nguồn phát sinh: Khí CO

2

được hình thành do đốt nhiên liệu, than, củi và do

hô hấp của động vật.

- Lượng phát sinh: Lượng CO

2

do núi lửa phun ra qua hàng tỷ năm nay ước

tính gấp 40.000 lần lượng CO

2

có trong khí quyển hiện nay. Nhưng rất may là

không phải toàn bộ lượng này tồn đọng trong khí quyển mà một nửa đã được thực
vật, nước biển hấp thụ, kết tủa và hoà tan trong nước biển.

- Tác hại: CO

2

có ảnh hưởng tốt đối với thực vật, làm tăng độ phì và khả năng

quang hợp của cây cối, nhưng với tỷ lệ đậm đặc thì lại là chất ô nhiễm có hại. Chủ
yếu lưu đọng ở tầng đối lưu và trong nước đại dương.
CO

2

là loại khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ bài

mặt trái đất tăng lên.

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính (HUNK) (đôi khi còn gọi là nhà xanh)
Giải thích hiện tượng: Nhiệt độ bề mặt trái đất được duy trì bởi sự cân bằng

năng lượng bức xạ của mặt trời chiếu xuống và năng lượng nhiệt bức xạ của trái đất
phát vào không gian. Do bức xạ mặt trời là sóng ngắn nên dễ dàng xuyên qua lớp
không khí bao bọc xung quanh trái đất trong đó có lớp khí CO

2

và tầng ôzôn xuống

trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phát vào không gian là sóng dài, không

background image

có khả năng xuyên qua lớp khí CO

2

mà lại bị hấp thụ bởi khí CO

2

và hơi nước trong

khí quyển làm cho nhiệt độ khí quyển bao quanh trái đất tăng lên do đó nhiệt độ bề
mặt trái đất cũng tăng lên. Vì vậy, khí CO

2

là thủ phạm chính gây ra hiện tượng

HUNK.

Lớp khí CO

2

trên bề mặt trái đất

(Nồng độ bình

thường )

(Nồng độ cao )

Sóng ngắn

Sóng ngắn

Sóng dài

Mặt trời

Các khí gây HUNK: Khí thải gây HUNK là các loại khí tác động đến sự trao

đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao
quanh bề mặt trái đất nóng lên. Khí CO

2

chiếm đến 57%, còn có các khí khác cũng

có thể gây ra hiện tượng HUNK nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn như CFC 25%, CH

4

12%,

N

2

O 6%.

Hậu quả: Nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên sẽ gây ra những hậu quả khôn

lường như làm tan băng ở các cực, mực nước biển sẽ dâng cao và phần lớn các khu
vực thấp của trái đất sẽ bi ngập chìm trong nước. Hiện tượng biến đổi khí hậu rất
nguy hiểm đến loài người đang diễn ra cũng do phần lớn là do HUNK gây ra. Theo
Trung tâm đại dương của chương trình LHQ thì mực nước biển sẽ tăng lên 1,5 -
3,5m trong vòng 30 năm tới. Những dự báo mới nhất của các nhà khí hậu học thì
đến năm 2050, nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng từ 1,5 - 4,5

0

C và đến năm 2100 sẽ

tăng đến 10

0

C nếu không khắc phục được hiện tượng HUNK. Theo tính toán, nếu

nồng độ CO

2

trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất

sẽ tăng lên 3,6

0

C.

Theo đánh giá của tổ chức khí tượng thế giới thì Việt Nam là một trong 5 nước

đầu tiên sẽ sớm chịu ảnh hưởng của tình trạng nóng lên của trái đất. Mực nước biển
dâng lên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai vùng lúa quan trọng nhất của đất nước là
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vì Việt Nam có bờ biển dài,
nhiều vùng bờ biển lại thấp, đặc biệt là hai vùng đồng bằng nói trên. Theo tính toán
của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, nếu mực nước biển dâng lên 90cm vào cuối thế
kỷ 21 thì đồng bằng sông Hồng sẽ bị ngập từ 1,0 - 1,5 triệu ha và đồng bằng sông
Cửu Long là từ 2,0 - 2,5 triệu ha chìm trong nước biển. Vì vậy, các cơ quan hữu
quan của Việt Nam cần phải tính toán và hành động ngay từ bây giờ để đối phó với
tình trạng này.

background image

Năm 1997, hội nghị quốc tế bàn về việc giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính ở

Kyôt (Nhật Bản) đã thông qua Nghị định thư Kyoto, đề ra mức phải giảm thải các loại khí
gây HUNK cho các quốc gia đến năm 2012. Tuy nhiên nhiều nước trên thế giới đã không
tuân thủ NĐT này. Ngày 8/7/08, tại Toyako (Nhật Bản), lãnh đạo các nươc công nghiệp
phát triển G8 đã thống nhất giảm 50% lượng khí thải gây HUNK vào 2050. Tuy nhiên các
nhà môi trường lại chỉ trích thoà thuận này vì nó không tuân theo những tuyên bố của hội
nghị G8 năm trước. Họ cho rằng mục tiêu giảm 50% lượng khí thải gây HUNK là không
đủ và yêu cầu có mục tiêu ngắn hơn (trung hạn) vào năm 2020. Mỹ tuyên bố không thể cắt
giảm 25-40o% lượng khí thải vào năm 2020, Nhật cũng nhất trí sẽ cắt giảm 60 - 80%
lượng khí thải đến 2050 nhưng không đưa ra mục tiêu trung hạn.

Theo dự đoán của Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ thì nhân
loại sẽ phải bỏ ra một số tiền khổng lồ là 18 triệu tỉ USD (1,8.10

6

USD) để giải

quyết tình trạng HUNK. Khoản chi phí này sẽ bằng 1% GDP toàn cầu từ nay đến
năm 2050 và bằng 600 lần lớn hơn so với GDP của các nước trên thế giới cộng lại
vào năm 2002. (Nguồn: Báo Người Lao Động 28/10/2003).
Vì vậy, hiện nay quốc tế đã quy định hạn ngạch phát thải khí gây HUNK,
tức là khối lượng không khí gây HUNK của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu
khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.
.
3) Các hợp chất của Nitơ
a) Các oxit nitơ (NO

x

):

- Nguồn gốc phát sinh: Các NO

x

được hình thành bởi phản ứng hoá học của

Nitơ với Ôxy trong khí quyển khi đốt cháy nhiên liệu ở nhiệt độ cao hoặc qua quá
trình oxy hoá nitơ trong khí quyển bởi các tia sét, núi lửa … hoặc qua quá trình
phân huỷ bằng các vi sinh vật hoặc qua các quá trình sản xuất hoá học có sử dụng
Nitơ.

- Lượng phát sinh: Hằng năm con người tạo ra khoảng 40 triệu tấn NO

x

với

nhiều loại khác nhau nhưng có hai loại là NO, NO

2

là hai thành phần quan trọng

trong việc hình thành khói quang hoá và gây ô nhiễm môi trường.

- Tính chất: + NO: Là khí không màu, không mùi, không tan trong nước.
+ NO

2

: Là khí màu hồng, mùi có thể phát hiện khi nồng độ

khoảng 0,12ppm. NO

2

rất dễ hoà tan trong nước.

NO

2

hấp thụ các tia bức xạ tử ngoại trong phản ứng quang hoá học để tạo

thành các chất ô nhiễm thứ cấp độc hại như Formandehyt (HCHO), Andehyt
(CH

3

COOH), Ôzôn … và hình thành khói quang hoá.

- Tác hại:
+ NO: Có thể gây nguy hiểm cho cơ thể người do tác động với hồng cầu trong

máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxy gây thiếu máu.

NO ở hàm lượng thấp rất khó bị oxy hoá thành NO

2

, nhưng ở hàm lượng cao

thì rất dễ bị oxy hoá thành khí độc hại NO

2

.

+ NO

2

: Với nồng độ khoảng 5ppm( 1ppm~1.88mg/m

3

) sẽ ảnh hưởng đến bộ

máy hô hấp của người, nạn nhân bị mất ngủ, ho, khó thở … và với nồng độ 100ppm
có thể gây tử vong.

Khí NO

x

và khói quang hoá với nồng độ khoảng >1ppm có thể gây tác hại đối

với thực vật như bệnh xám lá, lá bị dòn dễ gãy, hạn chế quá trình trao đổi chất của
thực vật nhất là cây họ đậu, nho và khoai tây. Khí NO

x

còn kết hợp với hơi nước tạo

thành HNO

3

làm hư hỏng vật liệu, han rỉ kim loại, phai màu thuốc nhộm …

background image

b) Amoniac (NH

3

):

- Nguồn gốc phát sinh: Từ các thiết bị sử dụng amoniac, các nhà máy hoá chất

sản xuất phân đạm, axit nitric, các quá trình phân giải chất hữu cơ động thực vật …

- Tính chất: - có mùi rất khó chịu.
- dễ hoà tan trong nước gây nhiễm độc cho cá và các loại thuỷ

sinh khác.

- Tác hại: Gây viêm nhiễm đường hô hấp cho người, động vật, gây loét giác

mạc, thanh quản, khí quản. NH

3

thường gây nhiễm độc cấp tính cho người.

Đối với thực vật, khi bị nhiễm độc ở nồng độ cao bị trắng lá, đốm lá, thân cây

lùn và tỷ lệ nảy mầm hạt giống bị giảm.
c) Khói quang hoá:

- Thành phần: là các loại khí được hình thành do tác dụng quang hoá của ánh

sáng mặt trời với các oxit Nitơ, Oxy và các chất ô nhiễm thứ cấp khác. Đó là hỗn
hợp các khí NO

2

+ O

2

+ một số chất ô nhiễm thứ cấp khác như Formandehyt,

Andehyt …

- Bản chất: Khí NO

2

+ tia nắng mặt trời (bị quang hoá)  NO + O

Các nguyên tử Oxy tác động với các Hydrocacbon hoạt tính như Mêtan (CH

4

),

Etan (C

2

H

5

) ... tạo thành các phản ứng trung gian. Các phản ứng trung gian lại kết

hợp với Hydrocacbon và NO

2

tạo thành một loạt các phản ứng tiếp theo. Kết quả là

Nitơ Điôxit (NO

2

) sinh ra, Ôzôn tích luỹ lại và một số chất ô nhiễm thứ cấp ra đời

như HCHO, CH

3

COOH ...

- Tác hại: Khói quang hoá làm cay và đau nhức mắt, đau đầu, mệt mỏi, ho,

xuất huyết phổi, phù nề, khô cổ họng, hẹp đường thở và lão hoá màng phổi. Với
thực vật khói quang hoá có thể gây các bệnh như là đối với NO

x

.


4) Khí Ôzôn, tầng Ôzôn và lỗ thủng tầng Ôzôn
a) Khí ôzôn

- Đặc điểm: O

3

là khí thiên nhiên tập trung ở độ cao khoảng 25km cách mặt

đất (tầng bình lưu) với nồng độ khoảng 10ppm và sau đó lại giảm dần, ở tầng đối
lưu chỉ còn 10% so với tầng bình lưu.Trên tầng bình lưu nồng độ O

3

cũng chỉ lớn

hơn 1ppm. Ở độ cao mặt biển, nồng độ O

3

khoảng 0,05ppm vào mùa đông và 0,007

ppm vào mùa hè. Trong tự nhiên, Ôzôn được hình thành và phân huỷ bởi các tia tử
ngoại của mặt trời một cách cân bằng.

- Quá trình hình thành: O

3

được tạo thành bằng nhiều cách:

+ Do các khí NO

2

hoặc SO

2

và các Andehyt trong tự nhiên hoặc do quá trình

đốt cháy các loại nhiên liệu trong công nghiệp, sinh hoạt bị các tia tử ngoại mặt trời
hấp thụ và kích thích phát ra các nguyên tử Oxy tự do, các nguyên tử Oxy tự do này
sẽ kết hợp với Oxy trong không khí để tạo thành O

3

như sau:

NO

2

+ h

γ

(

λ

= 242 nm)  NO + O;

O + O

2

 O

3

SO

2

+ h

γ

 SO + O; O + O

2

 O

3

+ Bản thân O

2

trong khí quyển cũng bị tác động của tia tử ngoại để phân thành

Oxy tự do và Oxy tự do lại kết hợp với O

2

để thành O

3

.

O

2

+ h

γ

(

λ

= 242 nm)  O + O;

O + O

2

 O

3

O + O

2

+ M (N

2

, O

2

)  O

3

+ M (M là chất thứ ba hấp thụ năng lượng

mặt trời dư thừa được giải phóng từ phản ứng trên và làm cho O

3

trở nên bền hơn).

background image

(h

γ

là năng lượng E

1

của tia tử ngoại mặt trời; h

γ

= h.C/

γ

, với h là hằng số

Planck, C là tốc độ ánh sáng và

γ

là bước sóng ánh sáng).

+ O

3

còn được hình thành do phóng điện trong khí quyển như sấm chớp, do

chuyển động của các dòng khí theo chiều thẳng đứng trong tầng đối lưu hoặc do dò
rỉ phế thải của các nhà máy hoá chất và do tác dụng của mặt trời lên các loại khí thải
khác ở thành phố lớn.

Rất nhiều quá trình đốt cháy nhiên liệu trong công nghiệp, sinh hoạt, đã thải

vào khí quyển các loại khí thải như HC, NO

2

, SO

2

... Nhiệt từ bất kỳ nguồn thải nào

cũng có thể làm cho Ôxy và Nitơ hoặc Ôxy và Lưu huỳnh trong khí quyển tương
tác với nhau đểt tạo ra các loại khí NO

2

và SO

2

. Nguồn nhiệt càng cao thì lượng

NO

2

, SO

2

càng lớn. Nhưng sau đó, Năng lượng mặt trời lại nhanh chóng tác động

lên NO

2

và SO

2

, làm cho chúng trở về NO, SO và Ôxy tự do. Các nguyên tử Ôxy

này sẽ phản ứng với Ôxy phân tử để tạo thành Ôzôn.

Phương trình:

N

2

+ 2O

2

 2NO

2

; NO

2

+ nhiệt  NO + O và O + O

2

= O

3

Tương tự với Lưu huỳnh S + O

2

 SO

2

và tiếp tục như trên.

- Quá trình phân huỷ:
O

3

+ h

γ

 O + O

2

hoặc O

3

+ O  O

2

+ O

2

Ở tầng đối lưu thì: O

3

+ HO

2

 2O

2

+ OH (ở đây HO

2

được tạo thành do

phản ứng của nhóm OH với CO : CO + OH  H + CO

2

; H + O

2

+ M  HO

2

+

M)

- Tác hại: Với người và động vật, nếu O

3

>= 0,3ppm sẽ làm cho cơ quan hô

hấp bị kích thích, sưng tấy, rát bỏng. Từ 1-3ppm thì sau hai giờ tiếp xúc sẽ gây
nguy hiểm đối với phổi. Nồng độ 9ppm sẽ làm cho nạn nhân tử vong.

Với thực vật, O

3

ở mức 0,2ppm sẽ kìm hãm sự sinh trưởng, làm giảm sản

lượng hạt, gây bệnh đốm lá, rụng lá, ngắn rễ ... đối với nhiều loại thực vật nhất là
cây thuốc lá, cà chua, đậu. O

3

còn gây tác hại đến vật liệu sợi và màu thuốc nhuộm.

Ngoài ra, Ôzôn còn là loại khí góp phần tăng nhiệt độ bề mặt trái đất. Nếu

nồng độ O

3

trong khí quyển tăng lên hai lần thì nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng lên

1

0

C.

b) Tầng Ôzôn và lỗ thủng tầng Ôzôn

Tầng Ôzôn là tầng không khí ở độ cao khoảng 25km cách mặt đất, có nồng độ

Ôzôn đậm đặc với bề dày khoảng 5-10km, được coi là cái ô bảo vệ loài người và
thế giới sinh vật tránh khỏi các tai hại do tia cực tím mặt trời gây ra. Nó đóng vai trò
rất quan trọng đối với khí hậu và các hệ sinh thái trên trái đất. Khi bức xạ mặt trời
chiếu qua tầng Ôzôn thì phần lớn lượng bức xạ tử ngoại đã bị Ôzôn hấp thụ trước
khi lọt xuống trái đất. Nếu phá vỡ tầng Ôzôn sẽ gây ra thảm hoạ đối với mọi hệ sinh
thái trên trái đất.
Lỗ thủng tầng Ôzôn

Đầu những năm 1980, các nhà khoa học khí quyển đã phát hiện rằng tầng

Ôzôn ở phần Nam cực bị suy giảm nghiêm trọng (mất đi trên 10 triệu km

2

, bằng

diện tích của Châu Âu).

Hậu quả của việc tầng Ôzôn bị thủng:
- Làm tăng tia bức xạ tử ngoại (UV) xuống trái đất (nếu tầng Ôzôn giảm đi 1%

thì lượng tia bức xạ tử ngoại tăng lên 1,3%.)

background image

- Làm tăng khả năng mắc các bệnh ung thư da và các bệnh về mắt (đục thuỷ

tinh thể, mù...), làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

- Làm hạn chế năng suất của các loại cây trồng.
- Phá huỷ sự cân bằng của hệ sinh thái (nhất là hệ sinh thái biển).
Nguyên nhân: Việc suy giảm tầng Ôzôn có nhiều nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ yếu là do con người gây ra vì đã sử dụng quá mức một số

hoá chất có hại, có khả năng phân huỷ tầng Ôzôn. Đó là ODS (Ozone Depletion
Substances) như CFC ( Clorofluorocacbon), CFM (Clorofluorometan), CCl

2

(Cacbontetracloride), CH

2

Cl

2

(Methylclorua), CH

3

Br (Methylbromua) v.v... Các

chất này được sử dụng trong công nghệ làm lạnh, điều hoà không khí, chế tạo bột
xốp, dung môi cứu hoả hoặc trong nông nghiệp. Chúng có đặc tính rất bền vững,
tồn tại trong khí quyển từ 60-120 năm, do đó chúng có đủ thời gian và điều kiện để
lan tới tầng bình lưu và tích trữ ở đó và, tại đó chúng bị các tia bức xạ mặt trời phân
huỷ tạo ra các nguyên tử Clo, Brom tự do. Các chất này phản ứng với O

3

để tạo

thành O

2

. Các nguyên tử Cl và Br như là chất bền vững, không mất đi trong quá

trình phản ứng nên chúng có thể phá huỷ hàng vạn phân tử O

3

, làm cho tầng Ôzôn

bị suy giảm năng nề.Ví dụ:
CFC + h

γ

 Cl

o

; Cl

o

+ O

3

 ClO + O

2

; ClO + O  Cl

o

+ O

2

- Do Cl

2

hoặc HCl sinh ra từ các quá trình tự nhiên (núi lửa) và nhân tạo len

vào tầng bình lưu. Ở đó, Cl

2

tác dụng với tia tử ngoại và HCl phản ứng với OH tạo

ra Cl

o

và Cl

o

lại tác dụng O

3

làm phân huỷ Ôzôn.

Cl

2

+ h

γ

 Cl

o

+ Cl

o

; Cl

o

+ O

3

 ClO + O

2

HCl + OH  Cl

o

+ Cl

o

; Cl

o

+ O

3

 ClO + O

2

- Do các khí CO, NH

4

, NO

x

và khói quang hoá do con người tạo ra tham gia

phản ứng với các gốc tồn tại ở tầng bình lưu trở thành các chất hoạt hoá tham gia
vào quá trình phân huỷ Ôzôn.

Ngoài ra, các máy bay siêu âm bay ở độ cao lớn thải ra nhiều NO

x

cũng gây

nguy hại cho tầng Ôzôn.
Theo số liệu LHQ, năm 1988 thế giới đã tiêu thụ khoảng 1,58 triệu tấn các loại
hoá chất gây phá huỷ tầng Ôzôn nói trên. Vì vậy một công ước quốc tế về Bảo vệ
tầng Ôzôn (Công ước Vien 1985) ra đời và năm 1987 tại Canada, các nước đã thông
qua Nghị định thư Montrean về kiểm soát các chất ODS. Năm 1994, nước ta đã
chính thức tham gia công ước Vien và NĐT Montrean, đã thành lập chương trình
quốc gia nhằm loại trừ các chất ODS. iện nay nước ta tiêu thụ khoảng 450 tấn/năm
và đã có chương trình quốc gia với hàng chục dự án nhằm loại trừ hàng năm khoảng
290 tấn.

5) Các hợp chất của Hydro (HF, HCl, HC)
a) Hydroflorua (HF)

+ Nguồn phát sinh: HF được hình thành do núi lửa hoặc do các nhà máy luyện

nhôm, thép, các lò nung gạch, ngói và đốt than v.v…

+ Tác hại: Làm cháy lá, hạn chế sinh trưởng của cây, làm rụng hoa quả, làm

cho quả bị lép, hạt nhỏ và hay bị nứt.
b) Hydroclorua (HCl)

+ Nguồn phát sinh: Hơi axit clohyđric sinh ra từ các nhà máy sản xuất hoá

chất, đốt than, giấy, chất dẻo …

background image

+ Tác hại: HCl làm giảm mỡ bóng của lá cây, các tế bào biểu bì của lá bị co

lại, ở nồng độ cao thì gây bệnh chết hoại cho cây
c) Hydrocacbon (HC)

+ Tính chất: là hợp chất hoá học do hydro và cacbon tạo ra. Nó không màu,

không mùi.

+ Nguồn phát sinh: HC được tạo thành do sự phân huỷ các chất hữu cơ, sự rò

rỉ khí tự nhiên, bốc hơi dầu khí từ các nhà máy và do nhiên liệu không cháy hết của
các động cơ, sự rò rỉ đường ống dẫn khí, quá trình khai thác, sản xuất, vận chuyển
nhiên liệu xăng, dầu.

+ Tác hại: Các HC làm lá cây bị vàng úa, gây bệnh chết hoại cho cây, làm

sưng màng phổi, thu hẹp cuốn phổi, gây ung thư phổi, làm sưng tấy mắt người v.v...

6) Các son khí và bụi
a) Các son khí

Son khí là các đám mây bao gồm các hạt có kích thước nhỏ như khói,

sương ... có thể ở thể rắn hay lỏng được hình thành do quá trình ngưng tụ và khuyết
tán các loại khí trong không khí.

- Phân loại và nguồn phát sinh
Các son khí được phân loại theo kích thước hạt và tốc độ trầm lắng như sau:

Cỡ kích thước hạt

Tốc độ trầm lắng (m/s)

Nguồn phát sinh

Bé < 1,0

µ

m

< 8.10

-7

m/s

Thiêu đốt vật liệu

cháy

Trung bình 0,1 – 1,0

µ

m

trung bình

Sản phẩm của thiêu

đốt và

son khí quang hoá

Lớn >1,0

µ

m

> 4.10

-5

m/s

Bụi

công

nghiệp, giao thông

và bụi thiên nhiên

Phần lớn các hạt cỡ trung bình và toàn bộ hạt cỡ lớn sẽ tách khỏi khí quyển và

rơi xuống đất theo quy luật trọng lực.

Các son khí tồn tại trong khí quyển đô thị lớn hơn nông thôn. Nguyên nhân do

đô thị là nơi tập trung số lượng lớn các nhà máy công nghiệp và số lượng xe cộ
tham gia giao thông nhiều.

- Tác hại: Các son khí hấp thụ và khuyết tán ánh sáng mặt trời làm giảm độ

trong suốt của khí quyển, hạn chế tầm nhìn, gây nguy hiểm cho các phương tiện
giao thông, làm hoen rỉ kim loại, ăn mòn vật liệu, làm bẩn công trình, đặc biệt gây
tác hại đối với các thiết bị và các mối hàn điện.

Chúng có thể gây tác hại đến người nếu chúng mang theo các chất độc hại, ở

nồng độ thấp (80 g/m

3

) sẽ gây trở ngại về cơ học cho việc hô hấp, nồng độ cao sẽ

gây ung thư phổi cho người và động vật.
b) Các loại bụi

- Phân loại : Theo nguồn gốc phát sinh, bụi được phân ra làm các loại như sau:
+ Bụi công nghiệp: do các hoạt động công nghiệp sinh ra như bụi Florua, bụi

Natriclo, bụi muối Kali, bụi chì, bùi lò xi măng, bụi than ...

+ Bụi do giao thông vận tải: Ví dụ như bụi đường, bụi khói xả, bụi đá, bụi cao

su, sợi

background image

+ Bụi vi sinh vật: loại bụi có mang theo vi sinh vật, vi trùng hoặc vi khuẩn.
+ Bụi phấn hoa: do các loài cây cỏ nở hoa thụ phấn gây ra.
Hằng năm con người thải ra khoảng 200 triệu tấn bụi. Bụi lơ lửng có thể đi

xuyên hàng ngàn kilômet xuyên qua biển cả và lục địa. Ví dụ như bụi do bão cát ở
sa mạc Sahara đẵ xuyên qua biển Arabian vào Ấn Độ, bụi từ núi lửa Pinatubô ở
Philippin năm 1995 đã bay sang cả Việt Nam, bụi khói do cháy rừng ở Indonesia
năm 1977 tràn ngập một số nước trong khu vực.

- Tác hại: Các loại bụi đều gây ô nhiễm môi trường không khí, gây ảnh hưởng

đến sức khoẻ con người, đặc biệt là cơ quan hô hấp và mắt như bệnh hen suyển,
viêm phổi, ung thư phổi, đỏ mắt …

Bụi còn gây thiệt hại cho một số ngành công nghiệp cần vô trùng như dược

phẩm, thực phẩm, nước uống v.v… Bụi vi sinh vật có thể là nguồn phát sinh và lây
lan nhanh chóng và rộng rãi các loại dịch bệnh như cúm, sởi, đậu mùa, quai bị, dịch
hạch, dịch tả … cho người và gia súc.

7) Mưa axit

Mưa a-xit được hiểu là mưa mà trong nước chứa nhiều axit, là một trong

những hậu quả do ÔNMTKK gây ra.

- Nguồn phát sinh: Các loại nhiên liệu thường dùng như than đá, củi, dầu khí

… đều chứa sunfua và nitơ. Khi đốt cháy, các loại sunfua, nitơ dễ kết hợp với oxy
trong không khí để tạo thành các loại khí SO

2

và NO

2

, các loại khí này dễ hoà tan

trong hơi nước để tạo thành các axit HNO

3

và H

2

SO

4

trong không khí, và khi chúng

gặp lạnh sẽ ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống đất.

- Tác hại: Mưa axit làm tăng độ chua của đất, huỷ diệt rừng và mùa màng, làm

hoen rỉ nhà cửa công trình, gây nguy hại cho người và động vật, huỷ diệt sự sống
của các loài thuỷ sinh v.v… Mưa axit sẽ gia tăng do việc gia tăng các nhà máy điện,
các nhà máy luyện kim và lọc dầu.

3.2.6 Tiêu chuẩn chất lượng không khí. Giới hạn cho phép khí thải độc hại

1) Tiêu chuẩn chất lượng MTKK

Thành phần tự nhiên của không khí sạch, khô, không bị ô nhiễm tính theo

phần trăm như sau: Nitơ 78,1%, Oxy 20,93%, Argon 0,9325%, Cacbonic 0,03-
0,04% v.v...

Chất lượng không khí (CLKK) ở nước ta được quy định trong các tiêu chuẩn:
- TCVN 5937-2005 (CLKK-Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh -

quy định giá trị giới hạn các thông số cơ bản, gồm SO

2

, CO, NO

x

, O

3

, bụi và Pb),

đơn vị tính là Mỉcrogram/m

3

(µg/m

3

).

- TCVN 5938-2005 (CLKK-Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại

trong không khí xung quanh, đơn vị tính là (µg/m

3

).

- TCVN 5939-2005 (CLKK-Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và

các chất vô cơ), đơn vị tính là Miligram trên mét khối khí thải chuẩn (mét khối khí
thải ở nhiệt độ 0

0

C và áp suất tuyệt đối 760mm Hg), (mg/Nm

3

).

Mức độ trong sạch của MTKK được đánh giá bằng nồng độ chất độc hại chứa

trong một đơn vị trọng lượng hay đơn vị thể tích (mg/m

3

hay ppm). Nồng độ chất

độc hại trong không khí không phải là một hằng số, nó luôn biến đổi và phụ thuộc

background image

vào thời gian, vào điều kiện khí tượng, đặc điểm nguồn thải, mật độ quy hoạch xây
dựng của khu vực v.v…

Theo nồng độ người ta phân ra các loại như:
+ Nồng độ từng lần (tức thời): là lượng chất độc hại trong không khí đi qua

ống hút đo được trong khoảng thời gian tương đối ngắn (10-20 phút).

+ Nồng độ cực đại tức thời: đó là trị số nồng độ lớn nhất nhận được trong quá

trình xác định từng lần. Trong tiêu chuẩn chất lượng MTKK người ta thường dùng
trị số “Nồng độ cực đại tức thời cho phép” tức là nồng độ lớn nhất của chất độc hại
trong không khí mà không gây tác hại đối với con người.

+ Nồng độ trung bình ngày, tháng, năm
Theo mức độ độc hại với cơ thể người, được phân ra làm 3 loại:
+ Giới hạn cho phép
+ Giới hạn nguy hiểm
+ Giới hạn tử vong
Để giám sát chất lượng vệ sinh MTKK người ta xây dựng các trạm quan trắc

và kiểm soát ô nhiễm. Các trạm này có nhiệm vụ theo dõi, đánh giá tình hình, dự
báo xu thế diễn biến chất lượng môi trường không khí trong vùng.

2) Giới hạn cho phép chất thải độc hại - Nồng độ tương đối của các chất
a) Giới hạn cho phép chất thải độc hại (GHCPCTĐH)

Để ngăn ngừa và giảm thiểu ÔNMTKK phải định ra GHCPCTĐH. Đó là trị số

các chất thải độc hại do một nguồn nào đó gây ra tổng hợp với các nguồn khác
trong khu vực mà không gây ra các nồng độ chất độc hại trong không khí vượt quá
giới hạn cho phép đối với môi trường trong một đơn vị thời gian (tính bằng g/s hay
mg/s).

Khi thiết lập trị số GHCPCTĐH cần phải tính đến sự phát triển trong tương lai

của xí nghiệp, điều kiện khí hậu, địa lý từng vùng, vị trí tương quan giữa khu công
nghiệp và khu dân cư, khu an dưỡng, nghỉ ngơi của thành phố hoặc nông thôn v.v…
b) Nồng độ tương đối của các chất

Cơ chế tác dụng: Phần lớn các chất ô nhiễm tác dụng lên cơ thể con người có

tính độc lập với nhau nên có thể xem tác dụng của chúng là riêng lẻ, vì vậy tác dụng
chung của chúng sẽ tăng theo cấp số cộng. Nhưng có những chất ô nhiễm mà tác
dụng chung của chúng lớn hơn tác dụng của từng chất riêng biệt. Hoặc cũng có
những chất ô nhiễm mà khi tác dụng với nhau trong cơ thể người thì làm giảm tác
dụng của nhau.

Để nhận biết được điều đó, cần phải xác định nồng độ tương đối (C

) của các

chất.

Nồng độ tương đối của một chất i (C

) trong không khí được xác đnh bằng

công thức:
C

= C

i

/C

if

Trong đó: C

i

: nồng độ thực tế chất ô nhiễm i trong không khí, C

if

: nồng độ tiêu

chuẩn cho phép của chất i theo quy phạm của nhà nước

Khi xét tổng tác động của các chất ô nhiễm, sẽ có 3 trường hợp:
- Đối với các chất ô nhiễm tác dụng riêng lẽ, độc lập với nhau như Axeton,

Fenol, NO

2

, HCHO, O

3

, H

2

S v.v… thì tổng tác dụng của chúng sẽ là:

background image

C

1

/C

1f

+ C

2

/C

2f

+ … + C

n

/C

nf

1: tức là tổng nồng độ tương đối của các chất

độc hại tác dụng đồng thời nhỏ hơn hoặc bằng 1.

- Đối với các chất mà tác dụng chung lớn hơn tổng tác dụng của từng chất

riêng biệt thì:

C

1

/C

1f

+ C

2

/C

2f

+ … + C

n

/C

nf

= 0,2 - 0,5

- Đối với các chất mà tác dụng chung làm giảm tác dụng từng chất thì:

C

1

/C

1f

+ C

2

/C

2f

+ … + C

n

/C

nf

> 1

Khi tính toán nếu thấy nồng độ các chất thải độc hại vượt quá giới hạn cho

phép tức là đã bước vào giai đoạn nguy hiểm và sẽ dẫn tới giới hạn tử vong, cần đề
xuất ngay các biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời.

3.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khuyết tán khí ô nhiễm

Sự khuyết tán khí ô nhiễm là một trong những vấn đề kỹ thuật cần phải được

tính đến để phòng tránh và ngăn ngừa tác hại của nó đến môi trường. Mức độ ô
nhiễm tầng không khí gần mặt đất phụ thuộc vào các yếu tố khí tượng, các tham số
của hỗn hợp hơi khí độc hại cũng như các yếu tố của địa hình.

1) Các yếu tố khí tượng (áp suất, gió, nhiệt độ, độ ẩm, mưa …)

a) Áp suất: Trong khí quyển, các phân tử khí chuyển động được nhờ sự

khuyếch tán phân tử và khuyếch tán rối. Trong đó, ảnh hưởng của khuyếch tán phân
tử thường yếu, không đáng kể, còn khuyếch tán rối có tác dụng lan truyền các phân
tử không khí rất mạnh. Sự lan truyền các dòng khí do khuyếch tán rối theo hướng từ
nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
b) Gió: Đây là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng lớn đến sự lan
truyền chất ô nhiễm. Gió không ổn định, hướng và tốc độ luôn thay đổi. Gió hình
thành các chuyển động rối của không khí trên mặt đất và do luôn thay đổi nên việc
đo lường sự ô nhiễm thường rất khó khăn, mức độ ô nhiễm cũng luôn biến đổi.

Sự phụ thuộc nồng độ chất ô nhiễm vào hướng gió có ý nghĩa quan trọng trong

việc bố trí quy hoạch các khu công nghiệp. Khi lựa chọn địa điểm xây dựng nhà
máy cần phải xét đến hoa gió trung bình năm, trung bình theo mùa và tốc độ gió
trong mùa.Tốc độ gió sẽ tăng lên dtheo sự chênh lệch áp lực khí quyển. Đối với
tầng khí quyển sát mặt đất thì tốc độ gió ban ngày lớn hơn, ngược lạ ở trên cao thì
ban đêm tốc độ gió lớn hơn.
c) Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố nồng độ chất ô
nhiễm. Tính năng hấp thụ và bức xạ nhiệt của trái đất ảnh hưởng đến sự phân bố
nhiệt độ của không khí theo chiều đứng. Trong điều kiện thông thường, ở tầng đối
lưu càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, gradien nhiệt độ theo chiều đứng thường
vào khoảng 1

0

C/100m. Tuỳ theo bề mặt trái đất và địa hình khác nhau mà trị số

gradien nhiệt độ theo chiều cao có khác nhau.

Trạng thái không khí có đặc tính gradien nhiệt độ ngược lại, trên cao dưới thấp

được gọi là “sự nghịch đảo nhiệt”. Sự nghịch đảo này sẽ làm yếu sự trao đổi đối
lưu, làm giảm sự khuyếch tán hơi khí độc và làm tăng nồng độ hơi khí độc hại trong
không khí gần mặt đất.

background image

Khi xây dựng nhà máy ở một địa điểm có thể xảy ra hiện tượng nghịch đảo

nhiệt thì phải nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu nơi đó và điều quan trọng là phải đưa
các miệng ống khói thải chất độc hại lên cao hơn tầng đảo nhiệt.
d) Độ ẩm

Khi độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau

thành hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất. Độ ẩm lớn còn tạo điều kiện cho các vi
sinh vật phát triển nhanh chóng và bám vào các hạt bụi ẩm lơ lửng, khi gặp gió sẽ
bay đi xa lan truyền bệnh tật. Ngoài ra độ ẩm còn tác dụng hoá học với các chất khí
thải công nghiệp như SO

2

, NO

3

… tạo thành các axit độc hại và gây ra mưa axit.

e) Mưa: Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí, nhưng các hạt mưa
lại kéo theo các hạt bụi và hoà tan một số chất độc hại trong không khí rơi xuống
đất gây ô nhiễm đất và nước. Ngoài ra mưa axit còn có tác dụng làm sạch bụi trên lá
cây, làm tăng khả năng trao đổi chất của cây.

2) Ảnh hưởng của địa hình

Địa hình có ảnh hưởng đến khí hậu và sự phân bố chất ô nhiễm mặc dù không

lớn lắm. Hướng chuyển động và tốc độ gió của dòng khí sát mặt đất trong khu vực
đồi núi sẽ khác so với hướng và tốc độ gió ở nơi có địa hình bằng phẳng.

Nhà cửa, công trình sẽ làm thay đổi trường vận tốc của không khí. Ở phía trên

công trình, vận tốc chuyển động của không khí sẽ tăng lên; phía sau công trình sẽ
giảm xuống và đến một khoảng nào đó thì vận tốc mới đạt đến trị số ban đầu của
nó. Phía trước công trình một phần động năng sẽ biến thành tĩnh năng và tạo thành
áp lực dư, phía sau công trình có hiện tượng xoáy và loãng, tạo ra áp lực âm.

Ngoài ra, còn có các dòng khí chuyển động do các nguồn nhiệt công nghiệp ở

các KCN thoát ra, nhiệt bức xạ mặt trời đốt nóng các mái nhà, đường phố, sân bãi
gây nên.

Những nhà, công trình kích thước khác nhau thì chuyển động của các dòng khí

ô nhiễm cũng sẽ khác nhau. Trong cùng một khu vực có nhiều dãy nhà thì giữa các
dãy nhà cũng sé khác nhau.

Vì vậy, khi xây dựng các công trình hay khu công nghiệp ở những địa hình

phức tạp cần tiến hành khảo sát các yếu tố khí tượng cụ thể để có giải pháp đúng
đắn.

3.2.8. Khống chế ÔNMTKK và xử lý khí ô nhiễm

Để bảo vệ môi trường không khí được trong lành thì trước hết là phải giảm bớt

lượng khí thải độc hại vào môi trường rồi sau đó là phải xử lý khí ô nhiễm.

a) Các biện pháp phòng ngừa ÔNKK

- Thay đổi công nghệ, thiết bị, nhiên và nguyên liệu sản xuất, phát triển các

“công nghệ không khói”. Ví dụ: có thể thay lò đốt than thủ công bằng lò tự động
nạp nhiên liệu có điều khiển. Thay nhiên liệu than ở nhà máy nhiệt điện bằng khí tự
nhiên hay là dầu có hàm lượng lưu huỳnh và tro thấp hơn để giảm bớt ô nhiễm.
Thay xăng dầu bằng khí hydro.

- Quy hoạch xây dựng đô thị, khu công nghiệp, các tuyến đường giao thông

trên tinh thần hạn chế tối đa ÔNMTKK. Ví dụ như đặt các nhà máy nhiệt điện xa

background image

các vùng dân cư, đảm bảo khoảng cách cần thiết; xây dựng và quy hoạch khu vực
cây xanh trong phạm vi thành phố và khu công nghiệp.

- Sử dụng các loại thiết bị kỹ thuật để quản lý và xử lý khí thải như lắp đặt các

thiết bị lọc bụi và xử lý khí độc trước khi thải ra không khí.

- Quản lý và kiểm soát chất lượng MTKK bằng cơ chế pháp luật.


b) Xử lý khí ô nhiễm

Công nghệ xử lý khí ô nhiễm có thể coi như là công nghệ của một quá trình

sản xuất, nguyên liệu đầu vào là các khí thải độc hại và đầu ra là các loại khí sạch
và các chất thu được ở dạng không độc hại.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý khí thải thích hợp phụ thuộc vào nguồn gốc
phát sinh, bản chất của chúng, điều kiện địa hình và khả năng kinh tế của từng nơi.

3.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC

3.3.1 Khối lượng nước trái đất – Nhu cầu sử dụng nước của loài người

Khối lượng các loại nguồn nước trên trái đất rất khác nhau. Hơn 94% nước
trên trái đất là nước mặn. Nước ngọt chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng lại tập trung chủ yếu
ở lòng đất và các núi băng ở các cực.
Nước trên trái đất không ngừng vận động, chuyển đổi trạng thái và luân hồi tạo
nên chu trình tuần hoàn trong tự nhiên.

Khối lượng các loại nguồn nước trên trái đất và thời gian luân hồi như sau:

Nguồn

Khối lượng (1000km

3

)

Tỷ lệ (%)

Thời gian luân

hồi

Biển và đại dương

1.370.223

94,1990

2500 năm

Nước ngầm

60.000

4,1248

1400 năm

Băng

24.000

1,65

9700 năm

Hồ

280

0,192

17 năm

Hơi ẩm trong dất

85

0,0058

01 năm

Hơi ẩm trong không

khí

14

0,001

8 ngày

Sông suối

1,2

0,0001

16 ngày

Tổng cộng: 1.454.603,2 km

3

100%

Nguồn nước tự nhiên dồi dào đảm bảo cho trái đất luôn cân bằng khí hậu.

Nước là dung môi lý tưởng hoà tan, phân bố các hợp chất vô cơ, hữu cơ, tạo điều
kiện thuận lợi cho thế giới thuỷ sinh và các loài động vật, thực vật trên cạn phát
triển.

Trong khối lượng nước khổng lồ ở trên đã có tới trên 94% là nước biển và đại

dương với hàm lượng muối mặn lên tới 3,5% mà con người chỉ chịu được nước
uống có độ mặn 0,05% tức là lượng muối phải nhỏ hơn 70 lần. Trong khi đó nước
ngọt lại chiếm tỷ lệ rất bé, chỉ khoảng 6% của tổng lượng nước trên trái đất mà chủ
yếu lại là băng và nước ngầm.

background image

Nước ngọt là một trong những yếu tố cơ bản nhất trong quá trình phát triển cơ

thể con người, gia súc, cây trồng và các loài thuỷ sinh. Nó là yếu tố không thể thiếu
được trong việc phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.Theo đà phát triển của
nền văn minh nhân loại, nhu cầu nước ngọt dùng cho sinh hoạt, sản xuất công, nông
nghiệp ngày càng tăng. Cùng với việc tăng dân số hằng năm, lượng nước ngọt sử
dụng cho sinh hoạt sẽ tăng lên nhanh chóng. Nước hầu như tham gia vào mọi quá
trình sản xuất từ công, nông nghiệp, giao thông vận tải v.v…

Việc sử dụng nước ở quy mô toàn cầu được chia thành 3 nhóm lớn: thuỷ lợi

73%, công nghiệp 21%, sinh hoạt 6%. Tuy nhiên cơ cấu sử dụng nước ở các nước
khác nhau sẽ không giống nhau: ở các nước phát triển thì hơn 40% dùng cho sản
xuất công nghiệp, còn ở các nước đang phát triển phần lớn nước được dùng cho
thuỷ lợi. Hiện nay, hằng năm nhân loại trên thế giới sử dụng khoảng 17 tỷ m

3

nước

và nhịp độ tăng hàng năm bình quân là 6%. Điều cần lưu ý là toàn bộ lượng nước
cấp cho sinh hoạt, sản xuất nói trên sau khi sử dụng đều trở thành nước thải, bị ô
nhiễm ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra do mất rừng, suy giảm lớp thực vật che
phủ mặt đất, lượng nước ngọt càng dễ bị mất do bốc hơi và do hạ mức nước ngầm.
Như vậy khối lượng nước ngọt có thể sử dụng được hiện nay chủ yếu từ sông hồ và
một phần nước ngầm vốn rất hạn chế lại còn bị cạn kiệt dần về số lượng và suy
thoái về chất lượng. Điều đó đặt ra một nhu cầu bức thiết là việc phát triển cuộc
sống lâu bền của nhân loại phải gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên nước.

3.3.2 Đánh giá chất lượng nước thiên nhiên
Chất lượng nước thiên nhiên được đánh giá qua các tính chất lý, hoá và sinh
học.

1) Tính chất lý học: Nước thiên nhiên có một số tính chất lý học như:

- Tỷ trọng bình thường: 999,075kg/m

3

, lớn nhất ở 4

0

C: 1 T/m

3

(1kg/lít).

- Nhiệt độ của nước thay đổi theo nhiệt độ không khí, nhất là nước mặt. Nhiệt

độ của nước mặt dao động từ 4

÷

40

0

C, nước ngầm nhiệt độ tương đối ổn định dao

động từ 17

÷

27

0

C.

- Hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l): lượng các chất lơ lửng vô cơ, hữu cơ không

tan trong nước. Có thể xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua độ đục hay độ trong của
nước.

- Màu sắc: nước tự nhiên không màu. Tuy nhiên nó có thể có màu do các hợp

chất hoà tan hoặc các chất keo gây ra. Độ màu được đo bằng thang màu Platin-
Coban.

- Mùi vị: nước tự nhiên có thể có các mùi vị khác nhau như mùi bùn, hôi, tanh,

nồng hắc, cay đắng, ngọt, mặn … do bị ô nhiễm bởi các loại nước thải khác nhau
hoặc do các nguồn tự nhiên khác. Nước uống không có mùi vị.

background image

v.v…

2) Tính chất hoá học: Phụ thuộc vào loại nguồn nước (sông, biển, hồ …) tính
chất hoá học của nước rất khác nhau. Trong nước thiên nhiên có thể tồn tại các hợp
chất vô cơ và hữu cơ ở dạng ion hoà tan, khí hoà tan, rắn hoặc lỏng. Chính sự phân
bố các hợp chất này quyết định bản chất của nước tự nhiên: ngọt, mặn, giàu hoặc
nghèo dinh dưỡng, cứng hoặc mềm, ô nhiễm nặng hoặc nhẹ v.v…

- pH: pH là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra chất lượng nước. Giá trị pH

cho phép ta quyết định các biện pháp xử lý nước thích hợp. Sự thay đổi pH trong
nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình
hoà tan hoặc kết tủa hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng sinh học hoặc
hoá học xảy ra trong nước. Nước thiên nhiên có thể có pH = 5-8,5.

- Độ cứng: độ cứng của nước biểu thị hàm lượng muối canxi và magiê trong

nước vì các ion này sẽ kết tủa với một số khoáng trong nước tạo cặn trong nồi hơi,
bình đun nước hoặc hệ thống dẫn nước. Nước cứng là do trong nước có chứa các
cation canxi hoặc magiê. Những cation này thường có trong nước ngầm hoặc nước
bề mặt chảy qua khu vực có đá vôi. Độ cứng của nước có thể phân ra theo các anion
kết hợp là cứng cacbonat và phi cacbonat. Độ cứng cacbonat là độ cứng do các
muối cacbonat (CO

3

-

) hoặc bicacbonat (HCO

3

-

) của canxi và magiê tạo ra, độ cứng

này có thể mất đi khi đun sôi nên còn gọi là độ cứng tạm thời. Còn độ cứng phi
cacbonat
do các muối sunfat (SO

4

-

) hoặc clorua (Cl

-

) của canxi và magiê tạo ra, độ

cứng này còn lại sau khi đun sôi nên còn gọi là độ cứng vĩnh cửu.

Nước mềm là nước có hàm lượng các muối cacbonat của các kim loại hoá trị

2

+

nhỏ hơn 50mg CaCO

3

/l.

- Các iôn hoà tan: nước là dung môi tốt để hoà tan hầu hết các axit, bazơ và

muối vô cơ. Vì thế trong nước có các ion hoà tan như Cl

-

, Na

+

, SO

4

2-

, Mg

2+

, Ca

2+

v.v… Hàm lượng các nguyên tố hoá học phân bố phụ thuộc vào đặc điểm khí
hậu,địa chất, địa mạo và vị trí thuỷ vực. Nước biển có nồng độ các ion hoà tan rất
cao, đặc biệt là Cl

-

, Na

+

, K

+

, SO

4

2-

… Để xác định các ion hoà tan trong nước người

ta dùng chỉ số Tổng chất rắn hoà tan (TDS) (mg/l).

- Các khí hoà tan: Hầu hết các chất khí đều hoà tan hoặc phản ứng với nước,

trừ metan (CH

4

), vì vậy trong nước tự nhiên có các loại khí như CO

2

, O

2

, NH

4

, H

2

S

… Trong các loại khí hoà tan thì O

2

, và CO

2

có ý nghĩa quan trọng nhất đối với quá

trình quang hợp và hô hấp của các sinh vật trong nước. Ôxy là loại khí ít hoà tan
trong nước và không tác dụng với nước về mặt hoá học. Độ hoà tan của ôxy trong
nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất môi trường. Để đo hàm lượng ôxy hoà tan
trong nước, người ta dùng kí hiệu DO (mgO

2

/l), nước sạch phải có DO >=4mg/l.

DO ở 25

0

C và 1 at là 8mg/l, ở 0

0

C và I at là 14,6mg/l. Nếu DO thấp là nước có

nhiều chất hữu cơ, nhu cầu oxy hoá tăng nên tiêu thụ nhiều ôxy trong nước, nếu DO
cao trong nước có nhiều rong, tảo tham gia quá trình quang hợp giải phóng ôxy.
Còn CO

2

là chất khí dễ hoà tan trong nước và độ hoà tan của CO

2

phụ thuộc vào

nhiệt độ và chiều sâu lớp nước.

- Các chất rắn: trong nước có thể có các chất rắn vô cơ, hữu cơ và sinh vật.

Hàm lượng chất rắn trong nước được biểu thị qua một số chỉ tiêu:

background image

+ Tổng lượng chất rắn (TS) – Là trọng lượng khô tính bằng mg của phần còn

lại sau khi đun bay hơi 1 lít mẫu nước rồi sấy khô ở 103

0

C cho tới khi trọng lượng

không đổi (mg/l).

+ Chất rắn lơ lửng (SS) – Là dạng chất rắn lơ lửng trong nước. Hàm lượng SS

được xác định bằng cách lọc 1 lít nước qua giấy lọc rồi lấy phần còn lại trên giấy
lọc đem sấy khô ở 103

0

C cho tới khi trọng lượng không đổi (mg/l).

+ Chất rắn hoà tan (DS) – Là hiệu số của tổng lượng chất rắn (TS) và chất rắn

lơ lửng (mg/l), tức là DS = TS – SS.

+ Chất rắn bay hơi (VS) – Là lượng chất rắn mất đi khi nung chất rắn lơ lửng

SS ở nhiệt độ 550

0

C trong một thời gian nhất định, đơn vị tính có thể là mg/l hoặc

%SS. Hàm lượng chất rắn bay hơi trong nước thải thường biểu thị hàm lượng chất
hữu cơ trong nước.

+ Chất rắn có thể lắng – Là thể tích phần chất rắn của một lít mẫu nước đã lắng

xuống đáy phễu sau một thời gian nhất định (thường là 1 giờ) (ml/l).

Các chất rắn trong nước do quá trình xói mòn, phong hoá địa chất, do nước

chảy tràn từ đồng ruộng, do nước thải sinh hoạt và công nghiệp … Chúng có thể
gây trở ngại cho việc nuôi trồng thuỷ sản, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp.

- Các chất hữu cơ: Nước tự nhiên có hàm lượng các chất hữu cơ rất thấp, có

thể dùng để cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. Nhưng nếu bị ô nhiễm bởi các loại
nước thải thì nồng độ chất hữu cơ sẽ tăng cao, cần phải xử lý mới sử dụng được.
Các chất hữu cơ có thể phân thành hai loại: dễ bị phân huỷ sinh học như đường, các
chất béo, dầu mỡ … và khó bị phân huỷ sinh học như các hợp chất clo hữu cơ (ĐT,
đioxin …), các hợp chất đa vòng ngưng tụ.

3) Các thành phần sinh học:
Thành phần và mật độ các loài sinh vật trong
nước phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm thành phần hoá học nguồn nước, chế độ thuỷ
văn và thành phần nơi cư trú. Các loài sinh vật tồn tại trong nước tự nhiên chủ yếu
là các loài vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tảo, nguyên sinh động vật, động vật đa bào,
các loài có xương sống và nhuyễn thể.

Tuỳ theo vị trí phân bố trong cột nước, các loài thuỷ sinh có thể chia thành các

loài như phiêu sinh trong đó có động vật phiêu sinh, cá, sinh vật bám và sinh vật
đáy. Một số loài gây ô nhiễm hoặc làm sạch nguồn nước tự nhiên chủ yếu là vi
khuẩn và nấm, siêu vi trùng, tảo và các loài thực vật hoặc sinh vật khác.

- Vi khuẩn là loài sinh vật đơn bào, không màu, có kích thước từ 0,5-5mm, có

dạng hình que, cầu hoặc xoắn, chúng có thể tồn tại ở dạng đơn lẻ, cặp đôi hoặc liên
kết thành mạch dài. Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phân huỷ chất hữu
cơ, hỗ trợ quá trình làm sạch nước tự nhiên, vì vậy chúng có ý nghĩa lớn về mặt sinh
thái. Phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, vi khuẩn được chia thành hai nhóm: vi
khuẩn dị dưỡng và tự dưỡng.

Các vi khuẩn dị dưỡng sử dụng chất hữu cơ là cacbon trong chất thải hoặc xác

chết của các sinh vật khác làm nguồn năng lượng để thực hiện quá trình sinh tổng
hợp. Có ba phân nhóm vi khuẩn dị dưỡng, đó là các vi khuẩn hiếu khí (cần ôxy hoà
tan trong nước để phân huỷ chất hữu cơ để sinh sản, phát triển), vi khuẩn kị khí
(ôxy hoá các chất hữu cơ trong điều kiện không cần ôxy tự do vì chúng có thể dùng
ôxy liên kết trong các hợp chất như Nitrat và Sunfat) và vi khuẩn tuỳ nghi (có cơ
chế phát triển trong điều kiện có hoặc không có ôxy tự do).

background image

Các vi khuẩn tự dưỡng có khả năng ôxy hoá các chất hữu cơ để thu năng lượng và
sử dụng khí CO

2

làm nguồn cacbon cho quá trình sinh tổng hợp. Thuộc nhóm này

có vi khuẩn Nitrat hoá (có khả năng biến Amoniac thành Nitrat), vi khuẩn lưu
huỳnh (có khả năng biến H

2

S thành H

2

SO

4

), vi khuẩn sắt (có khả năng biến Fe

2+

thành Fe(OH)

3

).

- Nấm và men là các loài thực vật không có khả năng quang hợp. Men có thể
chuyển hoá đường thành rượu và phát triển tế bào mới. Ở một số vùng nước tù hãm,
nấm và men có thể phát triển rất mạnh.
- Siêu vi trùng (vi rút): trong nước tự nhiên thường có các loại siêu vi trùng. Chúng
có kích thước cực nhỏ (20-100nm) nên chỉ có thể phát hiện bằng kính hiển vi điện
tử. Siêu vi trùng là loại kí sinh nội bào, chúng chỉ có thể sinh sôi trong tế bào vật
chủ vì chúng không có hệ thống chuyển hoá để tự sinh sản. Khi thâm nhập vào tế
bào vật chủ, siêu vi trùng thực hiện việc chuyển hoá tế bào để tổng hợp Protein và
axit Nuclêic để sinh sản và phát triển. Chính vì cơ chế sinh sản này mà nhiều loại
siêu vi trùng là tác nhân gây bệnh hiểm nghèo cho người và gia súc.
Tảo là thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp. Chúng không có rể, thân và
lá mà là các sinh khối. Có loại tảo có cấu trúc đơn bào chỉ phát hiện được bằng kính
hiển vi, có loại có dạng nhánh dài có thể quan sát được bằng mắt thường. Tảo là
sinh vật tự dưỡng, chúng sử dụng khí CO

2

hoặc bicacbonat làm nguồn cacbon và sử

dụng chất dinh dưỡng vô cơ như Photphat và Nitơ để phát triển. Tảo có màu với
thành phần chủ yếu là chất diệp lục đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp.
Tảo phát triển rất mạnh trong nguồn nước ấm, chứa nhiều chất dinh dưỡng từ nước
thải sinh hoạt và phân bón, vì vậy chúng là chỉ danh sinh học đánh giá chất lượng
nước tự nhiên.
Các loài thực vật và sinh vật khác: trong nước còn có các loài thực vật lớn như
rong, lục bình … Chúng cũng phát triển mạnh ở vùng nước tù hãm chứa nhiều chất
dinh dưỡng. Do vậy, cùng với tảo, rong và lục bình là các thực vật chỉ thị đánh giá
chất lượng nước tự nhiên. Các nguyên sinh động vật và động vật đa bào, các loài
nhuyễn thể và tôm cá … là những sinh vật thường có mặt trong nước tự nhiên; sự
phát triển về chủng loại và số lượng các loài động vật này phụ thuộc rõ rệt vào chất
lượng nước và mức độ ô nhiễm nước. Do vậy, nhiều loài thủy động vật được sử
dụng làm sinh vật chỉ thị đánh giá đặc điểm nguồn nước.

3.3.3 Các nguồn và các chất gây ô nhiễm môi trường nước
1) Các nguồn ô nhiễm

Có 4 loại nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, đó là:
- Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Loại này có nhiều hợp chất hữu cơ

không bền vững, dễ thối rữa (dễ bị phân huỷ sinh học) như cacbonhydrat, protein,
mỡ …, các chất dinh dưỡng (Photphat, Nitơ …) vi trùng, chất rắn và mùn. Hàm
lượng tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sống, vào
lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải. Để đánh giá chính xác cần
khảo sát từng vùng cụ thể (đô thị, nông thôn, miền núi …)

- Nước thải công nghiệp (sản xuất) từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, giao thông vận tải …; loại này rất đa dạng, phụ thuộc vào từng ngành sản
xuất như nước thải từ các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ dễ

background image

bị phân huỷ sinh học, nước thải của các xí nghiệp dệt nhuộm, thuộc da chứa nhiều
hoá chất độc hại, các chất hữu cơ bền vững, v.v….

- Nước mưa chảy tràn trên mặt đất, nước rửa đường sá hoặc nước tháo từ các

đồng ruộng … là nguồn gây ô nhiễm vì cuốn theo các chất rắn, thuốc trừ sâu, phân
bón, dầu mỡ, hoá chất, vi trùng …

- Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên: mặn hoặc chua phèn … làm

giảm chất lượng nước.

2) Các chất gây ô nhiễm môi trường nước

Nước bị ô nhiễm có thể do các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, xâm nhập mặn,

phong hoá … hoặc có thể do con người thải ra trong sinh hoạt, sản xuất, khai
khoáng, xây dựng … nhưng nguyên nhân chính là do con người. Dưới đây là một số
chất gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu:
a) Các chất hữu cơ

Nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt, công, nông nghiệp ... chứa

nhiều chất hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học như cacbonhydrat,
protein, chất béo ... sẽ gây ô nhiễm nặng cho các khu dân cư, làm giảm lượng ôxy
hoà tan trong nước và giảm lượng thuỷ sản. Các hợp chất hữu cơ khó bị phân huỷ
sinh học
như Clo hữu cơ, thuốc trừ sâu DDT ... sẽ tồn tại lâu dài trong nước và
trong cơ thể sinh vật thường có độc tính cao, gây tác hại lâu dài đến đời sống của
người và động vật. Trong nước thải sinh hoạt của khu dân cư có khoảng 40-60% là
Protein, 25-50% là cacbonhydrat và 10% chất béo. Các chất hữu cơ chiếm 55%
trong tổng chất rắn, 75% trong chất rắn lơ lửng và 45% trong chất rắn hoà tan.

Một số chất hữu cơ có độc tính tiêu biểu trong nước thải công và nông nghiệp

như:

- Các hợp chất của phenol (C

6

H

5

OH) thường chứa trong nước thải của các xí

nghiệp hoá chất, làm cho nước có mùi, có thể gây bệnh cho các loài thuỷ sinh, gây
tác hại cho hệ sinh thái và sức khoẻ dân cư.

- Các loài thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ dùng để trừ sâu, diệt cỏ, kích thích

sinh trưởng cây trồng như Photpho hữu cơ, Clo hữu cơ, Phenoxy axetic, DDT ...
hầu hết đều có độc tính cao với người và động vật nhất là Clo hữu cơ (ví dụ
Clobenzen C

6

H

5

Cl, DDT (C

14

H

9

Cl

2

– Diclodipheniltricloetan).

- Tanin và Lignin là các hoá chất có nguồn gốc thực vật chứa trong nước thải

nhà ,máy giấy, thuộc da ... các chất này làm cho nước có màu nâu, có độc tính cao
với các loài thuỷ sinh.

- Các chất tẩy rửa – là những chất có hoạt tính bề mặt cao, hoà tan tốt trong

nước và có sức căng bề mặt nhỏ, chúng được sử dụng nhiều trong công nghiệp và
trong sinh hoạt gia đình. Các chất tẩy rửa sẽ gây cản trở cho việc ôxy hoá sinh hoá
trong quá trình xử lý nước thải.

- Các loại dầu mỏ - Dầu mỏ là sản phẩm hỗn hợp hoá học của hàng trăm cấu tử

với những thành phần chủ yếu như parafin 45%, các hợp chất thơm 5%, lưu huỳnh
4%, các hợp chất ôxy và các chất phụ trợ khác. Hằng năm thế giới cần tới 25 tỷ
thùng (150l/thùng) và đã làm thất thoát ra ngoài khoảng 10 triệu tấn, gây ô nhiễm
nghiêm trọng đến môi trường. Ô nhiễm dầu mỏ đã gây hậu quả nghiêm trọng đến
môi trường như huỷ diệt các loài sinh vật, làm thay đổi môi trường sống của sinh
vật biển và giết chết các loài chim biển ...

background image

Việc giám sát và quản lý các chất hữu cơ có độc tính cao được quy định chặt

chẽ trong các tiêu chuẩn nhà nước và các tổ chức thế giới cho từng loại nguồn nước
và cho từng mục đích sử dụng khác nhau.

Để đánh giá sự ô nhiễm nguồn nước do các chất hữu cơ, người ta dùng các

thông số sau:

- Tổng cacbon hữu cơ (TOC) là tỷ lệ giữa khối lượng cacbon so với khối

lượng hợp chất. TOC được tính dựa trên công thức của hợp chất, đơn vị tính là
mg/l. Ví dụ: đường Glucô có công thức C

12

H

22

O

11

thì TOC = 12x12/342 = 0,421

mg, có nghĩa là có 0,421 mg Cacbon trong 1 mg đường Glucô.

- Nhu cầu ôxy lý thuyết (ThOD) – là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá một đơn

chất. ThOD được tính dựa vào phương trình phản ứng giữa các hợp chất hữu cơ và
ôxy, đơn vị tính mg/l. Ví dụ quá trình ôxy hoá đường Glucô có dạng:
C

12

H

22

O

11

+12O

2

=12CO

2

+11H

2

O thì ThOD = 12x32/342 = 1,123 mgO

2

/l, có nghĩa là

để ôxy hoá hoàn toàn một mg đường Glucô cần 1,123 mg Ôxy.

- Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD) – là lượng ôxy cần thiết để phân huỷ các hợp

chất hữu cơ bằng vi sinh vật, đơn vị tính là mg/l. Thông số này rất quan trọng, có
thể coi là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do các chất hữu cơ
có thể bị vi sinh vật phân huỷ trong điều kiện hiếu khí. Giá trị BOD càng lớn thì
mức độ ô nhiễm càng cao. Để xác định đúng BOD thì cần phải đo trong thời gian
100 ngày khi các chất hữu cơ đã bị ôxy hoá hoàn toàn, nhưng như vậy cần quá
nhiều thời gian chờ đợi kết quả, cho nên để đánh giá gần đúng người ta thường đo
sau 20 ngày, vì thực tế tại thời điểm đó đã có đến 98-99% chất hữu cơ trong nước
thải sẽ bị ôxy hoá. Tuy nhiên thời gian chờ đợi kết quả như vậy cũng còn lâu cho
nên trên thực tế, người ta thường xác định sau 5 ngày đầu (BOD

5

) vì tại thời điểm

này đã có đến 70-80% các chất hữu cơ đã bị ôxy hoá và với thời gian ngắn như vậy
có thể loại trừ được ảnh hưởng của lượng ôxy tiêu thụ cho quá trình nitrat hoá. Nếu
việc xác định BOD kéo dài quá 10 ngày thì lượng ôxy tiêu thụ bởi phản ứng ôxy
hoá các hợp chất nitơ sẽ ảnh hưởng đến kết quả của BOD thực, do đó BOD

5

là chỉ

số thường được sử dụng trong kiểm soát nước ô nhiễm. Theo WHO thì lượng BOD

5

có thể lấy bằng 45-54gr/người –ngày. Nếu biết lượng nước sử dụng của một người
trong một ngày thì có thể tính được nồng độ BOD

5

trong nước thải của người đó.

- Nhu cầu oxy hoá học (COD) – là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoá học

các chất hữu cơ trong nước, đơn vị tính là mg/l. Trên thực tế COD được dùng rộng
rãi để đặc trưng cho toàn bộ lượng các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm (kể cả chất
hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học). Các chất như Kalidicromat (K

2

Cr

2

O

7

) và

Kalipecmanganat (KMnO

4

) thường dùng để xác định COD vì các chất này có thể

ôxy hoá đến 95% các chất hữu cơ bền vững. Tỷ lệ giữa COD và BOD thường > 1,5.
Theo WHO thì hàm lượng COD theo Kalidicromat là 72-102gr/người-ngày

b) Các chất vô cơ:
Trong nước tự nhiên hàm lượng các chất vô cơ thường
có giới hạn, riêng nước biển nồng độ các iôn vô cơ rất cao. Khi bị ô nhiễm các chất
vô cơ tăng lên rất nhiều. Nhìn chung có thể thấy một số loại điển hình như:

- Các ion vô cơ: Cl

-

, SO

4

2-

, Na

+

, K

+

, NH

4

+

, NO

3

-

, PO

4

3-

... Nước có hàm lượng

Cl

-

>=250mg/l sẽ bị mặn. Nước mặn gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người, tác

hại đến cây trồng và ăn mòn kim loại. Nước có SO

4

2-

cao sẽ bị chua, gây rỉ đường

ống, phá hoại các công trình và gây tác hại cho cây trồng. Na

+

, K

+

, NH

4

+

, NO

3

-

,

background image

PO

4

3-

… là những chất dinh dưỡng cho tảo và rong rêu phát triển, gây ảnh hưởng

xấu đến chất lượng nguồn nước.

- Các loại phân bón hoá chất vô cơ: Trong phân bón hoá chất có các dạng

chủ yếu như cacbon, hydro, ôxy, N, P, K … Việc sử dụng dư thừa các chất dinh
dưỡng vô cơ như photphat, muối amon, urê, nitrat, muối kali … khi bón cho cây
trồng sẽ gây hiện tượng “phú dưỡng” trong nước bề mặt, làm cho rong rêu, tảo và
các thực vật thân mềm trong nước phát triển làm mất tính cân bằng sinh học trong
nước. Các chất này khi chết đi sẽ phân huỷ trong nước, tạo ra một lượng lớn các
chất hữu cơ; những chất hữu cơ này trong quá trình ôxy hoá sẽ tiêu thụ một lượng
ôxy hoà tan lớn, gây hiện tượng thiếu hụt ôxy trong nước và các hiện tượng tiếp
theo như nitrat và photphat hoá, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Các khoáng axit: thường xuất hiện ở vùng nước gần các mỏ khoáng sản,

nhất là các mỏ than. Đây là kết quả của quá trình ôxy hoá FeS

2

có sự tham gia của

vi sinh vật sắt, tạo thành cặn hydroxit sắt kết tủa (Fe(OH)

3

), nước có màu đỏ/ vàng

cam và H

2

SO

4

phá huỷ sự cân bằng sinh thái trong nước (cá, rong tảo chết …). Bảo

vệ nước khỏi bị ô nhiễm bởi các khoáng axit là vấn đề rất khó khăn.

- Các chất lắng: Quá trình xói mòn đất tự nhiên sẽ tăng lượng cặn lắng trong

nước. Đây là dạng ô nhiễm chủ yếu nguồn nước mặt (gấp hơn 700 lần lượng chất
rắn gây ô nhiễm so với nước thải sinh hoạt). Nguyên nhân của hiện tượng xói mòn
là do khai thác mỏ, do khai thác rừng quá mức và do quá trình xây dựng và phát
triển nông nghiệp một cách bừa bãi. Các chất lắng là nguồn quan trọng sinh ra các
chất vô cơ, hữu cơ ở trong nước mặt. Chúng có thể chứa các kim loại như Cr, Cu,
Ni, Co, Mn …

- Các nguyên tố ở dạng vết trong nước: Đây là những nguyên tố có rất ít

trong nước, chỉ nhỏ hơn vào ppm. Chúng thường là các chất như Arsen (As), Chì
(Pb), Cadami (Cd), Thủy ngân (Hg), Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Selen (S) …. As có
trong thành phần của các loại khoáng, thuốc trừ sâu, chất thải hoá học là chất độc
rất mạnh, có khả năng gây ung thư cho người. Chì có trong các ngành công nghiệp,
trong mỏ, than, dầu khí … có độc tính với não, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và thận.
Cd có trong chất thải công nghiệp, trong khai thác quặng, mạ kim loại … có thể gây
bệnh thận, huyết áp cao, phá huỷ các mô và tế bào máu … Các kim loại nặng như
Hg, Cu, Zn … đều là những chất rất độc, có khả năng liên kết với màng tế bào,
ngăn cản quá trình vận chuyển và trao đổi chất trong cơ thể sinh vật.

- Các loại hạt nhân phóng xạ: các loại hạt nhân phóng xạ có trong nguồn

nước có thể do các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân, các vụ thử vũ khí hạt nhân,
các nhà máy điện nguyên tử … chúng có khả năng phát ra các phóng xạ iôn hoá
( các hạt alpha, bêta và các tia gamma) huỷ hoại các cơ thể sống, phá huỷ hồng cầu,
gây ung thư máu, làm tổn hại đến các nguồn gen v.v… Hạt nhân phóng xạ tìm thấy
trong nước tự nhiên chủ yếu là Radi (Rd) và Kali-40 chúng có nguồn từ việc thấm
lọc qua các lớp khoáng chất.
c) Các loại vi trùng

Trong nước có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng và trứng giun sán. Chúng

xâm nhập vào nước từ môi trường xung quanh như bị nhiễm phân người và gia súc
hoặc sống và phát triển trong nước. Đáng chú ý là các loài vi trùng dạng Coliform
mà đặc trưng là Escherichia (E.Coli) là loại vi trùng hình đũa, gây bệnh cho người

background image

và động vật như tả, thương hàn, bại liệt … Theo TCVN thì với nguồn nước cấp cho
sinh hoạt, chỉ số E.Coli phải nhỏ hơn 20, tức là phải nhỏ hơn 20con/l nước …

3.3.4 Các phương pháp đánh giá sự phát tán chất ÔN trong môi trường
nước

Hiện nay, có nhiều phương pháp đánh giá sự phát tán chất ÔN trong MT nước

như mô hình truyền mặn, truyền phèn, truyền dầu thải v.v… ở đây chỉ giới thiệu các
phương pháp phát tán chất ÔN trong hồ chứa và trong sông rạch đã được sử dụng
để tính toán của các tổ chức môi trường thế giới.
1) Phương pháp đánh giá tác nhân ÔN trong hồ chứa

Tuỳ thuộc vào mức độ ÔN, các hồ chứa được chia ra 2 loại: các hồ nghèo

dinh dưỡng và các hồ giàu dinh dưỡng (phú dưỡng). Các hồ nghèo dinh dưỡng có
năng suất sinh học thấp, nghèo chất hữu cơ dinh dưỡng, vì vậy hàm lượng ôxy hoà
tan cao, có khi gần đạt đến mức bão hoà. Các hồ này thường sâu, ở xa khu dân cư,
khu công nghiệp, ít nhận các tác nhân ÔN hữu cơ và dinh dưỡng từ các nguồn bên
ngoài đưa vào hồ. Các hồ phú dưỡng thường có năng suất sinh học cao, giàu chất
dinh dưỡng, chất hữu cơ, nghèo ôxy hoà tan. Các hồ này thường cạn, nhận nhiều tác
nhân ÔN hữu cơ từ các khu dân cư, công nông nghiệp xung quanh. Sự phú dưỡng
gây trở ngại rất lớn cho việc cấp nước sinh hoạt, phát triển thuỷ sản, du lịch … do
rong tảo trong hồ phát triển dày đặc.

Để đánh giá sự phú dưỡng do các tác nhân ÔN không bền vững đối với

các hồ chứa, người ta dùng nồng độ Phôtpho tới hạn. Khả năng ÔN do Phôtpho
được tính bằng công thức Vollenweider (1976) như sau:

[

]

v

H

v

L

/

1

)

.

10

(

+

+

=

Trong đó: L - tải lượng Phôtpho tới hạn trong hồ chứa (mgP/m

2

-năm), trên mức này

hiện tượng phú dưỡng có thể xảy ra.

v - vận tốc nước chảy qua hố (m/năm) v = Q/F (Q – lưu lượng nước vào

hồ (m

3

/năm) và F - diện tích hồ (m

2

)

H - độ sâu trung bình của hồ (m)
Từ công thức trên ta có thể xây dựng được các biểu đồ để tính tải trọng

Phôtpho tới hạn nếu biết được tốc độ chảy qua hồ (v) và độ sâu của hồ (H). Khi biết
giá trị L có thể tính được tải lượng Phôtpho cực đại (M) cho phép đưa vào hồ
hàng năm
theo công thức dưới đây, trên mức M đó sự phú dưỡng của hồ xuất hiện.
Giá trị M cũng được sử dụng để dự đoán hiện thượng phú dưỡng có thể xảy ra hay
không đối với hồ nghiên cứu.

F

L

M

.

.

10

9

=

(tấn/năm)

Để đánh giá nồng độ các tác nhân gây ÔN bền vững trong hồ chứa với giả

định là chúng được phân bố đều trong nước hồ, người ta dùng phương trình sau:

[

]

e

i

i

e

Q

Q

C

Q

C

+

=

(

:

).

1

(

Trong đó: C - nồng độ các chất bền vững trong hồ (mg/l)

C

i

- nồng độ trung bình các tác nhân bền vững được đưa vào hồ (mg/l),

nồng độ C

i

được tính từ công thức:

C

i

= 10

-9

.M

i

/Q

i

;

M

i

- tải lượng chất ô nhiễm bền vững (tấn/năm) được tính từ kết quả thu được qua

khảo sát danh mục chất thải; Q

i

- tổng lượng nước vào hồ hàng năm bao gồm nước

background image

mưa, nước từ các sông suối, nước thải v.v… (m

3

/năm); Q

e

- thể tích nước bị mất do

bốc hơi, thấm thoát (m

3

/năm). Trong trường hợp Q

e

không đáng kể so với Q

i

thì C

= C

i

.

2) Phương pháp đánh giá tác nhân ÔN trong sông rạch

Khi nước thải chứa chất ÔN đổ vào sông rạch, theo thời gian các tác nhân

ÔN không bền vững sẽ bị phân huỷ, còn các tác nhân bền vững được tích luỹ lại
dần với nồng độ ngày càng cao.

Các tác nhân ÔN không bền vững được đánh giá qua các chỉ số vi trùng,

chỉ số BOD và sự suy giảm nồng độ ôxy hoà tan.

- Đánh giá qua chỉ số vi trùng E.Coli
Việc đánh giá mức độ nguồn nước mặt được thực hiện qua chỉ số vi trùng

E.Coli. Lúc đầu khi nhận nước thải, nồng độ vi trùng tăng lên, theo thời gian vi
trùng sẽ chết dần, vì vậy số vi trùng trong một đơn vị thể tích nước được tính theo
phương trình:

kt

e

N

N

=

.

0

Trong đó: N - số con E.Coli trong 100ml nước ở thời điểm t

N

0

- số con E.Coli trong 100ml ở thời điểm sông nhận nước thải

k - hằng số tốc độ phân huỷ vi trùng hàng ngày (ở nhiệt độ 20

0

C thì k=1

với sông có lưu lượng nhỏ và k=1,8 với sông có lưu lượng lớn). Ở các nhiệt độ khác
nhau, k có thể tính theo công thức:

)

20

(

20

075

,

1

.

=

T

k

k

với k

20

– hệ số k ở nhiệt độ 20

0

C

T - nhiệt độ nước sông tại thời điểm tính toán

- Đánh giá qua chỉ số BOD

Phương pháp đánh giá nồng độ các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nước
sông rạch qua chỉ số BOD được tính bằng công thức:

)

(

0

L

L

Q

L

a

BOD

=

Trong đó: L

BOD

- tải lượng BOD cho phép tối đa (kg/ngày, kg/giờ, kg/s)

Q - lưu lượng trung bình của sông rạch (1000m

3

/giờ, 1000m

3

/s)

L

a

- nồng độ BOD cho phép, giá trị này phụ thuộc vào lưu lượng Q của

sông do đó thường được lấy tại thời điểm sông có lưu lượng bé (mg/l)

L

0

- nồng độ BOD khi sông chưa nhận chất thải (mg/l)

- Đánh giá theo sự suy giảm Ôxy hoà tan
Các tác nhân ÔN không bền vững trong sông rạch có thể đánh giá qua sự suy

giảm hàm lượng ôxy hoà tan ban đầu trước khi nhận nước thải (D

a

) và sự suy giảm

tới hạn (D

c

) như sau:

D

a

=C

s

- C

a

(mg/l)

D

c

=C

s

- C

c

(mg/l)

Trong đó: C

s

– hàm lượng ôxy bão hoà; C

a

– hàm lượng ôxy ban đầu (mg/l); C

c

hàm lượng ôxy tới hạn.
Với các sông không bị ô nhiễm thì D

a

=0

Hàm lượng C

a

có thể đo trực tiếp trên sông. Hàm lượng C

c

phụ thuộc vào

mục đích sử dụng nguồn nước và lấy theo tiêu chuẩn quy định (nuôi cá, ăn uống
…), C

c

là giá trị cho phép lượng DO tối thiểu trong nước, dưới mức đó thuỷ sinh có

thể bị tác hại hoặc nguồn nước không đạt tiêu chuẩn. Còn hàm lượng bão hoà C

s

phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và áp suất khí quyển.

background image

Còn các tác nhân ÔN bền vững là các tác nhân có khả năng phân rả chậm

và có nhiều kim loại nặng. Nồng độ của một tác nhân ÔN bền vững trong sông rạch
được xác định bằng công thức:

Q

L

C

C

/

0

+

=

Trong đó: C - nồng độ của tác nhân ÔN bền vững sau khi đưa vào sông (mg/l)

C

0

- nồng độ ban đầu của tác nhân ÔN bền vững có sẵn trong sông (mg/l)

L - tải trọng chất ÔN bền vững cho vào sông (kg/ngày, kg/giờ …)
Q – lưu lượng nước của sông (m

3

/giờ, m

3

/s …)

3.3.5 Các phương pháp làm sạch nước thải

1) Phương pháp cơ học

Phương pháp cơ học thường được dùng để loại ra khỏi nước thải các chất bẩn

không hoà tan và một phần hỗn hợp theo kích thước lớn. Đây là phương pháp xử lý
không triệt để và chỉ là giai đoạn đầu của các quá trình làm sạch bằng sinh học hoặc
hoá lý. Phương pháp cơ học được thực hiện trong các công trình cơ học như song
chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng cát, các loại bể lắng bùn, bể sục khí, tạo bọt, bể lọc
v.v… Bể tự hoại và bể lắng hai vỏ cũng là các công trình xử lý cơ học nhưng có khả
năng thực hiện được ba chức năng là lắng, phân huỷ cặn và nén bùn cặn. Dưới đây
là sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học:
Cl

2


nước xả
ra
thải
ngoài

rác đưa đi xử lý sân phơi bùn khử nước bùn - làm khô phân bón

Các chất bẩn kích thước lớn được giữ lại trên các song chắn rác. Các chất

bẩn vô cơ lắng xuống đáy bể lắng cát. Toàn bộ các chất bẩn hữu cơ không hoà tan
được giữ lại ở các bể lắng bùn, trong đó các phân tử có tỷ trọng lớn hơn nước lắng
xuống đáy còn các phân tử có tỷ trọng nhỏ hơn nước như dầu mỡ … nổi lên trên bề
mặt và có thể thu lại bằng các thiết bị riêng. Để làm sạch nước thải công nghiệp có
thể dùng thêm các công trình như bể thổi khí và các chất tạo bọt để hấp thụ các chất
bẩn nổi trên mặt nước. Để loại ra khỏi nước thải các chất bẩn kích thước bé có thể
lọc nước thải qua các bể lọc. Các chất lơ lửng có tỷ trọng lớn trong nước thải công
nghiệp có thể loại ra bằng các xiclôn thuỷ lực. Để diệt vi trùng có thể dùng clo, clo
trộn đều với nước thải ở các bể trộn và tiếp xúc với vi trùng ở các bể lắng tiếp xúc.
Bùn cặn từ các bể lắng được đưa đến trạm làm khô hoặc cho vào các bể metan để ủ
cho hoai và lấy khí sinh học, sau đó đưa ra sân phơi khô làm phân bón. Cát ở bể
lắng cát được đưa ra sân phơi để san nền xây dựng.

2)Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học dựa trên hoạt tính của các loài vi sinh vật có trong

nước thải để ôxy hoá các chất hữu cơ hoà tan và không hoà tan trong nước thải, nhờ

song
chắn rác

bể lắng
cát

bể lắng
bùn

bể
trộn

bể lắng
tiếp xúc

background image

đó mà nước thải được làm sạch khỏi các chất bẩn hữu cơ. Tuỳ theo loại vi sinh vật
được sử dụng và tuỳ theo tính chất, lưu lượng nước thải, điều kiện khí hậu, địa hình
… có thể sử dụng một trong 3 phương pháp là hiếu khí, kỵ khí hoặc tuỳ nghi.
Chúng có thể thực hiện trong điều kiện tự nhiên như dùng các cánh đồng tưới, cánh
đồng lọc hoặc hồ sinh học hoặc trong điều kiện nhân tạo như bể thổi khí, bể lọc sinh
học, hồ ổn định sinh học … Dưới đấy là sơ đồ công nghệ các trạm làm sạch nước
thải bằng phương pháp sinh học.

a) Trong điều kiện tự nhiên

Nước thải sau khi qua song chắn rác vào bể lắng cát và sau đó vào các bể

lắng để loại các chất bẩn không hoà tan rồi được dẫn ra các cánh đồng tưới hoặc lọc
hay hồ sinh học. Bản chất của quá trình là sạch trên cánh đồng tưới và lọc là dựa
vào khả năng tự làm sạch của đất. Nước thải sau khi qua giai đoạn xử lý cơ học
được lọc qua các lớp đất, các chất lơ lửng, keo tụ được giữ lại trên bề mặt và trong
các ống mao dẫn tạo thành những màng vi sinh vật có khả năng hấp thụ trên bề mặt
của nó các chất bẩn hoà tan trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng ôxy của không
khí để phân huỷ các chất hữu cơ tạo thành các hợp chất vô cơ. Dưới đây là sơ đồ hệ
thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên:

nuớc thải

bùn
sân phơi

khí sinh học
cặn phơi khô làm phân bón.

Việc làm sạch nước thải trong các hồ sinh học hoặc hồ ổn định sinh học là

phương pháp xử lý đơn giản nhất. Nước thải được cho vào các hồ chứa trong nhiều
ngày phụ thuộc vào nhiệt độ. Các loài sinh vật hiếu khí, kỵ khí hoặc tuỳ nghi có thể
sử dụng ôxy hoà tan trong nước thải hoặc trong các hợp chất Nitrat, Sunfat …để
phân huỷ các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Cơ chế xử lý trong hồ sinh học có
thể bao gồm cả 3 quá trình hiếu khí, kỵ khí và tuỳ nghi tuỳ thuộc vào độ sâu của hồ.
Hồ hiếu khí thường cạn tự 0,5-0,6m để ánh sáng mặt trời thâm nhập được vào nước
nhiều nhất, không khí được thông từ mặt đến đáy hồ. Tảo sẽ được quang hợp để tạo
ôxy. Hồ kỵ khí thường sâu từ 1,5-2,0m, không cần ôxy hoà tan cho hoạt động của vi
sinh vật. Các loài vi sinh vật kỵ khí và tuỳ nghi dùng ôxy từ các hợp chất Nitrat,
Sunfat … để ôxy hoá các chất hữu cơ thành khí mêtan (CH

4

) và CO

2

. Các hồ này có

thể nhận khối lượng lớn các chất hữu cơ và không cần quá trình quang hợp của tảo.
Loại hồ này thích hợp cho việc phát triển các vi sinh vật tuỳ nghi: ban ngày khi có
mặt trời thì quá trình hiếu khí còn ban đêm là kỵ khí. Hồ tuỳ nghi thường được sử
dụng nhiều hơn.

Ngoài ba loại hồ trên còn có thể kết hợp với các ao, hồ nuôi cá, thả các loại

rau, bèo …

song
chắn
rác

lắng cát

lắng bùn

cánh đồng tưới

cánh đồng lọc

hồ sinh học

nghiền rác

bể mêtan

background image

b) Thực hiện trong điều kiện nhân tạo
Nước thải sau khi qua xử lý bằng cơ học được đưa vào các bể lọc, sau đó tiếp
tục cho vào các bể lắng đợt hai rồi khử trùng trước khi thải ra ngoài. Các bể lọc là
các bể chứa các lớp vật liệu lọc cỡ hạt lớn đường kính từ 40-65mm, cao từ 2-4m.
Lớp vật liệu lọc này được bao phủ bởi những màng vi sinh vật do những khối vi
khuẩn hiếu khí tạo ra. Sau khi qua bể lọc sinh học, nước bẩn để lại ở các lớp vật
liệu lọc các hỗn hợp không hoà tan, không lắng đọng ở các bể lắng trước đó cũng
như các chất hữu cơ hoà tan và các chất keo tụ. Các chất hữu cơ sẽ được phân huỷ.

Cl

2

nước

thải xả ra
ngoài

bùn bùn hoạt tính dư
nghiền


khí sinh học và
bùn đã phân huỷ

Quá trình này chính là hoạt động sống của các vi sinh vật sử dụng để tăng

trưởng do đó khối lượng các màng vi sinh vật sẽ tăng lên trong bể, các màng chết
không làm việc nữa sẽ trôi theo nước lọc ra ngoài bể. Trong sơ đồ công nghệ này có
thể có thêm các bể thổi khí sinh học ở giữa các bể lắng đợt 1 và đợt 2 để cung cấp
thêm ôxy cho các vi sinh vật.

3) Phương pháp lý hoá học

Các phương pháp sinh học thường đạt hiệu quả cao khi xử lý các chất bẩn

hữu cơ kém bền vững nhưng lại ít hiệu quả đối với nước thải công nghiệp có các
chất vô cơ độc hại (kim loại nặng, axit, bazơ) hoặc các chất hữu cơ bền vững
(clobenzen, phenol …) và cũng ít hiệu quả với một số loại vi trùng. Trong những
trường hợp đó phải kết hợp thêm với các phương pháp xử lý lý hoá học.

Các phương pháp lý hoá học thường dùng là: keo tụ, hấp thụ, trung hoà, clo

hoá v.v…

- Keo tụ là quá trình tạo hạt giữa hoá chất với các chất bẩn hoà tan và không

hoà tan trong nước thải do lực dính kết giữa các phân tử để tạo thành những hạt có
kích thước và trọng lượng lớn hơn nước để dễ lắng và lọc hơn. Hoá chất được dùng
trong keo tụ có thể là phèn nhôm, phèn sắt, nước vôi … Các quá trình này được
thực hiện trong các công trình như chuẩn bị hoá chất, hoà trộn, dung dịch, định
lượng, trộn và phản ứng, sau đó cho lắng và lọc nếu cần.

- Hấp thụ là phương pháp dùng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, than

bùn … để hấp thụ các chất ÔN hoà tan trong nước. Phương pháp này có tác dụng
tốt trong việc xử lý nước thải như các chất hữu cơ, các kim loại nặng và màu ở một
số ngành công nghiệp như thuốc lá, dệt, giấy, hoá chất, da, cao su, nhựa … Khả
năng loại bỏ được trên 90% các chất bẩn trong nước thải.

song
chắn
rác

lắng
cát

lắng
đợt 1

bể
lọc
sinh
học

lắng
đợt
2

lắng
tiếp
xúc

bể nén bùn

bể mêtan

background image

- Trung hoà: Đối với các loại nước thải có chứa axit và kiềm có thể dùng

phương pháp trung hoà lẫn nhau. Nước có axit vó thể cho qua các tầng lọc có chứa
kiềm sôda, vôi, đá vôi, đôlômit … Nước thải có kiềm dùng các loại axit kỹ thuật đã
pha loãng để trung hoà.

- Clo hoá: Để khử trùng thì dùng phương pháp clo hoá. Clo được sử dụng để

diệt trùng, tảo và giảm mùi trong nước sau khi xử lý cơ học hoặc sinh học trước khi
thải vào sông, hồ. Có thể dùng clo lỏng chứa trong bình clo, clorua vôi có độ clo
hoạt tính 25-30% hoặc các Hypoclorit canxi hoặc natri (CaOCl, NaOCl) vừa có tính
clo hoá và ôxy hoá nên có thể phân huỷ nhiều chất độc hữu cơ thành không độc.


3.4 Ô NHIỄM BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

3.4.1 Khái niệm, phân loại biển và đai dương

Biển và đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất với độ sâu trung bình

là 3,170m, độ sâu cực đại là 11,023m và tổng thể tích nước là 1,37.10

36

m

3

nước. Đó

là những hệ sinh thái khổng lồ, cùng với lục địa và khí quyển tạo nên sự cân bằng
ổn định cho toàn sinh quyển và hành tinh.

Theo đặc tính các hệ sinh thái và giá trị sử dụng, biển được phân loại như

sau:
a) Theo độ sâu của biển và đại dương, biển được phân loại như sau:

- Thềm lục địa là vùng tiếp giáp với bờ, có đáy tương đối bằng phẳng và sâu

từ 0-200m.

- Sườn (dốc) lục địa sâu từ 200-3.000m
Mặc dù vùng thềm và sườn lục địa chỉ chiếm khoản 20% tổng diện tích đại

dương nhưng đã cung cấp cho nhân loại tới 90% tổng sản lượng hải sản.

- Đáy đại dương (sâu từ 3.000m trở lên) ứng với vùng đáy sâu. Vùng này

chiếm diện tích rộng lớn, trong đó có những vực sâu tới 10.000-11.000m.
b) Theo chiều ngang từ bờ ra khơi

- Vùng ven bờ bao gồm cả vùng đất liền ven biển nơi chịu ảnh hưởng của

nước biển xâm nhập vào theo thuỷ triều và vùng nước thềm lục địa. Vùng này bao
gồm hàng loạt các sinh cảnh đặc trưng như các vùng đồng bằng ven biển, bãi cát,
bãi đá, đầm lầy ven biển, các hệ cửa sông, đầm nước mặn hay đầm nước lợ, rừng
ngập mặn ven biển, các hải đảo, các đảo san hô v.v… Vùng này có sự sống đa dạng
nhất và tài nguyên thiên nhiên hay nguồn lợi sinh vật nói chung rất giàu có. Chính
vì vậy, vùng ven bờ là địa bàn kinh tế quan trọng bậc nhất. Ở đây có đến 2/3 nhân
loại đang sinh sống trong 60% số thành phố trên thế giới.

- Vùng biển khơi bắt đầu từ sườn lục địa trở đi. Động vật trong vùng này

thay đổi theo độ sâu, càng xuống sâu số lượng càng giảm: cá chỉ xuống sâu đến
6000m, tôm cua đến 8000m, mực 9000m, còn sâu hơn nữa chỉ có một số loài đặc
trưng. Vùng biển khơi là kho chứa tài nguyên của nhân loại, trong đó có tài nguyên
sinh vật, các loại hoá chất và khoáng sản, nguồn nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, khí
đốt) nguồn năng lượng sạch được khai thác từ năng lượng thuỷ triều, gió v.v…
c) Theo tầng nước ứng với sự thâm nhập của ánh sáng

background image

- Tầng trên cùng (ứng với độ sâu không quá 100m) là tầng nước bề mặt có

đủ ánh sáng. Trong tầng này có các loại tảo lục, tảo nâu và tảo đỏ phân bố theo độ
sâu từ trên xuống dưới. Năng suất sinh học sơ cấp là cao nhất.

- Tầng giữa (ít sáng) là tầng chỉ có các tia sáng ngắn và cực ngắn thâm nhập

được với độ sâu từ 150-200m. Sự đa dạng và sản lượng sinh học giảm.

- Tầng dưới (tầng tối) không có các tia sáng xuyên xuống được.


3.4.2 Thành phần của nước biển

Thành phần chủ yếu của nước biển là các anion như Cl

-

, SO

4

2-

, CO

3

2-

, SiO

3

2-

… và các cation như Na

+

, Ca

2+

… Nồng độ muối trong nước biển lớn hơn nước ngọt

khoảng 2000 lần. Vì biển và các đại dương thông nhau nên thành phần các chất
trong chúng tương đối đồng nhất. Hàm lượng muối có thể khác nhiều nhưng tỷ lệ về
những thành phần chính thì hầu như không đổi.

Trong nước biển ngoài H

2

và O

2

ra thì Na, Mg, Cl

2

chiếm 90%, K, Ca, S chiếm

3%,các chất còn lại chiếm 7% tổng lượng các chất.

3.4.3 Tài nguyên sinh học của biển

Sinh vật sống trong biển và đại dương rất đa dạng, từ các loài vi sinh vật đến

thú bậc cao, trong đó động và thực vật có đến 200.000 loài. Sản lượng sinh học của
biển và đại dương là rất lớn. Thực vật nổi đạt đến 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn,
động vật nổi 53 tỷ tấn, động vật đáy 3 tỷ tấn, các động vật tự bơi (cá, mực, thú biển)
0,2 tỷ tấn.

Năng suất sinh học cao nhất, giàu có nhất là ở các biển và đại dương vùng ôn

đới, phân bố không đều, phụ thuộc vào vĩ độ, ở tầng nước mặt và biển ven bờ.
Ngoài những khu vực đó, năng suất sinh học giảm.
Con người khai thác nguồn lợi biển trước hết bằng nghề cá. Cá cung cấp gần
60% lượng đạm tiêu thụ của con người. Trong tổng số trên 19.000 loài cá đã xác
định đuợc thì có khoảng 9.000 loài là đối tượng khai thác. Con người có thể khai
thác hàng năm khoảng 80 triệu tấn cá. Mức khai thác cho phép sẽ là 100 triệu
tấn/năm. Nhìn chung biển và đại dương là niềm hy vọng của nhân loại vầ TNTN có
thể khai thác được nhằm thoả mãn nhu cầu sống của con người. Tuy nhiên, tài
nguyên này được hiểu biết chưa nhiều nhưng nhiều vùng đã bị ô nhiễm.

3.4.4 Ô nhiễm biển

Theo Hội đồng hải dương học thế giới (IOC) thì ô nhiễm biển là sự đưa vào

môi trường biển (bao gồm các cửa sông) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp các hợp
chất gây thương tổn đến các nguồn sống của sinh vật biển, nguy hại đến sức khoẻ
hoặc gây trở ngại cho những hoạt động biển của con người.

Biển bị ô nhiễm do các nguyên nhân sau:
- Ô nhiễm từ mặt đất do các sông đổ ra biển. Hàng năm các sông đổ ra biển

một lượng nước 2.10

14

m

3

mang theo tất cả các chất ô nhiễm từ mặt đất ra biển.

- Ô nhiễm từ khí quyển. Các vật liệu hoà tan trong nước và không khí do

mưa rơi xuống đại dương khoảng 4,5.10

11

m

3

đã mang theo phần lớn các chất ô

nhiễm trong khí quyển thâm nhập vào đại dương.

- Ô nhiễm do chất thải của con người sinh sống dọc vùng ven biển hoặc làm

việc ngay trên biển (các tàu biển, dàn khoan …) đổ trực tiếp xuống biển.

background image

- Ô nhiễm do chất thải công nghiệp, đặc biệt là dầu mỏ và rác thải có chứa

phóng xạ. Dầu mỏ do rò rỉ trong vận chuyển, do các tai nạn tàu dầu, do súc rửa, phá
dở các tàu dầu cũ v.v… (

Có đến 65% lượng dầu khai thác được của thế giới (khoảng 1.300

triệu tấn/năm) được vận chuyển bằng đường biển; lượng dầu đổ ra biển khoảng 1,6 triệu tấn/năm,
trong đó khoảng 1,1 triệu tấn/năm do súc rửa tàu xả ra. Các nước công nghiệp hạt nhân trên thế
giới vẫn mang rác thải phóng xạ đổ xuống biển sâu. Các chất phóng xạ được tích luỹ trong biển
còn do các hoạt động khác như đốt than, thử vũ khí hạt nhân dưới mặt đất, nước chảy ra từ các mỏ
quặng chứa các nguyên tố phóng xạ …)

3.4.5 Các chất ô nhiễm biển

- Các loài gây bệnh: đây là các cơ thể sống, bao gồm nhiều loại vi khuẩn,

động vật nguyên sinh, virut hoặc nấm (thường thấy trong cống rảnh thành phố) gây
bệnh hoặc làm mất cân bằng sinh học trong hệ sinh vật biển cho con người khi họ
tiếp xúc với biển hay ăn những sinh vật bắt được trong biển.

- Các chất trầm tích lắng đọng: phù sa, bùn cát, các chất hữu cơ, vô cơ …

có thể xuất hiện và lắng đọng trong một vài vùng biển. Trầm tích tạo ra những lớp
dính kết ở độ sâu, làm giảm khả năng quang hợp để phát triển của thực vật biển.
Một số loài thực vật có rể cũng bị phá huỷ hoàn toàn bởi quá trình trầm tích này.
Khi trầm tích lắng xuống đáy sẽ phủ lên các sinh vật đáy như sò, ốc … làm chúng
ngạt thở và chết. Trầm tích lắng đọng làm cho nước cạn lại, những vùng tàu thuyền
đi lại phải thường xuyên nạo vét luồng lạch rất tốn kém.

- Chất thải rắn: bùn cống rảnh, các sản phẩm không sử dụng được trong

công nghiệp, nông nghiệp, các sản phẩm quá hạn sử dụng, các phế thải sinh hoạt gia
đình … thường được đổ ra biển. Trong chất thải rắn có thể có những chất chứa các
kim loại độc, khi thâm nhập vào nước biển sẽ giết chết sinh vật biển, ngược lại cũng
có những chất có thể là thức ăn hoặc là chất dinh dưỡng cần cho sự sống của sinh
vật biển như bùn vi sinh trong cống rãnh, phân bón và phế thải của sản xuất nông
nghiệp v.v… Khi nồng độ chất dinh dưỡng cao, thực vật biển nhất là các loài thực
vật không mong muốn phát triển đến mức không kiểm soát được làm nguồn cung
cấp ôxy bị giảm đi nhanh chóng.

- Các hoá chất độc hại (cả vô cơ và hữu cơ) được đưa ra biển ngay khi sản

xuất hoặc dưới dạng thải sau khi sử dụng. Có đến 35-40 loài chất độc vô cơ được
sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, khi đổ ra biển với liều lượng lớn sẽ gây tác hại
cho môi trường biển. Chất độc hữu cơ chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật trong đó
chất DDT và các hợp chất cùng nguồn gốc với nó là nguy hiểm nhất vì đó là những
hợp chất bền vững, khó bị phân huỷ trong một thời gian dài và có đặc tính là có thể
hoà tan cả trong dầu mỡ, do đó có khuynh hướng tập trung trong các mô mỡ của các
loài thực vật và sinh vật biển.

- Nhiệt thừa: nguồn nhiệt thừa của các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu

hoá thạch hoặc nhiên liệu hạt nhân hoặc từ các ngành công nghiệp khác được thải ra
biển qua nước làm mát các lò hơi sẽ làm thay đổi điều kiện môi trường biển.
3.4.6 Các nguồn gây ô nhiễm biển

- Kinh doanh biển: Việc kinh doanh biển gắn liền với tàu thuyền đi lại trên

biển. Các con tàu đòi hỏi nước phải đủ sâu để ra vào nên các cảng phải nạo vét
thường xuyên rất nặng nhọc và tốn kém, bùn cặn nạo vét lên sẽ gây ô nhiễm và hiện
chưa có giải pháp xử lý đúng đắn. Mặt khác những con tàu hiện nay đang chạy bằng
dầu hoặc dùng dầu bôi trơn rồi thải ra biển gây ô nhiễm biển. Các con tàu là nơi

background image

sinh hoạt và sản xuất của con người cho nên bất kỳ dạng ô nhiễm nào trong thành
phố cũng được tìm thấy trên các con tàu. Các kho bãi hàng hoá trên các bến cảng
cũng là nơi cung cấp các chất ô nhiễm vào biển.

- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm biển lớn. Đa số

các ngành sản xuất công nghiệp đều dùng nước, nhất là các nhà máy nhiệt điện
dùng nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu hạt nhân, các nhà máy hoá chất v.v… đã thải
nhiệt dư, các chất phóng xạ và hoá chất qua nước ra biển. Công nghiệp làm giàu và
khai thác quặng ở biển, công nghiệp khai thác dầu khí ở ngoài khơi và vận chuyển
bằng ống hoặc tàu vào đất liền hoặc đi nơi khác, công nghiệp sửa chữa và phá dỡ
tàu thuyền cũng như công nghiệp hoá dầu ở các cảng … là các ngành công nghiệp
dễ gây ÔNMT biển nhất. Các loại quặng mỏ, dầu cặn và sơn chống rỉ tàu thuyền là
những chất ô nhiễm khi hoà tan vào nước sẽ giết chết các sinh vật trong nước.

- Hệ thống cống rãnh thành phố, nước mưa chảy tràn qua các khu dân cư,

khu công nghiệp đã cuốn theo các chất dinh dưỡng nguồn gốc Nitơ, Photpho, túi
nhựa, cao su, xác chết súc vật … trôi ra biển. Các chất dinh dưỡng từ hệ thống cống
rãnh thành phố khi vào môi trường biển sẽ thúc đẩy một số loài thực vật biển phát
triển mà không điều chỉnh được. Xác chết súc vật thối rửa sinh ra nhiều loại vi trùng
gây bệnh cần phải có lượng ôxy hoà tan lớn hơn để phân huỷ làm cho nhu cầu BOD
tăng lên.

- Các nguồn thải từ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phế

thải sau thu hoạch … nhiều khi lại lớn hơn so với bất kỳ nguồn thải nào.

- Xây dựng: việc xây dựng các dàn khoan trên biển, các công trình trong

cảng và trên bờ biển … đã thải ra các loại vật liệu xây dựng và các loại chất thải dân
dụng thông thường, làm thay đổi cấu trúc vật lý môi trường biển và dẫn tới sự thay
đổi các hệ sinh thái biển.

- Các hoạt động giải trí nghỉ ngơi, du lịch biển như đua thuyền, lướt ván,

các hoạt động thể thao … cũng sẽ quấy động trầm tích biển, làm ảnh hưởng đến sự
phát triển các loài thực vật tự nhiên, thải cả dầu mỡ ra biển … gây ô nhiễm biển.

3.4.7 Hậu quả của ô nhiễm biển

- Gây bệnh và giết chết các loài động và thực vật biển cũng như con

người. Các chất ÔN biển có thể tác động trực tiếp lên cơ thể các sinh vật biển như
các chất phóng xạ mạnh, các hoá chất bảo vệ thực vật v.v… hoặc gián tiếp qua con
đường dinh dưỡng, tác động đó có thể tức thời hay lâu dài.

- Huỷ diệt các hệ sinh thái: biển bị ô nhiễm sẽ làm thay đổi các đặc điểm và

cấu trúc vật lý môi trường cũ, huỷ diệt các hệ sinh thái cũ. Các chất ô nhiễm huỷ
diệt hệ sinh thái là:

+ Chất trầm tích: Khi lắng xuống đáy chúng sẽ phủ kín và chôn vùi các sinh

vật đáy. Chúng có thể lấp đầy các vũng cạn, giết chết các loài vỏ giáp và thay đổi
hoàn toàn nơi ở của chúng. Nếu trầm tích là lơ lửng sẽ làm nước mờ đục, ngăn cản
ánh sáng chiếu xuống, làm giảm khả năng quang hợp hoặc phát triển các loài sinh
vật.

+ Dầu mỏ: khi lan ra biển sẽ phủ lên lông chim biển, lên vẩy cá, phủ lên mặt

nước làm giảm khả năng trao đổi chất của chúng và dẫn tới chết hàng loạt.

background image

+ Phân bón và các chất dinh dưỡng khác sẽ làm cho thực vật biển phát triển

nhất là những loài không có ích làm cho đặc điểm của các hệ sinh thái bị thay đổi
hoàn toàn dẫn tới sự thay đổi lớn của nhiều loài.

+ Nhiệt thừa sẽ làm tăng nhiệt độ của nước, gây nguy hại cho sinh vật biển,

đặc biệt là đối với tính di truyền. Khoảng 90% sự biến dạng di truyền là do thay đổi
nhiệt độ, chỉ còn 10% là do phóng xạ.

+ Chất thải rắn có thể phá huỷ hoàn toàn điều kiện sống tự nhiên của sinh vật

biển, chúng có thể làm thay đổi nhiệt độ và lượng muối hoà tan, ảnh hưởng đến các
quần thể sinh vật nếu biển cạn mà khối lượng chất thải ra lớn.

- Gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế các nước vùng ven biển.

Nhiều thành phố, làng mạc ven biển sống nhờ vào việc khai thác, đánh bắt các
nguồn hải sản trong biển nhưng nếu biển bị ô nhiễm thì các nguồn hải sản truyền
thống bị thay đổi, huỷ diệt hoặc di chuyển đi nơi khác làm thiệt hại nghiêm trọng
đến quá trình sản xuất cũng như đời sống dân cư ven biển.

- Gây ô nhiễm thẩm mỹ: biển bị ô nhiễm sẽ làm mất mỹ quan tự nhiên của

môi trường, gây ác cảm cho người. Các chất mà người ta có thể nhìn thấy, ngửi thấy
như chất thải rắn ở vùng biển cạn, dầu mỡ, hắc ín nổi trên mặt nước, các đống bùn
nạo vét, các hoạt động xây dựng … tuy chúng không gây nguy hại bằng những chất
ô nhiễm khác nhưng gây cảm giác khó chịu cho nhiều người.

3.4.8 Phòng chống ô nhiễm biển

Cách phòng chống ô nhiễm biển tốt nhất là ngăn ngừa việc thải các chất ô

nhiễm ra biển. Có thể phòng chống ô nhiễm biển bằng các cách:

- Chống lắng đọng trầm tích: định lỳ nạo vét các cửa sông, cảng, eo biển, xây

dựng các hồ chứa trầm tích để chúng không trôi ra biển, thay đổi luồn di chuyển tự
nhiên của trầm tích để chúng lắng xuống những vùng vô hại, điều chỉnh số lượng,
loại và vận tốc di chuyển của tàu thuyền trong một số vùng nhất định.

- Chống ô nhiễm do dầu, giảm thiểu các sự cố tràn dầu như thay đổi các loại

nhiên liệu chạy tàu, thay các tàu cũ không an toàn bằng các tàu mới an toàn hơn,
cấm các tàu quá hạn sử dụng đi biển để đề phòng tai nạn vỡ và đắm tàu, không dùng
nước để cân bằng tàu dầu, kiểm tra an toàn tuyệt đối về kết cấu các loại tàu dầu siêu
tải v.v…

- Giảm thiểu các chất ô nhiễm công nghiệp như nước thải, nhiệt thừa, hoá

chất, dầu khí … bằng cách kiểm tra kỹ thuật tất cả các chất thải công nghiệp trước
khi thải ra biển. Nghiên cứu sử dụng công nghệ sạch, ít chất thải, ít dùng nước để
làm sạch, làm nguội … để tránh đổ ra biển. Thay các loại sơn chống rỉ cũ có chất
độc như đồng, chì bằng các loại sơn mới sử dụng nhựa acrylic và florua, thiếc
tributan .. ít độc hơn nhưng lại bền hơn v.v…

- Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Cần nghiên cứu xác

định lượng thuốc BVTV cho phép sử dụng trên một đơn vị diện tích để đạt hiệu quả
cao hoặc dùng các chương trình quản lý dịch bệnh tổng hợp IPM …

- Giảm thiểu chất thải rắn trong sinh hoạt, sử dụng lại hoặc tái chế chất thải,

giảm lượng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp làm cho lượng chất thải ít
hơn và ít bị ô nhiễm hơn. Có thể kết hợp sử dụng nhiệt thải và các chất dinh dưỡng

background image

thải ra từ các công trình làm sạch nước thải cho mục đích phát triển các loài sinh vật
nước.

- Chôn các chất ô nhiễm có tính phóng xạ xuống các vùng biển sâu trong các

hòm bọc chì. Khi chúng phá vỡ các hộp chì thì khó trở lại với người vì nói chung
các sinh vật sống ở đáy sâu không nằm trong dang mục thức ăn của người.

- Phân vùng biển được và không được thải các chất ô nhiễm, vùng dành cho

chất thải công nghiệp, vùng cho bùn cống rãnh, vùng dành cho du lịch, nghỉ ngơi,
giải trí v.v… Khi phân vùng thải chất ô nhiễm cần nghiên cứu tránh hiện tượng
tương tác hậu quả làm tăng độc tính của chất thải cũng như xem xét các lợi hại về
mặt kinh tế.

- Phòng chống ô nhiễm bằng pháp luật và thuế: xử phạt hoặc dùng chính sách

kinh tế đánh vào những nơi thải chất ô nhiễm vào biển để khuyến khích hoặc ngăn
cản các hoạt động gây ô nhiễm.

3.5 Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT

I. Ô NHIỄM CHẤT THẢI RẮN

1. Khái niệm

Ô nhiễm chất thải rắn (ÔNCTR) là ô nhiễm gây ra bởi các loại chất thải rắn

của con người và các loài sinh vật khác đối với môi trường đất, nước và không khí.

Chất thải rắn được hiểu là chất thải ở dạng rắn, thể rắn như gỗ, giầy, cáctông,

cao su, nhựa tổng hợp, xác súc vật, đồ dùng gia đình cũ v.v…

Tất cả các loài sinh vật trong quá trình sống đều thải vào môi trường các chất

phế thải, trong đó con người sản sinh ra lượng CTR lớn nhất và đa dạng nhất. Hiện
nay trên thế giới thải ra trên 720 tỷ tấn rác hàng năm. Tại các nước phát triển mỗi
người dân thải ra từ 300 - 500 kg rác mỗi năm (1 - 1,3kg/ngày). Người ta tính rằng
chỉ riêng ở Mỹ, con người đã ném bỏ một khối lượng CTR khổng lồ:

- Lượng nhôm bỏ đi chỉ trong 3 tháng đủ để chế tạo toàn bộ máy bay của

nước Mỹ.

- Lượng thuỷ tinh bỏ đi trong 2 tuần đủ chất cao bằng trung tâm thương mại

quốc tế (412m).

- Lốp xe ôtô bỏ đi trong 1 năm đủ để quấn quanh hành tinh 3 lần.
- Cốc đĩa bỏ đi trong 1 năm đủ để phục vụ 6 bữa ăn cho toàn nhân loại.
- Lượng vải bỏ đi khoảng 18 triệu đơn vị trong một năm, nếu nối lại đủ để lên

xuống mặt trăng 7 lần

- Mỗi năm bỏ đi 2 tỷ lưỡi dao cạo râu, 1,6 tỷ bút chì, 500 triệu bật lửa, 8 triệu

tivi, 14 tỷ catalog, 38 tỷ các mảnh vụn bưu phẩm và

- mỗi giờ khoảng 2,5 triệu chai lọ chất dẻo không sử dụng lại.
v.v…
Ở nước ta theo số liệu năm 1998 lượng rác thải hàng ngày ở các đô thị là trên

22.210 tấn/ ngày, mỗi người dân ta thải ra khoảng từ 100 - 180kg/năm (0,3 -
0,5kg/ngày).

Dân số các đô thị ngày càng tăng nên lượng rác thải ở các đô thị cũng ngày

càng tăng lên. Nếu không được thu gom, xử lý tốt, rác thải sẽ gây nên những hậu
quả rất xấu đến môi trường sống của con người.

background image

2. Nguồn tạo thành chất thải rắn đô thị:
- Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt)
- Từ các trung tâm thương mại
- Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
- Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
- Từ các hoạt động công nghiệp
- Từ các hoạt động xây dựng
- Từ các trạm xử lý nước thải và các đường ống thoát nước thành phố.

3. Phân loại chất thải rắn
- Theo vị trí hình thành : trong nhà, ngoài nhà, đường phố, chợ …
- Theo thành phần hoá học và vật lý: hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy

được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo …

- Theo bản chất nguồn tạo thành:
. CTR sinh hoạt - chất thải liên quan đến hoạt động của con người, được thải

ra từ các nhà bếp, nhà ở gia đình, khách sạn, nhà hàng …. Chúng có thể thối rửa
hoặc không thối rửa, có thể đốt cháy được hay không đốt cháy được, có thể có kích
thước lớn như xác ôtô, tủ lạnh, bàn ghế, giường tủ …

. CTR công nghiệp- từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc tiểu thủ

công nghiệp như tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện, các loại bao bì, đóng gói sản
phẩm v.v… Chúng cũng có thể thối rửa hay không thối rửa được, có thể cháy hoặc
không cháy được như CTR sinh hoạt, nhưng đa dạng hơn, có thể có các chất độc
hại, thời gian phân huỷ lâu, gây nguy hiểm cho người và các hệ sinh thái như rác
thải hạt nhân, dầu mỏ, hoá chất độc hại …

. CTR xây dựng: đất đá, gạch ngói, bê tông, kim loại, chất dẻo v.v… Phần

lớn là các chất vô cơ không thối rửa.

. Chất thải từ các trạm xử lý nước thải, nạo vét cống rảnh thành phố như bùn

cát… Loại này có thể chứa các loài vi khuẩn gây bệnh hoặc các nguyên tố kim loại
độc hại như As, Cd, Pb …

. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp: các loại phế thải từ thu hoạch hoa

màu, mùa màng, từ chế biến nông sản thực phẩm, các lò giết mổ gia súc như rơm
rạ, thóc lép, vỏ và hạt các loại hoa quả, phân chuồng … (làm lúa chỉ có 10% là hạt,
90% rơm rạ, trong hạt lúa có từ 30-75% là trấu, 5-7% là cám...)

- Theo mức độ nguy hại, có 3 loại:
. Chất thải nguy hại: các loại hoá chất dễ gây phản ứng độc hại, chất thải

sinh học dễ thối rửa, các chất dễ cháy, nổ, các chất phóng xạ, các chất thải nhiễm
khuẩn, lây lan …

. Chất thải y tế nguy hại: phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các

bệnh viện, bệnh xá và trạm y tế: các loại bông băng, gạc, nẹp, kiêm tiêm, ống tiêm,
các mô, chi thể bị cắt bỏ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, các chất thải chứa nồng
độ kim loại độc cao như chì, thuỷ ngân, Cadimi, Arsen, Xianua, các chất thải phóng
xạ trong bệnh viện v.v…

. Chất thải không nguy hại: là chất thải không chứa các chất và hợp chất có

một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

background image

4. Tỷ lệ thành phần và các yếu tố phụ thuộc

a) Tỷ lệ thành phần
Thành phần lý, hoá học của CTR đô thị rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa

phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Nghiên
cứu thành phần CTR ở năm đô thị của nước ta như Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long,
Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ thành phân (%) như sau:

Chất hữu cơ 31,5 - 50,58% (Đà Nẵng-Hải Phòng); cao su, nhựa 2,7 - 22,5%

(Hạ Long - Đà Nẵng); giấy cactong, giẻ vụn: 4,2 - 24,83% (Hà Nội - Thành phố
HCM); kim loại 0,22 - 2,5% (Hải Phòng - Hà Nội); thuỷ tinh, gốm, sứ 0,63 - 8,5%
(Hải Phong - Hạ Long); đất đá, cát, gạch vụn 18 - 36% (TP HCM - Hạ Long); độ
ẩm 27,18 - 48% (TP HCM - Hải Phòng); độ tro 11,0 - 58,75% (Hạ Long - TP
HCM) và tỷ trọng từ 0,38 - 0,65 tấn/m

3

(Đà Nẵng - Hạ Long).

b) Các yếu tố phụ thuộc
Lượng CTR nhiều ít, tính chất độc hại và mức độ gây ô nhiễm do CTR đô thị

phụ thuộc các yếu tố sau:

- Lượng tiêu thụ hàng hoá bình quân đầu người (tiêu thụ nhiều hàng hoá thì

chất thải càng lớn),

- Độ bền vững hàng hoá (hàng bền chắc sử dụng lâu ít phế thải hơn hàng

dõm),

- Khả năng thu gom và tái chế của con người, trình độ công nghiệp hoá từng

nơi (đun nấu bằng than nhiều chất thải rắn hơn khí đốt và điện) và

- Trình độ văn minh thương nghiệp (bao gói sản phẩm hàng hoá càng đẹp

càng phức tạp càng nhiều chất thải).

Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào mật độ dân cư, vị trí địa lý, thời tiết khí hậu

(mùa đông thải nhiều hơn mùa hè) cũng như ý thức của nhân dân và các quy định
của pháp luật về quản lý chất thải của nhà nước.

Lượng CTR có thể tính theo trọng lượng (tấn) hoặc thể tích (m

3

). Lượng rác

thải sinh hoạt từ các nhà ở có thể lấy sơ bộ phụ thuộc vào mật độ dân số là từ 180-
250kg/người-năm.

Nhìn chung, xu hướng lượng chất thải rắn ngày càng tăng, trung bình thể tích

sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm và trọng lượng cũng sẽ tăng gấp đôi trong vòng
20 năm, trong đó đáng chú ý nhất là chất dẻo, loại này tuy trọng lượng bé nhưng lại
rất khó xử lý vì chúng không bị phân huỷ sinh học, tồn tại lâu dài, chỉ có thể đốt để
giảm thể tích nhưng đốt lại gây ra chất ô nhiễm thứ cấp độc tính rất cao là Phosgene
(POCl

3

).

5. Các phương pháp tiếp cận để xử lý CTR

CTR hiện đang là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và những ảnh hưởng

nghiêm trọng của nó đối với môi trường sống của con người. Nó phải được thu gom
và xử lý. Có thể có 3 cách tiếp cận để giải quyết là:

background image

a) Tiếp cận đầu ra (output approach) - loại tiếp cận này nhằm hai mục tiêu
là đem rác đi khỏi nơi dân cư sinh sống để tránh các tác động có hại của nó và giảm
bớt lượng rác tập trung. Theo phương pháp này thì có mấy cách giải quyết:

- Dùng các bãi thải tự nhiên, lộ thiên hay xây dựng các bãi thải hợp vệ sinh

có lấp đất lên trên. Hiện nay do tính chất độc hại của chất thải rắn đối với môi
trường ngày càng tăng nên cần phải dùng các bãi thải tự nhiên có đắp một lớp đất
bên trên dày khoảng 25-30cm. Cách này có ưu điểm là ít gây ô nhiễm môi trường,
tránh được mùi hôi, rồi nhặng; sau 5-10 năm lúc đất đã lắp đầy có thể xây dựng các
công trình lên trên đó. Tuy nhiên có nhược điểm là tốn đất, có thể gây ô nhiễm nước
ngầm, sản sinh ra khí mêtan dễ cháy nổ, đất có thể sụt lún, nhân dân địa phương
phản ứng v.v

- Đổ rác ra biển sâu và xa (ocean dumping) – Các chất thải rắn như bùn , cát

bạo vét ở các cống rảnh, các cảng, luồng lạch , rác thải công nghiệp, chất thải sau
khi xử lý nước thải v.v… đưa vào các tàu chở ra đổ xuống những vùng biển sâu xa,
sau một thời gian chúng sẽ tự phân huỷ. Mỹ có rất nhiều điểm chứa rác thải trên
biển: ven bờ Đại Tây Dương 51 điểm, ven bờ Thái Bình Dương 42 điểm, vịnh
Mêhicô 33 điểm … Cách này có thể gây ô nhiễm biển, tác động có hại đến các hệ
sinh thái biển.

- Chế biến rác hữu cơ thành phân bón: phương pháp này được sử dụng phổ

biến nhất. Chất hữu cơ sau khi được phân giải yếm khí sẽ được nén lại thành bánh
hoặc thành dạng bột đóng bao, thuận tiện cho việc chuyên chở để làm phân bón,
làm tăng độ phì của đất, làm cho đất được tơi xốp v.v… Phương pháp này cũng có
những nhược điểm là tốn đất, có mùi hôi thối, có khả năng gây dịch bệnh và việc
phân loại các chất hữu cơ riêng để làm phân lhó khăn, tốn kém.

- Đốt rác trong các lò (incineration): Phương pháp này có nhiều nhược điểm

như rất tốn kém (cần nhiều năng lượng) hơn các phương pháp khác, gây ô nhiễm
môi trường không khí đặc biệt là khi đốt các chất hữu cơ như nhựa,chất dẻo … Tuy
nhiên nhiều nước trên thế giới sử dụng như Đan Mạch (đốt trên 60%), Canada 40%,
Thuỵ Điển, Hà Lan 30% nhưng Mỹ chỉ 1% v.v…

- Nhiệt phân (pyrolysis) – phân giải rác thải hữu cơ trong điều kiện yếm khí

ở nhiệt độ cao, đây là công nghệ xử lý rác tiên tiến hiện nay. Nó là công nghệ sạch,
giá thành có cao nhưng rẻ hơn đốt trong các lò. Rác hữu cơ được cho vào các hầm
kín, gia nhiệt cao để tự phân huỷ, có thể thu lại dầu nhẹ, nhựa đường, khí đốt v.v…
Trong các cách tiếp cận đầu ra nói trên thì ở nước ta tốt nhất trong giai đoạn
hiện nay là sử dụng các bãi thải tự nhiên có lấp đất bên trên và có biện pháp chống
ô nhiễm nguồn nước, kế đến là biện pháp chế biến rác thành phân hữu cơ vi sinh …

b) Tiếp cận đầu vào – cách tiếp cận này dựa trên 3 nội dung: i) một là tìm
cách kéo dài thời hạn sử dụng hàng hoá
bằng cách chế tạo hàng hoá có chất lượng
tốt, độ bền cao, như vậy thời gian sử dụng dài hơn, giảm được lượng phế thải; ii)
hai là giảm bớt khối lượng vật liệu trong chế tạo hàng hoá, sử dụng công nghệ ít
phế thải nhưng sản xuất được nhiều sản phẩm trên một đơn vị nguyên liệu, giảm bớt
lượng bao bì không cần thiết (40% lượng rác thải là bao bì, 40% sản lượng giấy,
14% lượng nhôm và 8% lượng thép được dùng làm bao bì hàng hoá) và iii) ba là
giảm bớt sự tiêu thụ không cần thiết và có hại cho con người như rượu, bia, thuốc
lá … để tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, làm cho con người có ý thức đúng

background image

đắn hơn về tiêu dùng trong hoàn cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm
hiện nay.

c) Tiếp cận tái sử dụng và tái chế (reuse and recycling): Trong chất thải rắn
có nhiều thứ có thể tái sử dụng được ngay sau khi thu hồi, vệ sinh và tân trang. Cần
khuyến khích lập các cửa hàng thu mua và bán đồ cũ. Ví dụ: các chai đựng nước
uống có thể sử dụng lại được đến 50 lần (ở Nhật 90% chai lọ được sử dụng lại),
quần áo, xe cộ không hợp thời trang, cũ ở các nước giàu có thể chuyển đến các
nước nghèo, đang phát triển để sử dụng lại … Việc tái sử dụng có ưu điểm là tiết
kiệm được năng lượng và nguyên liệu, tiết kiệm được diện tích các bãi thải, tạo
được công ăn việc làm cho một số người, cung cấp đồ dùng với giá rẻ cho dân
nghèo, giảm ô nhiễm trong quá trình sản xuất mới v.v… Còn việc tái chế là đem
các vật liệu có ích từ rác thải trở lại nhà máy gia công, chế tạo hàng hoá như thuỷ
tinh, kim loại, giấy v.v…; việc này không tiết kiệm bằng tái sử dụng nhưng vẫn rất
có lợi, ví dụ sản xuất một tấn giấy từ giấy báo cũ tiết kiệm được một tấn gỗ v.v…
Trong thực tế không có loại vật liệu nào là phế thải cả. Chất thải của ngày hôm nay
là nguyên liệu của ngày mai. Một quốc gia không thể phục hồi được vật liệu đã sử
dụng thì sẽ không chống đỡ nổi trước những khủng hoảng về nguyên liệu và năng
lượng.

d) Đối với chất thải độc hại: Chất thải độc hại là loại chất thải mà khi tiếp
xúc với nó có thể gây nguy hại cho sức khoẻ và tính mạng con người như thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, các hoá chất độc hại, các loại vật liệu phóng xạ, gây nổ, ăn mòn kim
loại, các loại vi trùng gây bệnh v.v.. Chúng có nguồn từ sản xuất công nghiệp, một
phần từ nông nghiệp và một phần nhỏ từ các bệnh viện thải ra. Các nước Châu Âu
mỗi năm thải ra hàng triệu tấn chất thải độc hại như Anh 11 triệu tấn, Pháp 3-5 triệu
tấn, Mỹ 54-72 triệu tấn … nhưng chỉ có khoảng 10% được tàng trữ đúng quy cách
còn lại 90% được chứa ở những nơi không phù hợp, gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, đe doạ sức khoẻ và tính mạng con người. Ở Mỹ có đến 1.200 địa
điểm chôn chất thải độc hại nhưng chỉ có 200 chỗ được cấp giấy chứng nhận hợp
quy cách. Việc tàng trữ chất thải độc hại không đúng quy cách đã gây nên những
tác động xấu đến môi trường như làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, phá hoại
chỗ cư trú các loài động vật, gây bệnh đột xuất hoặc kinh niên cho con người và các
loài sinh vật.
Để xử lý chất thải độc hại có thể dùng các biện pháp như tái sử dụng, tái chế
trong các ngành công nghiệp sử dụng các chất đó (không tái sử dụng dầu thải có
chứa hoá chất độc hại ở dạng hoà tan), khử độc bằng cách trộn chúng với đất ở xa
khu dân cư để các chất độc hại được phân huỷ tự nhiên bằng các quá trình hoá học
hoặc vi sinh vật (phải chuẩn bị phòng tránh việc lan truyền độc hại ra ngoài), thiêu
đốt ở nhiệt độ cao (từ 1.400-1.500

0

C) hoặc phân giải với nhiệt độ cao (460-600

0

C)

dưới áp suất lớn, hoặc chôn cất vĩnh viễn (chôn sâu từ 600-1200m) tại các khu vực
an toàn trong lòng đất sâu, cách ly với các nguồn nước (ví dụ tại các vùng sa mạc xa
xôi). Trong các loại chất thải độc hại đáng lưu ý nhất là các chất phóng xạ vì tính
độc hại ghê gớm của chúng đối với con người và tuổi thọ lâu dài của chúng.

6. Một số biện pháp xử lý rác thải đô thị

background image

1) Bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp được coi

là kinh tế nhất và được sử dụng phổ biến hiện nay. Đó là một khu đất trống có diện
tích và độ sâu thiết kế để tích giữ rác hàng ngày. Rác đổ vào bãi thải này được nén
ép và sau mỗi ngày được phủ lên một lớp đất khoảng 20-30cm. Khi bãi rác đầy
người ta phủ một lớp đất cuối cùng lên toàn bộ diện tích bãi rác.

Qui mô bãi chôn lấp phụ thuộc vào dân số đô thị, lượng rác phát sinh, đặc

điểm rác thải ... có thể lấy như sau:

TT

Quy mô bãi

Dân số (ngàn

người)

Lượng CTR

(T/năm)

Diện tích

bãi (ha)

Thời hạn sử

dụng (năm)

1

Nhỏ

5 - 10

20.000

5

< 10

2

Vừa

100-350

65.000

10-30

10-30

3

Lớn

350-1000

200.000

30-50

30-50

4

Rất lớn

>1000

>200.000

>=50

>50

Vị trí bãi chôn lấp cần chọn theo các điều kiện sau:
- gần nơi sản sinh chất thải nhưng xa khu dân cư từ 3.000 - 5.000m, nơi khuất

gió và cuối hướng gió chủ đạo.

- xa các sân bay (cách sân bay 10km) để tránh các loài chim như qụa, diều

hâu gây tai nạn cho máy bay tầm thấp.

- có đất trống, không bị ngập lụt và tính kinh tế của đất không cao, có thời

gian sử dụng đất >= 20 năm.

- cách nguồn nước cấp sinh hoạt và công nghiệp ít nhất 1000m, cách xa nguồn

nước ngầm và mực nước ngầm trong khu vực phải sâu, cách mặt đất trên 2,0m.

- có đường sá đủ tốt và đủ sức chịu tải để xe tải vận chuyển rác đi lại, nhưng

phải xa các ngả tư đường, không gây cản trở cho trục đường giao thông chính.

- phải có vùng đệm rộng ít nhất 50m cách biệt với hàng rào bao bọc bãi.
- phải hoà nhập với cảnh quan môi trường tổng thể trong vòng bán kính

1000m, có thể tạo vành đai cây xanh, các tường bao để bên ngoài không nhìn thấy
được.

- có nền đất tốt, chắc và đồng nhất, không thấm nước, tránh vùng đá vôi và

tránh các vết nứt kiến tạo, vùng đất dễ bị rạn nứt, tốt nhất là đất sét, á sét.

- có nguồn đất phủ bề mặt, tốt nhất là đất sét hoặc hỗn hợp sét bùn và cát.
Sơ đồ bãi thải:
2 -

1 3

4
5

background image

1- lớp phân cách trung gian; 2- CTR; 3- Lớp đất trồng cỏ canh ly bên ngoài;
4- lớp cách nước; 5- dải cây xanh cách ly.

2) Ủ hiếu khí tại bãi tập trung rác
Đối với các đô thị có dân số 50 - 500 ngàn người, khi có diện tích đất trống

có thể dùng biện pháp ủ hiếu khi. Thời gian ủ có thể kéo dài vài tháng. Tại đây, rác
được xử lý tập trung cùng với bùn cặn nước thải thành phố. Để ủ, người ta trộn
CTR chuẩn bị xử lý với bùn cặn nước thải, vun đắp hỗn hợp thành luồng và quạt
khí vào luồng sau đó nghiền, sấy bùn cặn và phế thải đã xử lý để đưa đi sử dụng.

Nhiệt độ ủ thường là 30 -40

0

C.Độ ẩm phế thải sau xử lý 45 - 50%.

Phương pháp này đơn giản nhưng phụ thuộc nhiều vào điều kiệnkhí hậu và

cần diện tích dất lớn.

3) Chế biến rác thành phân bón:
Rác hữu cơ được phân loại và chế biến thành phân bón rất tốt cho cây trồng.

Công nghệ chế biến rác thành phân hữu cơ bằng phương pháp thổi khí cưỡng

bức (nhà máy Tây Mổ, Từ Liêm, Hà Nội) được mô tả như sau:

Rác hữu cơ

Phân hầm cầu

Phân loại và
nghiền nhỏ

Khuấy trộn

Phối trộn

Chôn lấp

Tái chế

Ủ lên men

Thổi khí
cưỡng bức

Ủ chín

Sàng phân loại

Chôn lấp

Quạt tinh chế

Mùn hữu cơ
tận thu

Mùn hữu cơ
sản phẩm

Trộn phụ gia và chất
kích thích sinh trưởng

background image

Sản phẩm thu hồi là phân bón các loại: bón lót, bón thúc, phân cho cây

cảnh…

II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

1) Khái niệm và phân loại
Ô nhiễm môi trường đất là việc làm thay đổi tính chất lý, hoá, sinh học của

đất tự nhiên do đưa vào đất các chất thải khác nhau, nhất là chất thải rắn có chứa
các loại hoá chất gây ra.

Phân loại nguồn gây ô nhiễm đất:

a) Theo nguồn phát sinh:
- Nguồn công nghiệp: Công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm đất lớn nhất. Chất

thải rắn của các ngành công nghiệp như hoá chất và phân bón, khai thác mỏ, luyện
kim, dầu khí … như hoá chất, bụi, than xỉ, các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, As,
Ni, Cd …, các chất phóng xạ, dầu loang … được thải trực tiếp ra đất hoặc đốt hay
chôn đều gây ô nhiễm đất.Các loại hoá chất được thải ra bầu không khí như lưu
huỳnh, chì, các chất phóng xạ … rơi xuống đất cũng gây ô nhiễm đất.

- Nguồn nông nghiệp: Nền nông nghiệp hiện đại cũng gây ô nhiễm đất qua

việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Phần lớn chúng là những hợp chất hoá học
bền vững, ít phân rả, tồn tại lâu trong đất và tích luỹ ngày càng nhiều. Chúng có thể
huỷ diệt các sinh vật sống trên mặt đất và còn đi sâu vào các tầng đất sâu hơn (do
hoà vào nước) giết chết các cơ thể sống ở sâu trong lòng đất. Các loại phân súc vật,
rơm rạ, thóc lép, trấu, các thứ còn lại sau thu hoạch … ở mức độ nào đó có thể phân
huỷ để làm phân bón nhưng nếu quá mức sẽ là nguồn ô nhiễm đất.

- Chất thải xây dựng gạch đá, cát sạn, vôi sữa … sẽ làm thay đổi cấu trúc

vật lý của đất;

- Chất thải gia đình và rác đô thị cũng là nguồn ô nhiễm đất. Chúng là nơi

cư trú của chuột, bọ, côn trùng, ruồi muỗi, các loại vi trùng …, phần lớn chúng là
những vật chủ trung gian truyền bệnh cho người.

b) Theo tác nhân gây ô nhiễm
- Ô nhiễm do tác nhân hoá học
- Do tác nhân sinh học
- Do tác nhân vật lý
Quá trinh phát triển công nghiệp và đô thị có ảnh hưởng đến tính chất vật lý

và hoá học của đất. Những tác động vật lý như bị xói mòn, nén chặt và phá huỷ cấu
trúc đất tự nhiên của các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác mỏ. Các chất thải

Đóng bao

background image

rắn, lỏng và khí đều có tác động về mặt hoá học đến đất. Do đó phân loại theo các
tác nhân ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường đất.

2. Tiêu chuẩn đánh giá đất bị ô nhiễm

a) Theo phân tích hoá học
Dựa vào nồng độ các hợp chất Nitơ sinh ra trong qúa trình phân huỷ các chất

hữu cơ chứa đạm:

- Nhiều NH

3

: đất mới bị ô nhiễm

- Nhiều NO

2

: đất đang bị ô nhiễm

- Nhiều NO

3

: đất đã có mức độ khoáng hoá cao.

Dựa vào hàm lượng Clo:
- Ít muối Clo: đất sạch
- Nhiều muối Clo: đất bẩn
- Không có Clo: đất tự làm sạch (đất tự làm sạch trong vòng 1-2 năm)

b) Dựa vào các chỉ số vệ sinh (CSVS):
CSVS = Nitơ albumin của đất / Nitơ hữu cơ
Khi đất bị nhiễm bẩn thì vi sinh vật hoạt động yếu, Nitơ hữu cơ tăng lên và

chỉ số vệ sinh giảm (bảng sau):

CSVS Tình trạng đất

< 0,7 Nhiễm bẩn mạnh
0,7 - 0,85 Nhiễm bẩn trung bình
0,85 - 0,98 Nhiễm bẩn yếu
> 0,98 Đất sạch

c) Dựa vào số lượng vi sinh vật hay số lượng trứng giun:

Số lượng VSV Số lượng trứng giun Tình trạng đất
(triệu tế bào/gr đất) (trứng/kg đất)

1 - 2,5 100 Sạch, không bẩn
> 2,5 100 - 300 Đất hơi bẩn
> 2,5 > 300 Đất rất bẩn

3. Phòng chống ô nhiễm đất

Việc phòng chống ô nhiễm đất có liên quan chặt chẽ với phòng chống ô

nhiễm chất thải rắn. Vì vậy, nếu làm tốt được việc phòng chống ô nhiễm chất thải
rắn tức là làm tốt được việc phòng chống ô nhiễm đất. Đó là:

- Thu hồi và tìm cách tái sử dụng chất thải rắn, giảm lượng thải ra hoặc

làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác. Rác cần được sử dụng để tạo ra
năng lượng hoặc lấp hố móng san nền xây dựng, lấp những vùng trũng ngập nước,
sau đó cải tạo thành công viên, vườn hoa hoặc xây dựng nhà ở.

- Phân vùng vệ sinh nơi đổ rác. Các bãi rác cần được đắp đất bên trên để

rác phân huỷ bằng vi sinh vật yếm khí, không gây ô nhiễm và lan truyền bệnh tật.

background image

- Sản xuất khí sinh học và làm phân bón. Rác, động vật chết, các chất thải

từ nông nghiệp được sử dụng để sản xuất khí sinh học, tạo ra năng lượng cho người.
Khí sinh học được tạo thành do các vi khuẩn yếm khí (methanogenic) phân huỷ
thành các chất hữu cơ ở nhiệt độ 37

0

C, rác được phân huỷ sẽ giảm bớt ô nhiễm và

sử dụng làm phân bón rất tốt.

- Nhiệt phân: đốt rác ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí

(pyrolysis). Khi nhiệt phân có thể tạo ra những loại nhiên liệu có thể vận chuyển
được (khí nóng vận chuyển trong ống dẫn), cũng có thể tạo ra dầu từ các chất thải
bằng cách xử lý chúng với cacbon monoxit (CO) và nước dưới áp suất cao v.v…

3.6 CÁC LOẠI Ô NHIỄM KHÁC:TIẾNG ỒN, PHÓNG XẠ, NHIỆT

I. Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

1) Khái niệm: Tiếng ồn (noise) là tập hợp những âm thanh có cường độ và

tần số quá trị khác nhau (âm thanh hổn loạn, không mong muốn) được truyền đi
trong không gian, gây hậu quả cho người tiếp nhận.

Tiếng ồn là dạng ô nhiễm rất phổ biến ở các đô thị. Đô thị càng lớn, càng sầm

uất, giao thông và sản xuất càng phát triển thì ô nhiễm tiếng ồn càng nặng.

Tiếng ồn làm ô nhiễm môi trường nhưng không thể xác định được một cách

dễ dàng như các loại ô nhiễm khác. Ngay chính cùng một người, một tiếng ồn
nhưng mức độ tác động gây ra cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào trạng thái của
người đó đang lao động trí óc hay chân tay, đang tập trung suy nghĩ hay dạo chơi,
hoặc do tâm lý của người nghe (nghe nhạc thích to hay nhỏ) hoặc do quan hệ tình
cảm của người nghe với người gây ồn v.v…

2) Đơn vị đo mức cường độ, áp suất và tần số âm thanh

a) Cường độ âm thanh (I) là thông lượng âm (

φ

) gửi qua một đơn vị diện

tích (S) đặt vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian:

I =

S

φ

(W/m

2

), trong đó:

φ

- thông lượng âm (W); S - diện tích tiếp sóng âm (m

2

)

- Thông lượng âm (

φ

) =

t

W

với W - năng lượng của âm và t là thời gian

truyền âm.

Mỗi âm thanh đều có một năng lượng xác định W, năng lượng đó tỷ lệ với

biên độ a của sóng âm theo biểu thức:

W =

2

1

k.a

2

, trong đó:

k - hệ số phụ thuộc vào đơn vị dùng; a - biên độ dao động sóng âm
Mức cường độ âm thanh (mức âm) được tính theo hệ thống deciBen (dB) do

ông Alfred Bell thiết lập ra. Bội số 10 của dB là Bel, tương ứng với mức cường độ
âm thanh yếu nhất mà con người có thể nghe được là 1dB. Đây là hệ thống đo được
chia độ theo hàm logarit xuất phát từ sự cảm nhận của tai người. Tai người cảm
nhận cường độ âm theo hàm logarit, tức là khi cường độ âm thanh tăng lên 100 lần
thì tai người chỉ cảm thấy tăng lên 2 lần, cường độ âm thanh tăng lên 1000 lần thì
tai người cảm thấy chỉ tăng lên 3 lần v.v…

background image

Mức cường độ âm thanh được xác định theo công thức của tổ chức quốc tế về

tiêu chuẩn hoá (ISO) như sau:

L

I

= 10lg

0

I

I

(dB)

I

0

- mức cường độ âm nhỏ nhất mà người có thể nghe được.

Tai người cảm nhận một khoảng mức cường độ âm rất rộng, từ 0 - 180dB.

Mức 0 dB là ngưỡng nghe thấy, 140dB là ngưỡng chói tai (gây chấn thương). Có
người cảm thấy ồn ở mức 80 - 85dB, nhưng cũng có người ở mức 100 - 115 dB.
Tiếng nói chuyện thông thường hoặc cãi vả có mức âm từ 35 - 60dB, tiếng ồn máy
bay phản lực lúc cất cánh đạt đến 160dB.

b) Áp suất âm (P) là áp suất dư xuất hiện trong quá trình truyền sóng âm

trong trường âm. Không gian trong đó có sóng âm lan truyền gọi là trường âm.
Trong quá trình truyền sóng âm, môi trường bị nén và dãn liên tục, vì vậy trong
trường âm xuất hiện một áp suất dư gọi là áp suất âm, đơn vị là N/m

2

, Pascal v.v…

Trong trường hợp một sóng âm hình sin, áp suất âm P được tính bằng phương

trinh sau:

P = P

max.

sin(

)

2

sin(

)

.

max

ϕ

π

ϕ

ω

+

=

+

t

T

P

t

P

max.

- áp suất âm cực đại, tính bằng công thức P

max.

= k

v

a

.

.

.

ω

ρ

k - hệ số phụ thuộc vào đơn vị sử dụng; a - biên độ dao động

ω

- vận tốc góc; v - vận tốc truyền sóng;

ρ

- khối lượng riêng của môi

trường

T - chu kỳ dao động sóng âm; t - thời gian truyền sóng âm;

ϕ

- góc truyền

sóng âm.

Mức áp suất âm được tính theo ISO bằng công thức:
L

p

= 20lg P/P

0

(dB)

P

0

- mức áp suất nhỏ nhất mà người có thể nghe được.

Giữa cường độ âm và áp suất âm có sự liên hệ theo công thức sau:
I = P

2

/

ρ

C, trong đó:

ρ

- khối lượng riêng của môi trường. (kg/m

3

);

C - vận tốc truyền âm trong môi trường. (m/s)

c) Tần số âm thanh (f) : Âm thanh là một dao động cơ học. Tần số âm thanh

(f) được đo bằng đơn vị Hertz (Hz). Một Hz là một dao động xảy ra trong 1 giây.

Tác động của tiếng ồn đối với con người còn phụ thuộc vào tần số dao động

của âm. Con người có thể nghe được âm có tần số từ 16 - 20.000Hz, nhưng nhạy
cảm nhất là từ 1.000 - 5.000 Hz. Âm có tần số < 16Hz là hạ âm, > 20.000Hz là siêu
âm. Cả hạ âm và siêu âm, tai người đều không nghe được. Tiếng nói bình thường
của người có tần số từ 300 - 2000Hz nhưng nghe rõ nhất là âm có f = 1.000Hz.

Trong dải tần số âm thanh mà tai người nghe được, còn chia ra các loại âm

như: âm hạ tần có tần số f < 300Hz; trung tần có f = 300 - 1.000 Hz và cao tần có f
> 1.000Hz.

d) Đo mức to và độ to của âm:
Mức to của âm
được đo bằng đơn vị là Fon, ký hiệu là (F). F được công

nhận là đơn vị đo lường quốc tế từ 1961. F được xác định bằng tai người đánh giá

background image

(so sánh chủ quan) mức to của âm cần đo so với âm chuẩn, với điều kiện qui uớc
mức to của âm chuẩn đúng bằng mức âm tính theo dB của nó, vì có thể âm có cùng
mức cường độ (dB) nhưng tần số khác nhau nên người nghe có thể cảm nhận khác
nhau. Theo quy định quốc tế âm chuẩn là âm dao động hình sin sóng phẳng có tần
số 1.000Hz.

Độ to của âm: Tiếng ồn còn được đánh giá bằng độ to của âm, đơn vị là

Son, ký hiệu là (S). Một S là độ to của âm có tần số 1.000Hz với mức âm là 40
dB
. Âm 5.000Hz có mức cường độ là 40dB nhưng tai ta nghe thấy to gấp đôi so với
âm 1.000Hz thì nó được đánh giá là âm có độ to là 2 Son.

Son là cơ sở để so sánh độ to thực tế, còn Fon là mức to biểu thị bằng dB

được điều chỉnh với mức ồn có tần số âm là 1.000Hz.

Quan hệ giữa Son và Fon được biểu thị bằng biểu thức sau:
log

10

S = 0,03 (F-40)

với S - độ to tính bằng Son; F - mức to của âm đã được hiệu chỉnh là

Fôn.


e) Xác định mức ồn giảm theo khoảng cách:
Mức âm đặc trưng của nguồn ồn thường được đo ở độ cao 1,5m, cách nguồn

ồn một khoảng r

1

đã biết (r

1

thường = 1,0m đối với tiếng ồn từ máy móc. thiết bị

(điểm) và = 7,5m đối với nguồn ồn là dòng xe giao thông). thì mức ồn r

2

sẽ giảm đi

so với ồn ở r

1

một trị số

L theo các công thức sau:

- Với nguồn điểm :

L = 20.lg(r

2

/r

1

)

1+a

dB và

- Với nguồn đường:

L = 10.lg(r

2

/r

1

)

1+a

dB

a - hệ số ảnh hưởng do địa hình (với mặt đường nhựa và bêtông a = -0,1; với

đất trống không có cây cối a = 0 và đất trồng cỏ a = 0,1).

3) Quy luật ảnh hưởng và mức âm chịu được

Có hai quy luật ảnh hưởng của âm là:
- Cường độ âm tỉ lệ với bình phương khoảng cách. Nếu tăng gấp đôi khoảng

cách người nghe đến nguồn phát thì cường độ âm sẽ giảm đi 4 lần.

- Cường độ âm giảm đi qua bất kỳ vật chắn nào, nhất là qua các vật chắn đàn

hồi.

Mức âm chịu đựng đối với các đối tượng qua thực nghiệm cho thấy như sau:

Đối tượng

Ban đêm

Ban ngày Mức âm cao nhất

Bệnh viện, nhà an dưỡng

35 dB

45 dB

55 dB

Vùng dân cư

45 dB

55 dB

70 dB

Trung tâm thương mại

Trung bình

60 dB

75 dB

Vùng công nghiệp

-

65 dB

80 dB

Rạp chiếu bóng, phòng phát thanh vô tuyến

mức cao I

30 dB

Nhà hat, phòng hoà nhạc

-

35 dB

Thư viện

-

45 dB

Khách sạn, nơi hội họp, diễn đàn

-

55 dB

background image


4) Các nguồn gây ồn

Có nhiều nguồn gây ồn như sau:
- Nguồn tự nhiên: sấm sét, giông bão …
- Nguồn động vật: tiếng gầm rú, gào thét, chưởi bới … của động vật và

người

- Nguồn giao thông vận tải – phát ra từ động cơ và các bộ phận rung động

của ống bô xả khói, tiếng đóng cửa xe, tiếng rít của phanh, tiếng còi v.v… Có thể là
tiếng ồn của một xe hoặc cả đoàn xe. Trong giao thông vận tải thì tiếng ồn của máy
bay là lớn nhất, đặc biệt là các khu gần sân bay.

- Tiếng ồn trong xây dựng, chủ yếu là từ các máy móc xây dựng. Mức ồn của

các máy xây dựng thường lớn hơn các máy trong các xí nghiệp. Ví dụ: máy kéo,
máy ủi 93 dB, máy khoan đá 87 dB, máy đập bêtông 85 dB, xe đổ 1,5 tấn 75 dB.

- Tiếng ồn công nghiệp: rất đa dạng do hoạt động nhiều loại máy móc gây ra,

ví dụ trong luyện kim có máy rèn, máy cán, máy đập …, trong công nghiệp dệt có
tiếng động của thoi, của động cơ, trong cơ khí có máy khoan, đập, bào v.v… trò
chuyện, ca hát, hoà nhạc v.v…

5) Hậu quả của tiếng ồn

Tiếng ồn là một loại ô nhiễm, có thể gây những hậu quả như:
- Gây mệt mỏi thính lực, làm đau tai, giật mình, loét dạ dày, tăng huyết áp,

ảnh hưởng đến thần kinh … của người lớn, gây nguy hại cho hệ thần kinh bào thai.
Tiếng ồn thường làm mất ngủ (>50% người ngủ bị đánh thức vì tiếng ồn lớn), nếu
mất ngủ lâu ngày sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ của người, làm thể
lực giảm sút nhanh chóng. Người làm việc trong môi trường ồn bị loét dạ dày gấp 4
lần so với người khác. Tiếng ồn làm trầm trọng thêm các bệnh thần kinh của người
lớn, làm tăng nhịp tim của bào thai và làm cho cơ bắp của nó bị co lại v.v…

- Gây bệnh điếc nghề nghiệp cho công nhân. Nếu công nhân làm việc lâu dài

trong môi trường ồn >100 dB thì sẽ bị điếc và không phục hồi được.

- Ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin liên lạc. Hiệu quả tiếp thu các thông

tin sẽ bị giảm nhiều, nhất là các trường học, những nơi có sự truyền và nhận thông
tin.

- Gây ảnh hưởng đến hiệu quả lao động. Tiếng ồn là cho người lao động dễ

bị sai sót, năng suất lao động thấp, công nhân làm việc trong môi trường ồn gặp tai
nạn gấp hai lần so với người khác.

6) Phòng chống tiếng ồn

Theo WHO thì tiếng ồn là loại ÔNMT dễ phòng chống nhất nếu con người

có ý thức giữ gìn và phòng tránh.

Có thể áp dụng đồng bộ các giải pháp như:
- Giảm tiếng ồn từ nguồn phát, giảm tiếng ồn trên đường lan truyền,
- Quy hoạch xây dựng các khu dân cư, công nghiệp, bệnh viện, trường học

… hợp lý;

- Sử dụng các thiết bị kỹ thuật để cách âm và thiết bị hấp thụ sóng âm
- Tuyên truyền giáo dục cho mọi người về tác hại của tiếng ồn và
- Xử lý vi phạm bằng pháp luật.

background image

II. Ô NHIỄM PHÓNG XẠ

1) Khái niệm

Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng phát ra các tia bức xạ khi phân rã hạt

nhân nguyên tử của nguyên tố này thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố kia. Vật
phóng xạ là những chất có chứa nguyên tố phóng xạ. Khi phân rã hạt nhân nguyên
tử có tính phóng xạ thì sẽ phát ra các tia bức xạ hạt gồm các hạt

α

,

β

, hạt proton,

netron v.v… và bức xạ điện từ như các tia

γ

, tia Rơngen (X). Cả hai loại tia bức xạ

này đều có khả năng ion hoá các nguyên tử gặp phải trên đường truyền nên có tên
chung là bức xạ iôn hoá. Khi bức xạ iôn hoá va chạm với các nguyên tử, chúng sẽ
tách các êlectron ra khỏi nguyên tử.

Chỉ có một số nguyên tố là có tính phóng xạ. Trong các nguyên tố hoá học

có thể có nhiều đồng vị nhưng cũng chỉ có một vài đồng vị có tính phóng xạ. Đồng
vị có tính phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ.

Ô nhiễm phóng xạ sẽ đưa vào môi trường các loại bức xạ khác nhau vượt

quá tiêu chuẩn quy định, gây ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật trên trái đất.

Các tia vũ trụ và tia iôn hoá phát ra từ các chất phóng xạ thiên nhiên có trong

đất, trong nước được coi là phóng xạ nền. Các sinh vật đang tồn tại đã thích nghi
với phóng xạ nền. Ô nhiễm phóng xạ mà ta nói ở đây là chỉ các tia phóng xạ do hoạt
động của con người đưa vào môi trường vượt quá mức phóng xạ nền gây nguy hại
cho người và các sinh vật khác.

2) Các nguồn bức xạ trong môi trường

- Nguồn tự nhiên: do các nguyên tố phóng xạ tự nhiên trong bảng tuần hoàn

Mendeleep như Ra

226

, U

238

, Th

232

, Cr

137

… hoặc do các loại bức xạ từ vũ trụ do các

phân tử tích điện có năng lượng cao như Prôton nó có khả năng bức xạ năng lượng
khác do sự va chạm hạt nhân ôxy và nitơ trong khí quyển.

- Nguồn nhân tạo: có thể do các cuộc thử vũ khí hạt nhân hoặc thí nghiệm

năng lượng hạt nhân, khai thác quặng phóng xạ, xử lý và tinh chế quặng, sản xuất
các chất phóng xạ nhân tạo, các phòng thí nghiệm hạt nhân, nơi sử dụng các đồng vị
phóng xạ trong nghiên cứu khoa học, các phòng điều trị có sử dụng các đồng vị
phóng xạ để chuẩn đoán và chữa bệnh (các máy X quang, máy bức xạ chữa răng …)
hoặc bức xạ từ các tivi, máy tính …(các màng hình thường có điện thế cao 25Kv,
tạo thành các tia bức xạ (nếu không có kính bảo vệ), tivi trắng đen có bức xạ cao
hơn tivi màu)

3) Đơn vị đo mức phóng xạ

- Curie (Ci) là đơn vị cơ bản của hoạt tính phóng xạ, xác định bằng số lượng

đồng vị phóng xạ mà trong đó cứ mỗi giây có 3,7.10

10

(370 tỷ) nguyên tử phân rã.

1Ci tương ứng với sản phẩm phân rã của 1 gr Radium. Tuy nhiên lượng các chất
phóng xạ tương ứng với 1Ci thường rất khác nhau tuỳ theo chu kỳ phân rã nhanh
hay chậm. Ngoài ra còn có các đơn vị nhỏ hơn như Milicurie=10

-3

Ci,

Picrocurie=10

-12

Ci.

background image

- Rad: đơn vị đo liều lượng bức xạ thông dụng. Rad là liều lượng mà khi

chiếu lên 1gr mô cơ thể có 100 egr năng lượng được hấp thụ.

- Rengen (R): đơn vị đo lượng tia bức xạ

γ

và tia X được tạo ra bởi việc iôn

hoá 1 đơn vị dòng điện trong 1 cm

3

không khí khô ở nhiệt độ T=0

0

C và áp suất khí

quyển.

4) Hậu quả của ô nhiễm phóng xạ

Để xét hậu quả ô nhiễm phóng xạ cần phân biệt loại chiếu xạ và trạng thái

chiếu xạ.

- Có hai loại chiếu xạ là chiếu xạ ngoài (khi nguồn chiếu xạ nằm ngoài cơ

thể) và chiếu xạ trong (khi nguồn chiếu xạ theo thức ăn vào trong cơ thể người).

- Có hai loại trạng thái chiếu xạ là chiếu xạ liều thấp và chiếu xạ liều cao.
Các tia phóng xạ có thể làm chậm quá trình phân bào, làm đứt gãy các nhiễm

sắc thể, gây đột biến di truyền, gây ung thư v.v… Nếu chiếu xạ liều thấp thì tia xạ
có tác dụng kích thích sinh trưởng và phục hồi chức năng các cơ quan của cơ thể
người đang bị suy yếu hoặc tổn thương. Người bị chiếu xạ ngoài với liều lượng cao
hoặc bị chiếu xạ liên tục trong thời gian dài
thì bị bệnh phóng xạ. Khi từng cơ quan bị chiếu xạ thì chúng có thể bị tổn thương,
đặc biệt là cơ quan sinh dục rất nhạy cảm với sự chiếu xạ.

Người bị phóng xạ trong thời gian ngắn với liều lượng độc nhất và tác động

tức thời khoảng 100 Rad thì sẽ bị nôn mửa, từ 200-500 Rad sẽ có thể tử vong, trên
500 Rad thì 1/2 số nạn nhân bị chết và khoảng 1.000 Rad thì chết cả.

5) Cách phòng chống:
- Cấm thử vũ khí hạt nhân, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân,

- Cách ly các xí nghiệp có liên quan đến các chất phóng xạ như các nhà máy

điện nguyên tử, các nơi thí nghiệm hạt nhân nguyên tử,

- Quy định nghiêm ngặt bằng pháp luật việc sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và

sử dụng các chất có tính phóng xạ v.v…

II. Ô NHIỄM NHIỆT

1) Nguồn ô nhiễm nhiệt:

Cũng như các loại ô nhiễm khác, nguồn ô nhiễm nhiệt có thể là do thiên

nhiên hoặc do quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người tạo ra. Ở đây không xét
đến các ô nhiễm nhiệt do thiên nhiên mà chỉ nói đến các nguồn ô nhiễm nhiệt do
con người tạo ra.

Nguồn ô nhiễm nhiệt do con người gây ra chủ yếu là do thất thoát nhiệt trong

quá trình đốt nhiên liệu ở lò hơi, lò nung … hay thải nhiệt từ các quy trình công
nghệ như sản xuất điện, sản xuất sắt thép. Trong công nghiệp thì các nhà máy điện,
nhà máy luyện kim là những nguồn ô nhiễm nhiệt chính. Nhiệt sinh ra khi đốt nhiên
liệu sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp thải vào môi trường. Tại các nhà máy, khi các thiết bị
làm việc đều luôn có sự toả nhiệt và thường được thải qua nước làm mát hoặc qua
không khí. Hiện nay ở mức độ toàn cầu, khi công nghiệp phát triển và dân cư tăng
nhanh làm cho nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên và hậu quả là nhiệt thải vào
môi trường cũng tăng theo. Thêm vào đó là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” do các

background image

loại khí thải công nghiệp, đặc biệt là khí CO

2

tăng lên làm cho nhiệt độ chung của

bề mặt trái đất tăng lên.

2) Hậu quả của ô nhiễm nhiệt

- Ô nhiễm nhiệt trong môi trường không khí chủ yếu tác động đến sức khoẻ

công nhân làm việc ở vùng nhiệt độ cao như bên cạnh các lò luyện kim, lò hơi …
Nhiệt độ cao làm biến đổi sinh lý cơ thể người như mất mồ hôi, mất nhiều muối
khoáng và một số vitamin … Nhiệt độ cao khiến tim người làm việc nhiều hơn,
chức năng của thận và hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Gần nguồn nhiệt công
nhân còn chịu tác động của bức xạ nhiệt làm giảm sức khoẻ.

- Ô nhiễm nhiệt góp phần làm cho nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên, băng tan

ở các cực, mức nước biển dâng lên, thu hẹp diện tích đất liền, đe doạ đời sống con
người và các sinh vật khác. - Ô nhiễm nhiệt còn làm thay đổi khí hậu vùng, nhất là
vùng đô thị và các khu công nghiệp phát triển.

- Ô nhiễm nhiệt trong môi trường nước sẽ gây tác hại cho đời sống sinh vật ở

nước, khi nhiệt độ tăng, hàm lượng ôxy hoà tan trong nước sẽ giảm, nếu tăng 40

0

C

thì sẽ đe doạ đời sống nhiều loài thuỷ sinh.

3) Biện pháp giảm ô nhiễm nhiệt
Cải tiến quy trình công nghệ để nâng cao hiệu quả sử dụng nhiệt, giảm thất

thoát nhiệt ra môi trường, trồng cây xanh, lắp đặt các thiết bị thông gió và thải nhiệt,
cải tiến điều kiện phát tán nhiệt, tận dụng nguồn nước mang nhiệt vào các mục đích
khác trước khi xả ra vực nước v.v…

background image

CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

4.1 Nhận thức chung về phát triển bền vững (PTBV)

Trong lịch sử nhân loại, ngay từ buổi sơ khai con người đã biết khai thác

TNTN để chế biến thành những sản phẩm cần thiết cho sự sống hoặc để cải thiện
những điều kiện thiên nhiên, tạo ra môi trường sống thích hợp cho mình.

Trong khi tiến hành các hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết mọi sự can

thiệp vào thiên nhiên đều có hai mặt lợi và hại khác nhau đối với cuộc sống trước
mắt và lâu dài của con người.

Để ngăn ngừa những tác động đến thiên nhiên, con người đã đúc kết và lưu

truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác những tục lệ như chỉ định rừng đầu nguồn
thành “rừng cấm”, “rừng thiêng” không được xâm phạm; tục lệ phóng sinh, thả
chim, cá về nguồn; tục lệ cấm giết hại súc vật đang mang thai, động vật sơ sinh
v.v… Nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp gắn với các hiểu biết về sinh
thái như vậy có thể xem là những biểu hiện của ý thức BVMT một cách cảm tính
và được duy trì một cách ổn định trong hàng năm tại nhiều nước ở Châu Á và
Đông Nam Á.

Cùng với sự phát triển của tiến bộ xã hội, nhất là trong xã hội công nghiệp

với sự phát hiện những nguồn nguyên liệu, vật liệu và năng lượng mới cộng với
kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào thiên
nhiên, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên.

Để chế ngự thiên nhiên, ngăn ngừa các hiện tượng bất lợi cho mình, con

người nhiều khi đã tạo ra những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã
hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt được năng suất cao
trong sản xuất nông nghiệp, con ngươì đã chuyển đổi hoặc tạo ra các dòng năng
lượng nhân tạo, cắt nối các chuỗi hoặc lưới thức ăn vốn có của tự nhiên, đơn điệu
hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung để duy trì cân bằng nhân tạo rất
mkỏng manh của hệ thống tự nhiên và môi trường.

Đặc biệt là trong thế kỷ 20 sau những năm phục hồi chiến tranh thế giới lần

thứ 2 hàng loạt các nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi
sâu phát triển công nghiệp. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học kỹ thuật,
sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo ra nhiều nhu cầu
và khả năng mới về khai thác TNTN và can thiệp vào MT. Trật tự bất hợp lý về
kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm, đó là ô nhiễm do thừa thải (pollution
of affluence) tại các nước có nền công nghiệp phát triển và ô nhiễm do đói nghèo
(pollution of poverty) tại các nước nghèo chậm phát triển.

Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng

con người cũng như mọi sinh vật khác không thể đình chỉ sự tiến hoá và phát triển
của mình. Ngừng phát triển sẽ đồng nghĩa với sự tự huỷ diệt. Đó là quy luật của
sự sống mà mọi vật phải tuân theo. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa phát
triển và MT là chấp nhận sự phát triển nhưng phải phát triển một cách khôn khéo,
phát triển mà không gây ra những tác hại đến MT. Đó là PTBV mà nhân loại hiện
nay đang nói đến.

background image

Vậy PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà

không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai
trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường
. (Luật BVMT 2005).

Tình trạng phúc lợi của thế hệ hôm nay cũng như của caqsc thế hệ mai sau

phụ thuộc vào nguồn TNTN và nhân tạo đã có; mỗi một cá thể đều phải có nghĩa vụ
ngăn ngừa và hạn chế việc làm cạn kiệt nguồn TNTN đó. PTBV được mô tả như
một quá trình biến đổi sâu sắc mà trong đó việc sử dụng các nguồn TNTN, việc xây
dựng cơ cấu đầu tư, việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật và các cơ chế pháp lý
phải hoà hợp cho được những nhu cầu của cả hiện tại và tương lai.

4.2. Các nguyên tắc đề PTBV

Hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janero (1992) đã nhất trí thông qua 9 nguyên

tắc để PTBV:

1) Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của trái đất vì:

- Sức sống của trái đất là sức sống của con người, của các hệ sinh thái
- Sự đa dạng sinh học được tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất

mà loài người phụ thuộc vào đó. Hệ thống thiên nhiên có vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc điều chỉnh khí hậu, thời tiết, cân bằng nước … và các yếu tố môi trường
khác mà con người đang sống, giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông, lâm,
ngư nghiệp … Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ tất cả các loài động và thực vật
trên trái đất, bảo vệ các ngồn gen di truyền của các loài sinh vật. Bảo vệ đa dạng
chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta hôm nay và mai sau.


2) Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại tài nguyên nhất

là TN không tái tạo được. Con người từ xưa đã biết sử dụng các nguồn TNTN.
Nguồn TN không tái tạo được như các loại nhiên liệu hoá thạch, dầu hoả … thường
có hạn, nếu khai thác quá mức sẽ làm chúng cạn kiệt. Trong từng quốc gia hoặc trên
phạm vi toàn thế giới, các ngành hoạt động đều luôn có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau trong nhu cầu sử dụng TNTN, vì vậy muốn sử dụng lâu dài cân cân nhắc tính
toán để hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm các loại TNTN đó.

3) Giữ vững khả năng chịu đựng của trái đất. Trái đất nói chung hay một

HST nào đó dù là tự nhiên hay nhân tạo đều có phạm vi chịu đựng nhất định. Con
người có thể mở rộng phạm vi đó bằng các loại hình kỹ thuật truyền thống hay áp
dụng công nghệ mới nhưng nếu không dựa vào các quy luật phát triển nội tại của tự
nhiên thì phải trả giá rất đắt, làm cho TNTN, các HST bị suy thoái, nghèo kiệt, mất
khả năng phục hồi.

PTBV còn phụ thuộc vào dân số. Dân số càng tăng, nhu cầu sử dụng các

nguồn TNTN càng lớn và sẽ vượt khả năng chịu đựng của trái đất, cho nên phải tìm
cách giới hạn an toàn giữa phát triên dân số và PTBV.


4) Tôn trọng và quan tâm đến cuốc sống cộng đồng. Đây là nguyên tắc

quan trọng, nó nói lên trách nhiệm của con người là phải quan tâm đến mọi người

background image

xung quanh, đến các hình thái khác nhau của cuộc sống hiện nay và mai sau. Theo
nguyên tắc này thì sự phát triển của nước này không làm thiệt hại đến nước khác; sự
phát triển của thế hệ này không làm nguy hại đến thế hệ mai sau; sự phát triển của
dân tộc này không làm ảnh hưởng đến dân tộc khác; sự phát triển của loài này
không ảnh hưởng đến loài khác trong cộng đồng v.v…. Bởi vì tất cả dạng sống trên
thế giới đều tạo thành một hệ thống lớn lệ thuộc lẫn nhau, tác động tương hỗ lẫn
nhau; nếu làm rối loạn một khâu nào đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.

5) Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Mục đích cơ bản của

phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Con người nhận biết được
khả năng của mình là có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống. Mỗi một dân tộc
đều có những mục tiêu khác nhau trong phát triển nhưng lại có điểm thống nhất là
mong muốn xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có đủ nhu cầu cần thiết cho cuộc
sống, được giáo dục học hành tốt, được bình đẳng, an toàn xã hội, không bạo lực,
chiến tranh v.v… Tôn trọng cuộc sống cộng đồng một cách hoà hợp là yếu tố quan
trọng trong việc góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống con người.

6) Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mỗi người đối với thiên

nhiên. Trước đây và ngay cả bây giờ chúng ta chưa có ý niệm đầy đủ về PTBV. Sự
nghèo khó buộc con người phải phá rừng làm nương rẫy, săn bắn chim thú … để
tồn tại. Những hành động đó đã gây tác động xấu đến MT và các HST, làm cạn kiệt
TNTN, giảm diện tích rừng … Còn sự giàu có lại gây ra sự tiêu dùng quá mức, sử
dụng lãng phí nhiều loại TNTN cũng dẫn đến sự cạn kiệt nhanh chóng các loại
TNTN. Vì lẽ đó con người phải thay đổi thái độ và hành vi của mình trong cách ứng
xử với thiên nhiên, trong việc sử dụng và bảo vệ TNTN, BVMT. Nếu con người có
thái độ đúng với thiên nhiên thì sẽ tận hưởng được những tài sản vô giá mà thiên
nhiên dành cho.

7) Để cho cộng đồng tự quản lý lấy MT sống của mình. MT là ngôi nhà

chung không chỉ riêng của một cá nhân nào, cộng đồng nào. Cần phải xây dựng một
cuộc sống bền vững phụ thuộc vào niềm tin và sự đóng góp của từng cá nhận trong
cộng đồng. Một cộng đồng muốn được sống bền vững trước hết phải quan tâm bảo
vệ môi trường sống của chính mình và không làm ảnh hưởng đến MT của cộng
đồng khác. Họ phải biết ửu dụng TNTN một cách hợp lý, tiết kiệm, biết cách thải và
xử lý các phế thải độc hại được an toàn, biết cách bảo vệ các HST và tính đa dạng
của các HST đó. Con người hoàn toàn có khả năng quản lý lấy MT sống của mình
nếu được giáo dục đúng mức, được giao đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm.

Mục tiêu của việc BVMT là gìn giữ những nguồn lợi tự nhiên của toàn bộ lãnh

thổ cũng như từng địa phương, quản lý và bảo vệ các nguồn TNTN, bảo vệ tính đa
dạng sinh học của toàn bộ lãnh thổ quốc gia trong đó có lợi ích địa phương. Cộng
đồng không thể tiến hành các hoạt động BVMT nếu các công dân không được tham
gia quyết định những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình. Vì vậy, cần phải để
cho cộng đồng được điều khiển toàn bộ cuộc sống của mình, bao gồm việc được
hưởng thụ, được sử dụng nguồn TNTN, đồng thời có trách nhiệm quản lý, bảo vệ
nguồn TNTN của địa phương mình cũng như được tham gia bàn bạc thảo luận các
dự án bảo vệ TNTN và BVMT và cần tạo mọi điều kiện để giúp đỡ cộng đồng thực
hiện các dự án đó.

background image

8) Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc BVMT.

Muốn BVMT và PTBV thì phải xây dựng được sự đồng tâm nhất trí và đạo đức
sống bền vững trong cộng đồng. Chính quyền trung ương cũng như địa phương phải
có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ TNTN. Bên cạnh cơ cấu quyền
lực phải có luật về TNTN và MT vì luật là công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo
thực hiện những chính sách , đảm bảo cuộc sống bền vững; ọi người, mọi tổ chức
đều phải chấp hành luật.

9) Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu. MT là vấn đề của toàn cầu, của

mọi quốc gia. MT không có biên giới. Bầu khí quyển và đại dương tác động qua lại
lẫn nhau tạo ra khí hậu trái đất. Nhiều con sông lớn là tài sản chung của nhà nước.
Việc biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ôzôn, nạn ÔNMT không khí, nước … đang là
nguy cơ đe doạ toàn cầu. Cho nên vấn đề BVMT không thể làm riêng từng nước mà
phải có sự liên minh toàn cầu, liên minh toàn thể cộng đồng các dân tộc trên thế
giới mới làm được.



4.3 Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam

Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam được nêu ra ở đây đã được

chính phủ Việt Nam trình bày tại hội nghị Rio de Janero tháng 6-1992 và đã được
nghiên cứu, xem xét trong các lần soạn thảo và ban hành Luật BVMT của Việt Nam
(thang 12.1993 và tháng 12.2005). Giải quyết được các vấn đề đó thì Việt Nam mới
có thể PTBV được.

1) Nguy cơ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng và

đe doạ cả nước. Năm 1943 diện tích rừng của Việt Nam là 19 triệu ha, nay chỉ còn
khoảng 8 triệu ha, như vậy trong vòng 50 năm qua hơn một nửa diện tích rừng của
Việt Nam đã bị tàn phá, trung bình mỗi năm mất khoảng từ 160.000-200.000 ha. Tỷ
lệ mất rừng bình quân ở nước ta cao gấp 5 lần so với thế giới (ta 1,4% so với 0,3%-
năm thế giới). Với một nước nhiệt đới, địa hình 3/4 là rừng núi, nhưng tỉ lệ che phủ
rừng hiện nay chỉ còn khoảng 22-28% tổng diện tích cả nước, có nơi chỉ còn 10%,
như vậy coi như đã mất rừng. Giới hạn thấp nhất an toàn cho môi trường là độ che
phủ của rừng phải là 33,2%, như vậy độ che phủ rừng ở Việt Nam thấp hơn mức an
toàn rất nhiều.

Trữ lượng gỗ bình quân rừng tự nhiên của ta dưới 80m

3

/ha, nhiều nơi chỉ còn

30m

3

/ha, trong khi chỉ số của thế giới là 230m

3

/ha. Tài nguyên sinh học gắn với

rừng ngày càng cạn kiệt, đa dạng sinh học vốn rất phong phú trước đây đang ngày
càng giảm sút.

Nguyên nhân diện tích rừng và tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng là do

rừng đã bị khai thác quá mức, vượt quá ngưỡng phục hồi mà không được kiểm soát
và bảo vệ; việc xây dựng các vùng kinh tế mới không theo quy hoạch; tập quá du
canh du cư, phá rừng làm nương rẫy … ; việc săn bắn thú rừng bừa bãi v.v… Hậu
quả là MT luôn biến động, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn. Vào mùa mưa
các sông khu vực miền Trung và vùng Tây Bắc thuờng xảy ra lũ quét, còn về mùa
khô thị bị cạn kiệt, lòng sông bị bồi lấp…

background image

Theo dự đoán nếu tốc độ mất rừng không giảm đi, nếu không có các biện pháp

tổng hợp cứu rừng thì không bao lâu nữa thảm hoạ mất rừng sẽ xảy ra với Việt
Nam. Mất rừng sẽ là thảm hoạ quốc gia. Vì vậy tháng 3/1997, Chính phủ Việt Nam
đã có lệnh đóng cửa rừng. Đây là giải pháp tình thế nhưng có ýnghĩa chiến lược
quan trọng trong việc bảo vệ rừng vì lợi ích chung của dân tộc. Đồng thời với việc
đóng cửa rừng, chính phủ còn chủ trương đến năm 2005 phải trồng mới khoảng 5-6
triệu ha rừng hàng năm, để sau 10 năm sẽ có độ phủ xanh là 40-45% diện tích rừng.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, vốn đầu tư cho trồng rừng của ta đã lên tới 7.550 tỷ
đồng, sau đó còn phải đầu tư thêm hàng vạn tỷ đồng nữa. Tuy nhiên, việc quản lý
và bảo vệ rừng vẫn rất khó khăn, rừng tự nhiên cũng như rừng trồng vẫn đang bị
phá huỷ rất nghiêm trọng.

2) Sự suy giảm nhanh diện tích và chất lượng đất canh tác theo đầu người,

việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn. Với trên 33 triệu ha đât tự
nhiên, Việt Nam là nước có diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người vào loại
thấp nhất thế giới. Xu thế này đang tiếp tục gia tăng theo mức độ phát triển dân số
còn quá cao và quá trình đô thị hoá phát triển rất nhanh, ở vùng đồng bằng sông
Hồng mỗi người chỉ được 462m

2

và 1729m

2

cho mỗi lao động nông nghiệp. Chất

lượng đất cũng bị suy giảm nhanh do xói mòn, bạc màu. Có khoảng 3 triệu ha đất bị
nhiễm mặn hoặc chua phèn; nhiều nơi đất bị sa mạc hoá hoặc khô cằn do thiếu
nước; ô nhiễm đất đã xảy ra ở một số vùng đất tốt ven các khu công nghiệp hoặc do
dùng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu không hợp lý. Tài nguyên đất không được
sử dụng hợp lý như tỷ lệ đất nông nghiệp, lâm nghiệp còn thấp (xấp xỉ 50% quỹ
đất), tỷ lệ đất trống đồi trọc không sản xuất được quá cao (chiếm 1/3 diện tích cả
nước); quỹ đất nông nghiệp dành cho các mục đích phi nông nghiệp lại rất cao và
còn có xu thế gia tăng do sự phát triển đô thị, các khu công nghiệp, các công trình
giao thông, thuỷ lợi …; việc sử dụng đất rất không đồng đều ở các vùng v.v…

3) Môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, tài nguyên biển đặc biệt là tài

nguyên sinh vật biển ven bờ suy giảm đáng kể.

Đất nước ta có gần 1 triệu km

2

hải phận được coi là kho tàng thuỷ sản vô tận,

có thể cho phép khai thác ổn định hàng năm từ 1,6-2 triệu tấn hải sản. Năm 1980
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 11 triệu USD, năm 1994 lên 458 triệu, năm 2000
trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên biển Việt Nam đang cạn dần nguồn tài nguyên do khoan
khai thác dầu khí, các sự cố giao thông, tràn dầu trên biển, các hiện tượng đánh bắt
hải sản bằng thuốc nổ, xung điện hoặc do việc quản lý và khai thác không chặt chẽ
để tài nguyên bị cướp đoạt bởi các tàu đánh bắt nước ngoài. Một số vùng biển ven
bờ như Hạ Long. Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu v.v…
đang bị ô nhiễm do việc thải các chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.

Biển Việt Nam có hệ thống rừng ngập mặn với hàng trăm triệu hecta tập trung

chủ yếu ở Cà Mâu với hơn 116.000 hecta. Các con sông lớn chịu ảnh hưởng của
thuỷ triều biển Đông và vịnh Thái Lan chảy qua vùng rừng ngập mặn tạo ra một
môi trường thức ăn thích hợp và lý tưởng với nhiều loại thuỷ sản khác nhau, đặc
biệt là tôm. Tuy nhiên rừng ngập mặn này cũng đang bị tàn phá nặng nề với tốc độ
hàng chục ngàn hecta/năm (tư năm 1989-1995 trung bình là 13.000 ha/năm), theo
đó tài nguyên thuỷ sản cũng giảm đi rõ rệt.

4) Tài nguyên nước bao gồm nước mặt và nước dưới đất ngày càng bị ô

nhiễm do các chất thải sinh hoạt và công nghiệp, một số nơi đã ở mức báo động

background image

như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM ; các hệ sinh thái cửa sông, các vùng
đất ngập nước, rừng ngập mặn ven biển đang bị suy thoái về các nguồn lợi thuỷ sản,
hải sản do việc sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái đó và do nguồn nước bị ô
nhiễm gây ra.

5) Tài nguyên khoáng sản đang bị khai thác một cách lãng phí và bừa bãi,

đặc biệt là kim loại quý như vàng sa khoáng, đá quý tại Nghệ An, Cao Bằng, Bắc
Thái, Quảng Nam … Hàng trăm mỏ khoáng sản đạng được khai thác nhưng đều rất
lãng phí, mức tổn thất than trung bình từ 12-15%, lượng tổn thất quặng apatit loại 1
và loại 2 trong 20 năm khai thác bằng hai lần lượng quặng đã lấy được; vàng sa
khoáng, đá quý hiếm … bị khai thác bừa bãi không thống kê được đã dẫn tới việc
cạn kiệt và nghèo đi của TNTN. Việc khai thác lãng phí và bừa bãi TNTN còn làm
ô nhiễm môi trường nước, mất đất canh tác nông, lâm nghiệp, làm ảnh hưởng tới
cảnh quan thiên nhiên và ô nhiễm môi trường chung quanh.

6) Ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, các đô thị và một số vùng

nông thôn đang trở nên trầm trọng do các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.Các
thành phố như Hà Nội, TP HCM, Việt Trì … đã ghi nhận được trên 50loại hơi khí
độc với nồng độ ô nhiễm vượt hàng chục lần giới hạn cho phép. Ô nhiễm tiếng ồn ở
nhiều nhà máy và phương tiện giao thông đô thị ở mức gấp 3-5 lần tiêu chuẩn cho
phép, có nơi đến 15-20lần. Việc thiếu quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
không đồng bộ, không có các biện pháp kiểm tra, xử lý đúng mức … đã làm cho
môi trường đô thị và khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng.

7) Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc do Mỹ rải xuống Việt

Nam đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường tự
nhiên và con người Việt Nam. Theo thống kê của Mỹ, gần 50% diện tích rừng và
đất canh tác ở miền Nam Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học từ 1 lần trở lên. Mỹ
đã sử dụng đến trên 72 triệu galon chất diệt vỏ và làm trụi lá cây, trong đó chất độc
màu da cam có chứa điôxin chiếm 60%, chất trắng 13% và chất xanh 27% đã huỷ
diệt hàng trăm ha rừng và đất trồng trọt, nhiễm độc nguồn nước, gây tổn thất
nghiệm trọng về số lượng và chủng loại các loài sinh vật, đặc biệt gây hậu quả lâu
dài đến sức khoẻ con người. Ước tính thời gian khôi phục các khu rừng bị rải chất
độc hoá học phải mất một thế kỷ nếu không có chính sách trồng cây gây rừng hiệu
quả.

8) Dân số tăng nhanh lại phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng

lao động giữa các vùng và các ngành nghề khai thác tài nguyên cùng với sự tập
trung dân số tại các thành phố lớn đã gây ra những vấn đề môi trường gây gắt cần
phải giải quyết. Trong thời gian 22 năm từ 1955-1977 mặc dù có chiến tranh nhưng
dân số nước ta đã tăng gấp đôi, đến nay đã đạt trên 80 triệu người. Mức tăng dân số
trung bình ở Việt Nam là 1,3 triệu người/năm, khoảng 2,4%/năm, đã gây ra nhiều
vấn đề gay gắt mà nền kinh tế cần phải giải quyết như ăn, mặc, ở, giáo dục y tế,
giao thông vận tải … Dân số tăng nhanh nên yêu cầu về lương thực, vải vóc, diện
tích nhà ở … phải tăng thêm: nếu mỗi người cần 13kg gạo/tháng thì mỗi năm cần
tăng thêm khoảng 50 vạn tấn thóc; mỗi người cần 5 mét vải/năm thì hàng năm cần

background image

phải tăng thêm khoảng trên 8 triệu mét vải và mỗi ngưởi cần 6m

2

nhà ở thì phải xây

thêm 7,8 triệu m

2

/năm nhà ở v.v…

9) Nhận thức về BVMT của nhân dân còn yếu nhưng việc tuyên truyền giáo

dục và đào tạo cán bộ về môi trường chưa được làm tốt, các kế hoạch BVMT chưa
được thể hiện đầy đủ trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, luật pháp và thể
chế quán lý môi trường chưa được thực thi hiệu nghiệm; cơ sở vật chất kỹ thuật để
giải quyết các vấn đề về môi trường còn thiếu nghiêm trọng, trong khi đó nhu cầu
về cải thiện và chống ô nhiễm môi trường ngày càng bức xúc và phức tạp… Đây là
vấn đề chung của các nước đang phát triển nhưng đối với Việt Nam là hết sức to lớn
so với yêu cầu thực tế nên việc BVMT sống nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn,
trở ngại.

CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM),

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC)

I. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

1.1

Định nghĩa, mục đích và ý nghĩa của việc ĐTM

Theo điều 3 Luật BVMT 2005 thì "ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác

động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó".

Tác động đến MT bao gồm việc tạo ra những hậu quả làm thay đổi chất lượng,

số lượng, thay đổi sự phân bố không gian hoặc thời gian các loại TNTN hoặc các
nhân tố về chất lượng môi trường sống. Tác động có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có
hại, trước mắt hoặc lâu dài, trực tiếp hoặc gián tiếp cho cộng đồng dân cư, cho tài
nguyên và môi trường tại nơi thực hiện dự án.

Mục đích của việc ĐTM:
- Cung cấp thêm những tư liệu khoa học cần thiết cho việc quyết định các dự

án đầu tư.

- Giúp cho cơ quan xét duyệt các dự án đầu tư đưa ra được những quyết định

đúng đắn và toàn diện hơn, có thể thực hiện hay không thực hiện dự án đó về mặt
môi trường .

- Tạo ra cơ hội để có thể phối hợp, liên kết các điều kiện nhằm giảm nhẹ các

tác động có hại đến môi trường.

- Tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp ý kiến công khai vào các

dự án đầu tư xây dựng hoặc hoà giải giữa các bên (bên gây tác động và bên chịu tác
động), góp phần lựa chọn dự án được tốt hơn.

- Là công cụ pháp lý buộc chủ dự án phải thực hiện các điều cam kết về

BVMT khi thực hiện dự án.

Ý nghĩa của việc ĐTM:
ĐTM có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xét duyệt và quyết định các dự

án đầu tư xây dựng. Có thể nêu lên đây 4 ý nghĩa cơ bản của việc ĐTM:

- ĐTM là công cụ quản lý môi trường. Nó hỗ trợ cho việc thực hiện dự án theo

hướng bảo đảm hiệu quả kinh tế BVMT và góp phần vào mục tiêu PTBV: Điều đó

background image

thể hiện ở chỗ: khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn và giúp cho dự án hoạt
động hiệu quả hơn; giúp cho Nhà nước tránh được những hoạt động sai lầm mà sau
này phải khắc phục rất tốn kém; việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn, hạn chế
được suy thoái môi trường.

- ĐTM không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát

triển chung của khu vực, của cả nước và của toàn thế giới, tránh gây tác hại tích lũy
của các chất ô nhiễm ở mức độ cao cho một khu vực.

- Huy động được sự đóng góp đông đảo các tầng lớp trong xã hội, góp phần

nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý, các chủ dự án và của cộng đồng đến việc
BVMT. Liên kết được các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau để giải quyết một
công việc chung là đánh giá mức độ tác động đến MT của các dự án, giúp cho
người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu BVMT. Nó còn phát
huy được tính công khai, minh bạch trong việc lập và thực thi dự án, nâng cao được
ý thức cộng đồng trong công tác BVMT.

1.2. Quá trình phân tích logic để xác định các tác động đến MT và

vai trò của ĐTM trong một chu trình dự án.

dẫn tới


Vai trò của ĐTM trong một chu trình dự án

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hôi

Dự án phát triển

Các hành động để thực hiện dự án

Các biến đổi về MT do các
hành động đó gây nên

Các tác động của các biến đổi tới
tài nguyên và môi trường

Các biện pháp phòng tránh,
khắc phục, xử lý

background image

Đánh giá chi tiết về các tác động. Xác

Tiền khả thi

định nhu cầu giảm nhẹ tác động.Xác

định
Chọn địa điểm,sàng lọc về số liệu để phân tích LI-CPMR
MT,đánh giá sơ bộ,định

Khả thi

biên các vấn đề quan

Thiết kế chi tiết các biện pháp

giảm
trọng về MT

nhẹ tác động

Mục tiêu dự án

Thiết kế kỹ thuật &
quy trình công nghệ
Giám sát và

Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ

tác

đánh giá

động và chiến lược môi trường.

Thực hiện dự án

Giám sát và hậu kiểm toán các bài học
kinh nghiệm đối với các dự án tương lai

1.3. Đối tượng của ĐTM:
Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ có quy định

danh mục 102 dự án phải lập báo cáo ĐTM. Các dự án này được nêu lên trong Phụ
Lục số 1 kèm theo Nghị định. Dưới đây là 15 dự án đầu tiên:

1) Tất cả dự án công trình trọng điểm quốc gia,
2) Tất cả dự án có sử dụng một phần, toàn bộ diện tích đất hoặc có ảnh hưởng

xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di itích lịch sử-văn hoá, di
sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc chưa được xếp hạng
nhưng được UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ.

3) Tất cả dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực

sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ.

4) Tất cả dự án nhà máy điện nguyên tử.
5) Tất cả dự án nhà máy điện nhiệt hạch.
6) Tất cả dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân.
7) Tất cả dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất

phóng xa hoặc phát sinh chất thải phóng xạ.

8) Tất cả dự án xây dựng cơ sở viễn thông.
9) Tất cả dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư.
10) Tất cả dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ

cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cụm làng nghề.

11) Tất cả dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, thương mại.
12) Tất cả dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tuyến đường bộ cao tốc, cấp

1, cấp 2 và cấp 3.

13) Dự án xây dựng mới các tuyến đường bộ cấp 4 có chiều dài từ 50km trở

lên.

14) Dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt có chiêu dài từ

10km trở lên

background image

15) Dự án xây dựng mới các cầu vĩnh cửu trên đường bộ, đường sắt chiều dài

từ 200m trở lên (không kể đường dẫn).

v.v…

1.4. Các nguyên tắc và yêu cầu của báo cáo ĐTM
1) Các nguyên tắc
khi thực hiện báo cáo ĐTM: Trong ĐTM cần đảm bảo các

nguyên tắc sau đây:

- Phải đảm bảo tính khoa học vì báo cáo ĐTM là một công cụ khoa học, phải

làm cho người đề xuất ra dự án cũng như ngưới xét duyệt dự án hiểu rõ được những
tác động mà dự án đó sẽ mang lại cho TNTN, cho chất lượng môi trường sống của
cộng đồng trong khu vực thực hiện dự án. Khoa học môi trường có tính liên ngành
rất cao cho nên trong báo cáo ĐTM đòi hỏi tổng hợp tất cả kiến thức khoa học và
kỹ thuật cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người, bao gồm cả kiến thức
về TNTN, về các HST (kể cả sinh thái nhân văn và xã hội), về các loại hình kỹ
thuật sản xuất, các vấn đề ô nhiễm và biện phòng phòng ngừa, xử lý ô nhiễm v.v…
Không thể có một bộ môn khoa học nào có thể hiểu hết tất cả các kiến thức cầnn
thiết cho moi công tác ĐTM, do đó muốn bảo đảm tính khoa học của một báo cáo
ĐTM thì phải tâp hợp đúng các chuyên gia liên ngành liên quan.

- Phải phân tích, xem xét một cách cụ thể và chi tiết các thành phần của dự

án, các nhân tố môi trường sẽ chịu tác động, khả năng diễn biến các nhân tố đó theo
các phương án khác nhau, so sánh khách quan lợi - hại của các phương án, đặc biệt
phải cố gắng tiến hành phân tích lợi ích - chi phí mở rộng để có thể đưa kết quả so
sánh bằng giá trị kinh tế và xem xét vấn đề một cách tổng hợp cả định tính và định
lượng. Những tư liệu được sử dụng để phân tích, đánh giá là những tư liệu sẵn có
thu thập được hoặc phải đo đạc, quan trắc chuyên dùng cho ĐTM nhưng phải được
kiểm tra, đánh giá về độ tin cậy và lựa chọn kỹ trước khi phân tích tính toán. Trong
các nhân tố MT đưa ra phân tích cần phân biệt hai loại: loại có thể quy ra tiền thì
cần dùng phương pháp phânn tích lợi ích - chi phí mở rộng và loại không thể quy ra
tiền được thi dùng các định mức, tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật để so sánh và
lựa chọn.

- Phải đảm bảo tính hệ thống tức là phải xem xét dự án đó và các nhân tố môi

trường một cách có hệ thống trong một mối tương quan chặt chẽ với nhau giữa các
hệ thống (hệ thống kinh tế, xã hội, thiên nhiên và môi trường). Bản thân MT đã
mang đầy đủ các đặc trưng của hệ thống như hệ thống cơ cấu phức tạp của nhiều
thành phân hợp thành và quan hệ tương tác giữa các thành phần đó; hệ thống MT lại
mang tính động, luôn thay đổi trong quá trình vận động và phát triển của mình; tính
cân bằng của các yếu tố MT là cân bằng động …, hơn nữa hệ thống MT là một hệ
thống mang tính hở, trong đó các vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng cũng
như thông tin luôn vận động trong không gian và thời gian. Vì vậy, khi tiến hành
ĐTM cần đảm bảo tính hệ thống, xem xét vấn đề đồng thời trong cả hệ thống thiên
nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội cũng như các mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa
các hêj thống đó.

2) Các yêu cầu của báo cáo ĐTM :
Báo cáo ĐTM phải đạt được các yêu cầu sau:
- Phải thật sự là công cụ khoa học, giúp cho việc lựa chọn quyết định. Thực

chất của ĐTM là cung cấp thêm tư liệu đã được cân nhắc, phân tích một cách khoa

background image

học về lợi - hại đối với TNTN và MT để cơ quan ra quyết định lựa chọn phương án
hoạt động phát triển một cách hợp lý và chính xác.

- Phải đề xuất cho được các phương án phòng tránh, giảm được các tác

động xấu, tăng cường các mặt có lợi mà vẫn đạt được đầy đủ các mục tiêu và yêu
cầu phát triển. Nếu phương án đề xuất không được chấp nhận vì gây tổn thương quá
lớn về MT và TNTN thì phải đề xuất được phương án thay thế.

- Phải rõ ràng, dễ hiểu. Cách diễn đạt phải cụ thể, thiết thực, có sức thuyết

phục giúp cho người ra quyết định nhìn thấy vấn đề một cách rõ ràng, khách quan
từ đó có quyêt định đúng đắn, kịp thời.

- Phải chặt chẽ về mặt pháp lý. Vì báo cáo ĐTM là cơ sở pháp lý giứp cho

việc quyết định những vấn đề quan trọng về kinh tế liên quan đến quyền lợi vật chất
và tinh thần của cộng đồng trong một địa phương, một quốc gia và của cả thế giới
liên quan.

- Phải hợp lý trong chi tiêu. ĐTM là việc làm tốn kém đòi hỏi nhiều thời gian

và công sức, tiền của. Để hoàn thành một báo cáo ĐTM cấp quốc gia cần 10-16
tháng, chi phí hàng triệu USD (từ 0,08-5,4%) của tổng chi phí cho dự án đó (số nhỏ
đối với công trình lớn và số lớn đối với công trình nhỏ dưới 2 triệu USD).

Cần chú ý tránh việc ĐTM khi có thể xác định rằng dự án đó không có tác

động tiêu cực đến MT. Cũng cần tránh sự trùng lắp trong thu thập số liệu, đo đạc,
khảo sát phục vụ ĐTM. Phải tận dụng các kết quả nghiên cứu hoặc kết quả ĐTM đã
có tại chỗ hoặc tại các nơi tương tự.

1.5. Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo ĐTM
Theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường thì cấu trúc và yêu cầu về nội dung cúa báo cáo ĐTM có các chương mục
như sau:
MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
1.2. Chủ dự án
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô các hạng mục công

trình của dự án (chính, phụ), mô tả chi tiết cụ thể về công nghệ thi công, công nghệ
sản xuất, liệt kê đầy đủ máy móc thiết bị cần có của dự án, các loại nguyên, nhiên,
vật liệu (đầu vào) và chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án, tiến độ thực hiện, tổng
mức đầu tư, nguồn vốn …

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:
Nêu rõ các điều kiện về địa lý, địa chất, khí tượng, thuỷ/hải văn; hiện trạng các

thành phần môi trường tự nhiên.

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

background image

Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động:
Việc đánh giá tác động của dự án phải được thực hiện theo từng giai đoạn

(chuẩn bị, xây dựng, vận hành) và phải được cụ thể hoá cho từng nguồn (nguồn
có/không có liên quan đến chất thải) và tất cả cấc đối tượng bị tác động bởi dự án
(tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội …) và dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do
dự án gây ra.

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá.
Chương 4: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA

VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.

4.1. Đối với các tác động xấu
Mỗi tác động xấu đều phải kèm theo biện pháp giảm thiểu tương ứng, lý giải rõ

uư, nhược điểm, mức độ khả thi, hiệu quả/hiệu suất xử lý …

4.2. Đối với sự cố môi trường: Đề xuất phương án chung để phòng ngừa và

ứng phó sự cố.

Chương 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường
5.2. Chương trình giám sát môi trường
- Giám sát chất thải: đưa ra các thông số ô nhiễm đặc trưng, tần suất 3

tháng/lần

- Giám sát môi trường xung quanh các thông số đặc trưng tần suất 6 tháng/lần
- Giám sát khác: xói mòn, trượt lở, bồi lấp, xâm nhập mặn …
Chương 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý kiên của UBND cấp xã
6.2. Ý kiến của UBMTTQ cấp xã
6.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước các ý kiến của UBND và

UBMTTQ cấp xã.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận:

Phải có kết luận những vấn đề quan trọng như: đã nhận dạng và đánh giá được
hết các tác động chưa, vấn đề gì còn chưa dự báo được; đánh giá tổng quát mức độ,
quy mô của những tác động đã xác định, mức độ khả thi các biện pháp giảm thiểu
tác động xấu được đề ra, những tác động tiêu cực nào vượt quá khả năng cho phép
của chủ dự án …
2. Kiến nghị: Nêu lên những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của dự án
kiến nghị các cơ quan liên quan giúp giải quyết.

3. Cam kết của chủ dự án về thực hiện chương trình quản lý môi trường, các

giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường, đền bù và khắc phục ÔNMT trong trường
hợp có sự cố xảy ra …

PHỤ LỤC: Kèm theo tất cả những tài liệu, văn bản có liên quan đến dự án.
Báo cáo ĐTM này phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư và

phải được thẩm định và phê duyệt trước khi phê duyệt dự án đầu tư.

1.6. Các phương pháp ĐTM

background image

Hiện đang có nhiều phương pháp ĐTM khác nhau được sử dụng. Các phương

pháp đó thường được sắp xếp và phân loại theo nhiều cách khác nhau như thời gian
xuất hiện hoặc theo mức độ phức tạp của kỹ thuật tiến hành hoặc theo đối tượng
đánh giá. Dưới đây là một số phương pháp.

1) Phương pháp liệt kê số liệu

Theo phương pháp này người ĐTM phân tích dự án, chọn ra một số thông số

liên quan đến MT theo các phương án khác nhau, liệt kê ra và chuyển tới người ra
quyết định để xem xét. Bản thân người ĐTM không đi sâu phân tích gì thêm mà
dành cho người ra quyết định lựa chọn phương án theo cảm tính sau khi đọc các số
liệu được liệt kê ra.

Thí dụ về phương pháp liệt kê số liệu cho một hệ thống thuỷ lợi:

TT

Thông số

Đơn vị

Phương án

A

B

C

1

Số hồ chứa trong hệ thống

cái

4

1

0

2

Diện tích đường mặt nước

km

2

8500

1400

0

3

Đường ven hồ

km

190

70

0

4

Diện tích tưới

ha

40000

20000

0

…….

15

Biên chế cán bộ quản lý

người

300

200

0

Hệ thống thuỷ lợi này có thể được xem xét theo những phương án A, B, C khác

nhau (trong đó C là phương án không hoạt động). Theo kinh nghiệm và cảm tính
người ĐTM chọn ra 15 thông số mà họ cho là thực sự liên quan đến TNTN và MT
của lưu vực và đưa ra các số liệu từng phương án đó.

Phương pháp này đơn giản nhưng lại cần thiết và có ích trong việc đánh giá sơ

bộ về tác động đến MT của dự án hoặc trong hoàn cảnh không có đủ điều kiện
chuyên gia, không có đủ số liệu hoặc kinh phí thực hiện. Giá trị của nó là làm cho
chủ dự án và người thiết kế xây dựng tạo lập được phương án không những dựa trên
nhãn quan môi trường thuần tuý mà còn tiếp cận được cơ sở lý luận khoa học về
môi trường.

2) Phương pháp danh mục các điều kiện MT

Phương pháp này được sử dụng phổ biến từ 1970 đến nay. Nguyên tắc của

phương pháp này là đưa ra một danh mục tất cả các nhân tố MT có liên quan đến dự
án để đánh giá. Danh mục này sẽ được gửi đến các chuyên gia đánh giá để từng
người cho ý kiến nhận xét riêng, sau đó tổ chức đánh giá tổng hợp các ý kiến để
thành kết luận chung. Ý kiến đánh giá cũng có thể do các tập thể liên ngành thảo
luận và đi đến đánh giá chung.

Phương pháp danh mục được phân ra các loại như sau: danh mục đơn giản,

danh mục có mô tả, danh mục dạng câu hỏi, danh mục trọng số.

a) Danh mục đơn giản
Danh mục đơn giản được trình bày dưới dạng liệt kê những nhân tố MT cần

được xem xét có liên quan đến quá trình thực hiện dự án (gần giống như phương
pháp liệt kê số liệu đã nói ở trên). Nó không đề cập đến việc cung cấp thông tin
cũng như nhu cầu về số liệu riêng, về phương pháp đo đạc, đánh giá cũng như dự
báo tác động như thế nào của dự án.

background image

Ý nghĩa của loại danh mục này là chỉ ra những nhân tố cần phải xem xét, còn

những nhân tố khác có thể bỏ qua như là một sự ghi nhận mà thôi. Nó có hạn chế là
không nêu lên được những tác động nào sẽ xuất hiện đối với các nhân tố này.

Dưới đây là các thí dụ trích dẫn về phương pháp danh mục đơn giản

+ Dùng để ĐTM dự án đường bộ Huasai-Thale, Thái Lan.

T
T

Đối tượng chịu
tác động

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

N

H

D

H

L

BT

NH

DH

Đ

ĐP

RL

1

Hệ sinh thái nước ngọt

x

x

x

2

Nghề cá

x

x

x

3

Rừng

x

x

x

4

Động vật ờ cạn

x

x

x

5

Sinh vật quý hiếm

x

x

x

6

Nước mặt

x

x

x

7

Độ phì nhiêu của đất

x

x

x

8

Chất lượng không khí

x

9

Vận tải thuỷ

x

x

10 Vận tải bộ

x

x

11 Xã hội

x

x

12 Mỹ quan phong cảnh

x

x

x

… …

Ghi chú: NH - ngắn hạn, DH – dài hạn, L - lớn, BT – bình thường, ĐĐ - đảo

được, KĐ – không đảo được, ĐP - địa phương, RL - rộng lớn.

Đối tượng tác động có thể là nhóm nhân tố MT như HST nước ngọt, nông

nghiệp … hoặc từng nhân tố MT riêng lẽ như nước, không khí …

+ Phương pháp danh mục của một công trình tưới nước nông nghiệp theo

hướng dẫn của Ngân hàng phát triển châu Á , 1987)

Tác động của
dự án

Tổn hại đến
TNTN

Biện pháp bảo
vệ
TNMT

Đánh giá mức
độ
tác động

ĐK

KĐK

a) Do vị trí công
trình:
- Mất rừng
- Ngăn cản sự đi
lại của người,
của động vật
- Xung đột quyền
lợi về nước

- Mất tài nguyên

- Đảo lộn đời
sống của dân,
của động vật
- Bất bình đẳng
xã hội

- Chú ý trong
thiết kế
- Chú ý trong
thiết kế
- Chú ý trong
thiết kế và quản

x

x

x

x

b) Do các yếu tố

background image

khác:

Ghi chú: ĐK – đáng kể, KĐK – không đáng kể

b) Phương pháp danh mục có mô tả:

Danh mục có mô tả: cùng với việc liệt kê các nhân tố MT còn có thuyết minh
mô tả thêm nguồn thông tin như: sự lựa chọn các nhân tố MT, về phương pháp thu
nhận, đo đạc số liệu đã được ghi vào danh mục … Loại danh mục này cũng được sử
dụng nhiều trong ĐTM. Dưới đây là thí dụ về phương pháp này.

Số lượng yêu cầu (nhân tố môi trường)

Nguồn thông tin/kỹ thuật dự báo

1) Chất lượng không khí
Thay đổi nồng độ ô nhiễm theo tần suất
xuất hiện và số người chịu rủi ro
Sự khó chịu…
Gây khó chịu cho thị giác (do khói) hoặc
khứu giác (do mùi) và số người bị ảnh
hưởng

Nồng độ ở vùng xung quanh, phát thải
hiện tại, tương lai, mô hình khuyéch tán.
Bản đồ ô nhiễm
Khảo sát cư dân cơ sở, lưu lượng giao
thông, quá trình công nghiệp

2) Chất lượng nước
Thay đổi chất lượng nước dùng, số
người bị tác động đối với mỗi thuỷ vực
tương ứng

Phát thải hiện tại và tương lai
Nồng độ hiện tại vùng xung quanh
Mô hình chất lượng nước

3) Tiếng ồn
Thay đổi mức ồn và tần suất xuất hiện
Số người bị tác động

Thay đổi nguồn gấy ồn, mức ồn do ảnh
hưởng giao thôngg, ảnh hưởng sản xuất
công nghiệp, mô hình lan truyền tiếng
ồn, biện pháp chống ồn.
Khảo sát cư dân cơ sở.

v.v…

c) Phương pháp danh mục dạng câu hỏi:
Danh mục dạng câu hỏi gồm những câu hỏi liên quan đến những khía cạnh

MT được xem xét đánh giá …Danh mục loại này rất có ích cho những người đánh
giá còn ít kinh nghiệm. Để đánh giá tác động, người được hỏi phải trả lời các câu
hỏi nêu ra. Thường có 3 phương án trả lời: có, không hay không rõ phụ thuộc vào
hiểu biết riêng về tác động được xét và được ghi sẵn ngay sau câu hỏi..

Thí dụ về phương pháp danh mục câu hỏi cho dự án phát triển nông thôn

do cơ quan quốc tế Mỹ lập năm 1981

Đối tượng

Trả lời

Hệ sinh thái:
a) Các kiểu hệ sinh thái cạn kiệt kê dưới
đây, theo kích thước đa dạng hoặc loại,
có thể coi là đáng kể hoặc đáng chú ý
không:
- Rừng?
- Savan ?

Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……

background image

- Đồng cỏ ?
- Sa mạc ?
b) Hệ sinh thái
- Còn nguyên sơ ?
- Đã bị suy thoái ở mức vừa phải ?
- Đã bị suy thoái mạnh ?
c) Hiện có xu hướng thay đổi hệ sinh
thái qua việc chặt, đốn, đốt cho mục
đích nông nghiệp, công nghiệp, đô thị ?
d) Nhân dân địa phương có thu hoạch từ
hệ sinh thái các sản phẩm
- Cây thực phẩm
- Cây thuốc
- Gỗ
- Sợi

Úơc tính tác động lên hệ sinh thái
a) Có vấn đề bệnh tật ở vùng dự án
truyền qua vật chủ như ruồi, muỗi, ốc
sên….
b) Các loài vật chủ này thích ứng với:
- Môi trường nước
- Rừng
- Đất nông nghiệp
- Vùng dân cư
c) Dự án sẽ:
- Tăng môi trường sống cho vật chủ
- Giảm môi trường sống cho vật chủ
- Cung cấp khả năng kiểm soát cho vật
chủ
……

Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……

Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……

Có ….. Không …… Không rõ……

Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……

Có ….. Không …… Không rõ……

Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……

Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
Có ….. Không …… Không rõ……
……

d) Danh mục có định lượng (danh mục trọng số):

Người ta cho rằng chất lượng môi trường sẽ bị ảnh hưởng nếu dự án có độ phát

thải lớn. Để định lượng ảnh hưởng đó khi thực hiện dự án, người ta dùng phương
pháp Danh mục có định lượng hay là Danh mục trọng số. Trong danh mục này, mỗi
nhân tố môi trường bị tác động được định lượng bởi 3 thông số: Thứ nhất là giá trị
chất lượng của nhân tố môi trường ấy khi có dự án hoạt động (V

i1

)

,

thứ hai là giá trị

chất lượng nhân tố môi trường ấy khi chưa có dự án (V

i2

)

(phương án số 0), thứ ba

là giá trị trọng số hay mức độ/ tầm quan trọng của nhân tố môi trường ấy so với
toàn bộ những nhân tố môi trường bi tác động (W

i

). Tất cả các thông số trên được

đánh giá bằng cách cho điểm của các chuyên gia (từ 0 đến 10, tác động tích cực

background image

điểm dương, tiêu cực điểm âm…). Như vậy, danh mục này có thể sử dụng để đánh
giá tổng hợp tác động thông qua thay đổi các nhân tố môi trường.

Tổng tác động này (

I) được tính theo công thức:

∑ ∑

=

=

=

n

i

i

n

i

i

V

V

I

1

i

2

1

i

1

W

W

, trong đó:

(

I) - tổng tác động môi trường (có số đo bằng chỉ số đánh giá hoặc đơn vị

đánh giá được quy định.

V

i1

, V

i2

- giá trị chất lượng thông số MT thứ i khi có và không có dự án.

W

i

- tầm quan trọng của nhân tố MT tính theo điểm qui ước (quy định số điểm

cho các nhân tố do tổ chức ĐTM làm).

n - tổng số các thông số môi trường.

Công thức trên được dùng để tính toán và so sánh tác động MT của các phương

án khác nhau đối với một dự án. Phương án nào có tổng tác động tích cực lớn nhất
sẽ là phương án có lợi nhất.

Để minh hoạ, xin đưa ra thí dụ về kết quả ĐTM theo phương pháp danh mục

định lượng dự án tài nguyên nước đa mục tiêu Pattani, Thái Lan. Các nhân tố môi
trường được các chuyên gia cho điểm về chất lượng, sau đó ước tính tầm quan trọng
cho mỗi nhân tố. Từ đó có thể dánh giá tổng tác động của dự án thông qua chỉ số
(

I) hoặc đơn vị tác động môi trường (EIU).

Kết quả ĐTM dự án tài nguyên nước đa mục tiêu Pattani, Thái Lan (qua

chỉ số EIU)

Nhân tố

Thành phần

EIU khi không

có dự án

EIU khi có

dự án

Thay đổi

EIU

Hệ sinh thái

Trên cạn

Dưới nước

883

484,3

693

721,6

-190

237,3

Môi trường lý,

hóa

Đất

Nước mặt

Nước ngầm

Khí quyển

518,5
535,9
530,8
405,6

368,3
341,9
270,6
355,3

-150,2
-194,0
-260,2

-50,3

Phúc lợi

Sức khoẻ

Kinh tế xã hội

Văn hoá thẩm

mỹ

247,6
806,0
660,5

779

1586,2

618,2

531,4
780,2

-42,3

Với dự án thuỷ lợi đa mục tiêu (tưới tiêu, chống lũ, điều tiết dòng chảy, cấp

nước, du lịch, giao thông thuỷ, điều hoà khí hậu, cải thiện kinh tế xã hội …) người
ta thường chia các nhân tố môi trường thành ba nhóm: nhân tố sinh học (các hệ sinh
thái), nhân tố lý hoá và nhân tố xã hội (ở đây là phúc lợi con ngươì).

background image

Phương pháp danh mục được dùng trong tất cả các bước ĐTM. Loại danh mục

đơn giản, danh mục có mô tả được dùng nhiều trong giai đoạn đầu để đánh giá sơ
bộ về các tác động.

Ưu điểm của phương pháp danh mục là rõ ràng và dễ hiểu, có thể đưa ra được

những cơ sở tốt cho việc quyết định. Có thể áp dụng ĐTM cho các dự án kiến trúc,
xây dựng và các loại dự án khác.

Nhược điểm của phương pháp này là chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của

người đánh giá và lại phụ thuộc nhiều vào những quy ước có tính chất cảm tính của
người đó về tầm quan trọng, về mức độ tác động, về điểm số quy định cho từng
thông số. Khi những ước đoán chủ quan của từng cá nhân được đưa vào các con số
chỉ tác động thì chúng sẽ bị hoà lẫn vào nhau, rất khó phân tích. Do đó việc tổng
hợp tất cả các tác động, đặc biệt là khi đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau
cũng sẽ rất khó khăn. Kết quả có thể là quá chung chung hoặc không đầy đủ và một
số tác động dễ bị lặp lại.

3) Phương pháp ma trận môi trường

Phương pháp ma trận môi trường gọi tắt là phương pháp ma trận. Đây là phương
pháp phối hợp việc liệt kê các hành động của dự án với liệt kê những nhân tố môi
trường có thể bị tác động vào một ma trận dưới dạng các hàng và các cột. Các hành
động có thể liệt kê trên trục hoành, còn nhân tố MT liệt kê trên trục tung hoặc
ngược lại. Phương pháp này cho phép xem xét các quan hệ nhân - quả của những
tác động khác nhau một cách đồng thời trong các ô của ma trận khi thực hiện dự
án.

Phương pháp ma trận được phân thành các loại như: ma trận đơn giản, ma trận theo
bước, ma trận định lượng.

a) Phương pháp ma trận đơn giản:

Theo phương pháp này thì trục hoành (hàng) ghi các thành phần/nhân tố MT,

trục tung (cột) liệt kê các hoạt động của dự án. Mỗi ô của ma trận đánh dấu sự tác
động có thể xảy ra của một hoạt động của dự án tới một nhân tố môi trường theo
luật nhân - quả. Hoạt động nào có tác động đến nhân tố MT nào thì đánh dấu x vào
đó (biểu thị có tác động), nếu không thì thôi. Có thể xem phương pháp này là một
dạng cải tiến của phương pháp danh mục nhưng có xem xét nhiều tác động trên
cùng một lúc, một tài liệu.

Ví dụ: Ma trận đơn giản của việc xây dựng khu liên hợp thể thao:

Các hoạt

Thành động

phần MT

Đ

ào

đấ

t

X

ây

m

ón

g

L

ắp

đ

ặt

th

iế

t

bị

Q

uả

n

Nước

x

x

x

background image

Không khí

x

x

Đất ở

x

x

Rừng

x

x

Sinh vật cạn

x

x

x

Nông nghiệp

x

Ma trận này chỉ mới nêu lên những thành phần môi trường chịu tác động trực

tiếp bởi các hoạt động nào đó của dự án gây ra, chứ chưa nêu được mức độ tác động
cũng như mức độ nguy hại và thời gian tác động khi thực hiện dự án.

b) Ma trận theo bước:

Trong nhiều trường hợp, khi thực hiện dự án có thể xảy ra các tác động thứ cấp

tiếp theo do các nhân tố môi trường bị biến đổi. Điều đó ma trận đơn giản không thể
hiện được, vì vậy người ta phải dùng ma trận theo bước.

Ma trận theo bước được lập bằng cách biểu diễn các nhân tố môi trường ở cả

hai trục: hàng và cột.

Ví dụ: Mô phỏng ma trận theo bước của một dự án như sau: (Ký hiệu các hoạt

động của dự án bằng các chữ số 1,2,3… và các nhân tố môi trường bằng các chữ cái
lớn A,B,C …)

Hoạt
động

1

2

3

4

5

Nhân tố môi trường thứ cấp

G H I K L

N

n

tố

m

ôi

tr

ườ

ng

A

B
C

D

x

x

x

E

F

M

N

O

P

Q

x

x

Theo hình ma trận, ta thấy hoạt động số 3 tác động đến nhân tố môi trường D

làm cho nhân tố này thay đổi. Thay đổi của nhân tố D này lại làm thay đổi nhân tố

background image

G và I. Thay đổi nhân tố G lại làm thay đổi nhân tố M và thay đổi nhân tố I lại làm
thay đổi nhân tố O v.v… Như vậy, bằng ma trận theo bước, ta có thể truy tìm các
tác động thứ cấp và môi trường được xem như là một hệ thống nhất liên quan chặt
chẽ với nhau đúng nghĩa của nó.

c) Ma trận có định lượng hay định cấp

Theo phương pháp này thì trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không

có tác động mà còn phải ghi mức độ (M) và tầm quan trọng (T) của tác động.
Mức độ tác động và tầm quan trọng có thể được đánh giá theo thang điểm 10,
không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất điểm 10, tác động tích cực thì
ghi dấu (+), tiêu cực thì ghi dấu (-) ; ít quan trọng thì điểm 1, hết sức quan trọng thì
điểm 10 v.v… Việc cho điểm đều dựa vào cảm tính của người đánh giá hoặc của
nhóm chuyên gia đánh giá.

Mức độ tác động đến chất lượng chung của MT của từng nhân tố được biểu thị

bằng mối quan hệ giữa độ đo của nhân tố đó với chỉ tiêu về chất lượng MT. Mức độ
tác động chỉ cho biết rằng tác động đó lan tới đâu, ảnh hưởng sâu sắc đến như thế
nào. Còn tầm quan trọng nói lên nhận thức của con người đối với ý nghĩa của tác
động. Tầm quan trọng của các nhân tố MT đối với từng dự án được xác định bằng
cách lấy ý kiến chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố MT với
nhau. Một nhân tố nào có khả năng tác động đến nhiều nhân tố khác thì được xem
là quan trọng hơn những nhân tố ít ảnh hưởng đến các nhân tố khác.

Thí dụ 1: Ma trận tác động đến MT của một hồ chứa (theo Iohani, 1982)

Hệ
số
ưu
tiên

Hàn
h
động
Nhân tố
MT

Nhân
công

Xây
đắp

Đường
dây

Ngập
nước

Phế
thải

Ron

g

rêu

Định

Tổng

số

10

Y tế

5/8

4/6

5/8

4/7

6/6

24/35

9

Thuỷ sản

2/5

2/5

4/10

8

Ô nhiễm hạ lưu

7/7

7/8

2/4

16/19

8

Cá đẻ

3/4

3/6

3/7

5/5

14/22

7

Khảo cổ

4/6

8/8

12/14

6

Du lịch

7/6

7/6

14/12

4

Kinh tế-xã hội

8/7

8/7

3

Lâm nghiệp

4/2

4/2

2

Thực vật nổi

6/6

6/6

1

Vận tải thuỷ

6/5

6/5

Tổng số

9/14

20/24

7/6

42/47 11/2

3

11/1
1

8/7

Chú thích: Trong mỗi ô trên ma trận, số trên (trước) chỉ mức độ tác động (M)

của hành động đến nhân tố MT tương ứng, điểm từ 1 đến 10; số dưới (sau) chỉ tầm

background image

quan trọng (T) của tác động đó, điểm cho từ 1 đến 10. Tổng số trên cột cuối chỉ
mức tác động tổng hợp của dự án đối với từng nhân tố môi trường. Tổng số trên
hàng cuối chỉ tác động của từng hoạt động đối với chất lượng chung về MT.

Theo phương pháp này thì chỉ tiêu tổng hợp (

Σ

E) dùng để so sánh các phương

án là tổng đại số các tích số của mức độ (M) nhân với tầm quan trọng (T) trong

tất cả các ô tức là:

Σ

E =

T

M

n

i

i

.

1

=

Thí dụ 2: Dùng phương pháp ma trận định lượng so sánh 2 phương án xây

dựng và bảo quản sân bay (theo Westman, Walter E.1985):

Nhân tố môi trường

Phương án I

Phương án II

Chất lượng không
khí

-3/2

-5/1

4/4

-4/1

-5/2

6/3

Cây xanh

-2/8

-4/6

3/5

-1/6

-4/8

7/10

Động vật hoang dã

-5/10

-4/9

1/8

-5/9

-3/2

4/6

Chỉ tiêu tổng hợp

Σ

E = - 98

Σ

E = 9

Các phương pháp ma trận có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều số

liệu về MT và sinh thái, có thể cho phép phân tích một cách rõ ràng các tác động
của nhiều hành động khác nhau lên cùng một nhân tố. Chúng đang được sử dụng
phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên còn có một số nhược điểm như: Chưa xét đến tương tác qua lại giữa

các tác động với nhau; chưa xét được diễn biến theo thời gian của các tác động;
chưa phân biệt được tác động lâu dài với tức thời; còn mang tính chủ quan trong
việc xác định tầm quan trong của nhân tố MT và tiêu chất lượng MT; việc quy tổng
tác động của một phương án vào một con số chưa đủ cơ sở giúp ích thiết thực cho
việc ra quyết định; chưa phân biệt được khu vực tác động, chưa đề xuất được khả
năng phòng tránh hoặc giảm thiểu các tác động có hại (các yếu tố này không thể
hiện trên ma trận).

Để khắc phục những nhược điểm trên người ta đã cải tiến và đưa ra các

phương pháp ma trận mới như phương pháp xét các tác động riêng lẽ với nhau hoặc
phương pháp ma trận có thành phần tương tác sử dụng đại số tuyến tính v.v…

4) Phương pháp chập bản đồ môi trường

Phương pháp này sử dụng hàng loạt các bản đồ địa lý của khu vực nghiên cứu,

các bản đồ có chức năng diễn tả các đặc trưng môi trường trong khu vực, các đặc
trưng đó được vẽ trên giấy trong suốt và có cùng một tỷ lệ. Mỗi bản đồ diễn tả
những khu vực địa lý với những đặc trưng môi trường đã xác định được qua tài liệu
điều tra cơ bản. Chất lượng môi trường được biểu thị bằng độ đậm nhạt của màu
sắc, thí dụ vùng ô nhiễm vừa tô màu nhạt, ô nhiễm nặng tô màu sẫm hơn. Độ dốc
mặt đất, độ sâu mực nước hoặc lượng mưa … đều có thể biểu thị bằng 5 mức đậm

background image

nhạt khác nhau. Để xét sự thích hợp của việc sử dụng đất đai tại nơi nghiên cứu vào
một việc nào đó (ví dụ để trồng một loại cây nào đó) ta chập các bản đồ liên quan
lại với nhau. Tổ hợp độ đậm nhạt hoặc màu sắc cho phép ta nhận định một cách
tổng hợp và nhanh chóng về sự thích hợp của từng khu vực trên bản đồ.

Phương pháp này đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, kết quả xem xét thể hiện trực tiếp

thành hình ảnh, thích hợp với việc đánh giá các phương pháp sử dụng đất. Tuy
nhiên nó có nhiều nhược điểm như thể hiện thiên nhiên và MT một cách tĩnh tại, độ
đo các đặc trưng MT trên bản đồ thường chung chung, đánh giá cuối cùng về tổng
các tác động phụ thuộc nhiều vào chủ quan người đánh giá.

Dựa trên nguyên tắc chập bản đồ, gần đây nhiều nước đã sử dụng hệ thống

thông tin địa lý điện tử kết hợp bay chụp bản đồ cho phép tổng hợp và so sánh các
tổ hợp điều kiện thiên nhiên và MT tại một điểm với nhiều thông số khác nhau và
nhiều độ đo chi tiết khác nhau với chất lượng tốt.

Thí dụ về đánh giá các phương án sử dụng đất bằng phương pháp chập bản đồ

đơn giản (theo Ortelano, Leonard, 1984).

Trình tự tiến hành theo 5 bước như sau:

Bướ

c

Nội dung

Công việc

1

Giả sử có 4 khu vực nghiên
cứu có toạ độ sau: x=1 và 2,
y=1 và 2

Kí hiệu các khu vực: (1,1)
(1,2)

(2,1)
(2,2)

2

Xác định nhân tố môi trường

giá trị nhân tố đó của bốn
khu vực trên

Xếp loại độ dốc

Thấp Cao

Xếp loại vẽ đẹp cảnh
quan

Vừa Cao

Cao

Thấp

Thấp

Thấp

3

Cho điểm theo tính phù hợp
với yêu cầu sử dụng về độ
dốc và cảnh
quan


Cho điểm độ dốc

5 3
1 5


Cho điểm cảnh quan

3 5
1 1

4

Xác định hệ số tầm quan
trọng của các nhân tố: độ dốc
và vẽ đẹp cảnh
quan


Hệ số cho độ dốc:
k

i

= 2


Hệ số cho vẽ đẹp
cảnh quan: k

2

= 1

background image

5

Kết quả của ĐTM, điểm số
cuối cùng cho mỗi khu vực
được đánh giá

M=

(M

1

K

1

+ M

2

K

2

+ …. + M

n

K

n

) với M

- mức độ, K - hệ số.

Tốt nhất: Khu
(1,1)
với 13 điểm
Xấu nhất: Khu
(2,1)
với 3 điểm

13 11

3 11

5) Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Mỗi một dự án đều có nhiều hoạt động khác nhau (Activity), mỗi một hoạt

động lại được thực hiện bởi nhiều hành động (Action). Bất cứ một hành động nào
của dự án cũng có thể sẽ tác động đến một hay nhiều nhân tố môi trường. Sự tác
động này vừa mang tính song song lại vừa mang tính nối tiếp. Các tác động này lại
luôn thay đổi theo thời gian vì các nhân tố môi trường bị biến đổi tương tác với
nhau mà gây nên. Trong các tác động đó, có thể một số là tác động trung gian, một
số là tác động cuối cùng. Các phương pháp đã nêu trên không thể xác định được các
tác động cuối cùng, vì vậy người phải tìm một phương pháp thích hợp, đó là
phương pháp sơ đồ mạng lưới.

Theo phương pháp này thì những tác động trực tiếp của các hành động tới các

nhân tố môi trường được gọi là tác động cấp 1, các tác động cấp 1 tương tác với
nhau hoặc biến đổi tiếp diễn có hậu quả là tác động cấp 2, các tác động cấp 2 lại
tương tác với nhau hoặc biến đổi tiếp diễn có hậu quả là tác động cấp 3, cứ như vậy
cuối cùng xu thể môi trường bị tác động theo những nhánh khác nhau.

Dưới đây là thí dụ về phương pháp sơ đồ mạng lưới để ĐTM cho một dự

án phát triển đô thị:

Để thực hiện dự án, người ta chọn ra 4 hành động tiêu biểu gây tác động đáng

kể đến môi trường là: - đào kênh thoát nước (A); - san lấp mặt bằng (B); - làm
móng (C) và di chuyển cây cối trong khu vực (D).

Các hành động này của dự án đã gây ra những tác động sau: - tăng dòng chảy

mặt (E); - ô nhiễm nước ngầm (F); - xáo trộn mặt đất (G); - ngập lụt (H); giảm sút
cấp nước (I); - giảm độ phì của đất (J); - gây xói mòn đất (K); - ảnh hưởng sức khoẻ
cộng đồng dân cư (L); - làm chết thực vật (M). Theo luật nhân - quả, có thể thiết lập
sơ đồ tác động như sau:

Hành động gây

tác động

Đào kênh thoát nước (A) San lấp mặt bằng (B)

Đào móng (C) Chuyển cây (D)

Nguyên nhân

tác động

Điều kiện ban

đầu

Hậu quả

Tác động

Cách khắc

phục

(A) (B) (C)

(D)

(E)

(F)

(G)

(H)

(I)

(J)

(K)

(L)

(M)

Đặt bồn hoa,

trồng cây bụi

Tác động xảy ra theo sơ đồ sau:

background image

Hành động Tác động Nhánh tác động

(A) (F) (I) (L) 1

(B) (E) (H) (K) 2

(C)

(D) (G) (J) (M) 3

Từ trên sơ đồ ta thấy L, K, M là các tác động cuối cùng, còn các tác động F, E,

G, I, H, J là các tác động trung gian. Hay nói cách khác L, K, M là kết quả tiếp diễn
của quá trình biến động môi trường F, E, G, I, H, J.

Để định lượng các tác động, tác giả đã đưa vào mỗi nhân tố môi trường bị tác

động 3 thông số đánh giá, đó là mức độ tác động (M

i

) , tầm quan trọng của tác động

(T

i

) (còn gọi là trọng số tác động và sác xuất xảy ra tác động (S

i

). Trên cơ sở định

lượng các tác động ta có thể xác định tác động nhánh hay tổng tác động cho toàn
mạng lưới theo công thức :

E

i

=

i

i

n

i

i

S

T

M .

1

=

trong đó: M

i

- mức độ tác động của nhân tố môi trường thứ i.

T

i

- tầm quan trọng của nhân tố môi trường thứ i.

S

i

- sác xuất xảy ra tác động đến nhân tố môi trường thứ i.

n - số lần các nhân tố môi trường bị tác động (nếu n là số lần các

nhân tố môi trường của nhánh bị tác động thì kết quả cho ta tổng tác động nhánh,
nếu n là số lần tác động của nhân tố môi trường của toàn mạng lưới bị tác động thì
kết quả cho ta tổng tác động toàn mạng).

Phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các tác động song song và

nối tiếp do các hoạt động gây ra. Trước hết phải liệt kê toàn bộ các hành động trong
hoạt động đó và xác định mối quan hệ nhân - quả giữa những hành động với nhau.
Các quan hệ đó sẽ nối các hành động lại với nhau thành một mạng lưới. Do nắm
được quan hệ nhân - quả của nhiều hành động và tác động của các hành động đó
trên mạng lưới nên nó được dùng để xem xét các biện pháp phòng tránh hoặc hạn
chế các tác động tiêu cực đến TN và MT.

Ưu điểm của phương pháp này là cho biết được nguyên nhân và con đường

dẫn tới những hậu quả tiêu cực với MT, từ đó có thể đề xuất các biện pháp phòng
tránh.

Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm là chỉ nghiêng về việc phân tích các

khía cạnh tiêu cực, không phân biệt được tác động trước mắt và lâu dài trên mạng
lưới, chưa thể dùng để phân tích các tác động xã hội cũng như các vấn đề về thẩm
mỹ. Thông thường phương pháp mạng lưới được dùng để ĐTM một đề án cụ thể,
không thích hợp với các chương trình hoặc kế hoạch khai thác tài nguyên của một
địa phương.

background image


6) Phương pháp mô hình

Hiện nay nhờ máy vi tính và kỹ thuật tính toán phát triển nên phương pháp mô

hình được sử dụng nhiều. Theo phương pháp này thì trước hết phải mô tả hoạt động
phát triển, xác định được những hành động chủ yếu và trình tự diễn biến các hành
động đó. Tiếp đó là thành lập những quan hệ định lượng giữa các hành động đó với
các nhân tố MT cũng như giữa các NTMT với nhau. Sau đó dựng mô hình toán học
chung cho toàn bộ hoạt động, phản ánh cấu trúc và các mối quan hệ trong mô hình.
Mô hình cho phép dự báo các diễn biến có thể xảy ra của MT, lựa chọn được các
chiến thuật và các phương án khác nhau để đưa MT về trạng thái tối ưu và dự báo
tình trạng MT tại những thời điểm trong những điều kiện khác nhau của hoạt động.

Phương pháp này cần được thực hiện bởi những nhóm chuyên gia liên ngành

để cùng xây dựng mô hình, xác định các mối quan hệ trong mô hình, giả định các
tình huống chiến lược, chiến thuật khác nhau để điều khiển hệ hành động. Cho mô
hình vận hành để nhận các kết quả và tiếp tục điều chỉnh, thử nghiệm cho đến khi
đạt kết quả mong muốn. Phương pháp này không những chỉ dùng để ĐTM mà còn
được sử dụng rộng rãi để quy hoạch và quản lý MT.

Nhược điểm của phương pháp này là đòi hỏi kinh phí lớn, nhiều tài liệu đo đạc,

khảo sát về MT, nhiều chuyên gia hoặc các tập thể khoa học liên ngành tham gia
v.v…

7) Phương pháp lợi ích - chi phí mở rộng (LI-CPMR)

Đây là phương pháp phân tích kinh tế, so sánh những lợi ích thu được với

những chi phí và tổn thất của hoạt động phát triển gây ra trên cơ sở sử dụng các kết
quả phân tích, đánh giá các tác động đến MT mà các phương pháp trên mang lại.
Lợi ích chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí và lợi ích về TN và
MT, vì vậy gọi là phân tích lợi ích – chi phí mở rộng. Việc phân tích LI-CPMR sẽ
giúp cho các nhà ra quyết định đưa ra được những quyết định hợp lý về sử dụng lâu
bền các nguồn TNTN, hạn chế hoặc loại bỏ được những tác động tiêu cực trong các
hoạt động phát triển. Phương pháp này được một số tác giả đánh giá là thích hợp
với điều kiện các nước đang phát triển, trong đó việc khai thác TNTN là biện pháp
quan trọng và phổ biến để phát triển kt – xh.

Các phương pháp phân tích LI-CP thường dùng là: Phương pháp của UNEP,

phương pháp của Viện môi trường và chính sách thuộc Trung tâm Đông Tây và
phương pháp phân tích LI-CP bằng biểu đồ.

Thông thường phương pháp phân tích LI-CPMR được tiến hành theo 4 bước

sau:

- Xác định rõ hoạt động phát triển (dự án hoặc chương trình) cần phân tích.
- Mô tả lượng vật tư ở đầu vào và sản phẩm ở đầu ra của hoạt động phát triển.
- Tính toán LI-CPMR cho các phương án thực hiện.

background image

- So sánh các LI-CP, đề xuất giải pháp (phương án) được chọn.

Các chỉ số tổng hợp thường được xét là: Lợi nhuận ròng (tinh), suất lợi nhuận,

mức độ thu lợi nhuận và tỷ lệ giữa vốn so với thu hoạch. Dưới đây là các công thức
tính toán các chỉ số đó:

Nếu gọi B

1

, B

2

… B

n

là lợi ích mà hoạt động phát triển mang lại ở năm thứ

nhất, thứ hai và thứ n; C

1

, C

2

… C

n

là chi phí phải bỏ ra ở năm thứ nhất, thứ hai và

thứ n, ta có

- Tổng lợi ích mà hoạt động phát triển mang lại: B

1

+B

2

+…+B

n

=

B

t

- Tổng chi phí phải chi: C

1

+C

2

+…+C

n

=

C

t

a) Lợi nhuận ròng NB

=

=

+

+

+

=

n

i

t

t

n

i

t

t

r

C

C

r

B

NB

1

0

1

)

1

(

)

1

(

r- hệ số chiết khấu theo thời gian. Nó là hệ số quy đổi giá trị đồng tiền ở các

thời điểm tương lai (các năm sau) về thời điểm hiện tại (năm nay). Ví dụ: r=5% mỗi
năm có nghĩa là 1 đồng thu năm tới sẽ chỉ còn 0,95 đồng của năm nay.

n- số năm hoạt động có lợi nhuận; C

0

– chi phí ban đầu (tại năm thứ nhất); C

t

chi phí tại năm t; B

t

- lợi nhuận tại năm t; t - thời gian xem xét đánh giá (n>t>1).

b) Suất lợi nhuận S

Bt

(có xét đến chi phí cơ hội)

=

=

+

+

+

=

n

i

n

i

t

t

t

t

Bt

r

C

C

r

B

S

1

1

0

)

1

(

:

)

)

1

(

(

Công thức này chỉ tính cho việc thi công công trình trong một năm. Nếu phải

thi công nhiều năm thì năm thứ hai trở đi phải chiết khấu chi phí xây dựng công
trình.

c) Mức độ thu lợi nhuận M (tỷ suất lợi nhuận tinh)

=

+

+

=

=

n

i

t

t

r

C

C

M

1

0

)

1

(

phí

chi

nhuan tinh

loi

M sẽ bằng 0 hoặc (-) khi chi phí vượt quá lợi nhuận. Nếu gọi b là tổng lợi

nhuận, c là tổng chi phí thì lợi nhuận tinh là (b-c)M = (b-c)/c.

d) Tỷ lệ vốn/thu hoạch: là tỷ lệ giữa vốn đầu tư ban đầu và lợi nhuận thu

được đến một năm nào đó:

=

+

=

n

i

t

t

t

r

C

B

C

VTH

1

0

)

1

(

/

8) Phương pháp phân tích LI-CP bằng biểu đồ

Phương pháp này do GS Lê Thạc Cán đề xuất năm 1983 trên cơ sở vận dụng

nguyên tắc chung của phân tích LI-CP với sự thể hiện kết quả tính toán trên biểu đồ,
sau đó được UNEP và Đại học LHQ (UNU) chấp nhận giới thiệu vào hướng dẫn
ĐTM cho các nước đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương.

background image

Lợi nhuận tại năm t (B

t

)

Chi phí tại năm t (C

t

)

C

0

'

C

0

B

t

B

t

-C

t

C

t

t (thời gian)

Chi phí ban đầu tại

năm thứ nhất (C

0

)

Đặc điểm chính của nó là sử dụng một biểu đồ hai chiều đơn giản, trên trục

hoành ghi thời gian diễn biến của hoạt động phát triển, trên trục tung ở phần trên
ghi lợi ích thu được trong quá trình tiến hành hoạt động phát triển còn phần dưới
ghi chi phí để thực hiện hoạt động phát triển đó. LI-CP biểu thị trên biểu đồ theo luỹ
tích , chi phí cho xây dựng và khai thác vận hành đều ghi chung. Như vậy trên biểu
đồ bất cứ lúc nào cũng có thể so sánh LI-CP ở dạng chưa chiết khấu hoặc chiết khấu
nếu có tính toán điều chỉnh thêm.

Việc ĐTM theo phương pháp này có thể tiến hành như sau:
- Mô tả hoạt động phát triển, phân tích hoạt động đó thành những hành động

cấu thành – hành động bậc I cùng với những tác động của các hành động này đối
với TN và MT.

- Xác định các biện pháp xử lý, khắc phục các tác động tiêu cực hoặc các biện

pháp để phát huy đầy đủ hơn tác động tích cực của các hành động cấp I, các biện
pháp này được gọi là hành động cấp II.

- Tương tự như đã làm trong bước 1 và bước 2, xác định các hành động bậc III,

bậc IV … nếu cần thiết và diễn đạt chung lên một sơ đồ mạng lưới toàn bộ các hoạt
động các bậc và tác động tương ứng của nó.

Theo các phương pháp tính toán kinh tế, xác định LI-CP cho tất cả các hành

động có trên mạng lưới, diễn đạt kết quả phân tích, tính toán trên một bản đồ như đã
mô tả ở phần trên.

Phương pháp này có một số ưu điểm như: có tính chủ động, mô tả được quá

trình thực hiện và khai thác lợi ích của hoạt động phát triển; có khả năng mô tả một
số khía cạnh ngẫu nhiên của các hiện tượng liên quan đến hoạt động; cách diễn đạt
rõ ràng, dễ hiểu, có thể chuyển thành tính toán theo bảng, biểu và dùng máy tính
nhanh chóng. Phương pháp này thích hợp với các công trình xây dựng, các xí
nghiệp và chương trình phát triển quy mô nhỏ tại các địa phương.

Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế chung như của phương pháp phân tích

LI-CP do giá trị môi trường nhiều khi không thể tính bằng tiền được.

II. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC)

background image

1) Định nghĩa ĐMC và sự khác nhau giữa ĐMC và ĐTM

Theo điều 3 Luật BVMT 2005 thì "ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác

động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước
khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững".

Trong các dự án cần phải kiểm soát có những dự án mang tính chiến lược.

Bản chất của các dự án loại này là sự hoạch định các chính sách, các quy hoạch/ kế
hoạch, các chương trình đầu tư trong một thời gian dài (như dự án quy hoạch xây
dựng vùng, dự án quy hoạch chung xây dựng đô thi…) trên một khu vực rộng lớn.
Vì vậy, các loại dự án đó không áp dụng ĐTM như một dự án công trình cụ thể
được mà cần phải ĐMC.

Có thể hiểu ĐMC là tầm nhìn chiến lược, là sự khái quát hoá trên toàn bộ việc

khai thác sử dụng cũng như bảo vệ môi trường và TNTN của một dự án chiến lược.
Có thể xem ĐTM là những phân tích thuộc hạ tầng cơ sở, còn ĐMC là tập hợp
những thượng tầng kiến trúc của hệ thống môi trường. Vì thế ĐMC và ĐTM có liên
quan với nhau nhưng không thể thay thế cho nhau được.

Theo Barry Dalayton & all. thì giữa ĐTM và ĐMC có sự khác nhau như sau:

ĐTM dự án đầu tư cụ thể

ĐMC các chính sách, chương trình, quy hoạch

* Là đánh giá riêng biệt một dự
an đầu tư cụ thể đối với môi
trường

* Là ngăn ngừa, tập hợp thông tin cho các dự án dự
đinh sẽ phát triển

* Xem xét tác động ngược lại
của môi trường đến một dự án
đầu tư.

* Đánh giá ảnh hưởng của một chính sách, một kế
hoach, một chương trình phát triển đến môi trường,
đồng thời cũng đánhgiá cả ảnh hưởng của môi
trường lên nhu cầu và cơ hội phát triển

* Tập trung vào từng dự án đầu
tư cụ thể và khu vực bị ảnh
hưởng riêng biệt.

* Tập trung vào nhiều hoạt động phát triển của các
lãnh thổ, vùng và ngành có các hoạt động này.

* Bắt đầu và kết thúc đã được
xác định rõ ràng.

* Là một quá trình liên tục nhằm cung cấp thông tin
một cách kịp thời.

* Đánh giá các tác động trực
tiếp và lợi ích.

* Đánh giá tác động chồng chất và các vấn đề có liên
quan, đánh giá các vấn đề cho phát triển bền vững.

* Chú ý đến các biện pháp
giảm thiểu.

* Chú ý đến việc duy trì lựa chọn các mức về chất
lượng môi trường.

* Ngày càng đi vào các chi tiết
cụ thể.

* Ngày càng mở rộng, không đi vào chi tiết cụ thể
mà có tính tổng hợp cao nhằm cung cấp một tầm
nhìn rộng, bao quát trong một tổng thể phát triển
chung.

*Tập trung vào các tác động
đặc thù của từng dự án đầu tư
cụ thể.

*Tạo ra một cơ chế trong đó các tác động và lợi
nhuận được định lượng.


2. Nguyên tắc ĐMC:
Do có sự khác nhau như vậy nên nguyên tắc thực hiện ĐTM và ĐMC sẽ khác

nhau. Theo một số tác giả thì khi thực hiện ĐMC phải đảm bảo được các nguyên tắc
sau:

background image

- Phải phù hợp với mục tiêu và sẽ được ứng dụng ở cấp chính sách, cấp kế

hoạch và cấp chương trình.

- Tiến hành một cách tổng thể, được áp dụng cho từng đối tượng tương ứng

và có kế hoạch dự phòng, có hiệu quả đối với mỗi đối tượng.

- Dành ưu tiên cho việc đưa ra các thông tin cần thiết giúp cho việc ra quyết

định, tập trung vào các vấn đề then chốt cũng như các vấn đề có ý nghĩa quan trọng.

- Dựa trên nguyên tắc phát triển bền vững về mặt môi trường, xã hội và kinh

tế.

- Đuợc liên kết với các công cụ khác trong quá trình đánh giá và quy hoạch.
- Tiến hành một cách minh bạch và công khai, sát thực tế, dễ sử dụng, hướng

tới giải quyết vấn đề có hiệu quả.

- Đưa ra những viễn cảnh mới trên cơ sở tính sáng tạo, tạo ra những thuận lợi

mới.

- Là một quá trình vừa học vừa làm, nên thu thập và đúc rút kinh nghiệm là

cần thiết.

Hiện nay ĐMC đang trong giai đoạn khởi đầu nên nhiều vấn đề cần được

nghiên cứu để bổ sung thêm về lý luận và thực tiễn.

3) Các đối tượng phải lập báo cáo ĐMC:
Theo điều 14 Luật BVMT 2005 các đối tượng sau đây phải lập báo cáo ĐMC:
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kt-xh cấp quốc gia.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả

nước.

- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kt-xh của tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương, vùng.,

- Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng, khai thác và sử dụng các

nguồn TNTN khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.

- Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm.
- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.
- Các dự án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị. (Theo Luật

Xây dựng năm 2003 thì quy hoạch xây dựng được phân thành 3 loại: Quy hoạch
xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư
nông thôn). Như vậy việc ĐMC chỉ thực hiện cho 2 loại quy hoạch xây dựng vùng
và đô thị, còn điểm dân cư nông thôn thì không ĐMC.

4) Nội dung cơ bản của ĐMC
Có 2 nội dung cơ bản của ĐMC:
a) Xác định tác động chiến lược của dự án lên môi trường
Khái niệm tác động chiến lược trong ĐMC bao gồm nhiều vấn đề lớn như

mức độ, tính chất, phạm vi không gian và thời gian, đối tượng tác động … đều ở
cấp chiến lược. Tất cả những tác động đó ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của
vùng và liên vùng như thế nào?

Việc nhận dạng đúng các vấn đề của tác động chiến lược là rất quan trọng, bởi

vì nó quyết định sự thành công của ĐMC.

Người ta có thể phân các tác động thành 5 loại như: tác động ô nhiễm môi

trường vật lý; tác động sinh thái; tác động bảo tồn và khai thác các TNTN; tác động

background image

môi trường văn hoá xã hội; và tác động môi trường kinh tế v.v… và căn cứ vào ảnh
hưởng mang tính chiến lược của các tác động ấy mà chọn ra những tác động chiến
lược (có thể nói là tác động cơ bản nhất, quyết định nhất và lâu dài nhất).

b) Đánh giá chiến lược các vấn đề môi trường trong ĐMC
Việc đánh giá chiến lược ở đây bao gồm nhiều phạm trù: thu thập, chỉnh lý số

liệu ở cấp chiến lược, phân tích xác định các tác động chiến lược mà dự án có thể
gây ra cho môi trường và TNTN của quốc gia hay vùng lãnh thổ. Sau đó là dự báo
tác động chiến lược và quản lý môi trường chiến lược mà dự án đòi hỏi.

ĐMC có thể dựa vào các tiêu chí và tiêu chuẩn môi trường hoặc có thể thông

qua các đơn vị tiền tệ để ước lượng tổn hại môi trường và tài nguyên trong tương
lai. Một trong những phương pháp được áp dụng là đưa những giá trị môi trường và
tài nguyên thiên nhiên vào hệ thống tài khoản quốc gia. Việc ĐMC của các dự án
phát triển thành công hay thất bại phụ thuộc vào kiến thức cũng như tầm nhận thức
của người đánh giá, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà lý luận cũng như
thực tiễn là chưa đầy đủ, đòi hỏi người thực hiện không chỉ đơn thuần có kiến thức
mà phải có tính sáng tạo cao.

c) Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo ĐMC
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐMC
Liệt kê các văn bản pháp luật và kỹ thuật làm căn cứ cho việc ĐMC
3. Tổ chức thực hiện ĐMC
- Nêu tóm tắt việc tổ chức, cách thức hoạt động của tổ chuyên gia về ĐMC do

chủ dự án thành lập.

- Danh sách những người trực tiếp tham gia
- Nêu tóm tắt về quá trình làm việc của tổ chuyên gia về ĐMC với tổ chuyên

gia lập dự án chiến lược

CHƯƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CỦA

DỰ ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

1.1. Cơ quan chủ trì dự án
1.2. Mục tiêu idự án
1.3. Quy mô dự án: không gian, thời gian và các lĩnh vực hoạt động của dự án
1.4. Đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường
- đến các thành phần môi trường tự nhiên, cảnh quan
- đến các công trình nhân tạo, kết cấu hạ tầng
- đến văn hoá, tín ngưỡng, di dân, tái định cư …
CHƯƠNG 2 - MÔ TẢ TỔNG QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KT-

XH, MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUANH ĐẾN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
CHƯƠNG 3 - DỰ BÁO TÁC ĐỘNG XẤU ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG CÓ

THỂ XẢY RA KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.1. Nguồn tác động
3.2. Đối tượng, quy mô bị tác động

background image

3.3. Xu hướng biến đổi của các điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế-xã

hội.

3.4. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm mục tiêu của dự án và các quan

điểm, mục tiêu về BVMT

CHƯƠNG 4 - CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU,DỮ LIỆU VÀ

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

4.1. Nguồn cung cấp số liệu, dữ liêu
4.2. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐMC
4.3. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá
CHƯƠNG 5 - PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TỔNG THỂ GIẢI QUYẾT

CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

5.1. Phương hướng chung
5.2. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trong quá trình xây

dựng các dự án đầu tư, lý do chủ yếu.

5.3. Giải pháp về kỹ thuật
5.4. Giải pháp về quản lý
5.5. Chương trình quản lý, giám sát môi trường
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Về mức độ phù hợp về quan điểm, mục tiêu.
2. Về mức độ tác động xấu tới môi trường
3. Về việc phê duyệt dự án
4. Kết luận và kiến nghị.

5) Trình tự thực hiện ĐMC
- Định hướng ĐMC hay là bước chuẩn bị ĐMC của dự án.
- Xác định các loại hình tác động chiến lược của dự án. Thông thường có 5

loại hình tác động như đã trình bày ở mục 3a trên.

- Lập đề cương ĐMC
- Phân tích ĐMC
- Xây dựng chính sách, chương trình kế hoạch hành động kèm theo dự án để

đảm bảo an toàn cho môi trường chiến lược.

- Lập báo cáo ĐMC. Nội dung cơ bản của báo cáo ĐMC theo Luật BVMT

2005 gồm 5 vấn đề cụ thể:

i) Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án;
ii) mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kt-xh, môi trường có liên quan đến

dự án;

iii) dự báo các tác động xấu đến môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án;
iv) chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá; và
v) đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường

trong quá trình thực hiện dự án.

- Thẩm định báo cáo ĐMC. Có 3 lĩnh vực cần thẩm định:
i) tính đáp ứng với các yêu cầu của luật (và của các bên tài trợ khác nếu có);
ii) cơ sở khoa học và độ tin cậy của các dữ liệu và phương pháp được sử dụng

trong quá trình đánh giá;

iii) mức độ tư vấn tham khảo ý kiến cộng đồng của dự án.

background image

Ba lĩnh vực trên đồng nghĩa với các tính pháp luật, tính khoa học và độ tin

cậy cũng như tính dân chủ và ý kiến cộng đồng được tham khảo một cách đúng đắn.
Việc thẩm định báo cáo ĐMC là 1 trong các điều kiện để phê duyệt dự án.

- Sử dụng báo cáo ĐMC. Báo cáo ĐMC là một tài liệu hướng dẫn thực hiện

việc bảo vệ môi trường, quản lý môi trường, kiểm soát môi trường và là một cam
kết bảo vệ môi trường chiến lược của cơ quan quản lý dự án. Vì vậy nó phải được
công bố rộng rãi cho các cơ quan có trách nhiệm theo dõi thực hiện.

CHƯƠNG 6. LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

6.1 Tình trạng môi trường Việt Nam và sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo
vệ môi trường (BVMT)

Quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta cũng như các nước khác trên

thế giới có quan hệ mật thiết với các vấn đề môi trường toàn cầu hoặc khu vực và
từng nước. Mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh các
hoạt động BVMT. Hàng loạt các biện pháp đã được thực hiện và đã mang lại những
kết quả ban đầu. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, tình trạng môi trường thế giới vẫn
tiếp tục bị suy thoái, nhiệt độ bề mặt trái đất đang nóng lên, biến đổi khí hậu, lũ lụt,
hạn hán gia tăng… Hậu quả của việc khai thác bừa bãi các dạng tài nguyên thiên
nhiên, việc thải bỏ các chất thải chưa được làm sạch vào môi trường tự nhiên, tình
trạng lạc hậu về kỹ thuật, trình độ dân trí về BVMT còn thấp v.v… là những nguyên
nhân trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.

Cùng với các nước, nước ta cũng đã có nhiều biện pháp BVMT như trồng cây

gây rừng, thực thi các dự án phát triển lâm nghiệp trên hàng vạn hecta đất trống đồi
trọc, tiến hành các đề tài và chương trình nghiên cứu quốc gia về MT, từng bước
đưa các dự án cải tạo vệ sinh MT ở các thành phố và khu công ghiệp vào thực tế,
tuyên truyền giáo dục về BVMT cho quần chúng được đẩy mạnh, nhiều văn bản
pháp luật liên quan đến BVMT được ban hành. Nước ta cũng đã tích cực tham gia
vào các hoạt động quốc tế và khu vực về BVMT. Nhà nứơc ta cũng đã nghiên cứu
và ban hành chiến lược BVMT.

Song những kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu. Nhà nước và nhân dân ta

còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để giải quyết vấn đề MT trong quá trình phát triển
của đất nước.

Nước ta có nguồn TNTN đa dạng, phong phú: biển, khoáng sản, đất, rừng, đa

dạng sinh học v.v… Đó là môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Tuy
nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó chúng ta còn không ít khó khăn và bất lợi như:
môi trường nước ta thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão lủt, hạn hán, dịch
bệnh và nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường khác. Đồng thời, các tác động tiêu
cực do hoạt động của con người và xã hội gây ra trong quá trình phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước đã làm chno MT ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái, gây ra các
tác hại nghiêm trọng cho đời sống nhân dân hiện nay cũng nhe cho các thế hệ mai
sau.

background image

Môi trường nước ta sẽ còn bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng do áp lực

dân số gia tăng. Đất, biển, rừng sẽ được khai thác ngày càng nhiều hơn; nhu cầu vể
tài nguyên khoáng sản, năng lượng sẽ tăng lên nhanh chóng khiến cho môi trường
sẽ ngày càng bị ô nhiễm. Do đó việc BVMT phải trở thành nhiệm vụ hết sức quan
trọng và cấp bách của nhà nước và nhân dân ta hiện nay.

Nhiệm vụ BVMT bao gồm việc sử dụng hợp lý TNTN, ngăn chặn các tác

động gây huỷ hoại TNTN và chông ô nhiễm môi trường, phục hồi các tổn thất,
không ngừng cải thiện tiềm năng TNTN và chất lượng MT nhằm nâng cao đời sông
vật chất và tinh thần, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao tuổi thọ của nhândân, bảo đảm
sự phát triển kinh tế xã hội lâu bền ở nước ta. Nhiệm vụ đó phải được thực hiện
đồng bộ bằng các biện pháp kinh tế, khoa học, giáo dục và pháp luật, trong đó
BVMT bằng pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì những lẽ đó, nên việc ban
hành Luật BVMT là hết sức cần thiết.

Công cụ BVMT bằng pháp luật là hệ thống luậtpháp về BVMT. Hệ thống này

bao gồm các Luật, văn bản quy phạm dưới Luật và hệ thống các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia … do cơ quan lập pháp, hành pháp của nhà nước thuộc các
cấp, các ngành theo chức năng và thẩm quyền của mình ban hành.

Trong điều kiện cụ thể của nứơc ta hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về

MT đã và sẽ ban hành như:

1. Hiến pháp năm 1992.
2. Luật BVMT và các Luật khác có liên quan.
3. Văn bản dưới Luật: Nghị định về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành Luật BVMT, Nghị định về thanh tra MT, về xử phạt vi phạm MT, hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẫn kỹ thuật MT v.v…

4. Quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ và sử dụng hợp lý từng thành phần môi

trường, về phòng chống ô nhiễm và sự cố MT.

Luật BVMT có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thốngb pháp luật về MT, xác

định các nguyên tắc cơ bản cho việc bảo vệ, sử dụng hợp ly các thành phần MT
nhằm không ngừng cải thiện MT.

Việc ban hành luật BVMT ở nước ta là hết sức cần thiết, nhằm mục đích:
1. Nhanhh chóng chấn chỉnh kịp thời các hành vi gây ô nhiễm và suy thoái

MT.

2. Làm cơ sở cho việc thẩm định báo cáo ĐTM và báo cáo ĐMC của các dự

án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và xử lý nhanh chóng các tranh chấp về sử
dụng các thành phần MT.

3. Kiểm soát việc đổi mới công nghệ và thiết bị một cách ồ ạt trong thời kỳ

mở cửa nhằm hạn chế hậu quả của sự ô nhiễm MT, suy thoái MT.

4. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước ta trong đó Lụât BVMT

đóng vai trò hết sức quan trọng.

6.2. Quá trình xây dựng Luật BVMT của nước ta

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của Luật BVMT, một đề tài NCKH

cấp Nhà nước về dự thảo Luật BVMT đã được triển khai trong kế hoạch 1986-1990.
Tháng 3/1990 một Tổ xây dựng dự thảo Luật BVMT bao gồm nhiều cán bộ quản lý
và nghiên cứu thuộc chương trình TN&MT được thành lập và chính thức bắt tay

background image

vào việc chuẩn bị Dự Luật. Sau đó, dự Luật đã được sửa đổi, bổ sung liên tục sau
khi tham khảo ý kiên của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất
và các địa phương, các chuyên gia trong và ngoài nước. Bộ Khoa học công nghệ và
môi trường đã chỉnh lý và hoàn thiện Dự luật để Chính phủ trình Quốc hội. Ngày
27/12/1993, tại kỳ họp thứ tư khoá IX, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã nhất
trí thông qua Luật BVMT lần đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam.

Mười hai năm sau, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI vào ngày 29 tháng 11

năm 2005, Luật BVMT mới bao gồm nhiều chương mục, nhiều nội dung mới được
bổ sung, hoàn thiện đã được thông qua để thay thế Luật cũ 1993 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2006.

6.3. Nội dung Luật BVMT 2005

Có 15 chương và 136 điều:
Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương II: TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG
Chương III: ĐMC, ĐTM VÀ CAM KẾT BVMT
Chương IV: BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TNTN
Chương V: BVMT TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH,
DỊCH VỤ
Chương VI: BVMT ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ
Chương VII: BVMT BIỂN, NUỚC SÔNG VÀ CÁC NGUỒN NƯỚC

KHÁC

Chương VIII: QUẢN LÝ CHẤT THẢI
Chương IX: PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Chương X: QUAN TRẮC VÀ THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG
Chương XI: NGUỒN LỰC BVMT
Chương XII: HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ BVMT

Chương XIII: TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN VỀ
BVMT

Chương XIV: THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU

NẠI, TỐ CÁO VÀ BỒI THƯƠNG THIỆT HẠI VỀ MÔI TRƯỜNG.

Chương XV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

Toàn văn Luật BVMT 2005 xin đọc ở Luật.

6.4. Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thi hành Luật BVMT

1) Văn bản chỉ đạo:
1. Nghị quyết số 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị BCHTW

ĐCSVN về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2. Nghị quyết Đại hội X ĐCSVN ngày 18-25/4/2006 xác định Chiến lược

phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010 trong đó có công tác BVMT.

background image

3. Quyết định số 153-QĐ-TTg ngày 18/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về

việc Ban hành "Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự
21 của Việt Nam)

4. Quyết định số 256-QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về

việc Phê duyệt "Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020".

2) Văn bản hướng dẫn thi hành Luật:
1. Nghị Định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.

2. Nghị Định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

3. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TNMT hướng

dẫn về ĐMC, ĐTM và cam kết BVMT

4. Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ

TNMT về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định
báo cáo ĐMC và báo cáo ĐTM.

5. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ

TNMT về việc Bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

6. Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ

TNMT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

7. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ

TNMT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG

Giảng cho ngành xây dựng trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng

-------------

1. Tên học phần : MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG

2. Số đơn vị học trình: 2 (36 giờ)

3. Trình độ học : sinh viên Cao đẳng và Đại học ngành Công nghệ xây dựng.

4. Phân bố thời gian:

background image

- Lên lớp lý thuyết: 28 - 30 giờ
- Bài tập tại lớp: 6 - 8 giờ
- Bài tập về nhà: 1 - 2 bài
- Bài tập lớn: không
- Thực tập tại Phòng thí nghiệm, thực hành: không
- Yêu cầu khác: không

5. Điều kiện tiên quyết: không. Nhưng nếu sinh viên đã học xong các môn
"Khái niệm ngành" thì tốt hơn.

6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:

Môn học bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Khái niệm cơ bản về môi trường và tài nguyên
- Khái niệm cơ bản về sinh thái học, các hệ sinh thái
- Sinh thái học đô thị - Hệ sinh thái đô thị
- Sinh thái học nhà ở - Hệ sinh thái nhà ở
- Lý thuyết phong thủy trong thiết kế xây dựng và trang trí nội thất
- Ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, chất thải rắn, tiếng ồn và các
loại ô nhiễm khác và các biện pháp phòng chống.
- Các phương pháp đánh giá tác động môi trường của các hoạt động phát
triển bao gồm tất cả các dự án, công trình xây dựng nói chung.
- Môi trường và phát triển bền vững.
- Luật Bảo vệ môi trường

7. Yêu cầu đối với sinh viên:

- Tham dự tối thiểu 85% thời gian quy định của môn học trên lớp
- Bài tập về nhà: hoàn thành đầy đủ và đạt yêu cầu
- Bài kiểm tra trên lớp: có bài kiểm tra theo quy định.
- Dụng cụ học tập: không
- Tham khảo thêm tài liệu về lý thuyết phong thuỷ trong thiết kế xây dựng
công trình và trong trang trí nội thất, về các phương pháp đánh giá tác động
môi trường các hoạt động xây dựng.

8. Tài liệu học tập:

- Tài liệu chính:
[1] Bài giảng: Môi trường trong xây dựng, PGS.TS Trần Cát.
- Tài liệu tham khảo:
[2] Giáo trình Môi trường và con người, PGS.TS Trần Cát, ĐHBK Đà
Nẵng 1986.

background image

[3] Giáo trình Ô nhiễm môi trường, PGS.TS Trần Cát, ĐHBK Đà Nẵng,
1985.
[4] Giáo trình Môi trường trong xây dựng, TS Lê Anh Dũng,
TS Đỗ Đình Đức, NXB Xây dựng 2006.
[5] GS.TS Lê Thạc Cán, Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp
luận và kinh nghiệm thực tiễn. Chương trình tài nguyên và môi
trường 4-1998.
[6] Luật Bảo vệ môi trường 1993 và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi
năm 2005 của CHXHCN Việt Nam.
[7] Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường của Chính
phủ và các văn bản dưới Luật khác.
[8] Các Tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam

9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:

- Dự lớp: có, theo mục 7 ở trên.
- Thảo luận: không
- Bản thu hoach: không
- Thuyết trình: không
- Báo cáo: không
- Thi giữa kỳ: không
- Thi hết học phần: có
- Khác: không

10. Thang điểm: 10

11. Mục tiêu của học phần:

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về môi trường, tài nguyên,
sinh thái học, các hệ sinh thái nói chung (trong đó đề cập cụ thể hơn về hệ
sinh thái đô thị và hệ sinh thái nhà ở), các kiến thức về ô nhiễm môi trường và
các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và các
dạng ô nhiễm khác, các yêu cầu và nguyên tắc phát triển bền vững, các
phương pháp đánh giá tác động đến môi trường của các hoạt động xây dựng,
các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống các tác động xấu đến môi trường
của các hoạt động xây dựng và các cơ sở pháp lý cần thiểt để xử lý các vấn đề
về môi trường trong nước và trên thế giới hiện nay.

12. Nội dung chi tiết học phần:

A. Mục đích và yêu cầu của học phần:

background image

- Làm cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản về các thành phần
môi trường, các dạng tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố sinh thái, các quy
luật sinh thái cơ bản, các đặc điểm và chức năng các hệ sinh thái, các nguyên
lý sinh thái trong thiết kế và xây dựng đô thị và nhà ở;
- Giúp cho sinh viên nắm được hiện trạng môi trường tự nhiên, tình hình
ô nhiễm môi trường hiện nay và xu thế suy thoái chất lượng môi trường sống
do các hoạt động của con người gây ra và những hậu quả của nó, các nguyên
nhân và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất, nuớc
và các loại ô nhiễm khác;
- Hiểu được các phương pháp và kỹ thuật đánh giá tác động đến môi
trường của các hoạt động xây dựng, kỹ thuật phân tích chi phí-lợi ích khi tiến
hành dự án đầu tư xây dựng, thi công và quản lý các công trình xây dựng.
- Hiểu được sự liên quan chặt chẽ giữa môi trường và phát triển bền
vững, tính cấp bách và thời đại của vấn đề môi trường.
- Nắm được những điều chính được nêu ra trong Luật Bảo vệ môi trường
và các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay và một số
công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.

B Nội dung chi tiết và thời gian phân bố:

Bài mở đầu: 1 giờ

Khái niệm về môi trường và con người; tác động của con người đến môi
trường; đối tượng nghiên cứu của khoa học môi trường; tổng quan về tình
hình môi trường trên thế giới cũng như của Việt Nam hiện nay và sự cần thiết
phải được giáo dục về môi trường.

Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN 4 giờ
1.1 Các định nghĩa về môi trường
1.2. Phân loại và cấu trúc môi trường
1.3. Các chức năng của môi trường
1.4. Khái niệm về tài nguyên
1.5. Phân loại về tài nguyên
1.6. Các điều kiện để có tài nguyên
1.7. Mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và tài nguyên

Chương 2: SINH THÁI HOC VÀ CÁC HỆ SINH THÁI 6 giờ

2.1 Sinh thái học
2.2 Hệ sinh thái
2.3 Hệ sinh thái đô thị
2.4 Hệ sinh thái nhà ở

background image

2.5 Lý thuyết phong thuỷ trong thiết kế và bố trí công trình xây dựng 2 giờ

Chương 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 10 giờ

3.1 Khái niệm về ô nhiễm môi trường, chất ô nhiễm, tiêu chuần môi
trường …
3.2 Ô nhiễm môi trường không khí
3.3 Ô nhiễm môi trường nước
3.4 Ô nhiễm môi trường đất
3.5 Chất thải rắn
3.6 Các loại ô nhiễm khác: Tiếng ồn, Phóng xạ, Ô nhiễm nhiệt

Chương 4: MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2 giờ

4.1 Khái niệm về phát triển bền vững
4.2 Các nguyên tắc để phát triển bền vững
4.3 Những vấn đề môi trường cấp bách của Việt Nam
4.4 Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững của Việt Nam

Chương 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG 10 giờ

5.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường
5.2 Nội dung, nguyên tắc và yêu cầu của báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
5.3 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
5.4 Các ví dụ cụ thể về các phương pháp đánh giá tác động môi trường của
các hoạt động xây dựng.

Chương 6: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1 giờ

6.1 Sự cần thiết phải ban hành Luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam
6.2 Quá trình xây dựng Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam năm 1993
và Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005.
6.3 Nội dung chính của các Luật Bảo vệ môi trường 1993 và 2005 của
CHXHCN Việt Nam.

13. Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài:

[1] Alexander P. Economopolos, Assessment of Sources of Air, Water and
Land Pollution, WHO, Geneve 1993.

background image

[2] Fritz Baum, Umweltschutz in der Praxis, E. Oldenbourg, Verlag
Munschen, Vien, 1992.
[3] Timmy Katyal (Canada), M. Sataka (Japan), Environmental Pollution,
Amol Publication, New Dehli, India, 1989.
[4] WHO, Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution, A guide
to rapid source inventory technique and their use in formulating
Environmental Control Strategies, Geneve, 1993.

Người soạn: PGS.TS TRẦN CÁT

CHƯƠNG ĐỌC THÊM

LÝ THUYẾT PHONG THUỶ VỀ NHÀ Ở

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1) Khái niệm

Lý thuyết Phong Thuỷ (PT) đã có từ hơn 400 năm trước công nguyên. Theo

nghĩa đen, phong là gió. Tuy nhiên theo thuyết PT thì phong có ý nghĩa rộng hơn
nhiều.

Phong là khí, ở bên ngoài đó chính là môi trường không khí nơi ta ở, không

khí bao quanh chúng ta; còn ở bên trong con người đó là hơi thở, năng lượng, tinh
thần, sinh lực, trí tuệ … điều khiển cơ thể con người.

Khí là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự sống con người, là ý niệm quan trọng

nhất trong PT. Khí trong nhà nơi ta đang ở ảnh hưởng đến khí trong cơ thể chúng
ta. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của khí trong môi trường xung quanh với khí của cá
nhân là một phần quan trọng của thuật PT. Ví dụ:

- cửa ra vào không nên mở thông thẳng vào một vách tường vì khí của bạn sẽ

bị kiềm hãm;

- hai cánh cửa không đối xứng sẽ dẫn đến sự bất hoà trong gia đình;
- giường ngủ phải đặt ở vị trí thích hợp để tránh những tác động bên ngoài,

nếu đang ngủ (hay đang tập trung làm việc gì đó) mà gần bên có tiếng cửa kêu kèn
kẹt chẳng hạn, tự nhiên tưởng như có ai đó đi vào;

- bàn làm việc mà đặt trong tư thế xoay lưng ra cửa sẽ bị phân tâm như có ai

đó đến từ đằng sau và có thể quấy rầy bạn v.v… Hậu quả là công việc của bạn sẽ bị
phân tâm, hiệu quả kém, tâm lý bị xáo trộn và bất an.

- v.v…
Thủy là nước. Nước là yếu tố nổi bật trong nghệ thuật thiết kế PT, là yếu tố

quan trọng trong thiết kế mỹ thuật. Trên thực tế, nước rất cần thiết cho sự sống của
con người, nuôi dưỡng vạn vật. Nước tạo ra những cảnh quan hấp dẫn như sông hồ,
thác nước, bể bơi, hồ cá v.v… Các địa điểm vui chơi giải trí không thể thiếu cảnh
nước non, cây cảnh xanh tươi. Trong PT nước tượng trưng cho nguồn tài lợi (người

background image

ta thường chúc nhau :"tiền vô như nước"). Nhưng nước cũng mang đến cho con
người những tai họa như ngập úng, lũ lụt v.v…

Trong xây dựng nhà ở, người ta có thể dùng thủy pháp. Theo PT tất cả có 28

hướng thủy pháp cho tám hướng chính của ngôi nhà. Các thuỷ pháp này có bố
cục chặt chẽ theo từng độ la bàn của hướng nhà. Khi xét đến các thủy pháp người ta
phân ra hai loại : lai thủy (cấp nước) và phóng thủy (thoát nước). Người ta xem
đường cấp nước và cống rảnh thoát nước đặt ở đâu, phía nào của hướng nhà, chảy
từ trái hoặc phải sang trước mặt nhà …

Theo PT:
- nước ở trước mặt nhà (hồ, ao) được gọi là Minh đường, tượng trưng cho tài

lợi, mang theo sinh khí;

- nước chảy từ sau nhà uốn sang hướng Tây rồi tới mặt tiền là đại phúc.
- dòng nước đâm thẳng vào nhà, nước ô nhiễm chảy ngang qua nhà là rất xấu,
- v.v…
Tuỳ theo từng cung mạng của gia chủ, vận dụng nguyên tắc Ngũ hành để tìm

hướng nước tốt cho gia chủ, nếu làm đúng cách xuất nhập thủy sẽ tạo được điều tốt
lành, may mắn cho những người sống trong nhà, ngược lại sẽ có ảnh hưởng xấu cho
ngôi nhà. Vấn đề thủy pháp rất phức tạp, khó giải đáp được ngay.

Lý thuyết PT được ứng dụng rộng rãi từ lâu trong thiết kế và xây dựng nhà ở,

trong trang trí nội, ngoại thất và trong các mặt khác của đời sống xã hội. Trong
chương trình này, do giới hạn về thời gian nên chỉ có thể đề cập đến những vấn đề
có liên quan đến việc chọn hướng nhà mà thôi.

2) Nguyên lý cơ bản của thuyết PT và cung mạng từng người
Thuyết PT dựa trên hai nguyên lý cơ bản là:
- Mọi hoạt động sống của con người đều thật sự có liên quan đến những diễn

biến của vũ trụ, vì con người là tiểu vũ trụ.

- Mọi chuyển hoá của con người đều có liên quan chặt chẽ với môi trường

xung quanh vì con người là thành phần quan trọng trong sinh quyển.

Chúng ta ai cũng biết rằng trong vũ trụ bao la, các thiên thể, các hành tinh lớn

nhỏ đều phát ra các trường sóng lan toả trong bầu trời, đó là trường lực của vũ trụ.
Trái đất nơi chúng ta đang nương tựa để sinh tồn có lực hút và từ trường của trái
đất. Chúng ta cũng như mọi hệ sinh thái trên trái đất này đều sống trên thảm từ
trường của trái đất, chịu tác động từng giờ, từng phát của trường vũ trụ. Trường
động tạo ra sóng. Trường điện từ dao động biến thành sóng từ. Trường chỉ vĩ mô
mà sóng và hạt chỉ vi mô.

Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường gọi là

trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với một
mức độ mạnh yếu khác nhau sẽ hợp với hướng trường của trời đất không như nhau,
người ta gọi là cung mạng, trường nhân điện cảm ứng với từ trường trái đất hình
thành sự tác động tương hỗ lẫn nhau sinh ra thuận nghịch hoặc tốt xấu khác nhau.

Do có điện sinh học nên người có trường nhân điện hợp hướng trường Bắc,

Nam, Đông và Đông Nam được gọi là Đông mạng, người có trường nhân điện hợp
với hướng trường Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc được gọi là Tây mạng.
Người có hướng trường Đông mạng sẽ xung khắc với người có hướng trường Tây
mạng và ngược lại.

background image

Như vậy, mỗi người có cung mạng hợp hướng hoặc khắc hướng. Khi chọn

hướng làm nhà và sắp xếp nội thất cho hợp với hướng khí trường của trời đất là
những yêu cầu cần thiết cho bất kỳ ai. Vì vậy, đòi hỏi kiến trúc sư cần hiểu biết
mảng kiến thức này nhằm tính toán thiết kế để giúp thân chủ mình có được chỗ ở
tốt, tạo được chỗ sinh sống hàng ngày thuận tiện, có lợi cho sức khoẻ, trí tuệ minh
mẩn, tài lộc phát đều, con cái ngoan ngoãn, học hành tiến bộ, sự nghiệp thành đạt,
gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

3) Mục đích và cách tiến hành (đạo) của PT
Lý thuyết PT có mục đích rất rõ ràng là điều hướng toàn bộ bầu khí của ngoại

cảnh sao cho hoà hợpquân bình với dòng vận động của khí bên trong cơ thể
con người để cải thiện đời sống con người. Hoà hợp (sự thích nghi sinh thái) và
quân bình (sự cân bằng cơ thể và môi trường) là hai yếu tố cực kỳ quan trọng
trong PT, nó bao trùm và nhất quán nối liền vũ trụ với nhân sinh. Vận trình nhất
quán đó gọi là đạo.

Đạo là con đường hay phương thức để tạo ra sự hoà hợp và quân bình giữa

dòng khí bên trong cơ thể con người với bầu không khí ngoại cảnh. Đạo như là sợi
dây liên kết con người với môi trường xung quanh. Đạo là nguyên lý và tiến trình
kết hợp con người với vũ trụ.

4) Lý thuyết về âm dương và ngũ hành:
Qua Đạo, người ta chia tất cả vạn vật ra làm hai phần Âm và Dương, ví dụ:

Đất-Trời, Sông-Núi, Nữ-Nam, bên trong-bên ngoài cơ thể con người v.v… Lý
thuyết về âm-dương là một tên gọi của Đạo. Đây là hai lực điều hành và thống trị
vũ trụ. Hai lực này đối nghịch nhau và cùng nhau tạo nên mọi hình thái của đời
sống. Âm thì mờ tối, dương thì sáng sủa, âm thụ động, dương tích cực. Tuy nhiên
khi cả hai hoà hợp thì tượng thành, vì nếu không có lạnh thì không có quan niệm
nóng, không có mới thì chẳng có cũ, không có sống thì không có chết v.v....

Cùng với âm dương, Ngũ hành là một phương thức bổ sung để phân tích và

hoà điệu khí của người và ngôi nhà. Khí chia thành 5 nguyên tố đồng thời cũng là
những hành tinh lớn trong vũ trụ: Kim (Venus), Mộc (Jupiter), Thuỷ (Mercury),
Hoả (Marc), Thổ (Saturn).

Những hành này là tính chất của mọi vật. Các hành này cũng kết hợp với màu

sắc, thời tiết, phương hướng v.v… như:

- Kim: màu trắng, mùa thu, phương Tây;
- Mộc: màu xanh lá cây, mùa xuân, phương Đông;
- Thủy: màu đen, mùa đông, phương Bắc;
- Hoả: màu đỏ, mùa hè, phương Nam;
- Thổ: màu vàng, ở giữa v.v…
Những nguyên tố này (hành) được phát sinh và huỷ diệt nhau theo một trật tự

nhất định. Trong chu kỳ phát sinh (tương sinh): Hoả sinh ra Thổ, Thổ sinh ra Kim,
Kim sinh ra Thuỷ, Thuỷ sinh ra Mộc và Mộc sinh ra Hoả. Trong chu kỳ huỷ diệt
(tương khắc): Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim và
Kim khắc Mộc.

Lý thuyết ngũ hành cũng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nhà cửa.
Chu kỳ tương sinh Chu kỳ tương khắc

background image


Thổ Thổ
Hoả
Hoả Kim Hoả Kim


Mộc
Thuỷ Mộc Thuỷ

5) Kinh dịch và bát quái
Kinh dịch
là nền tảng trong PT thực hành, là mẹ đẻ của tư tưởng Trung Hoa.

Kinh dịch là sách để bói toán, để chỉ thị một công việc thích đáng nào đó như đi xa,
chiến tranh v.v… Các hào (que) nét đứt là Âm ( ), nét liền là Dương ( ). Khi
ba hào hợp lại thành các đơn quái, biểu thị cung mạng, cung hướng, ngũ hành,
thuộc tính (tính chất) và phương hướng của từng quái như sau:

Biểu

tượng

Quái - Cung

mạng và cung

hướng

Ngũ

hành

Thuộc

tính

Phương

hướng

Màu sắc

Số lạc thư-

dạng hình

Càn (Kiền)

Kim

Thiên

Tây Bắc

Bạc trắng

6 - tròn

Khảm

Thuỷ

Thuỷ

Bắc

Trắng ngà

1 - thuỷ văn

Cấn

Thổ

Sơn

Đông Bắc

Trắng bạch

8 - vuông

Chấn

Mộc

Lôi

Đông

Ngọc bích

3 - chữ nhật

đứng

Tốn

Mộc

Phong

Đông Nam

Xanh lục

đậm

4 - cây cao

Ly

Hoả

Hoả

Nam

Tím tử vi

9 - kim tự

tháp

Khôn

Thổ

Địa

Tây Nam

Đen

2 - vuông

Đoài

Kim

Trạch

Tây

Đỏ, Cam,

Vàng

7 - tròn,

vòngcung

Bát quái :
Trong PT, hình bát giác với 8 đơn quái được gọi

background image

là Bát quái. Bát quái được xem như vật huyền bí để
chẩn đoán trong việc cân bằng môi trường và vật thể.
Hình bát quái được treo trên cao ngoài phòng, ngoài
cửa nhà hay lô đất để tìm cung mạng cần thiết. Trong
cuộc sống người ta dùng bát quái để dẫn giải đất đai,
nhà ở, phòng ốc, đồ đạc sắp xếp trong nhà v.v… sao
cho khí lực của người cư ngụ là tốt nhất, coi như là bản
đồ chỉ rõ các tình cảnh để người ta biết cách đối phó và
vượt qua các khó khăn của họ, ví dụ đặt Bát quái vào
cửa trí thức sẽ cho ta kiến thức; nhà buôn đẳt bát quái ở
cửa quý nhân phù trợ sẽ làm ăn phát đạt; khách sạn đặt
phòng tiếp tân vào cửa tài lộc sẽ luôn đầy khách v.v…
Nếu không thì có cách chữa theo PT bằng việc đặt các
gương phản chiếu, chuông gió (khánh), đèn, bình hoa,
rèm ngăn cách v.v… để tránh những điều bất lợi.

Thuật PT còn liên kết đời ta với không gian và môi trường rộng lớn hơn như

vũ trụ, sự di chuyển của các vì sao, của mặt trời, mặt trăng, thời tiết, khí hậu. Nó
cũng xem xét các điều kiện chính trị xã hội như thể chế chính trị quốc gia, địa lý và
kinh tế, kể cả những tập quán của quê hương, thành thị, thôn xóm, v.v… nhưng môi
trường nào gần nhất thì tác động mạnh hơn cả.

Thuật PT có thể giúp chúng ta tránh được những rủi ro, giúp ta có được những

điều tốt lành.

Khi mua nhà cần lưu ý các yếu tố PT : đất đai, hình thể và cấu trúc nhà, sườn,

cột cửa nẻo và cả việc sắp xếp đồ đạc trong nhà v.v…, sau đó dùng PT phân tích
nhận xét và đánh giá xem nhà đó có hoà hợp với môi trường và quân bình của khí
hay không, cần cải tao, sửa chữa như thế nào v.v…; đôi khi ta phải tham khảo ý
kiến các thầy địa lý.

Ở Á châu, PT được coi như là giao điểm tổng hợp giữa nghệ thuật và khoa

học. Mục đích thực tiễn của PT là bố trí nhà cửa, phòng ốc, trang thiết bị nội thất
hay đồ đạc theo một phép tắc riêng, thuận lợi nhất cho chủ nhân nhằm đạt được sự
hài hoà của địa điểm sinh hoạt với môi trường nhân sinh và vũ trụ bao quanh. Hạnh
phúc và thịnh vượng sẽ phát sinh từ kết quả hài hoà giữa con người và môi trường
sống.

II. CÁCH ỨNG DỤNG

1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Các nhà PT thường tiến hành công việc thiết kế nhà cửa theo các bước sau :

+ Thứ nhất là tính cung hướng và cung mạng cho từng người qua ngày

tháng năm sinh.

background image

Mỗi người đều có giờ, ngày, tháng, năm sinh. Và mỗi năm đều ứng với một

sao chiếu mạng. Theo hình đồ trùng với từ trường Nam - Bắc của trời đất chia ra
làm tám hướng chính, mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau:

Hướng Đông: cung Chấn, thuộc Mộc
Hướng Đông Nam: cung Tốn, thuộc Mộc
Hướng Nam: cung Ly, thuộc Hỏa
Hướng Tây Nam: cung Khôn, thuộc Thổ
Hướng Tây: cung Đoài, thuộc Kim
Hướng Tây Bắc: cung Càn, thuộc Kim
Hướng Bắc: cung Khảm, thuộc Thủy
Hướng Đông Bắc: cung Cấn, thuộc Thổ.

Mỗi người còn được đặt trong một vị trí nhất định của Bát quái đồ, gọi là

cung mạng: Đó là mạng Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài. Tính từ
năm sinh, tra bảng Cung mạng sau đây ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người
nằm trong cung hướng nào.

Năm sinh

Cung mạng

Năm sinh

Cung mạng

DL

Âm lịch

Nam

Nữ

DL

Âm lịch

Nam

Nữ

1920

Canh Thân

Cấn

Đoài

1965

Ất Ty

Cấn

Đoài

1921

Tân Dậu

Đoài

Cấn

1966

Bính Ngọ

Đoài

Cấn

1922

Nhâm Tuất

Càn

Ly

1967

Đinh Mùi

Càn

Ly

1923

Quý Hợi

Khôn

Khảm

1968

Mậu Thân

Khôn

Khảm

1924

Giáp Tý

Tốn

Khôn

1969

Kỷ Dậu

Tốn

Khôn

1925

Ất Sửu

Chấn

Chấn

1970

Canh Tuất

Chấn

Chấn

1926

Bính Dần

Khôn

Tốn

1971

Tân Hợi

Khôn

Tốn

1927

Đinh Ngọ

Khảm

Cấn

1972

Nhâm Tý

Khảm

Cấn

1928

Mậu Thìn

Ly

Càn

1973

Quý Sửu

Ly

Càn

1929

Kỷ Tỵ

Cấn

Đoài

1974

Giáp Dần

Cấn

Đoài

1930

Canh Ngọ

Đoài

Cấn

1975

Ất Mảo

Đoài

Cấn

1931

Tân Mùi

Càn

Ly

1976

Bính Thìn

Càn

Ly

1932

Nhâm Thân

Khôn

Khảm

1977

Đinh Tỵ

Khôn

Khảm

1933

Quý Dậu

Tốn

Khôn

1978

Mậu Ngọ

Tốn

Khôn

1934

Giáp Tuất

Chấn

Chấn

1979

Kỹ Mùi

Chấn

Chấn

1935

Ất Hợi

Khôn

Tốn

1980

Canh Thân

Khôn

Tốn

1936

Bính Tý

Khảm

Cấn

1981

Tân Dậu

Khảm

Cấn

1937

Đinh Sửu

Ly

Càn

1982

Nhâm Tuất

Ly

Càn

1938

Mậu Dần

Cần

Đoài

1983

Quý Hợi

Cấn

Đoài

1939

Kỷ Mảo

Đoài

Cấn

1984

Giáp Tý

Đoài

Cấn

1940

Canh Thìn

Càn

Ly

1985

Ất Sửu

Càn

Ly

1941

Tân Tỵ

Khôn

Khảm

1986

Bính Dần

Khôn

Khảm

1942

Nhâm Ngọ

Tốn

Khôn

1987

Đinh Mảo

Tốn

Khôn

1943

Quý Mùi

Chấn

Chấn

1988

Mậu Thìn

Chấn

Chấn

1944

Giáp Thân

Khôn

Tốn

1989

Kỷ Tỵ

Khôn

Tốn

background image

1945

Ất Dậu

Khảm

Cấn

1990

Canh Ngọ

Khảm

Cấn

1946

Bính Tuất

Ly

Càn

1991

Tân Mùi

Ly

Càn

1947

Đinh Hợi

Cấn

Đoài

1992 Nhâm Thân

Cấn

Đoài

1948

Mậu Tý

Đoài

Cấn

1993

Quý Dậu

Đoài

Cấn

1949

Kỷ Sửu

Càn

Ly

1994

Giáp Tuất

Càn

Ly

1950

Canh Dần

Khôn

Khảm

1995

Ất Hợi

Khôn

Khảm

1951

Tân Mảo

Tốn

Khôn

1996

Bính Tý

Tốn

Khôn

1952

Nhâm Thìn

Chấn

Chấn

1997

Đinh Sửu

Chấn

Chấn

1953

Quý Tỵ

Khôn

Tốn

1998

Mậu Dần

Khôn

Tốn

1954

Giáp Ngọ

Khảm

Cấn

1999

Kỷ Mảo

Khảm

Cấn

1955

Ât Mùi

Ly

Càn

2000

Canh Thìn

Ly

Càn

1956

Bính Thân

Cấn

Đoài

2001

Tân Tỵ

Cấn

Đoài

1957

Đinh Dậu

Đoài

Cấn

2002

Nhâm Ngọ

Đoài

Cấn

1958

Mậu Tuất

Càn

Ly

2003

Quý Mùi

Càn

Ly

1959

Kỷ Hợi

Khôn

Khảm

2004

Giáp Thân

Khôn

Khảm

1960

Canh Tý

Tốn

Khôn

2005

Ất Dậu

Tốn

Khôn

1961

Tân Sửu

Chấn

Chấn

2006

Bính Tuất

Chấn

Chấn

1962

Nhâm Dần

Khốn

Tốn

2007

Đinh Hợi

Khốn

Tốn

1963

Quý Mảo

Khảm

Cấn

2008

Mậu Tý

Khảm

Cấn

1964

Giáp Thìn

Ly

Càn

2009

Kỷ Sửu

Ly

Càn

2010

Canh Dần

Cấn

Đoài

+ Thứ hai là phân nhóm cung hướng và cung mạng:
Trong tám hướng của cung Bát quái đó ta chia ra hai nhóm là Đông tứ hướng

và Tây tứ hướng.

Đông tứ hướng gồm có 4 hướng: Bắc (cung Khảm), Đông (cung Chấn),

Đông Nam (cung Tốn) và Nam (cung Ly). Nhà có cửa chính mở về 4 hướng trên
gọi là nhà Đông tứ trạch. Cung mạng ai nằm trong bốn cung trên thuộc nhóm
Đông tứ mạng và trường khí của bốn cung hướng là hợp tốt.

Tây tứ hướng gồm có 4 hướng: Tây Bắc (cung Càn), Tây (cung Đoài), Tây

Nam (cung Khôn) và Đông Bắc (cung Cấn). Nhà có cửa chính mở về 4 hướng này
gọi là nhà Tây tứ trạch. Cung mạng ai nằm trong 4 cung này thuộc nhóm Tây tứ
mạng
và hợp tốt ở 4 phương ấy.

Như vậy, người thuộc nhóm Đông tứ mạng hợp với nhà Đông tứ trạch (tức

Đông tứ hướng), người thuộc nhóm Tây tứ mạng hợp với nhà Tây tứ trạch (Tây tứ
hướng). Khi hợp hướng thì cuộc sống sẽ thuận lợi về mọi mặt, ngược lại không hợp
hướng thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề không tốt đẹp cho cuộc sống, thậm chí cả sự
nguy hiểm cho tính mạng.

Bát quái chia theo tám cung hướng trùng hợp với từ trường cung hướng của

trái đất, nhà mở cửa theo tám hướng đó gọi chung là bát trạch. Mỗi trạch đều
mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Cung
mạng của ai nằm ở cung hướng nào thì cũng sẽ mang đặc tính, từ trường và ngũ
hành ở cung hướng đó.

+ Thứ ba là chọn bát san phối mạng:

background image

Sự phối hợp giữa cung mạng với cung hướng gọi là bát san phối mạng. Với

tám hướng của bát trạch sẽ xảy ra tám trường hợp xung khắc và hoà hợp khác nhau
(gọi là bát san phối mạng). Bát san tốt là: Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị.
Bát san xấu là : Tuyệt mạng, Ngũ quỷ, Lục sát và Hoạ hại. Có thể xem một trong
hai cách trình bày dưới đây.

Cách 1:

Người cung mạng CÀN Người cung mạng KHẢM Ngườì cung mạng CẤN
(Tây Bắc) (chính Bắc) (Đông Bắc)

Lục sát Phục vị Ngũ quỷ

Bắc Bắc Bắc

Phục vị Thiên y Lục sát Ngũ quỷ Thiên y Phục vị

Tây Bắc Đông Bắc Tây Bắc Đông Bắc Tây Bắc Đông Bắc

Sinh khí Ngũ quỷ Hoạ hại Thiên y Diên niên Lục sát

Tây

Đông

Tây Đông Tây Đông

Diên niên Hoạ hại Tuyệt mạng Sinh khí Sinh khí Tuyệt mạng

Tây Nam Đông Nam

Tây Nam Đông Nam Tây Nam Đông Nam

Nam Nam Nam

Tuyệt mạng Diên niên Hoạ hại

Người cung mạng CHẤN Người cung mạng TỐN Người cung mạng LY
(Đông) (Đông Nam) (Nam)

Thiên y Sinh khí Diên niên
Bắc
Bắc Bắc

Ngủ quỷ Lục sát Hoạ hại Tuyệt mạng Tuyệt mạng Hoạ hại

Tây Bắc Đông Bắc Tây Bắc Đông Bắc Tây Bắc Đông Bắc
T
uyệt mạng Phục vị Lục sát Diên niên Ngũ quỷ Sinh khí
Tây

Đông Tây

Đông Tây Đông

Hoạ hại Diên niên Ngũ quỷ Phục vị Lục sát Thiên y

Tây Nam Đông Nam Tây Nam Đông Nam Tây Nam Đông Nam

Sinh khí Thiên y Phục vị

Nam Nam Nam

background image

Người cung mạng KHÔN Người cung mạng ĐOÀI
(Tây Nam) (Tây)

Tuyêt mạng Hoạ hại
Bắc
Bắc

Diên niên Sinh khí Sinh khí Diên niên

Tây Bắc Đông Bắc Tây Bắc Đông Bắc
Thiên y Họa hại Phục vị Tuyệt mạng
Tây

Đông Tây

Đông

Phục vi Ngũ quỷ Thiên y Lục sát

Tây Nam Đông Nam Tây Nam Đông Nam
Lục sát Ngũ quỷ
Nam
Nam


Cách 2:
ĐÔNG TỨ TRẠCH

Đông Nam

SINH KHÍ

Nam

DIÊN NIÊN

Tây Nam

TUYỆTMẠNG

Đông Nam

THIÊN Y

Nam

PHÚC ĐỨC

Tây Nam

LỤC SÁT

Đông

THIÊN Y

KHẨM

Trạch

Tây

HOẠ HẠI

Đông

SINH KHÍ

LY

Trạch

Tây

NGŨ QUỶ

Đông Bắc

NGŨ QUỶ

Bắc

PHÚC ĐỨC

Tây Bắc

LỤC SÁT

Đông Bắc

HOẠ HẠI

Bắc

DIÊN NIÊN

Tây Bắc

TUYỆTMẠNG

Đông Nam

PHÚC ĐỨC

Nam

THIÊN Y

Tây Nam

NGŨ QUỶ

Đông Nam

DIÊN NIÊN

Nam

SINH KHÍ

Tây Nam

HOẠ HẠI

Đông

DIÊN NIÊN

TỐN

Trạch

Tây

LỤC SÁT

Đông

PHÚC ĐỨC

CHẤN

Trạch

Tây

TUYỆTMẠNG

Đông Bắc

TUYỆTMẠNG

Bắc

SINH KHÍ

Tây Bắc

HOẠ HẠI

Đông Bắc

LỤC SÁT

Bắc

THIÊN Y

Tây Bắc

NGŨ QUỶ


TÂY TỨ TRẠCH

Đông Nam

HOẠ HẠI

Nam

TUYỆTMẠNG

Tây Nam

DIÊN NIÊN

Đông Nam

LỤC SÁT

Nam

NGŨ QUỶ

Tây Nam

THIÊN Y

Đông

NGŨ QUỶ

CÀN

Trạch

Tây

SINH KHÍ

Đông

TUYỆTMẠNG

ĐOÀI
Trạch

Tây

PHÚC ĐỨC

Đông Bắc

THIÊN Y

Bắc

LỤC SÁT

Tây Bắc

PHÚC ĐỨC

Đông Bắc

DIÊN NIÊN

Bắc

HOẠ HẠI

Tây Bắc

SINH KHÍ

background image

Đông Nam

NGŨ QUỶ

Nam

LỤC SÁT

Tây Nam

PHÚC ĐỨC

Đông Nam

TUYỆTMẠNG

Nam

HOẠ HẠI

Tây Nam

SINH KHÍ

Đông

HOẠ HẠI

KHÔN

Trạch

Tây

THIÊN Y

Đông

LỤC SÁT

CẤN

Trạch

Tây

DIÊN NIÊN

Đông Bắc

SINH KHI

Bắc

TUYỆTMẠNG

Tây Bắc

DIÊN NIÊN

Đông Bắc

PHÚC ĐỨC

Bắc

NGŨ QUỶ

Tây Bắc

THIÊN Y

+ Thứ tư là xem tính chất tốt xấu của bát san: Mỗi bát san phối mạng và

hướng đều tạo ra một từ trường khí, có sự tác động tương hổ, có tốt có xấu.

Các khí tốt gồm có:
- Sinh khí: chủ việc vượng tốt cho con người, có lợi cho người con trai, lợi

cho danh tiếng, tạo ra được sức sống dồi dào cho con người, mọi việc luôn sinh sôi
nảy nở, tính dục mạnh mẽ. Nếu sinh khi ở vào khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì
xảy ra thất nghiệp, đẻ non, nhiều bệnh tật.

- Thiên y : chủ về sức khoẻ tôt, có lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh

tật, tâm tính ổn định, có giấc ngủ ngon lành, thường có quý nhân bên ngoài giúp đỡ,
luôn luôn đổi mới. Nếu Thiên y ở vào khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt sẽ mắc bệnh
kinh niên, chứng ung thư.

- Diên niên: hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao với các mối quan hệ

khác, vợ chồng thuận hoà, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ kình địch,tính tình hoà dịu,
kiên trì, tăng sức thuyết phục; với nữ giới có bạn đời tốt. Nếu Diên niên ở vào khu
vệ sinh và phòng kho đồ vặt sẽ xảy ra thị phi, nhà cửa không yên ổn.

- Phục vị: bình yên, trấn tĩnh, có lợi để bàn thờ. Vững vàng cho chủ nhà, tình

duyên nam nữ gắn bó, khả năng kiếm tiền tôt, quan hệ gia đình với cha me vợ con
tốt nhưng tính dục sẽ giảm sút. Nếu Phục vi có khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì
tính tình gia chủ nóng nảy, luôn cảm thấy mất yên ổn.

Các khí xấu bao gồm:
- Tuyệt mạng: ở vào cung Tuyệt mạng là khu vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì

chủ nhà có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt và có tài vận.
Nếu cung Tuyệt mạng ở vị trí tốt thì chủ nhân mắc chứng bệnh nan y, mổ xẻ, bị đau
thương, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc đều tính
toán quá đáng, buồn phiền đau khổ, u sầu, ít nói, bị ức chế bệnh tâm thần, duyên
phận con cái bạc bẽo.

- Ngũ quỷ: Cung Ngũ quỷ là buồng vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì có thể biến

điều xấu thành điều tốt đẹp. Nếu Ngũ quỷ ở vào vị trí tốt (cửa ra vào, buồng ngủ và
bếp) thì các sự việc lôi thôi và tai hoạ vô cớ ập đến; người nhà mổ xẻ, ung thư, tai
tiếng thị phi, mất trộm, phá sản, quan tai, người nhà đau yếu liên miên, đề phòng
hoả hoạn.

- Lục sát: Cung Lục sát ở phòng vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì người trong

nhà có những suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và có lợi cho tình duyên. Nếu Lục
sát ở vào vị trí tốt thì tình duyên sẽ trắc trở, người ở không yên, vợ chồng thường
cãi vã lẫn nhau, trong người phiền não, lắm thị phi, mất ngủ, sự nghiệp trắc trở.
Riêng với nam giới thì không lo làm ăn, hay rượu chè, cờ bạc.

- Họa hại: Cung Họa hại ở nhà vệ sinh, phòng kho đồ vặt thì người trong nhà

yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt đẹp, làm việc tự tin hơn, hoà nhã với người ngoài,
tài vận tốt, không xay ra quan sự. Nếu Họa hại ở vào vị trí tốt thì trong nhà thường
chia rẽ, quan tai, tiểu nhân, tai tiếng thị phi, mệt mỏi bởi những chuyện vụn vặt, cơ

background image

thể suy nhược, rời rạc, mất tự tin, thường gây gổ thưa kiện với người ngoài, thất tài
và nhiều bệnh tật.

+ Thứ năm là tìm cách hoá giải những điều tương khắc.
Trong bảng tra cung mạng trên có thể biết được tất cả cung mạng của mọi

người. Ai có cung mạng trùng phương vị cung Bát quái của căn nhà gọi là vị trí
Phục vị, từ cung Phục vị đem ra so sánh, xem xét mối tương quan giữa nó với cung
khác. Xảy ra sự khắc - hợp khác nhau giữa Đông mạng và Tây mạng. Trong một gia
đình có nhiều thành viên nên không thể có tất cả đều nằm trong một cung mạng, tổ
hợp tốt là cùng một nhóm Đông tứ mạng hoặc Tây tứ mạng cũng đã ít, thường có cả
hai nhóm mạng cùng sống trong một gia đình. Do đó, với một căn nhà thuộc Đông
tứ trạch thì phù hợp với nhóm Đông tứ mạng và khắc với nhóm Tây Tứ mạng và
ngược lại, như vậy trong một căn nhà thường có sự hợp và tốt với người này nhưng
lại khắc và sát với người kia. Thuật Phong thuỷ không chỉ thấy được vấn đề mà còn
có khả năng biến hóa, giải trừ (hoá giải) ở phương vị vùng có từ trường khắc sát,
gọi là khí xấu mà làm cân bằng lại nó và làm tăng thêm khí tốt cho toàn nhà. Vấn đề
này rất khó diễn giải, khi có điều kiện sẽ xem xét thêm ở một chương khác, trước
mắt nếu cần phải nhờ đến các thầy địa lý.

Tuy nhiên, thông thường với một ngôi nhà, dù hướng hợp hay không hợp với

cung mạng của chủ nhà thì cũng nên xem xét áp dụng các điều sau đây:

- Bàn thờ: phải xếp đặt quay mặt về một trong 4 hướng tốt của cung mạng

chủ nhân đứng thờ.

- Bếp nấu: các vi trí đặt bếp đun xoay cho được cửa ông Táo (cửa lò bếp,

núm vặn bếp ga, nút tắt mở điện, chỗ vặn điều khiển của bếp dầu …) về một trong
bốn hướng tốt của cung mạng.

- Giường ngủ: khi đi ngủ, người Đông mạng ngủ chân đạp một trong bốn

Đông hướng, người Tây mạng thì chân đạp về một trong bốn Tây hướng (đầu nằm
ngược lại).

- Chỗ ngồi làm việc, tiếp khách: dù cơ quan, cửa hàng, phòng khách hay bất

cứ nơi nào, người Đông mạng ngồi ở vị trí mặt xoay về một trong bốn Đông hướng,
người Tây mạng ngồi ở vị trí quay mặt về một trong bốn Tây hướng mới thu được
khí tốt.

2. CHỌN HƯỚNG NHÀ THEO TUỔI GIA CHỦ

Người có cầm tinh 12 con giáp, thuộc tính mà mỗi con giáp và hướng nhà có
quan hệ rõ ràng, có thể tham khảo bảng dưới đây khi chọn đất làm nhà để tạo thuận
lợi cho cuộc sống con người. Đây là kinh nghiệm mà người xưa đã tích lũy và trở
thành lý luận dân gian.

Hướng nhà bất lợi nhất với 12 con giáp

Con

giáp

Hướng nhà bất lợi cần tránh

Con

giáp

Hướng nhà bất lợi cần tránh

background image

chính Nam, chính Bắc

Sửu

TN lệch Nam, ĐB lệch Bắc

Dần

TN lệch Tây, ĐB lệch Đông

Mảo

chính Tây, chính Đông

Thìn

TB lệch Tây, ĐN lệch Đông

Tỵ

TB lệch Bắc, ĐN lệch Nam

Ngọ

chính Nam, chính Bắc

Mùi

ĐB lệch Bắc, TN lệch Nam

Thân

ĐB lệch Đông, TN lệch Tây

Dậu

chính Đông, chính Tây

Tuất

ĐN lệch Đông, TB lệch Tây

Hợi

ĐN lệch Nam, TB lệch Bắc


3. TÌM HƯỚNG TỐT CHO NHÀ THEO NĂM SINH DƯƠNG LỊCH

Cách 1: Dùng hai số cuối năm sinh theo dương lịch, cộng lại làm một số đơn.

Thí dụ: người sinh năm 1971 thì hai số cuối là 7 + 1 = 8.

- Nam thì lấy 10 trừ đi số đơn đó: 10 - 8 = 2. Số 2 là quái số của ngưỡi nam

sinh năm 1971.

- Nữ thì dùng số 5 cộng với tổng số: 5 + 8 = 13, tính tiếp để có số đơn : 1 + 3

= 4. Sau đó lấy 5 + 4 = 9. Số 9 là quái số của nữ sinh năm 1971.

Căn cứ vào quái số của từng người tra bảng Định hướng cát lợi sau đây để

biết hướng nhà tốt cho mình

Quái

số

Hướng tốt (theo thứ tự)

Nhóm

Đông/Tây

Ghi chú

1

Đông Nam, Dông, Nam, Bắc

Đông

Người

nhóm Đông

tứ trạch

không hợp

với Tây tứ

hướng và
ngược lại

2

Đông Bắc, Tây, Tây Bắc, Tây Nam

Tây

3

Nam, Bắc, Đông Nam, Đông

Đông

4

Bắc, Nam, Đông, Đông Nam

Đông

5

Nam: Đông Nam, Tây, Tây Bắc, Tây Nam
Nữ: Tây Nam, Tây Bắc, Tây, Đông Nam

Tây
Tây

6

Tây, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc

Tây

7

Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Tây

Tây

8

Tây Nam, Tây Bắc, Tây, Đông Bắc

Tây

9

Đông, Đông Nam, Bắc, Nam

Đông

Cách 2: Cũng lấy hai số cuối năm sinh theo DL chia cho 9. Nam giới thì lấy

10 trừ đi số dư ta có quái số của nam; còn nữ thì lấy 5 cộng với số dư đó ta có quái
số của nữ. Ví du: nam sinh năm 1971, lấy 71/9 còn dư 8, sau đó lấy 10 - 8 = 2; 2 là
quái số của nam sinh 1971; còn nữ thì lấy 5 + 8 = 13, sau đó cộng tiếp thành số
đơn : 1+ 3 = 4 và lấy 5 + 4 = 9 và 9 là quái số của nữ sinh 1971.

Cách 3: Cũng lấy hai số cuối năm sinh theo dương lịch, rút thành một số đơn
như trên. Thí dụ: người sinh năm 1981 thì có : 8 + 1 = 9. Nam thì lấy 10 trừ đi số
đơn đó, nữ thì lấy 5 cộng với số đó (giống cách 1) ta có quẻ của từng người. Sau đó
xem bảng sau đây để biết quẻ và mạng người đó.

Quái số

Quẻ

Mạng

Quái số

Qủe

Mạng

1

Khảm

Thuỷ

2

Khôn

Thổ

3

Chấn

Mộc

4

Tốn

Mộc

5(nam)

(nữ)

Cấn

Khôn

Thổ
Thổ

6

Càn

Kim

background image

7

Đoài

Kim

8

Cấn

Thổ

9

Ly

Hỏa

Như vậy, Nam: 10 - 9 = 1. Số 1 biểu thị quẻ Khảm, mạng Thủy của người nam

sinh năm 1981.

Nữ: 5 + 9 = 14, rút gọn thành số đơn 1 + 4 = 5. Số 5 biểu thị quẻ Khôn, mạng

Thổ của nữ sinh năm 1981.
Lưu ý: số thành "0" được coi là bằng 9. Các năm từ 2004 phải cộng thêm 1 vào
đơn vị cuối.

4. DÙNG BÁT QUÁI KIỂM TRA NGÔI NHÀ VÀ THÂN THỂ CON
NGƯỜI

Bát quái là dụng cụ tám cạnh dùng xem phương vị tốt xấu hàng năm và vị trí

một nơi nào đó. Bát quái chia khoảng không gian đặt nó vào thành tám góc. Các
góc này có quan hệ đến thân thể con người và đến các hoạt động cơ bản cả đời họ.
Các góc trên bát quái chia thành 8 khu vực trên không gian tương ứng với các góc:
của cải, danh tiếng, hôn nhân, con cái, qúy nhân phù trợ, sự nghiệp, kiến thức và gia
đình. Hình vẽ chỉ bát quái và vị trí khu vực trên đó.

Khi muốn xem một khu đất, một nhà ở hay phòng ở, người ta đặt bát quái

sao cho cửa chính nằm về phía có ba góc sự nghiệp (ở giữa), kiến thức và quý
nhân phù trợ (ở hai bê
n)
(xem hình).


danh tiếng

của cải hôn nhân


gia đình con cái


kiến thức quý nhân phù trợ

sự nghiệp

vị trí cửa chính

Vị trí khu vực nơi được xem xét tương ứng với tên đã ghi trên bát quái. Khi

biết các khu vực phòng ở (hoặc nhà ở) nằm ở đâu, nó ảnh hưởng đến mặt nào cuộc
sống, ta có thể tìm cách khắc phục các mặt ảnh hưởng đó.

Theo lý thuyết này thì các khu vực trong phòng ở (hay nhà ở) sẽ tương ứng

với một bộ phận nào đó của thân thể con người. Khi một bộ phận nào đó trên người
bị ảnh hưởng hãy kiểm tra các khu vực tương ứng đó để đảm bảo sự hài hoà của
dòng khí trong nhà. Thí dụ: nếu bạn thường xuyên có vấn đề về mắt, hãy kiểm tra
góc danh tiếng, xem các cửa sổ có sạch sẽ, thoáng khí hay đầy bụi bẩn. Góc của cải
(còn gọi là góc phú qúy) có các cửa hay kêu cót két, hông bạn có thể bị cứng. Góc
hôn nhân cần được xếp đặt theo một trật tự hài hòa, khu vực này có thể ảnh hưởng
đến toàn bộ sức khỏe bạn. Khu vực trung tâm của nhà gọi là "Tai Chi", đặc trưng

tai
chi

background image

cho tất cả tám góc. Khu vực này phải giữ cho sạch sẽ, ngăn nắp, không ồn ào, đảm
bảo thoáng khí và sáng sủa.

PT còn dùng Cửu cung kết hợp yếu tố thời gian với phương hướng di chuyển,

ứng dụng vào việc chọn ngày dọn nhà, hướng xuất hành và chọn ngày giờ khởi
công xây dựng theo khoa địa lý, đặc biệt là dùng sơ đồ ma trận để an vị bát quái,
vừa biểu thị thời khí, vừa định vị không gian: số 1 quẻ Khảm ở phương chính bắc,
số 3 quẻ Chấn ở phương chính đông, số 7 quẻ Đoài ở phương chính Tây, số 9 quẻ
Ly ở phương chính Nam, số 2 quẻ Khôn ở hướng Tây Nam, số 4 quẻ Tốn ở hướng
Đông Nam, số 5 quẻ Thổ ở trung cung, số 6 quẻ Càn ở Tây Bắc và số 8 quẻ Cấn ở
Đông Bắc. Các số được an bài trong các ô của ma trận, cộng theo các chiều ngang
dọc hay chéo đều thành 15.

Bắc

6 1 8

Tây 7 5 3 Đông

2 9 4

Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1] Trúc Viên - Phong thuỷ trong xây dựng và đời sống, Nhà xuất bản Lao Động, 2006.
[2] Phạm Cao Hoàn - Trang trị nội ngoại thất theo thẩm mỹ và phương thuỷ phương Đông,
Nhà xuất bản Mỹ Thuật, 2006.
[3] Mặc Uyên - Thiết kế và trang trí nhà ở theo mỹ thuật phong thuỷ phương Đông, Nhà
xuất bản Mỹ Thuật, 2006
[4] Lý Liên Tú - Mỹ thuật trong thiết kế và xây dựng nhà ở theo phong thuỷ hiện đại, Nhà
xuất bản Mỹ Thuật, 2005.
[5] KTS Đoàn Đức Thành - Phong Thuỷ với đời sống và nhà ở, Tạp chí Kiến trúc Miền
Trung & Tây Nguyên, số 3 và số 4/2006.

background image

Document Outline


Wyszukiwarka

Podobne podstrony:
ĐHKT Giám Sát Thi Công Và Nghiệm Thu Công Tác Bê Tông Cốt Thép Pgs Ts Lê Kiều, 60 Trang
LVDA Các Phương Pháp Bão Mật Thông Tin (NXB Hà Nội 1999) Đăng Văn Hạnh, 74 Trang
Giám Sát Thi Công Và Nghiệm Thu Lắp Đặt Thiết Bị Trong Công Trình Dân Dụng (NXB Hà Nội 2002) Lê Kiề
KC 01 01 Công Nghệ Cứng Hóa Các Thuật Toán Mật Mã (NXB Hà Nội 2004) Nguyễn Hồng Quang, 71 Trang
ĐHBK Bài Giảng Hệ Điều Hành (NXB Hà Nội 2001) Lê Tiến Dũng, 96 Trang
ĐHBK Tài Liệu Hướng Dẫn Thiết Kế Thiết Bị Điện Tử Công Suất Trần Văn Thịnh, 122 Trang
ĐHSP Giáo Trình Trí Tuệ Nhân Tạo (NXB Hà Nội 2011) Phạm Thọ Hoàn, 58 Trang
ĐHĐN Chuyên Đề Bê Tông Xi Măng Ths Nguyễn Dân, 55 Trang
Quy Phạm Trang Bị Điện 4 Bảo Vệ Và Tự Động
Giáo Trình Đào Tạo Bồi Dưỡng Tư Vấn Giám Sát Khảo Sát Phạm Sanh, 20 Trang
Bài Giảng Quang Điện Tử Và Quang Điện Ts Nguyễn Văn Cường, 56 Trang
ĐHĐN Giáo Trình Quy Hoạch Đô Thị 2 Ths Tô Văn Hùng & Phan Hữu Bách, 28 Trang
ĐHĐN Giáo Trình Quy Hoạch Đô Thị 1 Ths Tô Văn Hùng & Phan Hữu Bách, 71 Trang
ĐHĐN Giáo Trình Cấu Trúc Dữ Liệu Và Giải Thuật (NXB Đà Nẵng 2003) Phạm Anh Tuấn, 72 Trang
ĐHĐN Giáo Trình Môn Học Thí Nghiệm Động Cơ Ts Dương Việt Dũng, 43 Trang
Slide Lập Thẩm Định Dự Án Đầu Tư xây Dựng Pgs Ts Nguyễn Văn Hiệp

więcej podobnych podstron